Luận văn Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng

Lá sốcủa đại tiểu thưnhà họGiảvẽhình một cây cung, trên cây cung treo một

quảphật thủcùng với lời sấm:

Sau tuổi hai mươi đã trải đời,

Kìa hoa lựu nởcửa cung soi.

Ba xuân nào được bằng xuân mới,

Thỏgặp hùm kia giấc mộng xuôi [10, tập 1, tr.107].

Trong lá sốnày ta thấy tác giảtiếp tục sửdụng nghệthuật song quan, nghĩa là

dùng từ đồng âm đểám chỉnhân vật. Hình ảnh cây cung là một vũkhí tượng trưng

cho mâu thuẫn và chiến tranh, đồng thời chữ“cung” còn đồng âm với chữ“cung”

trong chữcung vi, cung đình. Còn quảphật thủ, âm Hán Việt là “hương duyên” đọc

là “xiang yuán” đồng âm với chữ“yuán” là “nguyên”, ẩn tên “Nguyên” của Giả

Nguyên Xuân. Cuộc đời GiảNguyên Xuân được dựbáo trong lá sốtiền định là:

pdf100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ thứ ba của bản dịch đã không chuyển tải được thời điểm Thám Xuân đi lấy chồng qua hình ảnh ẩn dụ “thanh minh”: “Thanh minh thế tống giang biên vọng” (Thanh minh khóc tiễn bên sông đứng nhìn). Thanh minh là thời điểm thích hợp để thả diều nhưng đó cũng là tiết của ma quỷ, là thời điểm rất xấu. Chính lúc ấy Thám Xuân lại rời gia đình đi lấy chồng xa. Trong gia đình họ Giả, nhất là trong các chị em, Thám Xuân là người tương đối tỉnh táo và có cái nhìn thấu suốt hơn cả, đồng thời nàng cũng là cô gái mang nhiều hoài bão và ước mơ, nhưng sinh bất phùng thời “gặp lúc nhà suy vận cũng suy”. Những câu nói, nhận định xác đáng, phản ánh đúng thực trạng gia tộc họ Giả đều xuất phát cửa miệng nàng. Chính nàng là người nhận thấy mâu thuẫn sâu sắc trong gia đình, trong nội bộ giai cấp thống trị, luôn tranh giành đấu đá lẫn nhau, mọi người chỉ hận là không thể ăn thịt được nhau. Nàng cũng nhận thấy gia tộc mình không sớm thì muộn sẽ lâm vào cảnh cây đổ vượn tan đàn. Cho nên việc Thám Xuân lấy chồng xa chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Việc nàng lấy chồng xa, một mặt cho thấy sự chia rẽ trong gia đình quý tộc phong kiến, mặt khác nó là kết cục tất yếu của việc Thám Xuân quản lý gia đình thất bại. 2.3.4. Lá số thứ tư (Lá số của Sử Tương Vân). Trên lá số của nàng Sử Tương Vân có một bức họa vẽ hình đám mây bay, một dòng nước chảy cùng bài thơ: Giàu sang cũng thế thôi. Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi. Nhìn bóng chiều ngậm ngùi, Sông Tương nước chảy mây Sở trôi [10, tập 1, tr.108]. Hai câu thơ đầu cho thấy Tương Vân sinh trong một gia đình phong kiến hào môn vọng tộc, giàu sang danh giá. Câu nói lưu truyền trong dân gian: “Cung A phòng xây lên ba trăm dặm đã đủ chưa? Họ Sử đất Kim Lăng ở vẫn không vừa”[10, tập 1, tr.85] chính là nói đến gia tộc của Tương Vân. Nhưng cuộc đời cô tiểu thư con nhà quyền quý ấy có thực sự sung sướng hạnh phúc không? Lá số tiền định của nàng cho biết: Tương Vân mồ côi cha mẹ từ tấm bé “từ bé mẹ cha bỏ đi rồi”. Tuy sống trong gia đình giàu sang nhưng không ai quan tâm chăm sóc nên tuổi thơ của nàng thiếu vắng tình cảm gia đình. Nàng chỉ có thể một mình đối diện với ráng chiều mà thương cho số phận mình. Câu thơ cuối: “Sông Tương nước chảy mây Sở trôi” cùng với hình ảnh một đám mây bay, một dòng nước chảy trong bức họa ẩn tên của Tương Vân. Đồng thời “sông Tương” và “mây Sở” còn là điển