Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 3

1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chủ yếu 5

1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất 5

1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 5

1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 7

1.4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 8

1.4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 8

1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8

1.4.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 9

1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9

1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 10

1.5.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 11

1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11

1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11

1.7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 11

1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14

1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang 17

1.8.1. Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

1.8.2. Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 18

1.8.3. Định mức chi phí 19

1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 20

1.9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 20

1.9.2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 25

Chương 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình 31

2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty giầy Thượng Đình 31

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giầy Thượng Đình 33

2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của công ty giầy Thượng Đình 34

2.2. Thực tế công tác kế toán tại Công ty giầy Thượng Đình 42

2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 42

2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty giầy Thượng Đình 42

2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 44

2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 76

2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình 76

Chương 3: một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình 81

3.1. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình 81

3.1.1. Bộ máy kế toán của công ty 82

3.1.2. Hình thức sổ sử dụng 82

3.1.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 82

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình 84

Kết luận 88

Danh mục tài liệu tham khảo 89

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất sản phẩm. - Phân xưởng cắt 1, 2: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt. Nguyên vật liệu (NVL) của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các mầu, vải lót, mút xốp… NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này lại với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 1800-20000C và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy. - Phân xưởng may giầy vải và phân xưởng may giầy thể thao: đảm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải phin, dây, xăng… Quá trình may ở công đoạn này cũng phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy. - Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các hóa hất ZnO, BaSO4.. Bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy. - Phân xưởng gò, bao gói giầy vải và phân xưởng gò, bao gói giầy thể thao: đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh. Mũ giầy và đế giầy kết hợp với một số NVL khác như: dây giầy, dây gai, giấy lót giầy… được lắp ráp lại với nhau và quét keo, dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ khoảng 1300C trong vòng 3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy. Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được xâu dây và đóng gói. - Phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất là phân xưởng cơ năng chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cung cấp hơi nóng, áp lực. Sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, trên dây chuyền sản xuất có thể sản xuất giầy hàng loạt với các mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều hình thành các bán thành phẩm nhưng chỉ có thành phẩm hoàn chỉnh mới được bán ra ngoài. Trong quá trình sản xuất giầy thể thao, do yêu cầu về mẫu mã có một số chi tiết khác với giầy vải. Nhưng nhìn chung các công đoạn trong quá trình sản xuất giầy vải hay thể thao đều phải trải qua một quá trình như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất Phân xưởng cắt Phân xưởng may Phân xưởng gò Sản phẩm hoàn chỉnh Phân xưởng cán Các loại Vải qua Mũ vải bồi cắt giầy Gò Hấp Cao su Đế hóa chất giầy 2.1.3.