Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa – Hải Phòng

MỤC LỤC

Trang

 

Phần I: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1

I. Khái niệm và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1

1. Khái niệm: 1

2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1

II. Bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2

1. Bản chất. 2

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4

1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 4

2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 4

3. Hiệu quả sử dụng lao động 5

Phần II: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp giầy nữ niệm nghĩa 6

I- Giới thiệu về xí nghiệp giầy nữ niệm nghĩa. 6

1. Sơ lược về quá trình hình thành công ty 6

2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất của xí nghiệp. 6

3. Cơ cấu Tổ chức của xí nghiệp giầy nữ Niệm nghĩa. 8

II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. 10

1.Tình hình sản xuất 10

2. Tình hình kinh doanh 13

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung tại xí nghiệp : 14

III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. 15

1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính : 15

2. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị 22

3.Hiệu quả sử dụng lao động 22

4. Hiệu quả kinh tế xã hội: 25

IV. Đánh giá những ưu nhược điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26

1. Những thành tựu: 26

2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: 26

Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ niệm nghĩa- hải phòng 29

I. Phương hướng phát triển của xí nghiệp trong thời gian tới: 29

II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ hải phòng: 29

1. Giải pháp 30

2. Kiến nghị 34

Kết luận

Tài liệu tham khảo

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa – Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trong 3 năm gần đây) 2000 – 2002 ): Bước vào những năm đầu mới thành lập, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhưng những năm tiếp theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều tiến triển tốt đẹp hơn, vượt qua khó khăn, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả của mình.. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Xí nghiệp luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao cho và nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. a. Tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng : Bảng 1: Một số số liệu về tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Tổng sản lượng Đôi 2.429.120 2.225.750 2.205.240 Giá trị tổng sản lượng 1000 d 19.468.951 19.707.522 20.566.876 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Trong những năm gần đây số lượng sản phẩm xí nghiệp sản xuất không ổn định là do đặc điểm của từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng bên phía đối tác cung cấp cho xí nghiệp gia công sản xuất. Có những sản phẩm trong quá trình sản xuất cần ít công đoạn nhưng trong những công đoạn đó lại cần có nhiều thao tác để tạo thành sản phẩm và ngược lại. b. Tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng một số mặt hàng chính: Bảng 2: Sản lượng và giá trị tổng sản lượng một số mặt hàng chính Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Tổng sản lượng Trong đó: Giầy cao cổ Giầy bao Xăng đan Đôi 2.434.640 2.235.932 2.218.002 Đôi 531.932 690.329 788.492 Đôi 932.220 928.432 1.011.970 Đôi 970.448 617.171 417.540 Giá trị tổng sản lượng Trong đó: Giầy cao cổ Giầy bao Xăng đan 1000 đ 19.525.252 19.807.931 20.687.353 1000 đ 7.566.904 9.837.188 11.235.627 1000 đ 6.572.143 6.545.446 7.134.394 1000 đ 5.386.205 3.425.297 2.317.342 Nguồn: Phòng tài chính kế toán c. Tình hình chi phí sản xuất: Bảng 3: Một số số liệu về chi phí sản xuất của xí nghiệp Đơn vị:Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Chi phí nhân công