Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT.iv

Danh mục các bảng .v

MỤC LỤC.vii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU.1

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝNỢ THUẾ .4

1.1. LÝ LUẬN VỀ QLT VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ.4

1.1.1 Khái niệm về QLT và quản lý nợ thuế.4

1.1.1.1 Khái niệm về QLT .4

1.1.1.2 Khái niệm về quản lý nợ thuế .4

1.1.2 Nội dung của QLT và quản lý nợ thuế.5

1.1.2.1 Nội dung QLT .5

1.1.2.2 Nội dung quản lý nợ thuế.6

1.1.3 Vai trò của quản lý nợ thuế .7

1.1.4 Phân loại nợ thuế.7

1.1.4.1. Căn cứ vào thời gian nợ .8

1.1.4.2. Căn cứ vào nội dung nợ .8

1.1.4.3. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ.9

1.1.4.4. Căn cứ vào tính chất nợ.11

1.1.4.5. Căn cứ vào đối tượng nợ.12

1.1.4.6. Căn cứ vào sắc thuế.13

1.1.5. Quy trình quản lý nợ thuế .13

1.1.6. Các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế.14

1.1.7. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .15

1.1.7.1 Khái niệm về cưỡng chế nợ thuế.15

1.1.7.2 Vai trò của cưỡng chế nợ thuế .15

1.1.7.3. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế .16

1.1.7.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế .17

1.1.7.5. Quy trình cưỡng chế nợ thuế.17

1.1.7.6. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .18

1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế .19

1.1.8.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế QLT .19

1.1.8.2. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức phụ trách công tác

quản lý nợ thuế.19

1.1.8.3. Trình độ dân trí và ý thức pháp luật về thuế của NNT .20

1.1.8.4. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT .20

1.1.8.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra.21

1.1.8.6. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý

nợ thuế.21

1.1.8.7. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ và cưỡng

chế nợ thuế .22

1.1.9. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý nợ thuế .22

1.1.9.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng .22

1.1.9.2 Nhóm chỉ tiêu định tính.24

1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI,

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI CỤC THUẾ THANH HÓA .25

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới.25

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Nhật Bản .25

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Australia.27

1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Hàn Quốc.29

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương trong nước.30

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nợ thuế đối với CTTH .32

1.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC

THUẾ TỈNH THANH HOÁ.37

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CỤC THUẾ TỈNH THANH HÓA .37

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Thanh Hoá .37

2.1.2. Đội ngũ Cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Thanh Hoá .40

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ THANH HÓA .40

2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013.40

2.2.2. Tình hình quản lý và thu thuế tại Cục thuế tỉnh Thanh Hóa.42

2.2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách .44

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CTTH.45

2.3.1 Tổ chức lực lượng cán bộ quản lý nợ thuế.45

2.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

trong cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Thanh Hoá.47

2.3.3 Tình hình chung về nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .48

2.3.4. Tình hình thực hiện công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế Thanh Hóa .50

2.3.4.1. Công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ .50

2.3.4.2. Công tác phân công thu nợ thuế.53

2.3.4.3. Công tác phân loại nợ thuế, đôn đốc thu nộp.55

2.3.4.4. Công tác quản lý kê khai thuế.678

2.3.4.5. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT .69

2.3.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra .71

2.3.5. Tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế.73

2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ CÁC DN, CÁ NHÂN VỀ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THANH HÓA.76

2.4.1. Đánh giá của cán bộ công chức về công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế.76

2.4.1.1. Thông tin chung về cán bộ công chức quản lý nợ thuế được điều tra .76

2.4.1.2. Đánh giá của cán bộ công chức thuế về công tác quản lý nợ thuế hiện nay ởCTTH .78

2.4.2. Đánh giá của các DN, hộ kinh doanh được điều tra về công tác quản lý nợ

thuế tại CTTH .84

2.4.2.1. Thông tin chung về phiếu điều tra DN, hộ kinh doanh.84

2.4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số với hệ số Cronbach’s Alpha.85

2.4.2.3. Đánh giá của DN và hộ kinh doanh về công tác quản lý nợ thuế hiện nay ởCTTH .93

