Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Bình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 4

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 4

1. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế (TTQT) 4

1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 4

2. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6

2.1. Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C) 6

2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 7

2.3. Vai trò của các ngân hàng khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 14

3. CÁC RỦI RO CHỦ YẾU KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 17

3.1. Rủi ro trong thanh toán quốc tế 17

3.2. Rủi ro liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ 18

CHƯƠNG II: 29

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KH ẨU TẠI ACB - CHI NHÁNH TÂN BÌNH

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 21

1.1. Giới thiệu tổng quan về ACB 21

1.2. Định hướng phát triển của hệ thống ACB đến năm 2015 22

1.3. Giới thiệu về chi nhánh Tân Bình 23

1.4 Định hướng phát triển dịch vụ TTQT của ACB đến năm 2015 24

1.5. Đánh giá chung về ACB 26

2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA ACB ĐỐI VỚI VIỆC THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ CHI NHÁNH TÂN BÌNH NÓI RIÊNG 27

2.1. Những quy định chung 27

2.2. Quy trình thực hiện L/C nhập khẩu 28

3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 38

3.1. Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 38

3.2. Đánh giá hoạt động L/C nhập khẩu tại chi nhánh 40

3.3. Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB – CN Tân Bình 43

CHƯƠNG III: 61

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CN TÂN BÌNH 49

1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 49

1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô 49

1.2. Đối thủ cạnh tranh 52

1.3. Sản phẩm thay thế 55

1.4. Nội lực ngân hàng 56

2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH THEO MÔ HÌNH SWOT 58

2.1. Cơ hội từ bên ngoài 58

2.2. Thách thức từ bên ngoài 59

2.3. Điểm mạnh 59

2.4. Điểm yếu 61

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU 62

3.2. Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro 70

3.3. Một số kiến nghị Chính phủ 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O hoặc Loan CSR) (Ban TD/Hội đồng TD) (5) (Kiểm soát viên ) (Teller) (Kiểm soát viên) (Nhân viên TTQT) (Nhân viên (Nhân viên (Nhân viên (Nhân viên TTQT) TTQT) TTQT) TTQT) Hình 4: Qui trình phát hành L/C tại ACB - chi nhánh Tân Bình Chia ra các trường hợp sau Đối với L/C nhập khẩu không xác nhận: Thực hiện như qui trình phát hành L/C nhập khẩu. Đối với L/C nhập khẩu xác nhận: Trình tự phát hành như L/C không xác nhận, tuy nhiên cần lưu ý một số điều: ở mục (1) Nếu ngân hàng xác nhận L/C + Thuộc danh sách ngân hàng cấp hạn mức xác nhận: thực hiện theo giấy đề nghị phát hành L/C của khách hàng. + Không thuộc danh sách ngân hàng cấp hạn mức xác nhận: giới thiệu và hướng dẫn khách hàng chọn một trong những ngân hàng thuộc danh sách này; nếu khách hàng vẫn không đồng ý, nhân viên TTQT giải thích với khách hàng rằng mức ký quỹ tuỳ thuộc yêu cầu của ngân hàng xác nhận và có thể lên tới 100% trị giá L/C, ACB sẽ liên hệ văn phòng đại diện của ngân hàng xác nhận tại nước ngoài về việc đồng ý có điều kiện hay không có điều kiện xác nhận L/C; sau khi nhận kết quả từ ngân hàng xác nhận sẽ thông báo cho khách hàng về hạn mức ký quỹ, điều kiện xác nhận... (mức ký quỹ áp