trực tiếp: 12.546.218.203 12.832.456.794 13.387.624.982 2.Chi phí sản xuất chung: 7.122.732.922 6.875.066.113 7.179.242.214 Trong đó: *CP Điện: 1.636.671.968 1.663.211.568 1.801.328.640 *KHTSCĐ: 1.771.692.039 1.409.168.208 1.036.446.374 *Công cụ LĐ: 265.511.648 225.724.900 286.648.000 *Thuê kho: 246.182.760 286.720.736 320.084.860 *V.tư pvụ SX: 244.583.249 246.182.760 297.203.404 *Quản lý PX: 968.067.129 1.099.800.079 1.103.640.568 *Vận chuyển NVL: 349.260.832 373.087.446 392.168.046 *CP chờ kết chuyển: 141.255.303 256.309.000 284.041.362 *Thuế nhập khẩu: 98.031.858 32.850.000 106.413.000 *Thuế đất: 67.250.800 55.612.260 52.356.180 *CP khác bằng tiền: 1.334.225.341 1.226.399.156 1.756.790.154 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Song song với nhịp độ tăng doanh thu thì chi phí sản xuất hàng năm của xí nghiệp cũng tăng dần lên qua từng năm. Có thể nói rằng trong những năm qua xí nghiệp vẫn duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng qua những số liệu trên chúng ta cũng có thể thấy rằng mức độ phát triển của xí nghiệp là không cao. Do đó trong những năm tới xí nghiệp cần có những biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển này. 2. tình hình kinh doanh 2.1.Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và thị trường kinh doanh: a. Đặc điểm về sản phẩm: Xí nghiệp hiện nay sản xuất ba sản phẩm chính là xăng đan, giầy bao và giầy cao cổ. Nói chung, những sản phẩm giày có những đặc điểm chung như sau: - Giầy là sản phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết, khí hậu. Sản phẩm giày được tiêu thụ chủ yếu ở các nước ôn đới và hàn đới; lượng sản phẩm tiêu thụ tăng vọt vào mùa đông - khi thời tiết bắt đầu rét lạnh và vào dịp đầu năm, khi nhu cầu mua sắm tăng để đón năm mới. - Giày cũng là một phần của thời trang, nó tôn vinh vẻ đẹp của con người. Do vậy chủng loại mẫu mã giày chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã hội, văn hoá, tập quán tiêu dùng và thu nhập của dân cư. Với các đặc trưng trên thì có thể khẳng định giầy là sản phẩm có vòng đời sản phẩm ngắn, sự thay đổi mẫu mã, hình thức diễn ra liên tục. Thông thường thì việc nghiên cứu chế tạo mẫu mới phải được bắt đầu từ mùa trước để có thể tung sản phẩm ra thị trường ở mùa sau. Vì vậy để tăng mức tiêu thụ sản phẩm thì việc đòi hỏi cung ứng sản phẩm đúng theo nhu cầu thị trường là vô cùng quan trọng. b. Đặc điểm về thị trường: Xí nghiệp giầy nữ là đơn vị gia công hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là thực hiện các công đoạn sản xuất để tạo ra thành phẩm. Do đó toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp chỉ được phép xuất khẩu ra nước ngoài cho Công ty CHIAOSANG mà không dược phép tiêu thụ ở thị trường nội địa. Vì vậy, xí nghiệp có những thuận lợi nhất định khi không phải thăm dò thị trường, không phải tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu...Tuy nhiên, xí nghiệp không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không được ký kết hợp đồng trực tiếp nên giá cả, nguyên vật liệu, thời gian và số lượng sản phẩm sản xuất đều phụ thuộc vào phía đối tác. Chính vì điều này mà xí nghiệp đã không thể tiếp xúc được với những thị trường đầy tiềm năng như: Thị trường EU, Mỹ, Nhật. Nhưng quan trọng nhất là xí nghiệp đã bỏ qua thị trường đầy tiềm năng trong nước với hơn 70 triệu dân. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 4: Một số chỉ tiêu qua các năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng vốn kinh doanh 17.558.680.000 17.801.682.000 18.585.350.000 Tổng chi phí 19.468.951.125 19.707.522.907 20.566.867.206 Lợi nhuận 56.301.562 100.408.965 120.486.735 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta có thể thấy rằng trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phát triển tương đối ổn định. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm mới thành lập, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do bước đầu còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, công nhân trực tiếp sản xuất thì mới được đào tạo còn thiếu kinh nghiệm.Trong khi đó thị trường sản xuất giầy lại có sự cạnh tranh gay gắt. Nhưng với sự nỗ lực, tập trung cố gắng cao của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng ổn định và từng bước phát triển cao hơn trong những năm gần đây. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung tại xí nghiệp : Bảng 5 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 19.525.252.687 19.807.931.872 20.687.353.941 Tổng vốn kinh doanh 17.558.680.000 17.801.682.000 18.585.350.000 Tổng sản lượng 2.429.119 2.088.208 2.084.437 Giá trị tổng sản lượng 19.525.252.687 19.807.931.872 20.687.353.941 Tổng chi phí 19.468.951.125 19.707.522.907 20.566.867.206 Cán bộ cnv 1.732 1.765 1.824 Tổng quỹ lương 12.546.218.203 12.832.456.794 13.387.624.982 Lợi nhuận 56.301.562 100.408.965 120.486.735 Nộp NSNN 538.000.000 545.000.000 570.000.000 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Trong 3 năm trở lại đây , doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp không ngừng tăng lên. Năm 2000, doanh thu là 19.525.252.687 đ, năm 2001 là 19.807.931.872 đ, và đến năm 2002, doanh thu tăng lên là 20.687.353.941 đ. Một kết quả tương đối khả quan tuy rằng tỷ lệ tăng còn rất khiêm tốn.Tương tự, lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Năm 2000, lợi nhuận là 56.301.562 đ, năm 2001 là 100.408.965 đ và tăng lên 120.486.735 đ năm 2002 tuy rằng tổng sản lượng có xu hướng giảm dần. Song song với sự tăng trưởng về lợi nhuận và doanh thu thì số lượng cán bộ công nhân viên và tổng quỹ lương của xí nghiệp cũng tăng liên tục qua các năm. Trong những năm qua, xí nghiệp luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước. Năm 2000, xí nghiệp nộp 538.000.000đ. Năm 2001 là 545.000.000đ, và năm 2002 là 570.000.000đ. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm qua có những kết quả khả quan. Nhưng so với chỉ tiêu doanh thu thì chúng ta thấy rằng chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp vẫn tồn tại ở mức cao. Nguyên nhân này làm cho lợi nhuận của xí nghiệp đạt được vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh thu. Điều này cho chúng ta thấy rằng để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh thì bên cạnh những biện pháp làm tăng doanh thu, xí nghiệp cũng cần phải tiến hành các biện pháp triệt để làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh để tiến tới ngày càng nâng cao hơn nữa lợi nhuận thu được. Với những kết quả thu được và với thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại và phát triển thì xí nghiệp da giầy Niệm Nghĩa cũng như tất cả các doanh nghiệp khác không còn con đường nào khác là ngày cành phải phấn đấu nỗ lực, cố gắng hết mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. iIi- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. 1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính : 1.1.Hiệu quả sử dụng vốn: a. Vốn cố định: Bảng 6 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2000 2001 2001 01/00 02/01 Doanh thu 19.525.252 19.807.931 20.687.353 101,4 101,4 Lợi nhuận 56.301 100.408 120.486 178,3 120,0 Nguyên giá TSCĐBQ 15.436.827 15.578.328 16.183.669 100,9 103,9 Nguyên giáMMTBBQ 12.384.275 12.685.825 13.225.646 102,4 104,2 Sức sản xuất của TSCĐ 1,265 1,272 1,279 100,5 100,5 Sức sản xuất của MMTB 1,577 1,562 1,565 99,0 100,2 Sức sinh lời của TSCĐ 0,0037 0,0065 0,0075 175,7 115,4 Sức sinh lời của MMTB 0,0045 0,0079 0,0091 175,5 115,2 Suất hao phí TSCĐ 0,79 0,786 0,782 99,5 99,5 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng trên chúng ta thấy sức sản xuất của tài sản cố định tăng đều qua từng năm nhưng sức sản xuất của máy móc thiết bị lại có sự thay đổi.