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế .98

2.5.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua.98

2.5.2 Những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng

chế nợ thuế .101

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG

TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THANH HOÁ .104

3.1. ĐỊNH HƯỚNG .104

3.1.1. Định hướng chung.104

3.1.2. Định hướng công tác quản lý nợ thuế .104

3.2. MỤC TIÊU.105

3.3. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ

TẠI CỤC THUẾ TỈNH THANH HÓA.105

3.3.1 Đối với hệ thống chính sách pháp luật thuế hiện hành .105

3.3.2 Hoàn thiện quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .108

3.3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nợ thuế .110

3.3.3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nợ thuế .110

3.3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nợ thuế .111

3.3.4. Nghiên cứu và áp dụng “quản lý rủi ro” trong công tác thu nợ và cưỡng chế

nợ thuế.111

3.3.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT.112

3.3.6 Đẩy mạnh công tác kê khai và nộp thuế .112

3.3.7 Đảm bảo phối hợp giữa bộ phận quản lý nợ với các bộ phận có liên quan trong

quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế .113

3.3.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế.114

3.3.9 Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ .114

3.3.10. Tăng cường phối hợp với các ban, ngành và tham mưu cho chính quyền địa

phương.115

1. Kết luận .116

2. Kiến nghị.117

2.1 Đối với Nhà nước.117

2.2. Đối với Bộ Tài chính.118

2.3. Đối với UBND tỉnh.118

2.4. Đối với Tổng cục Thuế .119

2.5. Đối với Cục Thuế.119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.120

PHỤ LỤC.122

Biên bản của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ngày 25/4/2014

Nhận xét luận văn thạc sĩ của PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Phản biện 1

Nhận xét luận văn thạc sĩ của PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Phản biện 1

