Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . . . . 1

NỘI DUNG . . .10

Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN

KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .10

1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả . .10

1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học .10

1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học . .10

1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học . .13

1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình t ượng tác giả trong văn học. . . . 16

1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22

1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận . . .22

1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn . . .23

1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới . .24

1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .24

1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới . .28

Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI . .33

2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo . .34

2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế . . .44

2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích . . .53

Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ

THÀNH HÌNH TƯỢNG . .67

3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong

truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới . .67

3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ . .69

3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào . .75

3.1.3. Giọng điệu tranh biện . .80

3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý . .88

3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng . .95

3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba . .97

3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất . .103

KẾT LUẬN . . .112

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .115

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chỉ mang vẻ buồn, tê tái mà đôi lúc thiên nhiên còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng. Đó là những trang văn ông viết về Hà Nội. Sự tinh tế sắc sảo trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải được thể hiện rõ nét trong những đoạn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội vào thu, vào xuân: "Dạo ấy cũng vào cuối thu, là mùa thu đẹp nhất của Hà Nội. Đạp xe dọc đường Nguyễn Du vào buổi chiều, nhìn lên các tán lá cây chợt thấy vàng rực, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 vừa có chút nắng vừa có chút sương và gió thổi vào mặt đã hơi lạnh. Người như nhỏ lại, mặt đường như rộng ra và các biệt thự ẩn mình trong các vòm cây trở nên cổ kính và bí mật.." (Nghệ nhân ở làng). "Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi gió tạt qua mặt. Một chút mưa bụi bay lây rây như có như không. Trời hơi tối, đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những sắc màu tươi tắn". "Cảnh nhập vào thơ nhập vào hạ, gợi lên cái bâng khuâng khôn tả của người ngắm cảnh. Phía xa có một mảng tường cũ, lở lói một cách cố ý, phủ lên một lượt cây vẩy ốc xanh rì. Một cây mai trắng, trời càng rét hoa càng nhiều, trắng như tuyết, không có một cái lá nào không còn một chút tục nào, ngạo nghễ với gió bấc, nó là Hàn mai" (Đất kinh kỳ). "Những tiếng rao hàng ăn Hà Nội vào lúc mờ sáng và lúc đêm xuống, người giọng gắt, người giọng khàn, có giọng lại lảnh lót như hát, là những cung bậc không có cách gì có thể quên được của một giọng Hà Nội thời thơ ấu..." (Một giọt nắng nhạt). Đọc văn ông người ta cảm nhận sâu sắc hương vị của Hà Nội mùa thu. Cái se lạnh của tiết thu, cái vàng rực của chút nắng buổi chiều, sương và gió. Mùa thu đã đẹp, mùa xuân Hà Nội còn đẹp hơn lung linh hơn bởi làn mưa bụi lây rây. Chỉ có xa Hà Nội và khao khát mãnh liệt được trở về với Hà Nội thì Nguyễn Khải mới có thể miêu tả