Điều này được thể hiện rõ qua các biểu sau: Biểu 1: Sức sản xuất của tài sản cố định Qua biểu trên chúng ta thấy rằng sức sản xuất của tài sản cố định tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ rằng tốc độ tăng của doanh thu hàng năm luôn lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá bình quân tài sản cố định. Năm 2000, một đồng tài sản cố định tạo ra 1,265 đồng doanh thu. Đến năm 2001, doanh thu đạt được là 1,272 đồng trên một đồng vốn cố định và tiếp tục tăng đều đến năm 2002 với mức đạt được là 1,279 đồng. Biểu 2:Sức sản xuất của máy móc thiết bị Qua các thông số ở biểu 8, ta thấy rằng sức sản xuất của máy móc thiết bị năm 2001 giảm đi so với năm 2000, có nghĩa là từ mức một đồng nguyên giá máy móc thiết bị tạo ra 1,577 đồng doanh thu năm 2000 giảm xuống còn 1,562 đồng năm 2001. Nhưng đến năm 2002 chỉ tiêu này lại tăng lên 1,565 đồng. Suất hao phí tài sản cố định giảm dần qua các năm điều này được thể hiện qua các số liệu ở biểu sau: Biểu 3: Suất hao phí tài sản cố định Suất hao phí tài sản cố định giảm dần qua từng năm. Năm 2000, để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,79 đồng tài sản cố định.Năm 2001 cần 0,786 đồng và đến năm 2002 chỉ còn cần 0,782 đồng. Nhận xét: Mặc dù hiệu quả sử dụng tài sản cố định của xí nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng thực tế thì mức sức sản xuất của tài sản cố định và sức sinh lời của tài sản cố định đều thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của ngành. Năm 2002, sức sản xuất của tài sản cố định là 1,279 đồng và sức sinh lời của tài sản cố định là 0,007 đồng trong khi đó mức chỉ tiêu chung của ngành lần lượt là 3,2 đồng và 0,7 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của xí nghiệp còn rất thấp. b. Vốn lưu động: Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 01/00 02/01 Doanh thu 19.525.252 19.807.931 20.687.353 101,4 101,4 Lợi nhuận 56.301 100.408 120.486 104,8 108,0 VLĐ bình quân 2.121.853 2.223.353 2.401.680 - 0,3 - 0,3 Số vòng quay VLĐ 9,2 8,9 8,6 Sức sinh lời VLĐ 0,026 0,045 0,05 Thời gian luân chuyển 39 40 42 1 2 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,1 0,112 0,116 0,012 0,004 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Từ bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp là tương đối cao. Số vòng quay vốn lưu động năm 2000 là 9,2 vòng và thời gian luân chuyển là 39 ngày. Nhưng trong các năm hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại có dấu hiệu giảm dần. Số vòng quay năm 2001 giảm xuống còn 8,9 vòng , thời gian luân chuyển từ 39 ngày năm 2000 nay tăng lên thành 40 ngày.Và đến năm 2002, tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra khi số vòng quay lại giảm xuống còn 8,6 vòng ,thời gian luân chuyển là 42 ngày. Điều này do lượng vốn lưu động trong hai năm qua tăng nhanh hơn lượng doanh thu. Cụ thể là: năm 2001, doanh thu tăng 101,4% nhưng lượng vốn lưu động lại tăng tới 104,8%. Năm 2002, doanh thu tiếp tục tăng 101,4% nhưng vốn lưu động còn tăng cao hơn cả năm 2001 với mức 108%. Biểu 4: Số vòng quay vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của xí nghiệp cũng có chiều hướng giảm đi.Chúng ta có thể theo dõi qua biểu sau: Biểu 5: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Qua biểu trên chúng ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có xu hướng tăng lên.Năm 2000, để tạo ra một đồng doanh thu thì cần có 0,1 đồng vốn lưu động, nhưng năm 2002 lại cần có tới 0,112 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu. Và năm 2002 tăng lên 0,116 đồng. Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp là tương đối tốt. Số vòng quay vốn lưu động của xí nghiệp đạt được lần lượt qua các năm 2000, 2001, 2002 là 9,2 vòng, 8,9 vòng, và 8,6 vòng. Trong khi đó, số vòng quay của vốn lưu động ngành da giầy là 10 vòng. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua tốc độ luân chuyển vốn lại có xu hướng giảm đi. Đây chính là vấn đề mà xí nghiệp cần chú ý giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. c. Tổng vốn: Bảng 8 : Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Đơn vị : 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 01/00 02/01 Giá trị tổng sản lượng 19.525.252 19.807.931 20.687.353 101,4 101,4 Tổng lợi nhuận 56.301 100.408 120.486 178,3 119,9 Vốn kinh doanh 17.558.680 17.801.682 18.585.350 101,3 104,4 Vốn chủ sở hữu 15.806.396 15.892.540 16.498.256 100,5 103,8 Sức sản xuất của tổng vốn 1,112 1,1127 1,113 100 100 Sức SX của vốn chủ sở hữu 0,81 1,246 1,254 153,8 100,6 Sức sinh lời của tổng vốn 0,0032 0,0056 0,0065 175 116 Sức sinh lời của vốn CSH 0,0036 0,0063 0,0073 1,75 116 Tỷ suất LN/DT 0,0029 0,005 0,006 172,4 120 Tỷ trọngVốn CSH / tổng vốn 0,9 0,89 0,88 98,88 98,87 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo nhóm chỉ tiêu tổng tài chính sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có thể là cơ sở để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, hoặc có thể để theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị qua các năm. Ta có thể theo dõi tình hình tăng sức sản xuất của vốn kinh doanh bình quân qua biểu sau: Biểu 6: Sức sản xuất của tổng vốn Đơn vị: Triệu đồng *Sức sản xuất của vốn kinh doanh bình quân luôn ổn định qua các năm. Năm 2000 một đồng vốn tạo ra 1,112 đồng doanh thu. Năm 2001 là 1,1127 đồng, 2002 tuy sức sản xuất của tổng vốn có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng là không đáng kể với mức một đồng vốn tạo ra 1,113 đồng doanh thu. *Do tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn cao nên sức sản xuất của vốn chủ sở hữu cũng không hơn nhiều so với sức sản xuất của tổng vốn. Tuy nhiên mức sản xuất cũng tăng qua các năm. Năm 2000, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,81 đồng doanh thu nhưng đến năm 2001 thì một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 1,246 đồng doanh thu và đến năm 2002 thì con số này là 1,254 đồng. *Sức sinh lời của tổng vốn của xí nghiệp hiện nay là quá thấp) năm 2000, một đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra được có 0,0032 đồng lợi nhuận.Năm 2001 là 0,0056 đồng và năm 2002 là 0,0065 đồng ). Tuy sự thay đổi sức sinh lời của tổng vốn đang có chiều hướng tăng trưởng đều qua các năm nhưng sức sinh lời của tổng vốn vẫn ở mức quá thấp so với một số doanh nghiệp cùng ngành. *Cùng với sự tăng trưởng sức sinh lời của tổng vốn thì tỷ suất lợi nhuận cũng có sự chuyển biến tích cực qua các năm: Năm 2000 là 0,0029 và tăng đều qua các năm 2001,2002 với mức là 0,005 và 0,006. Nhận xét: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây tuy có hướng phát triển tích cực theo chiều hướng đi lên một cách ổn định nhưng như vậy là chưa đủ bởi nếu so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành thì chỉ tiêu sức sản xuất của tổng vốn của xí nghiệp là tương đối thấp. Đặc điểm của ngành công nghiệp Da giầy là ngành sử dụng nhiều lao động thủ công, giá trị máy móc thiết bị thấp nên trung bình sức sản xuất của tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đạt được trong khoảng 1,5 – 2 đồng, nghĩa là 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra được từ 1,5 đến 2 đồng doanh thu. Mặt khác, nếu coi gửi tiết kiệm là một cơ hội của vốn kinh doanh thì trong giai đoạn 2000 – 2002, lãi suất tiết kiệm trung bình là khoảng 8,0% /năm thì rõ ràng sức sinh lời của vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là quá thấp. Như vậy có thể đánh giá được rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là chưa khả quan. 1.2. Tình hình doanh thu Biểu 7: Doanh thu của xí nghiệp từ năm 2000 – 2002 Đơn vị: Tỷ đồng. Qua biểu trên chúng ta thấy rằng kết quả doanh thu mà xí nghiệp đạt được trong những năm qua luôn có tỷ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Năm 2000, doanh thu của xí nghiệp là 19.525.252.000 đ. Năm 2001, xí