cố, là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ hạnh phúc gia đình tạm thời, ngắn ngủi của Tương Vân. 2.3.5. Lá số thứ năm (Lá số của Diệu Ngọc). “Muốn sạch mà không sạch. Rằng không chửa hẳn không. Thương thay mình vàng ngọc, Bùn lầy sa vào trong”[10, tập 1, tr.108]. Bài thơ với ngôn từ giản dị dễ hiểu, tác giả không dùng hình thức ám chỉ nên chúng ta có thể thấy ngay đây là lá số của Diệu Ngọc. Diệu Ngọc xuất gia một cách miễn cưỡng nên nàng chưa thể dứt khỏi vòng tục luỵ. Khi sống trong am Lũng Thuý nơi Đại quan viên, Diệu Ngọc đã có những ẩn tình thầm kín với Giả Bảo Ngọc nên dù đã ở chốn không môn nhưng “không chửa hẳn không”. Là một ni cô nàng chọn cách sống thanh cao trong sạch nhưng vẫn không thoát khỏi sự quấy nhiễu của người đời. Nên cuối cùng bị cướp bắt, phải chịu tiếng ô nhục mà cũng không thể giữ được tấm thân trong sạch. Thế nên kết cục nàng phải lâm vào cảnh: “Thương thay mình vàng ngọc, Bùn lầy sa vào trong”. 2.3.6. Lá số thứ sáu (Lá số của Giả Nghênh Xuân). Lá số tiền định của Nghênh Xuân vẽ hình con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ định ăn thịt, dưới có câu: Rõ ràng giống sói Trung Sơn, Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay. Làm cho hoa liễu thân này, Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm [10, tập 1, tr.108] Trong lá số này tác giả Tào Tuyết Cần đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật: điển cố và chiết tự. “Sói Trung Sơn” là điển cố lấy từ truyện ngụ ngôn cổ đại Trung Quốc. Triệu Giản tử là đại phu nước Tấn, cuối thời Xuân Thu, đi săn ở Trung Sơn, ông bắn trúng một con sói, sói bị thương bỏ chạy, trên đường chạy trốn, nó gặp Đông Quách tiên sinh. Đông Quách tiên sinh cứu nó bằng cách giấu vào cái đãy sách đeo trên vai. Sau khi thoát chết, sói không những không nhớ ơn ngược lại còn đòi ăn thịt Đông Quách tiên sinh [14, tr.74-79]. Từ câu chuyện trên, ba chữ “Sói Trung Sơn” trở thành điển cố dùng để chỉ người chuyên lấy oán trả ơn, phản trắc lang tâm. Ngoài ra, người Trung Quốc còn dùng từ này để chỉ người chồng độc ác, ngược đãi vợ con. Bên cạnh đó hai chữ “tử hệ” trong câu thơ nguyên tác: “Tử hệ Trung Sơn lang” ghép lại thành chữ “tôn” ám chỉ họ của Tôn Thiệu Tổ, người chồng xấu xa của Nghênh Xuân. “Hoàng lương” là điển cố ám chỉ cuộc sống của Nghênh Xuân ngắn ngủi như một giấc mộng mà thôi. Giả Nghênh Xuân bị gả cho Tôn Thiệu Tổ cũng giống như lấy phải loài lang sói, người chồng phản trắc ấy hành hạ, ngược đãi nàng không chút xót thương khiến cho Nghênh Xuân chỉ một năm sau khi lấy chồng đã không chịu nỗi sự giày vò về thể xác và tinh thần đành phải giã từ dương thế trong đớn đau, tuyệt vọng. 2.3.7. Lá số thứ bảy (Lá số của Giả Tích Xuân). Tích Xuân đã chọn cho mình một hướng đi khác so với các chị em nhưng cũng bất hạnh không kém. Lá số tiền định của Tích Xuân vẽ một tòa miếu cổ, trong đó có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán: Biết rõ ba xuân cảnh chóng già, Thời trang đổi lấy áo cà sa. Thương thay con gái nhà khuê các, Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà [10, tập 1, tr.108]. Câu thơ đầu cho thấy Tích Xuân đã nhìn thấy cuộc đời của Tam xuân: Nguyên Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, người mất sớm, người bị chồng bạc đãi đến