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Giầy Thượng Đình. a. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán. Nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình là giám đốc về mặt tài chính của công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo nhiệm vụ được giao, lập báo cáo cần thiết theo yêu cầu của chế độ và theo yêu cầu quản trị, tiến hành phân tích kinh doanh, giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế. Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, phạm vi hoạt động tập trung tại một địa điểm. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty vận dụng hình thức kế toán tập trung. Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán thanh toán BHXH, quỹ tiền mặt Kế toán thanh toán với người bán Kế toán vật tư Kế toán tiền lương, thanh toán tạm ứng Kế toán TSCĐ, CCDC Kế toán TGNH, tập hợp CPSX và tính giá thành Nhân viên thống kê phân xưởng Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và thuế Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ` Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu * Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát toàn bộ hệ thống kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty để ban giám đốc ra quyết định kinh doanh. * Kế toán TSCĐ, CCDC: Ghi chép kế toán chi tiết tổng hợp TSCĐ, CCDC tồn kho, phân bổ CCDC. Căn cứ vào số lượng và nguồn TSCĐ để trích khấu hao sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan, theo dõi và hạch toán việc nhập, xuất và sử dụng CCDC hàng tháng. * Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động, theo dõi thanh toán lương và bảo hiểm xã hội. * Kế toán tiền mặt: Có trách nhiệm lập các phiếu thu, chi tiền mặt, phản ánh ghi chép đầy đủ số liệu ghi vào sổ kế toán tiền mặt theo trình tự phát sinh cả khoản thu, chi (nhập, xuất) quỹ tiền mặt, tính ra số tồn quý vào cuối (tháng) ngày. * Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày. * Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi, tập hợp kiểm kê quỹ tiền mặt. * Kế toán thanh toán với người bán: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với từng đơn vị bán hàng trong và ngoài nước, hạch toán và ghi sổ TK331. * Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ giám sát vật tư nhập kho hàng ngày, đối chiếu các phiếu xuất kho với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng và phòng kế hoạch vật tư, phát hiện đề xuất với lãnh đạo công ty các loại vật tư tồn kho, ứ đọng, các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng, hạch toán mọi sự biến động về vật liệu và ghi sổ kế toán đầy đủ, kịp thời. * Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và nộp NSNN: có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành và kết chuyển chi phí các đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào tháng sau. Lập biểu tính giá thành thực tế và so sánh với giá bán. Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh, xác định số thuế phải nộp cho NSNN và ghi sổ kế toán. * Nhân viên thống kê: Lập thống kê thời gian lao động, thống kê khối lượng sản phẩm của mỗi lao động để chuyển cho kế toán tiền lương và kế toán giá thành, thống kê vật tư xuất dùng giúp kế toán nguyên vật liệu tính được chi phí nguyên vật liệu và thống kê các số liệu cần thiết khác. b. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Hệ thống sổ kế toán trong công ty gồm có: Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK111 Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK331 Nhật ký chứng từ số 7: Ghi có TK142, 152, 153, 154, 334, 338 Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có TK còn lại Bảng kê số 4:Tập hợp CPSX theo mã sản phẩm Bảng kê số 6:Tập hợp chi phí trả trước Ngoài ra còn có các bảng phân bổ số 1, 2, 3… Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Các chứng từ gốc: -Bảng thanh toán tiền lương -Phiếu xuất kho vật tư -…………. -Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số 7 Sổ Cái TK621, TK622, TK627, TK154 (631) Các bảng phân bổ: -Tiền lương -VL và CC, DC -Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Thẻ tính giá thành sản phẩm Báo cáo kế toán - Bảng kê số 4 - Bảng kê số 5 - Bảng kê số 6 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Theo hình thức này từ phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu nhận, lập chứng từ kế toán đến xử lý, kiểm tra, phân loại chứng từ vào máy, thực hiện hệ thống hóa thông tin kế toán trên máy. Các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán mà bố trí các nhân viên kinh tế thu nhận, tổng hợp chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm xử lý. Trong điều kiện tin học phát triển, công ty đã đưa vào áp dụng chương trình kế toán máy với phần mềm Standard bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ, sau đó in ra các sổ sách và báo cáo kế toán. Sơ đồ trình tự xử lý các nghiệp vụ kế toán trên phần mềm Standard tại Công ty Giầy Thượng Đình Các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày Chứng từ gốc Vào các phần mềm kế toán chi tiết Bảng dữ liệu kế toán chi tiết -> Báo cáo chi tiết Sổ tổng hợp Báo cáo tổng hợp Sổ kế toán Phần mềm Standard ứng dụng ở công ty khai báo các danh mục như sau: * Danh mục hệ thống tài khoản: Có sẵn theo hệ thống tài khoản chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Standard cho phép tạo lập các tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm của công ty. Ví dụ theo yêu cầu quản lý, công ty khai báo các tài khoản cấp 2 của TK152 – NVL như sau: 1521-Nguyên vật liệu chính 1522-Nguyên vật liệu phụ … Để vào danh mục hệ thống tài khoản, người sử dụng vào mục hệ thống, chọn khai báo danh mục hệ thống tài khoản. Màn hình thực hiện Khai báo danh mục hệ thống tài khoản F2 - Đăng ký thêm F3 – Xóa F10 – Kết thúc Số hiệu TàI KHOảN Tên TK 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ … … 152 NL, VL 153 CC, DC … … * Danh mục chứng từ: Gồm có: - Chứng từ nhập kho, chứng từ xuất kho - Chứng từ tiền lương và BHXH - Chứng từ TSCĐ - Chứng từ khác. * Danh mục sổ và báo cáo kế toán gồm: - Sổ sách, báo cáo tiền và các loại khác: + Sổ quỹ tiền mặt, TGNH + NKCT số 1, 2 + Sổ cái … - Sổ sách báo cáo vật tư, hàng hóa + Sổ chi tiết vật tư hàng hóa, thành phẩm + Thẻ kho, bảng kê… - Sổ sách báo cáo công nợ - Sổ sách báo cáo khác - Sổ sách báo cáo về TSCĐ - Sổ sách báo cáo về lao động, tiền lương: + Bảng tổng hợp tính lương, BHXH, BHYT + Bảng lương tháng - Sổ sách, báo cáo thuế GTGT + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào. + Tờ khai thuế GTGT - Sổ sách báo cáo về sản xuất + Tập hợp CPSX theo mã sản phẩm + Bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục … c. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Hiện nay công ty thực hiện công tác hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. d. Niên độ kế toán: Tuân theo quy định thống nhất của Nhà nước, tức là bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N hàng năm (dương lịch). e. Công ty hạch toán theo tháng, đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng ghi sổ là Việt Nam đồng. 2.2. Thực tế công tác kế toán tại Công ty Giầy Thượng Đình 2.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm. * Đối tượng tập hợp CPSX. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX tại công ty Giầy Thượng Đình là từng phân xưởng và từng mã sản phẩm. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX ở chỗ công ty có 7 phân xưởng đảm nhận từng phần công việc trong quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn khép kín. Ở các phân xưởng đều có nửa thành phẩm cho đến giai đoạn sản xuất cuối cùng. Việc theo dõi chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện một cách chi tiết ở từng phân xưởng vì tính độc lập của các phân xưởng này. Bên cạnh đó, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty cũng tập hợp theo phân xưởng nhưng để phục vụ cho công tác tính giá thành thì chi phí được tập hợp theo từng mã sản phẩm do công ty thường sản xuất theo các loạt hàng hoặc các đơn đặt hàng. * Đối tượng tính giá thành. Tại công ty Giầy Thượng Đình, do sản phẩm chủ yếu được sản xuất theo các đơn đặt hàng nên đối tượng tính giá thành của công ty là từng mã sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ tập hợp chi phí, tức là công ty tính giá thành theo tháng. 