ĐẠI HỌC KIN

pdf151 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước ngày 20 tháng Giêng hàng năm. Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. - Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó. - Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại). -Thu trên 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước. - Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 90%. Sau khi kết thúc năm ngân sách, Cục thuế đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 51 Sau đó, căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định và chỉ tiêu thu tiền thuế được Tổng cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng cục Thuế. Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại CTTH. Không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì các lý do chủ yếu sau: - Việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện. - Tổng cục thuế quy định mức tiền thuế nợ/tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa và để giao cho các Chi cục thuế. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy: Cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợ đọng rất nhỏ, hầu như không có nợ: Nông nghiệp, Ngân hàng, bảo hiểm Trong khi đó có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Bảng 2.6: Chỉ tiêu thu nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009- 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ có khả năng thu (năm trước chuyển sang) 63.439 109.285 170.609 214.831 331.819 Tiền thuế nợ phải thu hồi 50.751 87.428 136.487 171.865 265.455 Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh 0 6.115 274 236 146 Thực hiện dự toán 2.848.735 4.595.480 4.422.041 4.942.703 6.063.238 Số tiền nợ đọng theo chỉ tiêu < 5% 142.436,7 229.774 221.102,1 247.135,1 303.162 (Nguồn : Cục thuế tỉnh Thanh Hoá)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 2.3.4.2. Công tác phân công thu nợ thuế Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị. Phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kèm thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà còn liên quan đến rất nhiều phòng/đội chức năng: kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế, phòng thuế TNCN Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế. Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ được phân công quản lý các đơn vị thuộc một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do có những lĩnh vực có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ theo ngành nghề đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công quản lý những DN thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ trợ DN cũng thuận lợi nhiều hơn. Những DN thuộc cùng một ngành nghề thường có rất nhiều điểm chung. Hơn nữa Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm theo ngành nghề. Do đó cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Cơ cấu nợ thuế không đồng đều, số nợ thuế NQD luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ thuế của toàn Cục thuế. Năm 2009 tiền nợ thuế 88.481 triệu đồng chiếm 60%; Năm 2010 tiền nợ thuế 136.668 triệu đồng bằng 66%; Năm 2012 tiền nợ thuế 270.193 triệu đồng bằng 66%; Năm 2013 tiền nợ thuế 382.622 triệu đồng bằng 68%; Hộ cá thể nợ thuế chiếm tỷ thấp, giảm dần qua các năm. Năm 2009 tiền nợ thuế là 21.225 triệu đồng bằng 14%; năm 2011 tiền nợ thuế 14.774 triệu đồng bằng 6%; năm 2013 tiền nợ thuế 11.214 triệu đồng bằng 2%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.7: Tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng cộng 146.792 100 206.024 100 254.686 100 413.489 100 563.856 100 DNNN Trung ương 25.189 17 32.077 16 51.584 20 72.610 18 137.891 24 DNNN Địa phương 11.307 8 12.856 6 21.470 8 30.024 7 24.560 4 DN vốn đầu tư NN 590 0,40 1.489 0,72 2.190 0,86 22.390 5,41 7.568 1,34 DN Ngoài QD 88.481 60 136.668 66 164.667 65 270.193 65 382.622 68 Hộ cá thể 21.225 14 22.935 11 14.774 6 18.272 4 11.214 2 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 2.3.4.3. Công tác phân loại nợ thuế, đôn đốc thu nộp a. Công tác phân loại nợ thuế Như chúng ta đã biết, hiệu quả của công tác QLT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một phần không nhỏ là từ hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế giúp CQT xác định được nguyên nhân nợ, tình trang, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả. Có thể nói bản chất của phân loại nợ thuế chính là việc công chức QLT nắm được bản chất của từng khoản nợ: nợ sai hay nợ đúng, nợ có khả năng thu hay nợ khó thu để