nghiệp đạt được mức là 19.807.931.000 đ. Tăng 101,4% so với năm 2000. Và đến năm 2002 con số này tiếp tục tăng khi doanh thu của xí nghiệp là 20.687.353.000 đ, tăng 104% so với năm 2001. Để đạt được điều này cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã phải cố gắng hết sức để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn mới thành lập cùng với sự giúp đỡ của Công ty Da giầy Hải phòng, xí nghiệp đã từng bước đi vào ổn định và ngày càng hoạt động một cách hiệu quả hơn. 1.3. Tình hình lợi nhuận: Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp vài năm trở lại đây tương đối khả quan. Mức lợi nhuận luôn có hướng năm sau cao hơn năm trước, cho dù mức độ tăng không nhiều. Bảng 9: Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp thời gian 2000 - 2002 Đơn vị : 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị tổng sản lượng 19.525.252.687 19.807.931.872 20.687.353.941 Tổng chi phí 19.468.951.125 19.707.522.907 20.566.867.206 Lợi nhuận 56.301.562 100.408.965 120.486.735 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Từ bảng trên ta thấy sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên xí nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu mới thành lập nhưng đến nay xí nghiệp đã có những bước phát triển rất đáng mừng. Qua những thông số liệu về tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp Giầy nữ Niệm nghĩa trong những năm qua đã được phân tích sơ bộ ở trên, chúng ta thấy rằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cần thiết đối với xí nghiệp. Do vậy, việc đánh giá thực hiệu quả sản xuất kinh doanh là cần thiết để từ đó tìm ra các bộ phận, các khâu trong dây chuyền sản xuất có hiệu quả còn thấp để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cần thiết, kịp thời nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.4. Tình hình chi phí Mức tổng chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp còn rất cao so với doanh thu chính vì vậy tỷ suất lợi nhuận của xí nghiệp rất thấp so với các đơn vị cùng ngành. Biểu 8: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm 2000 - 2002 Đơn vị: Tỷ đồng. Việc tỷ trọng tổng chi phí trên tổng doanh thu còn rất cao) 99,7% năm 2000 và 2 năm 2001,2002 giảm xuống còn 99,4% ) đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của xí nghiệp. Trong thời gian tới, xí nghiệp cần chú trọng tới việc thực hiện các biện pháp giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm để góp phần làm giảm giá vốn hàng bán.Trong đó đặc biệt phải quan tâm tới việc xây dựng và quản lý định mức nguyên vật liệu để tránh việc sử dụng lãng phí, sử dụng vượt mức như ở trong xí nghiệp hiện nay. 2. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị 2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị Do đặc điểm của xí nghiệp được phía đối tác cung cấp máy móc thiết bị nên đa số những thiết bị này được sản xuất tại Đài Loan. Nhưng phần lớn máy móc thiết bị ở đây không đồng bộ.Trong quá trình kiểm kê máy móc , nhiều máy móc thiết bị đã cũ. Ký, mã hiệu không còn rõ.) Phần phụ lục 1 ) Qua những số liệu ở Phần phụ lục 1 ta thấy xí nghiệp có rất nhiều máy móc thiết bị để sản xuất nhưng lại ít về số lượng. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho xí nghiệp, bởi muốn quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì xí nghiệp phải đảm bảo trong khi sản xuất không có sự cố nào do máy móc gây ra trong hoàn cảnh máy móc thiết bị của xí nghiệp phần lớn đều đã cũ và không đồng bộ. Đây cũng là một khó khăn cho ban lãnh đạo xí nghiệp. 2.2. Hiệu quả sử dụng Theo đánh giá của ban lãnh đạo thì công suất tối đa) công suất thiết kế ) của xí nghiệp khoảng 3.000.000 đôi/năm. Nhưng trên thực tế trong 3 năm trở lại đây sản lượng cao nhất của xí nghiệp cũng chỉ đạt 2.429.119 đôi. Có nghĩa là mức độ sử dụng chỉ đạt 81%, chưa kể đến những năm xí nghiệp không đạt tới mức sản lượng này. Nguyên nhân là do xí nghiệp không thể tự tìm đối tác mà tất cả đều phụ thuộc vào sản lượng của những đơn đặt hàng mà Công ty CHIAOSANG cung cấp. Do vậy mà hiệu quả sử dụng không cao. Đây chính là sự lãng phí mà xí nghiệp cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới. 3.Hiệu quả sử dụng lao động 3.1.