2.2.2. Phân loại CPSX và công tác quản lý CPSX của công ty Giầy Thượng Đình. Để phục vụ công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, công ty phân loại CPSX theo khoản mục chi phí, cụ thể như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (như vải các loại, bạt, phin, chéo…), vật liệu phụ (như chỉ may, cao su, hóa chất…), CCDC (như dao dập, vòng bi, kìm máy khâu…), phụ tùng thay thế (các chi tiết phụ tùng dùng cho máy khâu như ổ máy, suốt máy, dây cua roa…)… phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Hiện nay công ty đánh danh điểm cho từng loại nguyên vật liệu như sau: 1521 Nguyên vật liệu chính 1522 Nguyên vật liệu phụ 1523 Nhiên liệu 1524 Phụ tùng thay thế … Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại trên, mỗi loại lại bao gồm nhiều nhóm như nguyên vật liệu chính gồm vải, đế cao su, gạc xô… Mỗi nhóm vật liệu gồm nhiều thứ như: vải gồm vải bạt, phin, chéo… Trích bảng kê mã nguyên vật liệu của công ty Mã vật tư Tên nguyên vật liệu ĐVT Mã vật tư Tên NVL ĐVT NVLC NVLP 01.001 Vải 3419 mộc 0.95 m 62.024 Ô đê các loại Bộ 01.154 Bạt 7 màu 0.8 m 62.031 Chỉ nylon Cuộn … … … … 02.001 Bạt 8 mộc 0.9 m 64.191 Eva tẩy Tấm … … … … … … 03.097 Phin thưa 1.0 m PTTT 03.117 Phin thưa trắng m 62.066 Ống nhựa PVC trong m 03.152 Gạc xô 1.2 m 62.067 Dao cắt Bộ … … … … … … Đối với CCDC thì chủng loại ít nên công ty cũng đánh danh điểm như đối với nguyên vật liệu. 1531 CCDC 1532 Bao bì luân chuyển 1533 Đồ dùng cho thuê - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm, các khoản trích theo lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất… - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các nội dung sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quản lý phân xưởng, bảo hiểm lao động. + Chi phí khấu hao TSCĐ, khấu hao máy móc thiết bị phân xưởng… + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện nước, điện thoại và các chi phí dịch vụ khác dùng trong sản xuất của công ty. + Chi phí bằng tiền khác: Chi phí dùng chung cho phân xưởng như tiền ăn ca ba, bồi dưỡng độc hại. Ngoài ra, công ty còn phân loại CPSX theo yếu tố chi phí để thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính. Bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực). - Chi phí nhân công (tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ). - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Bảng định mức CPSX (trích) ĐVT: đồng Mã sản phẩm Đvật tư TK621 TK622 TK627 Cộng ATG.01 đồng/đôi 20.000 1.800 4.000 25.800 ATG.02 đồng/đôi 30.000 1.600 2.000 33.600 … đồng/đôi … … … … ISA.01 đồng/đôi 35.000 2.200 2.000 39.200 … đồng/đôi … … … … 2.2.3. Kế toán tập hợp CPSX. 2.2.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu Để tập hợp CPSX, công ty sử dụng các tài khoản: TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK627 – Chi phí sản xuất chung TK154 – Chi phí SXKD dở dang Và một số tài khoản có liên quan khác. 2.2.3.2. Trình tự tập hợp CPSX tại công ty Giầy Thượng Đình. a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà việc hạch toán loại chi phí này đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ và đầy đủ để đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng nguyên vật liệu xuất dùng. Để tiến hành sản xuất và hoàn thành một sản phẩm giầy thì nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên sản phẩm gồm nguyên vật liệu (NVL) chính, NVL phụ, nhiên liệu… Để đưa vào sử dụng thì phân xưởng cắt xuống kho lĩnh vải về, căn cứ vào lệnh cấp phát vật tư kèm theo lệnh sản xuất mà phân xưởng cắt phải thực hiện. Sau đó phân xưởng cắt tiến hành định vị theo cỡ số bao gồm định vị bản vải sau đó để biết được số đôi. Mục đích của việc định vị là làm sao với một khổ vải tận dụng được một cách tối đa. Sau đó bộ phận chặt căn cứ vào số định vị để tiến hành chặt theo đúng ni cỡ số đôi đã định vị sẵn. Do việc sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên tại công ty luôn có bộ phận kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm thu mua vật tư để đảm bảo cho quá trình sản xuất, lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư. Khi nhận được đơn đặt hàng, ký hợp đồng sản xuất công ty mới lập lệnh cho tiến hành sản xuất. Tùy yêu cầu đơn đặt hàng, nếu vật tư có sẵn trong kho thì giá vật tư xuất dùng là đơn giá bình quân gia quyền (tính cho từng vật tư). Những vật tư không qua kho thì giá xuất vật tư là giá vốn. Để theo dõi kịp thời NVL xuất dùng cho sản xuất thực tế với việc ghi chép, định kỳ kế toán tiến hành kiểm kê vật liệu tồn kho để đối chiếu và có sự điều chỉnh, cân đối phù hợp. Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp:Với sự trợ giúp của máy tính, việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp tại công ty được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ: Trình tự xử lý trên máy kế toán CPNVLTT Chứng từ gốc: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho Nhập dữ liệu vào máy tính Máy tính xử lý thông tin In ra - Bảng tổng hợp chi phí vật tư theo mã - Sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC - Sổ cái TK621 Hàng ngày, khi có vật tư nhập kho, kế toán vật tư và thủ kho cùng ra nhận hàng và ghi chép vào sổ theo quy định. Cụ thể, thủ kho ghi vào thẻ kho theo dõi từng loại vật tư nhập kho về số lượng, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết vật tư nhập kho về số lượng, giá trị. Đơn vị: Công ty Giầy Thượng Đình Địa chỉ: Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số: 01-VT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 02 tháng 02 năm 2005 Số: 12 Nợ: TK152 Có: TK331 Người giao hàng: Anh Đức – Phòng kế hoạch vật tư Theo HĐ số 16 ngày 02/02/2005 của công ty Vạn Thành Nhập tại kho: Chị Tú (MTS:01.00776149-1) STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Vải 3419 mộc 0.95 01.001 m 7520 7520 9.600 7.200.000 2 Bạt 7 màu 0.8 01.154 m 500 500 8.450 4.225.000 3 Phin thưa trắng 03.117 m 450 450 7.980 3.591.000 4 Gạc xô 1.2 03.152 M 715 715 8.520 6.091.800 Cộng 21.107.800 Nhập,ngày 02 tháng 02 năm 2005 Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Khi đã có đầy đủ thông tin, kế toán nhập phiếu nhập kho vào máy tính theo trình tự như sau: Từ màn hình nền, chọn phiếu nhập kho, nhập kho vật tư, xuất hiện cửa sổ màn hình: “Cập nhật phiếu nhập kho vật tư”, chọn F2 nhập các thông tin theo mẫu sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế cũng như các đơn đặt hàng, phòng kế hoạch vật tư sẽ tự định mức vật tư cho sản xuất, sau đó gửi sang cho phòng kế toán “Bảng cấp vật tư cho sản xuất” đối với từng mã, từng phân xưởng .Do quy mô sản xuất của Công ty giầy Thượng Đình là lớn nên một công việc quan trọng sau khi lập bảng cấp nguyên vật liệu đến xưởng sản xuất là lập phiếu xuất kho. Đơn vị: Công ty Giầy Thượng Đình Địa chỉ: Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 02 năm 2005 Số: 20 Nợ: TK621 Có: TK1521 Người giao hàng: Anh Ngọc – Phân xưởng cắt 1 Lý do xuất: Sản xuất giầy mã ISA.01 Nhập tại kho: Chị Tú STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vải 3419 mộc 0.95 01.001 M 700 700 6400 4.480.000 2 Bạt 7 màu 0.8 01.154 M 450 450 4250 1.912.500 3 Phin thưa trắng 03.117 M 310 310 5300 1.643.000 4 Gạc xô 1.2 03.152 M 550 550 5680 3.124.000 Cộng 11.159.500 Xuất,ngày10tháng02 năm 2005 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán vật tư khi nhận được bảng cấp vật tư cho sản xuất và phiếu xuất kho sẽ chấm định mức từng loại vật liệu, sau đó xuống kho, giao cho thủ kho phiếu xuất kho. Thủ kho ghi vào thẻ kho lượng vật tư xuất và tiến hành xuất vật tư theo định mức, ký xác nhận cho kế toán. Khi đã đầy đủ thông tin, kế toán nhập số liệu trên chứng từ vào máy theo trình tự như sau: Từ màn hình nền, chọn phiếu xuất kho, xuất kho vật tư, xuất hiện cửa sổ màn hình: “Cập nhật phiếu xuất kho vật tư”, chọn F2 nhập các thông tin theo mẫu. Bộ phận tiếp nhận nguyên vật liệu là bộ phận thống kê nguyên vật liệu phân xưởng. Bộ phận này nhận nguyên vật liệu trực tiếp từ kho theo số lượng ghi trong phiếu xuất kho của phòng kế hoạch nguyên vật liệu đúng chủng loại, quy cách, rồi tiến hành chuyển đưa nguyên vật liệu về phân xưởng sản xuất. Máy tính sẽ tự động tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trên bảng cập nhật các phiếu xuất vật tư đã có các thông tin định khoản các nghiệp vụ kinh tế, máy tính sẽ căn cứ vào đó lập bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong tháng, lên sổ chi tiết các tài khoản, tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho các phân xưởng. Khi cần bất kỳ một loại sổ nào kế toán chỉ cần vào mục sổ để in ra, có thể in theo ngày hoặc theo tháng tùy loại sổ. Công ty giầy Thượng Đình sản xuất giầy với rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau và chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra đối chiếu tình hình sử