về Hà Nội hay đến như vậy. 2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích Ngay từ khi mới bước vào nghề viết Nguyễn Khải đã xác định cho mình sứ mệnh cao cả: Đem văn chương nghệ thuật phục vụ con người và cuộc sống. Nếu ở những sáng tác thời kỳ đầu, cái nhìn của nhà văn về cuộc sống còn có phần giản đơn thì ở thời kỳ sau cái nhìn ấy đã trở nên đa chiều, đa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 diện. Cuộc sống trong cái nhìn của nhà văn, giờ đây, không còn là một đường thẳng, nhất nhất đi theo một hướng mà nó toả ra muôn ngả với rất nhiều ngõ ngách quanh co. Con người cũng không còn suy nghĩ một chiều giản đơn mà tất cả mọi thứ đã trở nên xù xì, góc cạnh biến hoá bí ẩn. Nguyễn Khải đã tập trung cao độ mọi tâm lực vào việc trình bày trước người đọc một chân dung cuộc sống đa chiều, phức tạp, phong phú, với những "phía khuất mặt người", hay những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Xác định như thế, nên cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống và con người của Nguyễn Khải thời kỳ này là một cái nhìn giàu tính phân tích. Vẫn dựa trên nền tảng vững chắc của một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, sắc cạnh, có chiều sâu, những năm đổi mới, cái nhìn giàu tính phân tích về con người và cuộc sống của Nguyễn Khải có phần thâm trầm, hồn hậu, thắm thiết yêu thương hơn. Cái nhìn ấy xuất phát từ một tấm lòng tin yêu và tha thiết gắn bó với cuộc đời. Nếu như trước đây, Nguyễn Khải luôn quan tâm tới con người trong mối quan hệ với chính trị, thì giờ đây ông soi chiếu con người trong hiện thực từ mọi góc độ: gia đình, nghề nghiệp và con người trong mối quan hệ với chính bản thân nó. Với cái nhìn giàu tính phân tích, Nguyễn Khải nhìn cuộc sống và con người ở chiều sâu khám phá, với khát vọng kiếm tìm chân lý đời sống ở những tầng, những vỉa ẩn ngầm mà trước đây vì nhiều lý do chúng chưa thể được phát hiện. Nếu như Nguyễn Minh Châu theo đuổi những "hạt ngọc" ẩn dấu ở bề sâu tâm hồn người thì Nguyễn Khải đi tới xác lập nhân cách con người trước những tình thế lựa chọn của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn luôn gắn liền với những cách nhìn, những quan niệm sống nhất định. Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ con người đã lựa chọn cái gì mà còn ở chỗ anh ta lựa chọn như thế nào, và dám sống với sự lựa chọn của mình đến đâu? Trong quan niệm của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Nguyễn Khải, không phải bao giờ con người cũng tìm thấy sự hoà hợp với thời thế, vì thế phải tìm cách ứng xử cho thích hợp. Trước hết ta bắt gặp sự lựa chọn của những con người có nhân cách tự do, họ có đủ quyền để tự quyết định số phận, con đường đi của đời mình như nhân vật ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), ông Hai (Sư già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu)... Những nhân vật lão thành cách mạng đã từng một thời xông pha lửa đạn, giờ đây họ sẽ sống thế nào, lựa chọn cách sống cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước ra sao ? Đó là điều mà Nguyễn Khải quan tâm và dành nhiều tâm sức phân tích, nghiên cứu. Cách sống của ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười) thật đáng khâm phục. Những năm đầu sau giải phóng miền Nam, cuộc sống còn bao bộn bề, khó khăn, không ít phiền toái. Một người có công trong kháng chiến như ông Ba lại bị nghi vấn, bị gây khó dễ. Giải phóng miền Nam, ông trở về quê, lên trình diện xã "chẳng giấy má mà cũng không khai báo gì hết". Bị chủ tịch xã mới hăm lăm, hăm sáu tuổi căn vặn, hăm doạ, thậm chí ức hiếp, bà vợ ông uất ức bảo ông trình giấy nói thật công lao với cách mạng nhưng ông lại nghĩ khác "làm việc cho cách mạng là cái nghĩa vụ ở đời, là theo cái lương tâm chứ không cốt làm để mai này kể công, hưởng lợi" [21,tr.153]. Một nhân cách như thế thật đáng trân