chết, người lấy chồng xa không biết số phận ra sao. Ba người chị là ba cảnh đời bất hạnh mà Tích Xuân đã sớm nhìn thấy và nàng nhận thức được rằng cuộc sống thật phù du. Thế nên Tích Xuân quyết tâm xa lánh chốn ô trọc nhiều thị phi, tìm đến chốn thiền môn, mong cho mình có được những ngày tháng an lành. Cuộc đời Tích Xuân tuy thoát khỏi những ưu tư, phiền muộn thế tục nhưng vốn là một tiểu thư quen sống cuộc đời nhung lụa có kẻ hầu người hạ như nàng giờ đây phải cam sống cảnh đời tu hành, cô tịch, thanh đạm. Cuộc sống của nàng tuy không đến nỗi phải lâm vào cảnh khất thực nhưng số phận của một tiểu thư con nhà gia thế mà cuối cùng phải chịu cảnh sống cơ cực như thế thì cũng thật đáng thương. 2.3.8. Lá số thứ tám (Lá số của Vương Hy Phượng). Lá số của Phượng Thư vẽ hình một núi băng, trên có một con chim phượng mái. Có mấy câu phán: Chim phượng kìa sao đến lỗi thời, Người đều yêu mến bực cao tài. Một theo hai lệnh, ba thôi cả, Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi [10, tập 1, tr.108 – 109]. Lời thơ trên cho thấy đây là một người phụ nữ đầy tài năng, thông minh sắc sảo nhưng sinh bất phùng thời. Hình ảnh “núi băng” tượng trưng cho phủ Giả, “chim phượng” là hình ảnh ẩn dụ của Vương Hy Phượng. Chim phượng lại chọn núi băng, một thứ dễ tan biến làm điểm tựa, đương nhiên sẽ không thể là chỗ dựa vững chắc được. Câu thơ thứ nhất của bản dịch đã không chuyển tải được nghệ thuật chiết tự của nguyên tác mà dịch thẳng ra “chim phượng”, làm lộ ẩn ý của câu thơ. Trong nguyên tác viết: “Phàm điểu thiên tòng mạt thế lai”, hai chữ “phàm điểu” ghép lại mới thành chữ “phượng” ẩn tên của Vương Hy Phượng. Tương tự, câu thơ thứ ba cũng thế. Trong nguyên tác viết: “Nhất tòng, nhị lệnh, tam nhân mộc”. Bằng nghệ thuật chiết tự, tác giả ám chỉ diễn biến của cả cuộc đời Phượng Thư và thái độ của mọi người trong phủ Giả và nhất là của Giả Liễn đối với nàng. Khi trở thành nàng dâu của nhà họ Giả, Phượng Thư đã từng bước chứng tỏ tài năng và sự khéo léo của mình nên nàng nắm được mọi quyền hành trong phủ. Từ đó mọi hành động, lời nói của nàng đều được mọi người răm rắp tuân theo, ngay cả Giả Liễn cũng phải nhường nhịn, kiêng nể nàng. Nhưng sau đó thái độ của mọi người dần dần thay đổi, hai chữ “nhị lệnh” ghép lại thành chữ “lãnh” có nghĩa là lạnh nhạt. Sự lạnh nhạt này phần còn do bản tính trăng hoa của Giả Liễn. Cuối cùng Phượng Thư bị cho “thôi cả”, nàng mất tất cả uy quyền và còn bị người khác mỉa mai, khinh ghét. Hai chữ “thôi cả” xuất phát từ cách ghép hai chữ “nhân mộc” lại thành chữ “hưu”, nghĩa là cuối cùng nàng bị “thất sủng”, không còn quyền hành gì mà còn bị dèm pha, bị lãng quên, thậm chí còn bị mọi người quát mắng trở lại. Câu thơ cuối: “Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi”, bản dịch chưa lột tả hết được nỗi bi ai của Vương Hy Phượng sau khi bị cho “thôi cả”. Vì nàng không chỉ “ngậm ngùi” mà càng bi thương, rơi lệ khi nhìn lại Kim Lăng. Trong xã hội phong kiến đương thời, bị vứt bỏ, bị cho “thôi cả” là kết cục bi thảm nhất dành cho người đầy tớ trung thành của giai cấp – Vương Hy Phượng. 