dụng không thấp hơn mức ký quỹ mà ACB phải thực hiện với ngân hàng xác nhận). ACB không chịu trách nhiệm với bất kỳ sự chậm trễ nào do việc xác nhận L/C do phía ngân hàng xác nhận gây ra. Đối với L/C có qui định Ngân hàng hoàn trả: Điều kiện thực hiện: L/C giới hạn xuất trình tại một ngân hàng cho phép. Ngân hàng hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản Nostro của ACB. Khách hàng phải ký quỹ 100% hoặc trị giá L/C phải được đảm bảo theo qui định ACB tại thời điểm phát hành L/C. Bước 3: Nguyên nhân phát sinh và trình tự tu chỉnh Nguyên nhân phát sinh Do những sai sót vô tình hoặc cố ý của nhà nhập khẩu mà nội dung L/C không phù hợp với yêu cầu giao hàng của nhà xuất khẩu. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu làm đơn đề nghị ngân hàng tu chỉnh; Phí tu chỉnh do người nhập khẩu chịu. Do nhà xuất khẩu muốn sửa đổi hoặc bổ sung những điều khoản trong L/C nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng hoá giữa hai bên (chẳng hạn tu chỉnh về số lượng hàng hóa hoặc thời hạn giao hàng...). Trong trường hợp này sau khi có sự thoả thuận để đạt được thống nhất giữa hai bên, nhà nhập khẩu làm đơn đề nghị ngân hàng tu chỉnh; Phí tu chỉnh do người xuất khẩu chịu. Trình tự tu chỉnh - Tiếp nhận hồ sơ: + Giấy đề nghị tu chỉnh (bản chính). + Phụ kiện Hợp đồng hoặc các giấy tờ có liên quan đến đề nghị tu chỉnh L/C của bên thụ hưởng. + Các chứng từ liên quan khác. - Trình xét duyệt tu chỉnh: Tuỳ nội dung tu chỉnh: + Nhân viên TTQT trình cấp phê duyệt xét trực tiếp trên Giấy đề nghị tu chỉnh L/C hoặc. + Loan CSR hoặc A/O lập tờ trình tu chỉnh L/C và trình cấp phê duyệt, sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ có đầy đủ chữ ký của cấp phê duyệt cho nhân viên TTQT. - Kiểm tra số dư và cập nhật bìa hồ sơ. Trường hợp tu chỉnh giảm tiền: chuyển xuất ngoại bảng theo qui định hiện hành và chuyển trả lại số tiền ký quỹ cho khách hàng khi ACB nhận được điện xác thực của Ngân hàng người thụ hưởng đồng ý chấp nhận tu chỉnh giảm tiền (nếu khách hàng yêu cầu tu chỉnh) hoặc người thụ hưởng xuất trình chứng từ phù hợp với điện tu chỉnh giảm tiền. - Nhập dữ liệu, hạch toán và soạn thảo tu chỉnh L/C. - Trình ký, giao bản điện gốc tu chỉnh L/C cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận, ghi rõ họ tên người nhận, ngày giờ nhận trên bản sao. - Lưu hồ sơ. Bước 4: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ do đơn vị xuất trình gửi đến Thời gian thực hiện tối đa 1 ngày làm việc sau ngày nhận bộ chứng từ từ công ty chuyển phát nhanh. v Nhận chứng từ: Thanh toán viên ký nhận chứng từ do bộ phận hành chánh giao. Lưu lại biên lai gửi chứng tư ø(courier recept) cùng với chứng từ hoặc ghi sổ biên lai, tên công ty dịch vụ chuyển phát, thư ngân hàng (cover letter). Đóng dấu ghi ngày, giờ, người nhận chứng từ trên thư ngân hàng. Vào chương trình nhập dữ liệu liên quan chứng từ. Kiểm tra số lượng, loại chứng từ, số bản sao phù hợp với thông tin được ghi trên thư ngân hàng. Nếu có mâu thuẫn giữa chứng từ so với thông tin trên thư ngân hàng, gửi ngay MT799/MT999 hoặc thư thông báo cho đơn vị xuất trình. Hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách: giúp khách hàng kiểm tra lại nội dung của L/C xem có điểm nào bất lợi đối với nhà nhập khẩu hay không. Doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu khi bộ chứng từ xuất trình có giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) làm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa nhập khẩu. v Kiểm tra chứng từ: Cơ sở kiểm