trọng. Nhà văn đã ca ngợi ông: "Cái tiềm lực tinh thần của ông già lớn thật. Người mạnh như thế cứ rẽ sóng, rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng. Thoạt nghe tưởng là có số may, nghe rồi ngẫm nghĩ chỉ những người thật mạnh mới tạo được cho mình những may mắn đến hiếm có" [21,tr.153]. Nhân vật ông Hai (Sư già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu) lại có sự lựa chọn riêng. Nhân vật đã thoát ra khỏi những danh lợi phù vân rất nhẹ nhàng, trở về với cuộc sống đời thường bên cạnh con cháu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Viết về sự lựa chọn của những con người bình thường, Nguyễn Khải cũng thấy ở họ những nhân cách sống đẹp đẽ. Trước sự thay đổi của thời thế, họ sống hợp thời mà không xu thời. Nhân vật Hiền (Một người Hà Nội), Bà cô (Nếp nhà), người vợ của nhà văn Trần Dần (Người vợ)..., đều là những người phụ nữ đáng để ta nể trọng. Họ đã vượt qua được cái hỗn tạp, xô bồ của cuộc sống để khẳng định và ổn định một nền nếp gia phong vững bền. Bà Hiền (Một người Hà Nội) là một người phụ nữ rất nhạy cảm, thức thời. Người phụ nữ xinh đẹp, khôn khéo và rất nhạy bén với thời cuộc lại chọn cho mình người chồng là ông giáo tiểu học. Khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bà đã nhận thức rõ: "Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục nên tao cũng chỉ cần đủ ăn" [21,tr.189]. Sau này khi tiễn các con lên đường ra trận, bà hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước trong thời đại mới: "Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì" [21,tr.192]. Ở tuổi 70, nhìn cây đa cổ thụ trước đền Ngọc Sơn bật rễ vì bão, bà đã nghĩ ngay đến điều xấu, đến sự ra đi của một thời. Bà hiểu rằng: "Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ" [21,tr.198]. Phải có một tâm hồn lạc quan, khoẻ khoắn mới có đựơc những suy tư ấy sau bao trải nghiệm. Bà cô (Nếp nhà) tạo dựng cho gia đình mình một nền nếp vững chãi. Bà là người biết giữ gìn sự êm ấm hạnh phúc của gia đình mình như "cảng trong cơn bão" mà mọi biến động của xã hội không thể lay chuyển được . Chị Khuê (Người vợ) "một đời nhẫn nhục gánh chịu tai hoạ vì những người thân yêu". Chị đã phải sống những năm tháng dài dằng dặc, âm thầm nuốt nước mắt vào trong để giữ được sự ổn định tinh thần và vật chất cho gia đình. Ở người phụ nữ ấy luôn có một niềm tin dai dẳng: "Sông có lúc, người có lúc, không ai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 sướng mãi, cũng không ai khổ mãi, miễn là các con phải được ăn học". Tất cả sự tần tảo ấy đều vì chồng vì con. Sự hy sinh dường như là thiên tính của người phụ nữ. Trong cách nghĩ của Nguyễn Khải, những con người có cách lựa chọn đúng đắn là khi họ biết sống với những gì rất đời thường, sống cho mình, cho người thân. Đó là cách sống đúng đắn phù hợp với thời đại mà không hề vị kỷ cá nhân. Thể hiện vấn đề đó, nhà văn đã nhìn con người trong tính đa dạng, toàn vẹn của đời sống xã hội. Cái nhìn giàu tính phân tích của ngòi bút Nguyễn Khải còn soi chiếu cuộc đời, số phận những "người gặp hằng ngày" trong mối quan hệ gia đình. Với Nguyễn Khải, viết về những số phận, những mảnh đời bất hạnh cần được cảm thông đã trở thành niềm trăn trở, như có lần tác giả đã bộc bạch: "Cuộc đời của những con người bé nhỏ với những nỗi buồn, lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời. Cho đến tận bây giờ những số phận bất hạnh, những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu trong nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi. Bởi ở đó tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại những người thân thiết nhất của tôi" [41]. Ở giai đoạn trước nhà văn quan tâm nhiều đến số phận, hạnh phúc của những người lao động như chị Đào, bé Tấm, cô Thoa... Cuộc đời họ chỉ thực sự hồi sinh khi được sống trong một môi trường tập thể lành mạnh, giàu