Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh sách các từ viết tắt

Danh mục các bảng

PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài .i

2. Mục tiêu nghiên cứu .ii

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài . .ii

4. Nội dung nghiên cứu của luận văn.ii

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .iii

6. Điểm mới của đề tài .iii

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT

TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM. .01

1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN 01

1.1.1 Khu công nghiệp .01

1.1.1.1. Định nghĩa.01

1.1.1.2. Đặc điểm.01

1.1.2. Cụm công nghiệp .01

1.1.2.1. Định nghĩa. 02

1.1.2.2. Đặc điểm.02

1.1.3. Doanh nghiệp KCN, CCN . .02

1.1.4. Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN . .03

1.1.5. Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố . . 03

1.2. Vai trò của KCN, KCX và CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước . .03

1.2.1. Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế . .03

1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động

có trình độ tay nghề cao cho xã hội . .04

1.2.3. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất nước. .04

1.2.4. Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim ngạch

xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước . .05

1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao

năng lực sản xuất ở từng vùng, miền . .05

1.2.6. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề

mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH . .05

1.2.7. Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước . .06

1.2.8. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà

nước về KCN, CCN . .06

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN Việt Nam . .07

1.3.1. Điều kiện tự nhiên . .07

1.3.2. Kết cấu hạ tầng . .07

1.3.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động . .07

1.3.4. Môi trường đầu tư . .08

1.3.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. .08

1.3.6. Phát triển khu dân cư đồng bộ . .09

1.3.7. Điều kiện về đất đai . .09

1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế

giới và Việt Nam . .09

1.4.1. Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới . .10

1.4.2 . Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam . .11

1.4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam 11

1.4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCX, KCN Việt Nam. .12

1.4.2.2.1. Kinh nghiệm thành công . . .12

1.4.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại . . .11

1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam . .13

1.4.4. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động các KCN, KCX Việt Nam. .14

1.4.4.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX . . .14

1.4.4.2. Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX . . .15

1.4.4.3. Về tình hình SXKD của các DN trong KCN, KCX . . . .16

1.4.4.4. Về tình hình lao động . . .16

1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường. . . 16

1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN . . .17

1.4.5. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay . 18

1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN . .19

1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động. . 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . .21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TẠI

TỈNH BẾN TRE . . 22

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre . .22

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian qua 23

2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre . .23

2.2.1.1. Thành lập các KCN tại Bến Tre . . . .23

a. Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất . . .23

b. Tình hình triển khai dự án kết cấu hạ tầng KCN . .24

c. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN. .25

2.2.1.2. Thành lập Ban Quản lý . .25

2.2.1.3. Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre . . 26

2.2.2. Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đến nay.29

2.2.2.1. Tình hình quỹ đất tại các KCN .29

2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các KCN . .30

a. Các ngành công nghiệp hiện có trong KCN . .30

b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. .30

2.2.2.3.Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN . .30

2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh . .31

2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm. .31

2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN.33

2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô đến hoạt động của KCN . .35

2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô . .35

a. Các y ếu tố kinh tế . . .35

b. Các yếu tố xã hội . . .36

c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường .38

d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước. . .38

2.2.3.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô .40

a. Khách hàng .40

b. Các nhà cung cấp . . .40

c. Các đối thủ cạnh tranh . .41

d. Các đối thủ tiềm ẩn mới.41

2.2.3.3. Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN . .44

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . .45

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN BẾN

TRE ĐẾN 2020 . .46

3.1. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các KCN tỉnh Bến Tre . .46

3.1.1. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay . . .46

3.1.2. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển các KCN . . .46

3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre. . .46

3.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của Bến Tre đến 2020. . 47

3.2. Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020. . 49

3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích và đánh giá ma trận SWOT. . .49

3.2.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN, CCN Bến Tre đến năm2020 .53