từ đó áp dụng các biện pháp thu nợ đúng đắn. Theo quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo quyết định 1395/QĐ - TCT ngày 14/10/2011, nợ thuế được phân loại vào 5 nhóm: Nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ đến 90 ngày, nợ trên 90 ngày và nhóm tiền thuế đã nộp vào NSNN đang chờ điều chỉnh. Hàng tháng sau khi khoá sổ thuế, chậm nhất là sau 03 ngày làm việc, công chức quản lý nợ thuế phải thực hiện xong việc phân loại nợ thuế. Trong những năm gần đây, CTTH rất quan tâm đến công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế được thực hiện đều đặn hàng tháng trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Hàng tháng, đã thực hiện rà soát trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Các khoản thuế bị nộp nhầm mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai mã số thuế, sai kho bạc cũng như việc nhiều DN được gia hạn nộp thuế nhưng không làm đầy đủ thủ tục theo quy định, những đơn vị có số nộp ngoại tỉnh nhưng chứng từ luân chuyển chậm đã được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, làm giảm đáng kể số thuế nợ. Bảng số liệu 2.8 cho thấy, số tiền nợ thuế chờ xử lý và chờ điều chỉnh chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số thuế nợ qua các năm - Nợ thuế chờ xử lý năm 2009 là 16,4% giảm dần qua các năm đến năm 2013 chỉ có 0,2% trên tổng số nợ thuế. Nợ thuế chờ điều chỉnh năm 2010 là 3% đến năm 2013 chỉ có 1,57% trên tổng số nợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.8: Tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 phân loại theo tính chất nợ Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nợ 146.791 100% 206.023 100% 254.686 100% 413.489 100% 625.437 100% -Nợ khó thu 13.488 9,2 25.076 12,2 30.410 11,9 78.491 19,0 85.549 13,5 -Nợ chờ xử lý 24.018 16,4 4.223 2,0 9.171 3,6 2.943 0,7 1.502 0,2 -Nợ chờ điều chỉnh 0 0,0 6.115 3,0 274 0,1 236 0,1 9.960 1,57 -Nợ có khả năng thu 109.285 74,4 170.609 82,8 214.831 84,4 331.819 80,2 538.386 84,7 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Toàn bộ số nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh và do người nợ thuế hoặc CQT có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế. Đây chính là số tiền nợ thuế ảo, cần bóc tách ra khỏi tổng số thuế nợ. Khoản nợ thuế được phân loại vào nợ chờ xử lý và chờ điều chỉnh cao cũng đã thể hiện phần nào hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế, sự sát sao của công chức quản lý nợ thuế trong việc nắm bắt bản chất của từng khoản nợ để phân loại chính xác và có biện pháp phù hợp. - Nợ khó thu ở đây bao gồm chủ yếu là tiền thuế nợ của các tổ chức, cá nhân đã giải thể, phá sản không đủ khả năng nộp thuế, NNT đã chấm dứt hoạt kinh doanh Cụ thể tại thời điểm cuối năm 2009 nợ khó thu chiếm tỷ lệ 9,2% trong tổng số nợ đọng toàn chi cục, khoản nợ này tăng lên vào thời điểm cuối năm 2010 là 12,2% và 2011 chỉ có 11,9%; năm 2012 là 19% ; năm 2013 là 13,5% . Riêng thời điểm cuối năm 2012 tỷ lệ này cao hơn so với năm 2011, năm 2012 trong điều kiện kinh tế trong nước vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; kinh tế trong nước phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, khiến một số các DN và hộ kinh doanh gặp khó khăn không “đủ sức” tồn tại phải giải thể, phá sản, bỏ trốn từ đó làm tăng số thuế nợ khó thu. - Nợ có khả năng thu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ toàn Cục thuế Cụ thể tại thời điểm cuối năm 2009 chiếm tỷ lệ 74,4% trong tổng số nợ đọng , khoản nợ này tăng lên vào thời điểm cuối năm 2010 là 82,8%; năm 2011 là 84,4%; năm 2012 là 80,2%; năm 2013 là 84,7% Nợ có khả năng thu tăng nhanh, đặc biệt tại thời điểm cuối năm 2013 tăng đột biến và đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2009. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan. Chủ quan là do một số các DN và hộ kinh doanh cố tình nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho nhu cầu vốn kinh doanh. Khách quan năm 2012, năm 2013 kinh tế thế giới và trong nước chưa thoát khỏi khó khăn và suy giảm, thị trường vốn bất động sản đình trệ, sức mua giảm, hàng hóa SX ra không bán được, tồn kho lớn, Chính phủ thắt chặt đầu tư công dẫn tới các DN gặp khó khăn trong SXKD đọng vốn, nợ ngân hàng tăng không có khả năng thanh toán dẫn tới nợ đọng NSNN . ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Trong số các đơn vị thuộc nhóm nợ có khả năng thu, số nợ thuế cao nhưng thực tế rất khó khăn, hoạt động cầm chừng, phần lớn các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB bị ảnh hưởng rất lớn do Nhà nước chậm thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, DN không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế. Tuy nhiên, qua phân tích đánh giá xác định các khoản nợ thuế là nợ thông thường là chủ yếu, Cục thuế sẽ có phương hướng và biện pháp đôn đốc nợ thuế cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế. - Về cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế : Qua số liệu tại bảng số 2.11 cho thấy: Cơ cấu nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các loại nợ thuế. Nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể tiền nợ, tiền phạt chậm nộp, trong khi đó nợ thuế môn bài và thuế TNCN là rất ít. Năm 2009 nợ thuế GTGT là 93.330 triệu đồng chiếm 63,6 %; năm 2010 là 120.987 triệu đồng bằng 58,7%; năm 2011 là 145.280 triệu đồng chiếm 57%; năm 2012 là 256.297 triệu đồng chiếm 62%; năm 2013 là 320.630 triệu đồng chiếm 51,3 %. So sánh với năm 2009 thì tiền nợ thuế GTGT năm 2013 tăng hơn 3 lần. Như chúng ta biết, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế đã được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng.Về lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh tiền hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT đó vào NSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. Song trên thực tế lại khác, người bán hàng hoá, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp ngay số tiền thuế GTGT đó vào NSNN làm số nợ đọng thuế GTGT tăng. Những năm gần đây thì nợ đọng về thuế GTGT càng chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thuế NQD. Như vậy ta thấy, tỷ lệ nợ đọng về thuế GTGT giảm dần qua các năm và tăng số tuyệt đối nhanh, nhưng tiền phạt lại tăng nhanh. Đó là vấn đề không bình thường và đặt ra vấn đề quản lý nợ thuế như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN. Tiền phạt tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 là 12.306 triệu đồng chiếm 8,4 %; 2010 là triệu đồng 16.454 triệu đồng 8%; năm 2011 là 33.620 triệu đồng chiếm 13,2%; 2012 là 53.616 triệu đồng chiếm 13% ; năm 2013 là 79.998 triệu đồng chiếm 12,8%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.9: Tình hình nợ thuế khó thu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số Tiền thuế của NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự Tiền thuế của người nợ thuế có liên quan đến trách nhiệm hình sự Tiền thuế của NNT đã chấm dứt hoạt động kinh doanh Nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản Nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản Nợ khó thu khác 2009 13.488 1.100 409 9.379 1.606 994 0 2010 25.076 1.844 3.496 9.151 3.564 996 6.025 2011 30.411 1.054 3.640 16.178 747 14 8.778 2012 78.491 2.055 23.629 14.737 7.649 11.876 18.545 2013 85.549 2.254 365 34.779 8.849 3.581 35.722 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Bảng 2.10: Tình hình nợ thuế có khả năng thu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số Tiền thuế của NNT chậm nộp đến 30 ngày so với thời hạn nộp Tiền thuế của NNT chậm nộp từ 31 ngày đến 90 ngày Tiền thuế của NNT chậm nộp quá 90 ngày 2009 109.285 18.941 21.703 68.641 2010 170.609 19.550 46.028 105.031 2011 214.831 27.121 48.130 139.580 2012 331.819 70.801 75.408 185.610 2013 538.386 75.586 119.816 342.984 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Bảng 2.11: Tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 phân theo sắc thuế Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng cộng 146.792 100 206.024 100 254.686 100 413.489 100 625.437 100 1 Giá trị gia tăng 93.330 63,6 120.987 58,7 145.280 57,0 256.297 62,0 320.630 51,3 2 Tiêu thụ đặc biệt 78 0,1 97 0,0 60 0,0 86 0,0 43.070 6,9 3 Tài nguyên 3.754 2,6 7.522 3,7 15.173 6,0 19.744 4,8 22.254 3,6 4 Thu sử dụng vốn 357 0,2 357 0,2 355 0,1 0 - 0 - 5 Sử dụng đất nông nghiệp 725 0,5 838 0,4 660 0,3 756 0,2 830 0,1 6 Tiền thuê đất 3.432 2,3 4.178 2,0 15.995 6,3 16.377 4,0 29.919 4,8 7 Thu nhập DN 14.642 10,0 26.178 12,7 22.443 8,8 37.999 9,2 42.396 6,8 8 Thu nhập cá nhân 735 0,5 1.522 0,7 1.680 0,7 4.044 1,0 8.424 1,3 9 Môn bài 1.702 1,2 1.558 0,8 1.378 0,5 2.029 0,5 2.312 0,4 10 Phí, lệ phí 5.752 3,9 6.732 3,3 10.381 4,1 6.283 1,5 14.681 2,3 11 Lệ phí trước bạ 0 - 203 0,1 32 0,0 17 0,0 138 - 12 Phí, lệ phí khác 0 - 348 0,2 479 0,2 7.570 1,8 0 - 13 Tiền phạt 12.306 8,4 16.454 8,0 33.620 13,2 53.616 13,0 79.998 12,8 14 Thu tiền sử dụng đất 0 - 10.910 5,3 2.971 1,2 3.721 0,9 3.993 0,6 15 Thuế nhà đất 0 - 1.524 0,7 2.853 1,1 