2.3.9. Lá số thứ chín (Lá số của Giả Xảo Thư). Lá số của nàng Xảo Thư vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi, cùng mấy câu sấm: Vận suy đừng kể rằng sang Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa Tình cờ cứu giúp người ta Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân [10, tập 1, tr.109]. Lá số này chính là lời sự báo về số phận của người cháu gái trong gia tộc họ Giả – Giả Xảo Tỷ – con gái duy nhất của Vương Hy Phượng và Giả Liễn. Xảo Thư là con cháu nhà quyền quý nhưng cuối cùng trở thành người phụ nữ lao động ở chốn thôn quê. Liên quan đến cuộc đời nàng, lá số tiền định cho biết: quyền thế đã không còn thì không thể nói gì đến cuộc sống giàu sang đã qua; sự nghiệp đã sụp đổ thì đừng nhắc chi đến cốt nhục, tình thâm. Trong lá số này tác giả đã đề cập đến một niềm tin phổ biến trong đời sống con người, đó là luật nhân quả. Mẹ của Xảo Thư là Phượng Thư tuy bị mọi người cho là người đàn bà ghê gớm nhưng ở một chừng mực nào đó Phượng Thư cũng còn có chút tình thương nên nàng đã giúp đỡ già Lưu trong cơn đói nghèo thiếu thốn, dù sự giúp đỡ ấy chỉ là “tình cờ” nhưng đã được đền đáp. Trong cơn nguy khốn của gia đình, trong lúc Xảo Thư bị cậu và anh lập mưu đem bán thì may mắn làm sao “tình cờ” già Lưu lại đến và đưa nàng đi trốn. Chi tiết trên được ám chỉ trong câu thơ cuối: “Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân”. Trong nguyên tác câu thứ tư viết: “Xảo đắc ngộ ân nhân”, chữ “xảo” ở đây vừa có nghĩa là “khéo” vừa ám chỉ tên của Xảo Thư. 2.3.10. Lá số thứ mười (Lá số của Lý Hoàn). Lá số của nàng goá phụ Lý Hoàn vẽ hình một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đầu đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời và có mấy câu phán: “Gặp xuân đào lý quả muôn vàn Rốt cuộc sao bằng một chậu lan Nước sạch băng trong ghen ghét hão Tiếng tăm còn để lại nhân gian” [10, tập 1, tr.109]. Hình ảnh “chậu lan” trong bức họa và trong lá số ẩn tên Giả Lan, con trai của Lý Hoàn và Giả Châu – người chồng tài giỏi nhưng bạc phần vắng số. Câu thơ cho thấy tương lai Giả Lan sẽ làm rạng danh cho gia đình, khiến cho Lý Hoàn được vinh hiển “đầu đội mũ phượng” – trở thành một phu nhân cao quý. Cùng với hình ảnh ấy thì bí ẩn của cuộc đời Lý Hoàn được ám chỉ trong từng câu thơ: “Gặp xuân đào lý quả muôn vàn”, câu thơ này trong nguyên tác viết: “Đào lý xuân phong kết tử hoàn”. Từ nguyên tác, ta thấy bằng cách dùng hai từ đồng âm là “lý” và “hoàn” đã ẩn chứa tên họ của Lý Hoàn. Tên họ Lý Hoàn ẩn trong câu thơ trên giúp ta thấy rõ hơn sự tương đồng giữa cuộc đời Lý Hoàn và đào lý. Đào lý nở hoa kết trái rồi kết thúc một chu trình phát triển theo quy luật của tự nhiên. Cuộc đời của Lý Hoàn cũng thế, nàng sớm kết thúc chu trình phát triển của đời mình theo những quy luật khắt nghiệt của chế độ phong kiến: lấy chồng, sinh con, chẳng may chồng nàng mất sớm nàng đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong nỗi cô đơn hiu quạnh. Cuộc đời nàng giờ đây chỉ còn biết khuôn mình theo lễ giáo phong kiến thủ tiết, thờ chồng, nuôi con. Cụm từ “nước sạch băng trong” xem qua thì có vẻ như là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Lý Hoàn là người phụ nữ tiết hạnh, chồng mất khi nàng còn rất trẻ nhưng nàng vẫn thủy chung thủ tiết thờ chồng, nuôi dạy con nên người. Nhưng thực ra thì không phải vậy, vì tiếp theo đó là cụm từ “ghen ghét hão” cho thấy việc giữ gìn phẩm hạnh của nàng