Đặc điểm về lao động Là một ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động cho nên hiệu quả sử dụng lao động sẽ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp. Đặc điểm về cơ cấu lao động: Tính đến cuối tháng 12 năm 2002,xí nghiệp có 1.824 người.Trong đó, tổng số cán bộ quản lý là 150 người.Lao động trực tiếp là 1.674 người. Biểu9: Cơ cấu lao động phân theo chuyên môn: Trong một doanh nghiệp sản xuất thì tỷ lệ cán bộ công nhân làm việc gián tiếp với số công nhân lao động trực tiếp như vậy là tương đối hợp lý. Vì vậy xí nghiệp nên giữ tỷ lệ lao động này để hoạt động một cách hiệu quả hơn trong những năm sắp tới. Bảng 10: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn Loại lao động Số người Tỷ lệ% Sau đại học 0 đại học 12 0,67 Trung cấp 138 7,56 Phổ thông 1.674 91,77 Nguồn: Phòng quản lý nhân sự Qua bảng trên chúng ta nhận thấy đội ngũ cán bộ lao động trong xí nghiệp phần lớn có trình độ trung cấp .Ngoài ra không có một cán bộ nào có trình độ sau đại học.Đây cũng là một vấn đề mà xí nghiệp cần quan tâm trong thời gian sắp tới. Bảng 11: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi và bậc thợ Loại lao động Số người Tỷ lệ% Trên 35 tuổi 327 17,93 Từ 25 – 35 tuổi 242 13,27 Dưới 25 tuổi 1.255 68,8 Công nhân bậc 1/7 102 5,6 Công nhân bậc 2/7 1.586 86,95 Công nhân bậc 3/7 121 6,63 Công nhân bậc 4/7 15 0,82 Nguồn: Phòng quản lý nhân sự Qua bảng trên chúng ta nhận thấy cơ cấu tay nghề công nhân sản xuất trong xí nghiệp chưa đảm bảo công việc được giao.Số công nhân có tay nghề bậc cao còn quá ít, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng làm giảm tỷ lệ phế phẩm.Vấn đề đặt ra là trong thời gian sắp tới, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì xí nghiệp phải đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân Khi xét cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên dưới 25 tuổi chiếm số lượng lớn)68,8%) trong tổng số cán bộ công nhân viên. Điều này có nghĩa là xí nghiệp có một đội ngũ công nhân viên trẻ khoẻ, năng động, sáng tạo và tràn đầy nhiệt huyết đối với công việc, sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của xí nghiệp. Tuy còn thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp)1.586 công nhân lao động có trình độ chuyên môn bậc 2/7 )nhưng bù lại tuổi trẻ sẽ giúp họ có tinh thần học hỏi cao, nỗ lực không mệt mỏi để hoàn thành công việc được giao.Đây là điều kiện khá thuận lợi của xí nghiệp. 3.2. Hiệu quả sử dụng lao động Bảng 12: Năng suất lao động qua các năm Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Tổng doanh thu Tốc độ phát triển 2.Số lao động bình quân Tốc độ phát triển 3.Công nhân SX trực tiếp Tốc độ phát triển 4.Năng suất cán bộ CNV Mức tăng tuyệt đối Mức tăng tương đối 5.Năng suất CNSXTT Mức tăng tuyệt đối Mức tăng tương đối 19.525.252 1.732 1.590 11.273 12.280 19.807.931 101,4% 1.765 102% 1.618 101,8% 11.223 - 50 99,56% 12.242 - 38 99,7% 20.687.353 101,4% 1.284 103,3% 1.674 103,5% 11.342 119 101% 12.350 108 100,8% Nguồn: Phòng quản lý nhân sự Ta có thể phân tích tình hình chuyển biến năng suất lao động qua các biểu sau: Biểu10: Năng suất lao động của CBCNV Đơn vị: Triệu đ Năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong các năm qua không ổn định bởi số lượng cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp thay đổi và điều đặc biệt quan trọng là xí nghiệp có tới trên 80% là nữ công nhân chính vì vậy trong lúc những công nhân sản xuất chính nghỉ phép thì xí nghiệp gặp rất nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36199.doc
Tài liệu liên quan