lòng nhân ái của những người lao động. Ở những truyện ngắn thời kỳ đổi mới, tác giả quan tâm đến số phận, hạnh phúc của những con người ở nhiều dạng khác nhau: có những số phận là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, họ rơi vào bi kịch của những gia đình tan vỡ, buồn tẻ; có những số phận vượt lên hoàn cảnh để tự khẳng định bản lĩnh của mình trong cuộc đời. Trước tiên là những con người bất hạnh - nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Một trong những cuộc đời bất hạnh ấy là hai ông cháu (Ông cháu). Bước chân đưa họ từ vùng quê nghèo Thanh Hoá đói kém mất mùa về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 đây - đất kinh kỳ - mong kiếm được việc làm, tìm được một cuộc sống mới cho thằng cháu nội. Người ông vì tương lai của đứa cháu mà chọn cho mình một cách giải quyết đau đớn. Sự ra đi của người ông trong lúc đang bệnh nặng, trong tiết trời đông lạnh giá thể hiện sự hy sinh cao thượng vì người thân. Hình ảnh đứa cháu trai cứ chiều đến lại nhìn ra phía cửa quán ngóng ông, rồi nhiều đêm như thế nó chờ đợi khắc khoải, và tiếng gọi "Ông ơi" chìm vào cái mênh mông của đêm tối... đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng người. Giống như ông lão, bà lão trong Mẹ và các con cùng chịu số phận như thế. Bà Mão phải sống dưới cái "vòm cửa nhà cơ quan", phải tự mưu sinh bằng nghề bán các cây thuốc nam cho các của hàng mua dược liệu. Bà có những đứa con thành đạt do chính tay bà nuôi nấng bằng công việc quét rác của mình. Nhưng các con bà không muốn nuôi bà, chúng tìm cách đẩy bà về quê sống một mình chỉ vì lý do đơn giản: Trước kia bà quét rác, chúng sợ sống cùng làm ảnh hưởng đến các cháu. Mặc dù bị đối xử như vậy, nhưng bà vẫn luôn luôn nghĩ đến con, đến cháu: "Sống không lo cho con cho cháu thì sống để ăn hại giời à ? Sống thế thì tôi chả thiết" [19,tr.427]. Với cái nhìn giàu tính phân tích, Nguyễn Khải đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ của các thành viên trong gia đình để từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy rằng: Có những gia đình, hạnh phúc của họ chỉ là bề ngoài, chỉ là hạnh phúc hờ, thực chất cuộc sống ấy căng thẳng và đầy áp lực. Gia đình Dũng trong Người của nghề là một gia đình như thế. Gia đình ấy chỉ có hai vợ chồng, một đứa con và một bà mẹ mới ở quê ra. Tưởng rằng những con người ruột thịt của nhau sẽ sống chan hoà, đầm ấm, yên vui. Thế nhưng, sự chênh lệch về tuổi tác, sự khác nhau về nếp sống của những con người có những nền tảng văn hoá khác nhau chính là nguyên nhân cơ bản đẫn đến không khí ngột ngạt trong gia đình Dũng. Vợ Dũng không chấp nhận bà Tuất vì: "Quê không ra quê, tỉnh không ra tỉnh, ăn nói ẩm ương ấm ớ cứ như bà dở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 người, rõ chán". Giữa hai người, bên là vợ bên là mẹ, Dũng không thể dung hoà được cả hai. Anh phản ứng rất hời hợt. Giải pháp duy nhất nhưng tiêu cực cho gia đình ấy là bà Tuất về quê sống với nghề làm tương của mình. Gia đình bà Tuất, bà Mão và gia đình hai ông cháu là gia đình thuộc nhiều thế hệ. Có thể vì thế mà khó dung hoà. Thực tế, để dung hoà các mối quan hệ mỗi người chỉ cần bỏ đi một chút thói ích kỷ của mình thì mọi người sẽ sống hạnh phúc hơn. Nếu như vợ Dũng tôn trọng mẹ chồng một chút, có lẽ bà Tuất có thể sống an nhàn - đó là điều hạnh phúc của bất cứ người già nào. Nếu các con bà lão nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ mình thì chúng đã không đối xử với bà Mão như vậy. Nếu như con dâu ông lão mở rộng lòng mình ra, cùng ông nuôi dạy những đứa cháu khôn lớn san sẻ gánh nặng của cuộc sống thì ông lão đã không phải đưa đứa cháu ra tận chốn Hà Thành kiếm ăn. Miêu tả cuộc đời, số phận và mối quan hệ của con người trong mối quan hệ gia đình, bằng cái nhìn giàu tính phân tích, Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề của đời sống, gợi sự suy ngẫm ở người đọc về con người và cuộc sống. Quan tâm đến số phận con người trong cuộc đời, ngòi bút Nguyễn Khải đạt tới chiều sâu nhân bản đáng quý. Cái nhìn của nhà văn về con người được mở ra nhiều chiều, toàn vẹn hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải luôn đặt các nhân vật của mình trong sự lựa chọn. Và phần lớn các nhân vật của nhà văn đều lựa chọn trong hy sinh. Bà Tuất trong Người của nghề, bà Mão trong Mẹ và các con, ông lão trong Ông cháu phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc có hoặc không sống với con cháu mình, trong mái nhà mình. Đó là sự lựa chọn đau đớn bởi họ đã ở vào cái tuổi "gần đất xa trời". Nhưng nhà văn đã sưởi ấm niềm tin của họ vào cuộc sống. Sự hy sinh của những con người ấy đều vì con vì cháu, để con cháu được sống hạnh phúc. Bà Mão quan niệm: "Con cái có thể quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có mẹ nào bỏ con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 cái, có phải dóc thịt nuôi con cũng chẳng từ. Chứ mẹ chỉ biết lo cho cái thân mẹ chả hoá ra nước chảy ngược à" [19,tr.428]. Lời nói của bà lão cũng là triết lý muôn đời của cuộc sống. Cái nhìn giàu tính phân tích nhà văn còn soi chiếu để phát hiện bản lĩnh sống và tiềm lực tinh thần của những con người quyết tâm chống lại hoàn cảnh. Đó là những con người vượt lên mọi thử thách, đứng vững trong cuộc sống, các nhân vật trong các tác phẩm: Một bàn tay và chín bàn tay; Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức... Trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Nguyễn Khải viết về một gia đình thương binh nghèo, luôn bị cái đói ám ảnh. Đó là gia đình của anh thương binh Toàn, chồng bị mù cả hai mắt, vợ là y tá buộc phải nghỉ hưu. Họ có ba đứa con thơ. Ấy thế mà tiếng cười vẫn thấp thoáng trên môi họ, cái không khí vui vẻ vẫn diễn ra hằng ngày. Hạnh phúc là một cách sống, một quan niệm sống, đó là sự hy sinh, chia sẻ và hết lòng yêu thương nhau. Cái nền vững chắc ấy đã xây dựng được một hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc và lâu bền. Chính hạnh phúc ấy đã là một động lực giúp hai vợ chồng vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Còn đối với gia đình anh thương binh trong Một bàn tay và chín bàn tay. Họ là những con người khốn khổ chịu những vết thương và sự tàn phá của chiến tranh trên cơ thể. Hai vợ chồng nhưng chỉ có được một bàn tay còn lành lặn. Anh và vợ đều là thương binh mất sức lao động. Nhưng hạnh phúc đã nằm trong tay họ. Đó là những đứa con ngoan ngoãn, biết vâng lời, là một cơ ngơi khang trang, là sự hoà thuận thương yêu giữa hai vợ chồng và con cái. Hạnh phúc của họ có được là do cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, họ là những con người giàu nghị lực và có niềm tin. Câu chuyện của anh Nghinh và chị Kiếm kết thúc như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khi chúng ta chứng kiến họ sống một cuộc đời thật đẹp, thật hạnh phúc với những đứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 con đẹp đẽ như cái tuổi thanh xuân họ đã đi qua. Ngắm nhìn hạnh phúc của gia đình ấy, nhà văn như chợt thức ngộ về lẽ sống ở đời và thốt lên: "Cứ nhìn xem hai cái thân xác đã bị đốt cháy, đã bị băm nát, chỉ còn đợi thành bọ, thành bùn rồi mà vẫn hồi sinh được, vẫn làm cho mình trở thành bất tử bằng dòng giống của mình, bằng sự nghiệp của mình và bằng một tình yêu không dễ mấy ai quên" [19,tr.349]. Trong những sáng tác của Nguyễn Khải, ta thấy nhà văn còn dành những tình cảm trân trọng cho những con người không cam chịu chấp nhận cuộc sống tù túng, quẩn quanh, tẻ nhạt. Cô Lượm trong truyện ngắn Đất mỏ là một người không chấp nhận một cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu. Cô ở nhờ gia đình một người thợ mỏ, cuộc sống gia đình của họ lặng lẽ, buồn tẻ, mọi người trong gia đình chỉ biết