không đáng để cho người đời ghen ghét. Không những thế, câu thơ cuối: “Tiếng tăm còn để lại nhân gian” cho thấy tiếng tăm tưởng chừng như rất tốt đẹp của Lý Hoàn thực ra chỉ đáng là đề tài cho mọi người đàm tiếu, chê cười. Vì cái gọi là vợ hiền dâu thảo chỉ là hư danh không đáng được đề cao. Qua đây ta thấy Tào Tuyết Cần đã phủ định một cách triệt để và quyết liệt đối với những quy định khắt khe của lễ giáo phong kiến nhưng cách phê phán phủ định ấy lại được tác giả thể hiện rất kín đáo. Từ những quan niệm khắt khe đến mức độc ác của chế độ phong kiến, Lỗ Tấn đã có những lời phát biểu trực tiếp tố cáo những bất công vô lý mà người phụ nữ phải gánh chịu, ông cho rằng tiết liệt là một hành vi cực khó, cực khổ, không ai muốn mình phải chịu đựng, không lợi cho mình, không lợi cho người, vô ích đối với quốc gia, đối với xã hội, mà đối với nhân sinh, đối với tương lai cũng không có ý nghĩa gì cả, bây giờ không có giá trị, không có lý do tồn tại nữa rồi. 2.3.11. Lá số thứ mười một (Lá số của Tần Khả Khanh). Lá số của Tần Khả Khanh vẽ hình một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu thơ: Trời tình, bể tình là mộng ảo, Mà tội dâm kia cũng bởi tình. Đầu têu nào phải “Vinh” hư hỏng, Mở lối khơi nguồn, thực tại “Ninh” [10, tập 1, tr.109]. Tần Khả Khanh, vợ Giả Dung, con dâu của Giả Trân bên phủ Ninh. Hình vẽ cho biết Tần Khả Khanh mất do treo cổ tự tử. Nhưng trong tác phẩm, ta thấy Tào Tuyết Cần đã sửa lại kết cục của nàng. Vì thế, cái chết của Tần thị đã trở thành một nghi án mà đến bây giờ nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn tranh luận không thôi. Phân tích lá số của nàng, câu đầu tiên “trời tình bể tình” cho thấy tình yêu nam nữ chỉ là mộng ảo, hoang đường. Câu thơ thứ hai ngầm chỉ mối quan hệ bất chính, được gọi tên là “tội dâm” cũng do từ chữ “tình” mà ra. Trong lá số tiền định này, thông qua số phận của Tần Khả Khanh, tác giả đã phơi bày hiện thực xấu xa thối nát trong gia đình quý tộc phong kiến. Những kẻ ngụy quân tử trong phủ Giả, lúc nào cũng mũ cao áo rộng, đạo mạo, uy nghiêm, nói ra toàn những lời đạo đức, chữ nghĩa của thánh hiền nhưng thực ra đều là một lũ ba hôi tiểu thúc, cắp gà trộm chó, thú đội lốt người. Cuộc sống hoang dâm vô xỉ ở phủ Ninh là do bọn đàn ông xấu xa gây ra mà Tần Khả Khanh chính là một nạn nhân tội nghiệp. Tần Khả Khanh chỉ là một người con gái yếu đuối, thân cô thế cô, nàng giống như một thứ đồ chơi trong phủ Giả, cuối cùng sa vào hố sâu lầm lỗi. Đối với cảnh ngộ bất hạnh của Tần Khả Khanh, trong lá số dường như tác giả đã phê phán nàng một cách nghiêm khắc nhưng nếu tìm hiểu kỹ cuộc đời bất hạnh của Tần Thị ta dễ dàng nhận ra tác giả đã gửi vào đó sự đồng cảm sâu sắc. Mười một lá số của thập nhị kim thoa cho thấy không một ai có được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Mong ước bình thường của con người từ xưa đến nay là có một chỗ dựa an toàn, có một hạnh phúc cỏn con nhưng khó thành hiện thực. Số phận bi kịch của những cô gái xinh đẹp, tài hoa trong tác phẩm cũng có thể là số phận của nhiều người trong cuộc đời: mất chồng, góa chồng, buộc phải chia sẻ tình yêu với người phụ nữ khác, bị hành hạ, sống trong cô độc, bất hạnh, phải chôn vùi hạnh phúc và tuổi thanh xuân của đời mình … Những lá số