tra: + L/C và tu chỉnh L/C + UCP + ISBP + URR (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng thư / điện) Nội dung kiểm tra: + Sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và các tu chỉnh (nếu có). + Sự phù hợp của chứng từ so với quy định của UCP và ISBP. + Sự phù hợp trên bề mặt giữa chứng từ. + Nhân viên thanh toán quốc tế ghi rõ nội dung kiểm tra trên biên bản kiểm tra chứng từ. Bước 5: Từ chối thanh toán nếu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp ACB đã thanh toán cho điện đòi tiền từ ngân hàng được phép Lập thông báo trình người có thẩm quyền ký để gửi cho khách hàng bằng fax trong buổi làm việc tiếp theo sau buổi kiểm tra chứng từ theo quy định. Soạn điện gửi ngân hàng được phép thông báo từ chối thanh toán. Theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả lời thông báo và tuỳ ý kiến khách hàng mà thanh toán viên thực hiện giao dịch tiếp theo. ACB đã xử lý điện thông báo chứng từ không phù hợp Nếu các điểm không phù hợp giống điện thông báo của ngân hàng được phép và khách hàng chấp nhận các điểm không phù hợp và đồng ý thanh toán: lập thông báo, trình người có thẩm quyền ký để gửi cho khách hàng bằng fax trong buổi làm việc tiếp theo sau buổi kiểm tra chứng từ, theo dõi nhắc nhở khách hàng trả lời và thực hiện thanh toán khi khách hàng nộp tiền theo qui định. Nếu các điểm không phù hợp giống điện thông báo của ngân hàng được phép và khách hàng không chấp nhận các điểm không phù hợp và ACB đã gửi điện từ chối thanh toán, tuy nhiên ngân hàng được phép vẫn gửi chứng từ đến ACB, nhân viên TTQT lập thông báo chứng từ đến trình người có thẩm quyền ký gửi khách hàng và thanh toán nếu khách hàng đồng ý thanh toán. Nếu khách hàng đã chấp nhận các điểm không phù hợp và đồng ý thanh toán nhưng ACB phát hiện thêm các điểm không phù hợp khác: + Lập thông báo chứng từ đến trình người có thẩm quyền ký để gửi cho khách hàng bằng fax trong buổi làm việc tiếp theo. + Soạn điện gửi ngân hàng được phép thông báo từ chối thanh toán. + Theo dõi nhắc nhở khách trả lời thông báo và tuỳ ý kiến khách hàng mà thực hiện giao dịch tiếp. Chứng từ đòi tiền bằng thư Lập thông báo chứng từ để trình người có thẩm quyền ký để gửi khách hàng bằng fax trong buổi làm việc tiếp theo. Soạn điện/ thư gửi đơn xuất trình thông báo từ chối thanh toán. Theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả lời thông báo và tuỳ ý kiến phản hồi của khách hàng mà thực hiện giao dịch tiếp theo. Bước 6: Giao chứng từ cho khách hàng Nhân viên TTQT trình người có thẩm quyền ký hậu vận đơn (đối với vận đơn qui định “consignee: to order of ACB) hoặc ký phát hành giấy uỷ quyền nhận hàng (đối với vận đơn hàng không qui định “consignee: consigned to ACB) khi thoả điều kiện: - L/C trả ngay: Teller xác nhận trên giấy đề nghị trích tiền tài khoản khách hàng đã thanh toán và thu đủ các phí có liên quan. - L/C trả chậm: khách hàng gửi văn bản chấp nhận thanh toán hối phiếu/ bộ chứng từ vào ngày đáo hạn và Loan CSR hoặc A/O đã xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng đã đủ đảm bảo cho trị giá bảo lãnh hoặc khách hàng đã hoàn tất các thủ tục cầm cố thế chấp tài sản cho ACB để đảm bảo thanh toán L/C trả chậm. Nhân viên TTQT photo bộ chứng từ để lưu và giao bản gốc cho khách hàng có ký nhận ghi rõ họ tên người nhận và ngày nhận chứng từ. Nhân viên TTQT thực hiện chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm) hoặc thanh toán (đối với L/C trả ngay). Bước 7: Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C