sống lặng im như cái bóng. Một ngôi nhà tẻ ngắt và buồn, bởi vì: "Là một gia đình nhưng không có cái vui cái buồn chung, không có sự tính toán chung nên cũng không có câu chuyện chung" [19,tr.359]. Khi Lượm ở với gia đình người thợ mỏ, cô đã đem đến một luồng gió mát cho các thành viên trong gia đình: "Bà cụ đi lại nhẹ nhàng, nói cười luôn miệng (...) Ông cười nói tự nhiên, không bị cụt hơi, cũng không thở gấp và đã bắt đầu hay nói (...) Anh thở dài rất nhỏ, nước mắt như muốn ứa ra, vì đã nhớ rồi, đã lo sợ rồi, hình như cô ấy sẽ không bao giờ trở lại nữa" [19,tr.363]. Mặc dù Lượm không muốn xa gia đình người thợ mỏ, nhất là xa người con trai. Nhưng "em không thể, anh ơi. Em chưa yêu ai bao giờ nhưng em vẫn không thể yêu anh, không thể làm vợ anh" [19,tr.367]. Bởi vì cuộc sống ở đây: "mọi cái vui buồn đều có thể biết trước, giống hệt như những người đi trước...". Cô không muốn "đưa đầu vào cái cạm bẫy êm ái, ngọt ngào của một tổ ấm hạnh phúc đã được chuẩn bị sẵn". Vậy thì Lượm muốn gì ? Cô "muốn đến một vùng đất mới, sống trong một hoàn cảnh mới, tự mình phải lựa chọn, phải quyết định, không phụ thuộc vào bất cứ ai". Dù biết rằng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 "Với phụ nữ, sự lựa chọn hình như chỉ có được một lần. Lầm lỡ một lần là cả đời phó mặc cho may rủi, cho số phận". Điều này đã giải thích vì sao ở cuối tác phẩm, cô Lượm đã quyết định ra khỏi gia đình ấy. Cô ý thức được sự nhàm chán của cuộc sống nơi đây. Cô không muốn bó mình trong sự nhàm chán ấy. Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Bình khẳng định: "Chỗ khác người và hơn người của Nguyễn Khải không chỉ ở sự quan tâm "tính vấn đề", "nghĩ bằng vấn đề "... Điều quan trọng nằm ở chỗ ông biết nhìn ra "vấn đề", nơi người khác không thể thấy" [4,tr.133]. Quả là, Nguyễn Khải luôn gây được ở người đọc sự ngạc nhiên, thú vị và thán phục về tài phát hiện ra "những vấn đề ẩn sau các sự vật, hiện tượng tưởng như thật quen thuộc". Tầng lớp trí thức nhà văn, nhà báo xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Khải với những suy tư, trăn trở và đấu tranh khá gay gắt trong tư tưởng trước thời cuộc để khao khát giữ được cái tâm thiện, giữ được nhân cách giữa dòng đời còn nhiều nghịch lý. Vấn đề người trí thức cũng là mối quan tâm của nhiều tác giả như Nam Cao, như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng...Bởi họ trí thức "như là thước đo của dân trí và văn hoá, trở thành nơi gửi gắm thích hợp nhất sự tự ý thức của văn học" [34,tr.223]. Viết về người trí thức, Nguyễn Khải thường chú ý đến sự lựa chọn con đường đi của họ trước những biến chuyển của thời cuộc. Nhà văn từ chỗ dự cảm về tính phức tạp của đời sống đến chỗ ý thức rành rõ về con người lạc thời. Cái nhìn giàu tính phân tích của nhà văn đã phanh phui vào một khía cạnh của đời sống xã hội đó là hiện tượng lạc thời của một bộ phận trí thức trước dòng đời sống. Những con người này dường như đã không tìm thấy chỗ đứng của mình trong đời sống hiện tại. Cảm giác cô đơn, lạc thời là ám ảnh mạnh mẽ nhất đối với những người từng là anh hùng một thời, những người cùng thời với Nguyễn Khải: Tú (Một thời gió bụi), nhà báo Tần (Đổi đời), ông Hợp (Người kể chuyện thuê), ông Trắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 (Lạc thời), nhà văn Hạnh (Phía khuất mặt người)... Đi sâu vào từng số phận, nhà văn muốn lý giải, truy tìm nguyên nhân vì sao lại có tình trạng này. Tú (Một thời gió bụi) luôn cảm thấy mình là người thừa khi đã đi qua một thời miệt mài, lăn lộn với nghề. Cùng một lúc Tú cảm nhận mình là "người thừa" trong cơ quan và trong gia đình. Bởi thế, Tú mới bế tắc, anh xin nghỉ hưu non để bảo toàn lòng tự trọng. Nhưng khi nói chuyện với vợ con, anh mới thực sự thấm thía cái tình thế bi kịch của mình: "Vợ anh chỉ chép miệng: đã đến tuổi nghỉ đâu mà xin nghỉ, về nhà thì ông