3.481 0,8 3.595 0,6 16 Thu khác 9.979 6,8 6.616 3,2 1.326 0,5 1.469 0,4 53.196 8,5 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 b. Công tác đôn đốc thu nộp, công tác thu hồi nợ đọng thuế Có thể khẳng định, nhân tố quan trọng nhất đối với hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế chính là công tác đôn đốc thu nộp. Đôn đốc thu nộp là việc CQT thực hiện các biện pháp để NNT nộp số tiền thuế nợ vào NSNN. Có nhiều biện pháp đôn đốc thu nộp mà CQT có thể áp dụng: gọi điện thoại nhắc nhở,nhắn tin, gửi thư điện tử cho NNT, thông báo yêu cầu nộp thuế, thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi giây mời lên CQT làm việc và biện pháp cao nhất là cưỡng chế thuế. Bảng 2.12: Tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 Biện pháp thu nợ đã thực hiện Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Thông báo nợ thuế (lần) 13.505 5.945 3.960 Phạt nộp chậm tiền thuế (tr.đ) 2.821 15.999 26.200 36.548 50.748 Gọi điện thoại nhắc nhở (lần) 18.150 16.897 23.100 19.548 20.096 Biện pháp khác (lần) 1.510 467 720 976 6390 (Nguồn : Cục thuế tỉnh Thanh Hóa) Trong số các biện pháp đôn đốc thu nợ thì ra thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp tiền thuế và gọi điện thoại nhắc nhở là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất. Đặc biệt, trong năm 2013, số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ tăng lên đáng kể. Những biện pháp này đã góp phần quan trọng vào việc giảm nợ. Tuy vậy, nhưng biện pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những đơn vị ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN, với những đơn vị có nợ ảo. Còn trên thực tế, rất nhiều đơn vị chây ỳ hoặc do khó khăn tài chính thì các biện pháp này thực sự không phát huy hiệu quả. Theo quy định hiện hành, NNT bị tính phạt chậm nộp 0,05%/ngày trên số tiền chậm nộp đến 90 ngày; 0,07%/ngày trên số tiền chậm nộp trên 90 ngày. Nhiều đơn vị có số nợ đọng lớn, số phạt hàng tháng lên đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, việc gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp không hiệu quả với những đơn vị này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Hàng tháng, sau khi CQT gửi thông báo nợ và phạt chậm nộp cho đơn vị thì rất nhiều đơn vị đối chiếu, giải trình. Nhưng những đơn vị này hầu hết lại là những đơn vị có số nợ không nhiều hoặc nợ sai, nợ ảo. Các đơn vị nợ lớn thì gần như không có phản hồi gì về số tiền phạt. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị nợ lớn hầu hết đều là các đơn vị chây ỳ hoặc thực sự khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, thực tế này cũng khiến chúng ta phải xem xét lại. Phải chăng chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh, quy định về phạt chậm nộp, cưỡng chế đối với các đơn vị nợ lớn, chây ỳ chưa thực sự chặt chẽ và có tính răn đe ? Bảng 2.13: Kết quả thu nợ đọng thuế tại Cục thuế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009- 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nợ thuế (năm trước chuyển sang) 100.498 146.791 206.023 254.686 413.489 Nợ thuế có khả năng thu (năm trước chuyển sang) 63.439 109.285 170.609 214.831 331.819 Nợ thu được 71.460 102.850 141.000 142.000 264.586 Tỷ lệ thu nợ thuế so với nợ có khả năng thu ( %) 113 94 83 66 80 Tỷ lệ thu hồi nợ so với tổng nợ 71,1 70,1 68,4 55,8 64 (Nguồn : Cục thuế tỉnh Thanh Hoá) Thực tế, với mức phạt 0,05%/ ngày năm 2013 trở về trước chỉ có tính răn đe với những đơn vị chậm nộp thuế không lâu và số nợ nhỏ hoặc những đơn vị do sơ suất nên chậm nộp thuế. Còn với những đơn vị thực sự khó khăn về tài chính thì mức phạt này chưa có tính răn đe. Bởi lẽ mức phạt này tính ra vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng. Do đó , nếu một đơn vị cùng có số tiền nợ thuế và đồng thời có khoản tiền vay ngân hàng thì việc nợ đọng thuế và bị phạt chậm nộp vẫn có lợi hơn việc trả lãi suất ngân hàng. Đây cũng chính là điểm mà NNT có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn NSNN. Đặc biệt là theo quy định hiện nay, CQT chưa tính phạt trên khoản tiền phạt chậm nộp. Điều này cũng có nghĩa là khoản tiền nợ thuế của NNT chỉ bị tính theo "lãi đơn". Trong khi đó, khi vay vốn ngân hàng, tất cả đều phải áp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 dụng quy tắc tính "lãi kép", lãi đẻ ra lãi. Chính quy định này cùng phần nào làm giảm tính răn đe của biện pháp phạt chậm nộp tiền thuế. Khiến cho NNT cố tình chây ỳ, chiếm dụng vốn NSNN và không thực sự ý thức trong việc nộp tiền phạt chậm nộp thuế. Nhiều đơn vị chỉ cố gắng và ý thức nộp khoản tiền nợ thuế còn số tiền phạt chậm nộp thì hầu như không có ý thức nộp. Do đó, đôi khi biện pháp này không thực sự hiệu quả mà chỉ làm cho tăng nợ lên. Kết quả thu nợ đọng 2009- 2013 qua số liệu bảng 2.13 cho thấy : Tỷ lệ thu hồi nợ có khả năng thu các năm đạt trên 80%, nhưng so với tổng nợ đạt thấp. Năm 2012 đạt 66% tỷ lệ thu hồi nợ so với nợ có khả năng thu, chứng tỏ các đơn vị khó khăn, chây ỳ nộp thuế, do đó tiền phạt nộp chậm ngày càng cao, chưa có hướng giải quyết. c. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ khác theo pháp luật, công tác hoàn thuế Các trường hợp nợ thuế được áp dụng biện pháp thu nợ nêu trên, nếu người nợ thuế không nộp nợ thuế đúng hạn, CQT xem xét nguyên nhân để xử lý theo pháp luật, cụ thể như sau: - Xem xét gia hạn nộp thuế Đối với trường hợp NNT thuộc diện được gia hạn nộp theo quy định của pháp luật, nhưng hết thời gian nộp tờ khai thuế chưa lập hồ sơ gia hạn nộp, CQT đã chuyển sang theo dõi nợ thuế, sau đó người nợ thuế có hồ sơ, văn bản đề nghị gia hạn nộp, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và điều kiện thực tế của NNT để đề nghị lãnh đạo CQT ra văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế. Trường hợp NNT được chấp thuận nộp thuế theo thời gian gia hạn nộp thuế, bộ phận quản lý nợ cấp cục thuế, chi cục thuế trình lãnh đạo CQT ký duyệt văn bản gia hạn nộp, gửi 1 bản cho người nợ thuế thực hiện, 1 bản lưu tại bộ phận quản lý nợ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của người nợ thuế CQT phải ra văn bản trả lời chấp thuận hay không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục thì phải thông báo cho người nợ thuế biết trong vòng 3 ngày làm việc để được gửi bổ sung. Tại CTTH tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt 100%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Năm 2011 số hồ sơ được giải quyết gia hạn: 20 hồ sơ, số tiền nợ thuế được gia hạn: 3.621 triệu đồng Năm 2012 số hồ sơ được giải quyết gia hạn: 12 hồ sơ bằng 60% so với năm 2011, nhưng số tiền nợ thuế được gia hạn 4.092 triệu đồng bằng 113% so với năm 2011 Năm 2013 số hồ sơ được giải quyết gia hạn : 3 hồ sơ bằng 25% so với năm 2012 số tiền nợ thuế được gia hạn là 1.306 triệu đồng 32% với năm 2012. Khi một NNT gặp khó khăn về vốn thì họ sẵn sàng chiếm dụng vốn của Nhà nước để đưa vào tái sản xuất phục vụ kinh doanh của mình. Thực tế hiện nay, việc đi vay vốn ngân hàng kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lãi suất thị trường liên tục biến động . Đồng thời, với việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm sau này suy thoái thì việc kinh doanh của các DN hiện nay là rất khó khăn và khó thu hồi vốn. Đặc biệt là đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, nhân công không ngừng tăng cao, thời gian xây dựng thường kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thường được ký kết với mức giá trúng thầu không điều chỉnh giá. Chính vì vậy, các DN trong lĩnh vực này thường gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với ngân sách Nhà nước, chưa kể nếu các DN xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi DN xuất hoá đơn thanh toán còn chậm, kéo dài. Do đó, để công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao, điều kiện đầu tiên đỏi hỏi Luật QLT phải mở rộng diện các đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế như các DN xây dựng cơ bản xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước mà ngân sách Nhà nước còn nợ DN, để tháo gỡ khó khăn cho DN trong giai đoạn hiện nay. - Xóa nợ tiền thuế Trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm: +DN bị tuyên bố phá sản (không bao gồm DN tư nhân, công ty hợp danh bị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 tuyên bố phá sản) đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. + Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. Việc xóa nợ tiền thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ (quy trình 1395). Từ khi thực hiện Luật QLT, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa mới xóa nợ 01 trường hợp DN bị tuyên bố phá sản, Công ty Giầy Hoàng Long số tiền xóa nợ là 915,2 triệu đồng. - Thực hiện biện pháp thu nợ đối với trường hợp NNT được hoàn trả tiền thuế. Bảng 2.14: Tình hình hoàn thuế kiêm bù trừ thuế tại Cục thuế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số DN hoàn kiêm bù t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_thi_thanh_tu_487_1912066.pdf
Tài liệu liên quan