Trường hợp khách hàng chuyển tiền thanh toán đúng hạn hoặc ACB cho vay thanh toán Đối với L/C trả chậm: 5 ngày làm việc trước ngày đáo hạn, nhân viên TTQT lập thông báo về việc chuyển tiền thanh toán hối phiếu / bộ chứng từ khi đáo hạn gửi cho khách hàng. Sau khi tài khoản khách hàng đã đủ tiền thanh toán L/C và các khoản phí, nhân viên TTQT vào chương trình ký quỹ bổ sung, tính phí thanh toán và các chi phí phát sinh khác chưa được thu, xuất ngoại bảng, chỉnh sửa số tiền kết nối, soạn MT202/ MT756/ MT 999 (nếu có). In bản thảo điện, giấy đề nghị trích tiền, phiếu tính phí, phiếu xuất ngoại bảng, phiếu kết nối Masterline. Chuyển hồ sơ thanh toán L/C đến kiểm soát viên kiểm tra, ký tên trên các chứng từ trả nhân viên TTQT. Nhân viên TTQT chuyền teller hạch toán. Teller hạch toán và chuyển số tiền trên lệnh chuyển tiền thanh toán nhờ thu L/C vào Bankcheck hội sở. Nhân viên TTQT fax/ chuyển thư ngân hàng (nếu chưa fax/ chuyển), lệnh chuyển tiền thanh toán nhờ thu và L/C về phòng TTQT hội sở trong buổi làm việc nếu khách hàng có đủ ngoại tệ trước 16h00. Phòng TTQT hội sở xử lý. Trường hợp khách hàng không chuyển tiền thanh toán đúng hạn (toàn bộ hay 1 phần trị giá L/C) Vào ngày làm việc thứ 5 kể từ sau ngày ACB nhận bộ chứng từ phù hợp (đối với L/C trả ngay) hoặc vào ngày đến hạn (đối với L/C trả chậm) mà tài khoản khách hàng không đủ tiền thanh toán, nhân viên TTQT lập Giấy đề nghị cho vay bắt buộc và chuyển cùng bản photo hoá đơn, chứng từ vận tải, L/C cho A/O để thực hiện cho vay bắt buộc. Sau khi tài khoản khách hàng đã có đủ tiền thanh toán, nhân viên TTQT thực hiện thanh toán L/C như trường hợp 1. 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CN TÂN BÌNH 3.1. Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Xét về doanh số TTQT tại ACB - chi nhánh Tân Bình những năm qua có tăng tuy nhiên không ổn định, nếu như tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với năm 2006 của chi nhánh là 361.97% trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống chỉ có 64.81% thì sang năm 2008 con số này sụt giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh so với năm 2007 chỉ có 13.08% và tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống ngân hàng so với năm 2007 là 18.86%. Vì vậy mà tỷ trọng doanh số TTQT của chi nhánh đóng góp vào toàn hệ thống ACB đã tăng mạnh trong năm 2007, chiếm 5.33% so với tỷ trọng 1.9% của năm 2006 (tăng 3.43%); song năm 2008 tỷ trọng đóng góp lại có sự sút giảm chút ít, còn 5.1% (giảm 0.23% so với năm 2007). Được thể hiện của bảng số liệu sau: Bảng 1: Doanh số TTQT của chi nhánh Tân Bình và ngân hàng ACB Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % ACB 1.705 - 2.810 - 3.340 - 1.105 64.81 530 18.86 Chi nhánh 32,41 1.90 149,74 5.33 170,41 5.10 117,33 361.97 20,67 13.80 Nguồn: Bộ phận TTQT chi nhánh Tân Bình Lý giải sự tăng trưởng năm 2007 có thể nhận thấy từ sự tăng trưởng thuận lợi của nền kinh tế trong năm này, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng mạnh, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của Việt Nam; khiến nhu cầu TTQT qua ngân hàng tăng đáng kể. Riêng với chi nhánh Tân Bình sự tăng trưởng mạnh mẽ đến từ hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu mà chủ yếu là phương thức chuyển tiền nhập, giá trị của mỗi hồ sơ chuyển tiền trong năm tăng lên khá nhiều so với năm 2006 đồng thời số lượng khách vãng lai đến giao dịch tại chi nhánh trong năm này tăng lên đáng kể. Sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng doanh số trong năm 2008 là xu hướng chung của tất cả những chi nhánh khác chứ không riêng gì chi nhánh Tân Bình. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng của chi nhánh Tân Bình giảm mạnh hơn so với toàn hệ thống là do năm 2007 chi nhánh đã có sự tiến bộ quá vượt bậc với tốc độ tăng trưởng của phương thức chuyển tiền nhập; mà năm 2008 chi nhánh không thể nào duy trì đựơc bởi nhiều nguyên nhân khách quan đến từ kinh tế gặp nhiều bất ổn và cả nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. (Môi trường kinh tế được phân tích rõ hơn ở Chương 3 – Mục 1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô). 3.2. Đánh giá hoạt động L/C nhập khẩu tại chi nhánh v Xét ở góc độ các phương thức thanh toán hàng nhập Phương thức tín dụng chứng từ nhập chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ doanh số thanh toán hàng nhập, tuy nhiên lại ổn định và đang tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn trong toàn bộ doanh số TTQT tại chi nhánh. Tuy vậy so với phương thức chuyển tiền vẫn còn khoảng cách lớn. Hình 5 : Tỷ trọng L/C nhập trong doanh số thanh toán hàng nhập So với các phương thức khác thì L/C nhập vẫn là phương thức an toàn và có độ rủi ro đối với nhà xuất khẩu thấp nhất. Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa với cơ chế mậu dịch thông thoáng, các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm kiếm và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều đối tác mới do đó tín dụng chứng từ được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong giai đoạn đầu hợp tác. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như năm 2008 thì phương thức này lại càng được ưu chuộng vì tạo được sự an tâm cho cả hai bên khi có sự đảm bảo từ phía ngân hàng mở L/C. Hơn nữa với chính sách phát triển các sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp và chính sách chú trọng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ACB làm cho doanh số thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tăng mạnh qua các năm. v Xét riêng ở góc độ phương thức L/C Ÿ Thị trường tham gia thanh toán và loại tiền tệ thanh toán bằng L/C: Hiện tại, chi nhánh chủ yếu mở L/C cho thị trường Châu Á, bên cạnh đó là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ với các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Mỹ, Đức, Nhật... Do đó đồng tiền thanh toán gồm có 3 loại USD, EUR và JPY; trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là USD (chiếm khoảng 95% doanh số) vì các nước Châu Á thường sử dụng đồng đô la Mỹ trong mua bán quốc tế, chi nhánh chỉ mở vài L/C có đồng tiền thanh toán là JPY với giá trị khoảng 45 triệu JPY. Có thể thấy, bên cạnh yếu tố nhu cầu, thì yếu tố giá thành cũng tác động đến việc lựa chọn thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ với một sản phẩm có chất lượng ngang nhau thì các doanh nghiệp Việt Nam luôn chọn nhập khẩu tại các nước trong khu vực. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm được chi phí vận chuyển cũng như có được sản phẩm với giá rẻ hơn nếu như nhập khẩu từ các nước Châu Âu... Ngoài ra, bởi vì khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên công tác tìm kiếm và mức độ am hiểu của họ về những thị trường mới vẫn còn hạn chế, bạn hàng của họ thường là những nước láng giềng trong khu vực hay những nước thông dụng như MỸ, Đức, Nhật. Chi nhánh có thể dựa vào đặc điểm này mà cung cấp cho khách hàng thông tin về những thị trường mới nhất với chất lượng sản phẩm, độ tin cậy tương đương nhưng với chi