dung, xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, kế toán lập “Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm”. Từ các số liệu trên Bảng tập hợp chi phí vật tư chung cho toàn bộ các mã sản phẩm thì khi cần kế toán chỉ việc in ra sổ chi tiết TK621 cho từng mã sản phẩm, sổ cái TK621. SỔ CHI TIẾT TK621 Tháng02/2005 Mã sản phẩm: ISA.01 ĐTV: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Xuất dùng - NVL chính 1521 129.459.135 Xuất dùng - NVL phụ 1522 145.431.302 Xuất dùng nhiên liệu 1523 19.217.184 Xuất dùng – PTTT 1524 6.033.242 Xuất dùng – CCDC 1531 51.739.366 Kết chuyển sang TK154 154 351.880.229 Cộng phát sinh 351.880.229 351.880.229 Kế toán trưởng (Đã ký) Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) SỔ CÁI TK621-CPNCTT Tháng 02/2005 Mã sản phẩm: ISA.01 ĐVT: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 Cộng TK152 5.743.787.962 (ISA.01) 300.140.863 TK1521 4.298.571.050 (ISA.01) 129.459.135 TK1522 940.211.222 (ISA.01) 145.431.302 TK1523 412.921.597 (ISA.01) 19.217.184 TK1524 92.084.093 (ISA.01) 6.033.242 TK153 235.809.839 (ISA.01) 51.739.366 TK1531 235.809.839 (ISA.01) 51.739.366 Cộng phát sinh Nợ 5.979.597.801 (ISA.01) 351.880.229 Cộng phát sinh Có 5.979.597.801 (ISA.01) 351.880.229 Số dư cuối tháng Nợ Có Kế toán trưởng (Đã ký) Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) Tại phòng kế toán, kế toán tiến hành định khoản như sau: - Khi xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán ghi sổ: Nợ TK621-ISA.01: 351.880.229 Có TK152-ISA.01: 300.140.863 (Chi tiết TK1521: 129.459.135 TK1522: 145.431.302 TK1523: 19.217.184 TK1524: 6.033.242) Có TK153-ISA.01: 51.739.366 (Chi tiết TK1531: 51.739.366 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK154: Nợ TK154: 351.880.229 Có TK621-ISA.01: 351.880.229 b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty giầy Thượng Đình bao gồm các khoản tiền mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nó bao gồm có chi phí tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất không phân biệt công nhân đó sản xuất sản phẩm để tiêu thụ nội địa hay gia công cho nước ngoài. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ… Công ty thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương sản phẩm. Hiện nay, do hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựng được đơn giá tiền lương đối với từng công đoạn sản xuất tương đối đầy đủ và khá thực tế. Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng kế hoạch tính dựa vào năng suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ có xác nhận của giám đốc. Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất. Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hình thức lương sản phẩm: Tiền lương sản phẩm phải trả công nhân = Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng Phần mềm Standard đã xây dựng phương thức tính lương theo công thức trên. Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ: Phiếu lương sản phẩm Bảng lương sản phẩm Bảng thanh toán tiền lương Sổ đối chiếu và tổng hợp TK331 Nhập số liệu vào máy tính Báo cáo giải trình lương sản phẩm Bảng tổng hợp tiền lương theo mã Bảng xác nhận lương sản phẩm Bảng phân bổ Sổ cái TK622 Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Trình tự hạch toán cụ thể như sau: Từng phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi và tính lương sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Cuối tháng gửi “Bảng xác nhận lương sản phẩm” của từng tổ, đội đối chiếu với “Báo caó giải trình lương sản phẩm” của phân xưởng lên cho phòng kế toán. Kế toán thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các báo cáo, số liệu do phân xưởng thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các báo cáo, số liệu do phân xưởng gửi lên hàng tháng, tiến hành nhân với đơn giá từng sản phẩm. Việc chia lương cho công nhân do phân xưởng đảm nhiệm. Đối với tiền lương công nhân ngừng nghỉ việc, kế toán căn cứ vào bảng xét duyệt của phòng tổ chức về ngày nghỉ hợp lý của công nhân sản xuất và tính lương ngừng nghỉ cho công nhân trực tiếp sản xuất, lương nghỉ phép theo cấp bậc công nhân. Bảng đơn giá tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất Cấp bậc công nhân Đơn vị tính Đơn giá 1 Đồng/ngày 15.100 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12808.doc
Tài liệu liên quan