tiền định gây cho người đọc có cảm giác sai lầm rằng tất cả những người con gái bất hạnh này đã được số mệnh định sẵn. Bên cạnh đó, vào những thời điểm quan trọng, khi các nhân vật nơi trần thế không tuân theo định mệnh, không hành động đúng như sự chỉ định của số mệnh thì lúc ấy sẽ xuất hiện những “đại sĩ”, “chân nhân”, họ trực tiếp can thiệp vào, khiến cho nó đi theo con đường đã định sẵn. Nhưng thực ra những tuyến hư ảo cũng như thuyết định mệnh đã bị tuyến thực, hiện thực cuộc sống áp đảo và đạp đổ. Vì cuộc sống của nhân vật trong thế giới hiện thực mới chính là chủ thể của Hồng lâu mộng. Chương 3: THẬP NHỊ KIM THOA TRONG THẾ GIỚI HIỆN THỰC Về thế giới nghệ thuật trong Hồng lâu mộng, có nhiều nhận định khác nhau. Có ý kiến cho rằng trong Hồng lâu mộng có thế giới tươi trẻ vô tư lự của Bảo Ngọc cùng các chị em đối sánh với thế giới đầy toan tính của các bậc huynh trưởng trong gia tộc, hay có thế giới tù túng giữa bốn bức tường phủ Giả đối sánh với thế giới rộng mở trong tâm tưởng một số nhân vật … Nhìn chung, có thể thấy các ý kiến thường phân chia “thế giới Hồng lâu mộng” thành hai mảng: thế giới hiện thực và thế giới lý tưởng, trong đó, hiện thực càng xấu xa đen tối, lý tưởng càng trở nên vừa đẹp đẽ vừa xa vời. Cách phân chia như thế đều có lý lẽ riêng của nó. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không lấy thế giới hiện thực để kiểm chứng những gì đã được nói đến trong những lá số tiền định mà muốn thông qua thế giới thực để thấy nguyên nhân chủ yếu gây nên số phận bi kịch của các kim thoa. 3.1. Thập nhị kim thoa – những nhân cách lý tưởng “song tính đồng thể”. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng là tác phẩm có khuynh hướng tôn sùng nữ giới, phê phán nam nhân. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, ta thấy Tào Tuyết Cần không miêu tả hai giới theo hai cực đối lập. Nghĩa là đồng thời với việc tôn sùng nữ giới thì tác giả cũng không hoàn toàn phủ định giá trị của nam giới. Đặc điểm này chúng ta có thể nhận thấy qua cách sáng tạo nhân vật độc đáo – kiểu nhân vật lưỡng tính – thể hiện nhân cách lý tưởng các thiếu nữ trong Hồng lâu mộng. Trong Hồng lâu mộng, Giả Bảo Ngọc tôn sùng nữ giới không chỉ ở ngoại hình xinh đẹp mà chàng còn ngưỡng mộ và khâm phục họ ở tâm hồn trong sáng, thuần phác cùng với tài năng và trí thông minh vượt trội nam giới. Mặt khác, ta thấy Giả Bảo Ngọc không thích những người đàn ông dâm ô trác táng đồng thời càng căm ghét những con mọt ăn lộc nhưng chàng lại khá thân thiết với một số người như: Tần Chung, Tưởng Ngọc Hàm, Liễu Tương Liên và Bắc Tĩnh Vương Thủy Dung. Những nam nhân này có điểm chung là dung mạo tuấn tú, tính tình nhũn nhặn như nhi nữ. Qua đó có thể thấy Bảo Ngọc ca ngợi, thích giao du với những người có đặc trưng tính cách của cả hai giới, điều này cũng thể hiện nhân cách lý tưởng của song tính đồng thể. Song tính đồng thể là một mô hình nhân cách lý tưởng mà nhân loại mơ ước. Thần thoại Hy Lạp cho rằng con người thời cổ có ba loại: nam, nữ và người gồm cả hai giới tính trên. Trong ba kiểu người ấy thì người thứ ba là hoàn mỹ nhất vì họ có được những ưu điểm của cả hai giới. Trong thần thoại Sáng thế kỷ của người Do Thái thì kể rằng Thượng đế lấy thân mình tạo ra hai giới tính đàn