phí, giá cả thấp hơn, nhờ đó có thể tăng thêm mức độ gần gũi với khách hàng đồng thời mở rộng thị trường thanh toán. Ÿ Loại L/C: Các L/C được chi nhánh phát hành hầu hết là L/C trả ngay không huỷ ngang. Vì thực tế tại chi nhánh cho thấy, phần lớn những khách hàng tới giao dịch với chi nhánh bằng phương thức tín dụng chứng từ đều là các khách hàng cũ, số lượng khách hàng mới rất ít, do vậy tình hình thực hiện L/C qua các năm không có sự biến động về loại hàng hoá mở L/C hay thị trường giao dịch L/C mà có khác về trị giá mở nhiều hay ít. Với những khách hàng rất thân thiết và uy tín chi nhánh mới phát hành L/C trả chậm bởi tính chất rủi ro của loại L/C này khá cao mà chính sách của ngân hàng ACB trong những năm gần đây lại luôn đề cao yếu tố cẩn trọng khi cấp tín dụng hay cung cấp dịch vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Bên canïh đó chi nhánh cũng phát hành loại L/C đặc biệt là L/C chuyển nhượng, ngân hàng cũng có quy trình thực hiện loại L/C này, tuy nhiên trong suốt 3 năm hoạt động mà chi nhánh cũng chỉ phát hành có 1 hồ sơ L/C chuyển nhượng. Điều này do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, có nguyên nhân từ phía ngân hàng. Ÿ Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng mở L/C nhập khẩu tại chi nhánh chủ yếu là khách hàng quen thuộc, số lượng khách hàng mới đến giao dịch rất ít một phần bởi chi nhánh chưa có một chiến lược Marketing để quảng bá cho hoạt động TTQT và thu hút thêm khách hàng mới cũng như mở rộng nhóm đối tượng khách hàng. Những khách hàng này thường đến giao dịch nhiều lần nhưng giá trị mỗi L/C lại không lớn, một phần bởi phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực tài chính của họ càng hạn chế, không thể nhập một lượng lớn hàng hoá một lúc mà họ cần có thời gian để tiêu thụ lô hàng vừa nhập khẩu để quay vòng vốn. Đây cũng là một đặc điểm chi nhánh cần chú ý để nâng cao doanh số. Ÿ Mặt hàng thanh toán L/C nhập khẩu: Hiện nay chi nhánh chủ yếu thanh toán cho các lô hàng nhập khẩu bằng phương thức L/C thuộc các mặt hàng ván nhân tạo sử dụng để sản xuất bàn, tủ, ghế, kéo, lưng tủ kệ…; và sản phẩm kính an toàn và tiết kiệm năng lượng dùng trong kiến trúc xây dựng và nội thất như kính phản quang, kính Low- E..; bên cạnh đó là các loại vật tư sử dụng để sản xuất máy biến áp phân phối cho các Công ty điện lực trong nước và xuất khẩu – gia công, lắp đặt các thiết bị cơ khí chẳng hạn như dầu cách điện, dây điện từ..; các thiết bị điều khiển tự động như cân điện tử, đèn quang báo…; hoá chất… nhìn chung các mặt hàng này được sử dụng trong lĩnh vực nội thất- xây dựng và cơ khí- điện tử. Như vậy có thể thấy, nguyên nhân về phía doanh nghiệp là do còn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu của doanh nghiệp. Còn nguyên nhân về phía ngân hàng là do công tác tư vấn khách hàng chưa được chú trọng. 3.3. Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB – CN Tân Bình 3.3.1. Rủi ro gặp phải Rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình cung cấp dịch vụ. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà được hiểu rộng ra là bất kỳ sự chậm trễ, sai sót nào trong các khâu của quá trình thanh toán quốc tế. Khâu phát hành L/C: Ngay khi ngân hàng đồng ý phát hành L/C theo đề nghị của khách hàng, ACB đã thực hiện cam kết thanh toán vô điều kiện khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ. Trường hợp khách hàng ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C thì vô hình chung ngân hàng đã cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu ở phần trị giá L/C không được ký quỹ, do đó mà rủi ro không thu hồi được vốn là rất lớn nếu khách hàng (nhà nhập khẩu) chủ tâm không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Rủi ro tín dụng đối với ACB luôn hiện hữu, hơn nữa khách hàng sử dụng dịch vụ L/C nhập tại chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực tài chính của họ luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do không am hiểu biết các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nên khách hàng thường không thực hiện chính xác hồ sơ mở L/C ngay trong lần đầu tiên chẳng hạn: Giấy đề nghị phát hành L/C có nội dung không rõ ràng hoặc điều khoản mâu thuẫn với hợp đồng thương mại… Hay việc khách hàng thực hiện việc bổ sung hay sửa đổi L/C nhiều lần do thay đổi điều khoản trong hợp đồng ngoại thương với nhà xuất khẩu, khiến nhân viên TTQT phải tốn thời gian kiếm lại hồ sơ và tiến hành tu chỉnh nhiều khi đó là những chi tiết rất nhỏ, từ đó chẳng những ảnh hưởng đến tiến trình nhận hàng của khách hàng mà còn khiến nhân viên TTQT không có nhiều thời gian để tập trung vào những hồ sơ khác làm giảm hiệu quả hoạt động của nhân viên. Ngoài ra rủi ro từ việc nhân viên TTQT tính toán nhầm hoặc tính sót các khoản phí, số tiền ký quỹ, … là rất dễ xảy ra. Khâu kiểm tra bộ chứng từ: Khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành L/C, ACB không những là ngân hàng trung gian mà còn là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình, trách nhiệm của ngân hàng là rất lớn vì bộ chứng từ là cơ sở duy nhất để ACB quyết định có thanh toán cho nhà xuất khẩu hay không. Rủi ro ở khâu kiểm tra bộ chứng là rất lớn, đòi hỏi nhân viên TTQT phải nắm vững kiến thức nghiệp vụ, thực hiện đúng qui trình kiểm tra bộ chứng từ và tuân theo những qui tắc trong UCP mà L/C đã dẫn chiếu, nếu không ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro từ chính bộ chứng từ có lỗi như: Thông báo từ chối thanh toán nhưng không nêu rõ sự bất hợp lệ hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận, dẫn đến những tranh chấp kéo dài thậm chí những bất hợp lệ này có thể trở nên vô giá trị. Theo như điều 14a UCP 600 thì ngân hàng có thời gian tối đa là 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình để quyết định bộ chứng từ có hợp lệ hay không. Rủi ro xảy ra nếu nhân viên TTQT thông báo bất hợp lệ và từ chối thanh toán sau 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận bộ chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến. Bộ chứng từ có sai sót nhưng nhân viên TTQT không phát hiện ra hoặc bỏ qua và đã chuyển giao bộ chứng từ cho khách hàng của mình là nhà nhập khẩu. Ngoài ra rủi ro làm mất hoặc không trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình nguyên sau khi nhận được cũng có thể xuất hiện. Khâu thanh toán: Trường hợp ACB phát hành L/C có điều khoản cho phép đòi tiền bằng điện thì ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi thanh toán cho bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ tài khoản ACB. Mặc dù về nguyên tắc ngân hàng chỉ định phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho ACB nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Thậm chí, cho dù cuối cùng ACB đòi được bồi hoàn nhưng phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cãi rất tốn ké

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docLOI CAM ON - DANH MUC TLTK.doc
  • pdfLOI CAM ON - DANH MUC TLTK.pdf
  • pdfNOI DUNG.pdf
  • docTRANG BIA.doc
  • pdfTRANG BIA.pdf
Tài liệu liên quan