làm được cái gì ?". Con trai anh nói với bố: "Người ta buộc phải về còn chẳng chịu về, bố lại xung phong về trước, làm thế chẳng ai khen đâu!". Tú nói như muốn giãi bày tâm sự với con: "Anh em họ không còn thương mình nữa thì ở lại làm quái gì". Con trai Tú nói: "Ở đời phải làm cho người ta sợ mình, cần mình chứ đừng mong họ thương mình. Thời nay làm gì có chuyện tình cảm mà yêu với thương". Tú hỏi: "Chuyện vợ chồng cũng thế à". Con trai: "Cũng thế, con mà không kiếm được ra tiền là con vợ sẽ chạy theo những thằng khác ngay" [16,tr.56]. Làm sao người như Tú có thể chấp nhận sự thật này, nhưng anh rõ ràng cũng không thể bác bỏ được lý lẽ của đứa con. Cuộc sống hưu trí bên cạnh vợ con thật vô nghĩa. Vợ con tất bật suốt ngày kiếm tiền còn Tú chẳng biết làm gì. Với ý định về quê sống, Tú đã trở lại mảnh đất mà bấy lâu anh luôn ấp ủ những giấc mộng đẹp đẽ và bình dị, yên ả. Nhưng chỉ vài ngày sống ở quê là anh hiểu ra tất cả. Những giá trị bền vững từ xưa trên mảnh đất này giờ đâu còn nữa. Nghĩa tình và bao giá trị văn hoá truyền thống cũng bị chi phối bởi đồng tiền. Dù có khăng khăng tin vào những giá trị bất biến, Tú vẫn buộc phải đối diện với sự thật của "thời gió bụi" không tiếng súng mà dữ dội tới mức làng quê yên tĩnh, giờ "không còn một dấu tích nào", chỉ còn lại "một quần thể" "sống với cái hôm nay, với những khao khát, thủ đoạn làm giàu" [16,tr.62]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Nhà báo già từng nghĩ: "Ở quê, người ta sống với nhau bằng tình nghĩa chứ không bằng tiền", nay đã được ông em họ "mở mắt": "Ở nhà quê quanh năm túng đói chỉ thấy có đồng tiền là to thôi". Tú đau đớn, xót xa trước những giá trị tinh thần, đạo đức bị xói mòn: "đền miếu tan hoang", con cháu "vặt cả đầu tiên tổ để lấy vàng". Niềm tin vào những giá trị truyền thống của Tú bị lung lay tới tận gốc đã nhanh chóng ném trả Tú về vạch xuất phát. Anh đã lựa chọn một lần, giờ đây lại phải lựa chọn lần nữa. Bước dừng cuối cùng của Tú là gia đình, vợ con: "Tôi bằng lòng chứ, tuổi tôi ngồi không thì chóng chết lắm. Tôi sẽ xin một chân chạy bàn" [16,tr.76]. Cũng là kẻ bị lạc thời nhưng ông Trắc (Lạc thời) lại có một tâm trạng, nỗi khổ thật khó giãi bày. Ông chỉ có thể tự minh oan cho mình bằng những ý nghĩ phân bua, tự nhìn lại, tự đánh giá lại những gì mình đã nói, đã làm, đã phải trải qua trong bữa tiệc hôm nọ. Cảm giác bị xúc phạm, bị bỏ quên, bị lạc thời khiến ông cảm thấy cô đơn ngay khi đang sống giữa đồng loại. Đau đớn ghê sợ nhất là khi bị đồng loại hiểu lầm, nhân phẩm bị hạ thấp, vì thế ông Trắc tê tái, thấm thía hơn ai hết: "Chỉ một chuyện như bữa hôm qua cũng làm tôi chết một nửa người. Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi" [19,tr.358]. Hoàn cảnh như một "cơn gió lạ" đã làm lung lay tới tận gốc rễ cái "gia đình nhỏ bé và vững chắc" của Tần (Đổi đời). Gia đình vốn yên ấm của Tần nay bị chao đảo, có nguy cơ tan vỡ trước những đợt sóng ngầm. Thủ phạm chính là đồng tiền thời kinh tế mở cửa. Vợ con anh lao vào vòng cám dỗ của đồng tiền. Nếu nói rằng vợ con Tần đã tha hoá thì chính Tần phải chịu trách nhiệm về sự tha hoá ấy, vì họ quá khổ, họ chỉ mong "đổi đời" mà anh thì "không làm tròn trách nhiệm làm cha làm chồng". Tuyệt vọng, bất lực, anh đã tính đến chuyện giết người. Giết chàng rể tương lai: vì đó là kẻ đi lừa - lừa tình, giết bà vợ mà theo Tần là "thủ phạm chính của bao nhiêu chuyện bê bối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 trong mấy năm qua" và cuối cùng giết mình để kết thúc câu chuyện. Một người chồng, người cha lương thiện bỗng muốn trở thành kẻ sát nhân. Bi kịch của Tần kéo theo nỗi đau nhức nhối khôn tả: để tồn tại, con người phải chấp nhận cái xấu, nếu không thể chấp nhận thì chính nó phải từ bỏ nhân tính, cũng có nghĩa là từ chối sự tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_HTA.pdf