ông và đàn bà. Cho nên, người theo giáo phái Do Thái thần bí cho rằng đàn ông và đàn bà đều là hình tượng của Thượng đế, đều đó cho thấy, Thượng đế có cả hai giới tính nam và nữ. Do đó, song tính đồng thể cũng là một đặc trưng nhân cách hoàn thiện của con người nơi vườn địa đàng. Hồng lâu mộng đã phá vỡ quan niệm “nam tôn nữ ti” truyền thống nhưng không vì thế mà bước hẳn sang một cực đối lập khác là ca ngợi một cách đơn giản quan niệm mới “nữ tôn nam ti”, lấy nữ tính làm tiêu chuẩn để đánh giá văn minh nam giới, lấy nữ tính làm trung tâm để miệt thị nam giới. Nhìn bề ngoài ta thấy tác phẩm dường như chỉ ca ngợi nữ giới nhưng thật ra trong tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm, tác giả đã chọn những ưu điểm của nam giới để bổ sung cho những khiếm khuyết của nhân cách nữ giới. Có thể nói trong vô thức, tác giả đã sáng tạo nên một lớp người phụ nữ mới, sáng tạo ra một thời đại mới, xóa bỏ sự xung đột và đối lập giữa hai giới, tạo nên một sự kết hợp hoàn thiện. Đó là sự bình đẳng một cách lý tưởng giữa hai giới. Trong quá trình triển khai tác phẩm, hoặc minh hoặc ám, ta thấy rất nhiều lần tác giả đã nhấn mạnh đến sắc thái nam tính hóa trong nhân vật nữ. Tào Tuyết Cần khi miêu tả vẻ đẹp của người con gái ông luôn chú trọng đến thần thái và khí chất tâm hồn thể hiện qua phong thái của nhân vật. Đặc biệt là hai nhân vật nữ được tác giả ưu ái và dành cho nhiều bút mực như Bảo Thoa và Đại Ngọc, tác giả nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tâm hồn, tính cách mà ít miêu tả ngoại hình.Vẻ đẹp của họ được ngợi ca ở chỗ không tô vẽ, không son phấn nhưng vẫn nổi bật bởi vẻ thoát tục, mộc mạc, tự nhiên. Lần đầu tiên khi Đại Ngọc xuất hiện, Tào Tuyết Cần miêu tả ngoại hình của nàng thông qua cái nhìn và cách cảm nhận của Bảo Ngọc, qua đó nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp thoát tục, sự thông minh nhạy cảm, trí tuệ mẫn tiệp. Bảo Thoa hiện lên qua cái nhìn của Bảo Ngọc là người con gái bình dị không phô trương, trang phục nàng mặc nửa mới nửa cũ, bản thân nàng cũng toát lên vẻ thanh nhã, tự nhiên. Là một tiểu thư con nhà quý tộc nhưng nàng sống rất giản dị, thanh đạm. Đó cũng là đặc trưng khí chất tinh thần của Bảo Thoa. Việc Tào Tuyết Cần miêu tả trang phục của nữ giới đã thể hiện đặc trưng thông thường của nữ tính và chủ trương việc cải dạng nam trang làm cho nữ giới càng thêm xinh đẹp. Phương diện này tập trung thể hiện ở nhân vật Sử Tương Vân. Tào Tuyết Cần để Tương Vân xuất hiện trước mắt mọi người trong dáng điệu của một trang nam nhi với trang phục ngộ nghĩnh. Thế mà mọi người không chê lại còn khen nàng : “Cô ấy thích mặc kiểu cậu bé, vì kiểu ấy trông sắc sảo lanh lợi hơn là kiểu cô bé”[10, tập 3, tr.172]. Thông qua hình ảnh Tương Vân, Tào Tuyết Cần tập trung thể hiện khí chất nam nhi trong nhân vật một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Miêu tả cách phục trang, Tào Tuyết Cần đã thể hiện đặc điểm nam tính hóa giúp ta thấy rõ đặc trưng tính cách hào sảng của Tương Vân. Bên cạnh việc miêu tả trang phục thì cách đặt tên nhân vật nữ cũng cho thấy sắc thái nam tính trong đó. Hồi thứ hai, tác giả đã mượn lời đối thoại giữa hai nhân vật Giả Vũ Thôn và Lãnh Tử Hưng để giới thiệu về hai phủ Ninh, Vinh. Nhân đó đề cập đến cách đặt tên cho con cháu của gia tộc này. Sau khi nghe Lãnh Tử Hưng kể về các vị tiểu thư trong gia đình họ Giả, Giả Vũ Thôn nói: “Nhà họ Chân thì lại hay nữa, tên con gái cũng đặt như con trai, chứ không như các nhà khác thường dùng những chữ đẹp như “Xuân” “Hồng” “Hương” “Ngọc”. Sao nhà họ Giả lại còn theo cái lối cũ ấy?” [10, tập 1, tr.58]. Nghe thế, Lãnh Tử Hưng đã giải thích cách đặt tên con và cháu gái trong gia tộc họ Giả: Không phải thế. Chỉ vì cô lớn sinh vào ngày mồng một tháng giêng; đặt là Nguyên Xuân, nên các cô sau cũng đặt theo chữ “Xuân”. Còn hàng trên thì con gái cũng đặt tên theo như con trai. Này nhé: vợ chồng ông chủ nhà họ Lâm mà tiên sinh ngồi dạy học là em ruột Giả Xá và Giả Chính bên phủ Vinh, khi chưa lấy chồng đặt tên Giả Mẫn. Nếu tiên sinh không tin, cứ về hỏi kỹ lại xem [10, tập 1, tr.58]. Cách giải thích của Lãnh Tử Hưng cho thấy nhà họ Giả cũng thích dùng tên con trai để đặt cho con gái. Không chỉ gia trưởng trong gia đình có cách đặt tên cho con cháu như thế mà ngay cả các thiếu nữ trong Đại quan viên khi mở thi xã Hải Đường, họ cũng học đòi theo các văn nhân chọn riêng cho mình những biệt hiệu để gọi nhau cho có vẻ tao nhã. Chính Đại Ngọc là người đưa ra ý kiến ấy, nàng nói: “Đã định mở thi xã thì chúng ta sẽ là thi nhân cả, trước hết nên bỏ tiếng xưng hô “chị, em, chú, mợ” đi mới không tục”[10, tập 2, tr.285]. Bên cạnh việc nam tính hoá nữ giới thông qua trang phục, cách đặt tên, thì hoàn cảnh sống, thói quen và sự giáo dục của gia đình cũng ảnh hưởng đến tính cách của những nhân vật nữ và góp phần tạo nên khí chất nam tính trong các nhân vật này. Người đầu tiên phải kể đến là Lâm Đại Ngọc, tác giả giới thiệu về hoàn cảnh sống và quan điểm giáo dục con cái của cha nàng là Lâm Như Hải đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách của nàng: Như Hải đã bốn mươi tuổi, có một con trai lên ba, mới chết năm ngoái. Dẫu có nhiều vợ lẽ nàng hầu, nhưng số hiếm hoi chẳng làm thế nào được. Chỉ có vợ cả là họ Giả sinh được một con gái, tên gọi Đại Ngọc, mới lên năm. Vợ chồng nâng niu như hòn ngọc trên tay. Thấy con thông minh tuấn tú, Như Hải cho đi học như con trai, sớm tối đỡ hiu quạnh [10, tập 1, tr. 44]. Lâm Đại Ngọc đứng đầu trong Kim lăng thập nhị kim thoa chính sách, nàng có nét yêu kiều diễm lệ riêng cùng với những đặc trưng riêng biệt ít lẫn vào những nhân vật khác, thể hiện qua dáng đi đứng liễu nghiêng trước gió. Nàng lại là người nhiều bệnh hay khóc. Đó là những đặc trưng rất nữ tính. Có thể thấy so với những thiếu nữ khác trong Đại Quan viên, nàng là nhân vật mang nhiều nữ tính nhất. Nhưng Lâm Đại Ngọc lại là người được Tào Tuyết Cần gán cho tố chất văn hóa nam tính ngay từ khi còn bé. Đó là Đại Ngọc có tư chất thông minh nên lúc bé đã được cha cho đi học như con trai. Cùng xuất hiện bên cạnh Đại Ngọc là Tiết Bảo Thoa một giai nhân phong kiến mẫu mực, tài hoa, uyên bác, không sách nào không thông. Thế nhưng nàng chỉ chú trọng thêu thùa may vá, công dung ngôn hạnh. Những đức tính ngoan hiền, hiếu thảo, chăm chỉ thêu thùa, chăm lo việc nhà của Bảo Thoa không hẳn là bản tính bẩm sinh của nàng mà một phần do hoàn cảnh gia đình, do cách giáo dục của gia đình. Nà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN002.pdf