3.2.2.1. Nhóm giải pháp S-O 53

a. Nhóm giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước . .53

b. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. .53

c. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài . 56

3.2.2.2. Nhóm giải pháp S-T . . .58

a. Nhóm giải pháp quy hoạch KCN, CCN gắn liền liên kết vùng. .58

b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN,CCN . .61

c. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, CCN. .63

3.2.2.3. Nhóm giải pháp W-O . .64

a. Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường. . .64

b. Cải tiến hệ thống ngân hàng. 66

c. Giải pháp về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng . . 67

3.2.2.4. Nhóm giải pháp W-T . . .68

a. Nhóm giải pháp ổn định và phát triển xã hội . . .68

b. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, CCN. .74

c. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN,CCN . .76

3.3. Một số kiến nghị . .77

3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước . .77

3.3.2. Một số kiến nghị đối với Tỉnh Bến Tre. .79

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . .80

KẾT LUẬN . . 82

Tài liệu tham khảo

Danh mục các phụ lục

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tính chung đã lấp đầy hơn 81,68ha, đạt hơn 71% tổng diện tích đất CN có thể cho thuê; So với mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ lấp đầy như trên là khá cao; khi cầu Rạch Miễu hoàn thành sẽ sớm lấp đầy diện tích còn lại. Vị trí, địa điểm, diện tích hiện tại của các KCN đã được thành lập 1/ KCN Giao Long (giai đoạn I) theo văn bản chấp thuận số 910/CP-CN ngày10/7/2004 của Chính phủ, thuộc địa bàn xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Thị trấn Châu Thành 6,3km về phía tây trên đường tỉnh lộ ĐT-883. Khu đất có tổng diện tích thu hồi là 101,468ha, trong đó: diện tích xây dựng KCN là 98,5ha; diện tích xây dựng nhà tạm tái định cư là 0,2ha; lộ giới là 2,768ha; KCN Giao Long giai đoạn II với diện tích 69 ha theo văn bản chấp thuận số 514/TTg-CN-CN ngày 04/04/2008 đang được triển khai. 2/ KCN An Hiệp theo quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, thuộc địa bàn xã An Hiệp Huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách Thị xã Bến Tre khoảng 13 km trên đường tỉnh 884. Khu đất có diện tích 72ha, trong đó diện 30 tích xây dựng KCN là 65,01ha phần còn lại là đất dịch vụ và tái định cư. Việc thực hiện quy hoạch KCN An Hiệp mang tính khả thi cao: do hiện trạng KCN này trước đây là CCN do địa phương quản lý nên đã thực hiện công bố quy hoạch, đã lập quy hoạch chi tiết… Như vậy cả 2 khu này đều phù hợp với quy hoạch đã duyệt. 2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các KCN: a. Các ngành CN hiện có trong KCN: Các ngành nghề hiện đang đầu tư tại 2 KCN nói trên là: may mặc, dệt nhuộm, chế biến hàng nông sản thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản xuất giấy, sản xuất thức ăn thủy sản gia súc, mía đường, sản xuất phân hữu cơ, sản xuất mụn dừa và các sản phẩm từ dừa…. (Chi tiết xem phụ lục 3) b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Do KCN Giao Long mới được thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên các DN còn đang xây dựng, chỉ một ít DN đi vào hoạt động vào cuối năm 2007. Giá trị sản xuất CN ước đạt 108,89 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 10,63 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 4,15 triệu USD (chủ yếu máy móc, thiết bị) nộp ngân sách được 0,676 tỷ đồng. 2.2.2.3. Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN: Tại KCN Giao Long trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng như nêu ở trên, hiện nay chưa vận hành, nguồn vốn thực hiện theo Quyết định số 183/2004/QĐ -TTg. KCN An Hiệp hồ sơ xây dựng đang hoàn chỉnh nhưng chưa triển khai xây dựng, về nguồn vốn thì chưa sắp xếp được, các DN đang hoạt động phải đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải đạt loại B mới được đưa ra môi trường. 31 Tình hình xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các chất thải khác hiện nay do các DN tự chủ động thực hiện với sự giám sát của cơ quan môi trường địa phương. 2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh: Giá trị sản xuất CN năm 2007 và năm 2008 đạt 719,86 tỷ đồng (giá hiện hành), kim ngạch xuất khẩu đạt 28,18 triệu USD chiếm 11,69% giá trị xuất khẩu của tỉnh, nộp ngân sách 23,5 tỷ đồng. Hiện tại, 2 KCN đã thu hút được 2.700 lao động. Trong đó, chủ yếu là lao động tại địa phương khoảng 2.600 người, lao động ngoài tỉnh khoảng 100 người (chủ yếu lao động có trình độ kỹ thuật cao); Lao động nữ chiếm khoảng 65% tổng số lao động. 2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm:  Những kết quả đạt được : Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN so với các tỉnh khác, nhưng KCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất. Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CN, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng 32 thời tạo ra hàng ngàn chỗ làm mới cho lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất có hiệu quả.  Nguyên nhân đạt được kết quả trên: Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện đối với việc phát triển và triển khai thực hiện xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế ”một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước,đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.  Những hạn chế tồn tại: Việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là Hệ thống xử lý chất thải ở KCN Giao Long còn chậm được triển khai. KCN An Hiệp thậm chí còn chưa triển khai xây dựng công trình này, công việc xây dựng hạ tầng thiếu đồng bộ. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN còn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ quan còn chưa đồng bộ. Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư. Trong khi đó, việc xử lý môi trường trong các KCN chưa được tiến hành đồng bộ với xây dựng các hạng 33 mục công trình sản xuất CN. Trong các KCN của tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải hoạt động. Việc xử lý rác thải trong các KCN còn thiếu tập trung. Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN còn chậm nên ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý xã hội. Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn chế nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có cán bộ quản lý). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, tồn tại trên là do thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, một phần là do sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành thiếu kịp thời, đồng bộ. Để đánh giá môi trường bên trong KCN, CCN, tác giả dựa trên thông tin xây dựng ma trận bên trong (IFE) KCN, CCN dựa trên hình thức thảo luận nhóm để phân tích đánh giá. 2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các KCN, CCN. Ma trận IFE được phát triển theo năm bước: Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu. Bước 2: Phân loại mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của DN trong KCN, CCN. Tổng số các mức độ quan trọng phải bằng 1,0. Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm rất yếu, 2 là điểm yếu, 3 là điểm mạnh, 4 là điểm rất mạnh. Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở đơn vị. 34 Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó ( bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN yếu về nội bộ. (Chi tiết xem phụ lục 7) Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Ban quản lý có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ. 0,07 3 0,21 2 Quản lý theo mô hình “ một cửa tại chỗ” 0,09 4 0,36 3 Nằm trong vùng nhiều nguyên liệu, lao động 0,09 4 0,36 4 Người quản lý DN có trình độ chuyên môn cao 0,06 3 0,18 5 Cơ sở hạ tầng KCN, CCN tương đối hoàn chỉnh và an ninh ổn định 0,05 4 0,20 6 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh 0,07 4 0,28 7 Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề 0,09 1 0,09 8 Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, chưa phối hợp tốt thủ tục hành chính giữa các ngành 1 cửa liên thông 0,06 2 0,12 9 Công tác quy hoạch, hạ tầng, cảng còn kém chưa đồng bộ 0,09 2 0,18 10 Ô nhiễm môi trường ở KCN, CCN 0,08 2 0,16 11 Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và DN chú trọng. 0,07 2 0,14 12 Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, công tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. 0,07 2 0,14 13 Hệ thống ngân hàng ở tỉnh thủ tục quá rườm rà, giải ngân chậm 0,04 1 0,04 14 Hệ thống pháp lý CCN chưa có cơ chế chung thống nhất 0,04 2 0,08 Tổng cộng 1,00 2,54 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 35 Nhận xét: Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54(>2,50) cho thấy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre có môi trường nội bộ ở mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu kém (Chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu được liệt kê ở ma trận SWOT chương 3- Một số giải pháp). 2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động của KCN, CCN ở Bến Tre: 2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô: a. Các yếu tố kinh tế:  Những thành tựu Chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 9,2%, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch (>8%/năm). Riêng 2 năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao với 10,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người 5 năm qua tăng khá, tương đương 510 USD năm 2005 theo giá so sánh 1994 (585 USD theo giá hiện hành). Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước; phát huy tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Các ngành kinh tế đã có một bước phát triển về tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường ngày càng phát triển. 36 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 18,3%/năm. Tổng chi ngân sách ngân sách địa phương tăng bình quân 9,4%/năm. Cán cân thu/chi trên địa bàn luôn dương. Chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trong, ngoài nước của Tỉnh được triển khai và đạt kết quả bước đầu khá khả quan. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 7 năm 2001-2007 tăng 7%/năm, tương đương 23,7% GDP.  Những tồn tại: Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, chưa tương xứng với tiềm năng và thấp so với các Tỉnh trong khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, còn nặng về nông nghiệp. Do điều kiện đặc thù kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng giá trị xuất khẩu/đầu người (97 USD) và độ mở của nền kinh tế (15,6%) cũng còn thấp . Các nguồn lực được huy động chỉ đạt 23,7% GDP, trong đó huy động trong dân hơn phân nửa (12,3% GDP), chưa đủ sức để đầu tư các chương trình phục vụ phát triển kinh tế Tỉnh. Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn nhiều khó khăn và hạn chế do nhiều yếu tố, trong đó có sự bất lợi về vị trí địa lý. Cơ chế, chính sách phát triển các thành phần kinh tế chưa được triển khai thực hiện đầy đủ. Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện rõ rệt và nhất quán. b. Các yếu tố xã hội:  Những thành tựu: 37 Tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. Giáo dục-đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm; phòng trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 người, trong đó đã đưa được 5.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm có 26.000 lao động được đào tạo, nâng tỷ lệ lao động đào tạo toàn Tỉnh lên 29%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 4,3%. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ. Công tác bảo tồn, bảo tàng được quan tâm. Lĩnh vực khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất và tiếp thu khoa học công nghệ trong nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung củng cố theo hướng ổn định và ngày càng vững chắc.  Một số tồn tại: Tuy các chỉ số về giáo dục-đào tạo thuộc vào loại cao so với bình quân các tỉnh trong vùng, chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao, mức chênh lệch thu nhập có khuynh hướng gia tăng, số hộ nghèo của Tỉnh vẫn còn ở mức khá cao (20,02%). Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa một số nơi chất lượng còn hạn chế, các đơn vị văn hóa được công nhận chất lượng chưa được duy trì ổn định và nâng lên. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở có một số nơi đã 38 xuống cấp. Đồng thời tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn nhiều phức tạp. c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường:  Những thành tựu: Tỉnh đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cho 8 huyện thị, thực hiện xong đo vẽ lập hồ sơ địa chính 100% xã phường; đến cuối năm 2004, toàn Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 80% số hộ sử dụng đất khu vực đô thị và 99% số hộ sử dụng đất khu vực nông thôn. Thực hiện việc bắt buộc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất - kinh doanh. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên; phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường có chuyển biến đáng kể.  Những tồn tại: Bảo vệ và cải thiện môi trường chưa được đặt ra một cách gắt gao và hệ thống, tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước mặt ở các khu vực sản xuất một số nơi đã đến mức báo động; vẫn còn hiện tượng khai thác, sử dụng bừa bãi lãng phí tài nguyên. Quá trình phát triển đô thị và dân cư chưa diễn ra theo đúng quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, do sức ép từ lợi ích nuôi thủy sản nên tình trạng đào đắp, lấn rừng trái phép để nuôi tôm ở vùng ven biển vẫn xảy ra. d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước:  Những thành tựu: Tỉnh đã thực hiện và ban hành một số thể chế quan trọng: Các Luật, qui định về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước về quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của Tỉnh đã được thành lập đến tận cơ sở. Tỉnh cũng đã hoàn thành văn kiện Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 (Chương trình 39 nghị sự 21). Đồng thời Tỉnh cũng ban hành một số văn bản, qui định có liên quan đến phát triển các KCN như sau: 1- Nghị quyết số 17/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bến Tre. 2- Công văn số 362/UBND-CNLTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cho chủ trương xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. 3- Nghị Quyết 03/TU của Tỉnh ủy về phát triển các KCN trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới. 4- Quyết định số 26/2008/QĐ -TTg ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đến năm 2010. 5- Quyết định 2274/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 6- Quyết định số 3648/QĐ-BCN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ CN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006- 2010 và có xét đến năm 2015. 7- Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bước đầu đã có sự lồng ghép về phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, các dự án... của Tỉnh.  Các mặt hạn chế: Tuy nhiên, khuôn khổ thể chế, qui chế và các hướng dẫn chi tiết đảm bảo lồng ghép các yếu tố bền vững chưa rõ nét, việc thể hiện quan điểm phát triển 40 bền vững vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chưa rõ. Năng lực cán bộ và các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển bền vững tại Tỉnh còn hạn chế. Các công cụ kinh tế môi trường chưa được áp dụng.Tỉnh cũng chưa có cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân vào quá trình phát triển bền vững. 2.2.3.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô: a. Khách hàng: Các DN đầu tư nước ngoài: đối tượng này chủ yếu đầu tư vào các KCN, KCX và hầu hết các DN thuộc các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, nhiều nhất là Đài Loan và Nhật Bản. Các DN đầu tư trong nước: các DN trong nước chủ yếu đầu tư vào các KCN. Đối tượng này bao gồm: các DN mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ, các DN di dời từ nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng như tại tỉnh Bến Tre nhằm thực hiện chủ trương giải quyết nạn ô nhiễm môi trường. b. Các nhà cung cấp: *Cung cấp hạ tầng: Công ty phát triển hạ tầng các KCN là chủ đầu tư và có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó cho các DN thuê lại đất. *Cung cấp lao động: Hiện nay, nguồn cung cấp lao động là từ các Trung tâm giới thiệu việc làm của KCN và các đơn vị khác. Số lao động này hầu hết là tại Tỉnh, do đó trước mắt chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, còn chất lượng thì còn rất thấp. *Cung cấp tài chính: nhu cầu vốn cho phát triển các KCN bao gồm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc của các DN và vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nguồn vốn này chủ yếu được cung ứng từ ngân sách Nhà nước. vay từ các ngân hàng thông qua việc cho các công ty phát triển hạ tầng KCN vay, các 41 công ty thi công xây dựng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn có nguồn vốn đối ứng trước tiền thuê đất của các DN. c. Các đối thủ cạnh tranh: Các KCN thuộc các tỉnh trong vùng đã trở thành đối thủ cạnh tranh, nhất là yếu tố môi trường đầu tư của các tỉnh này ngày càng được cải thiện đã tạo ra sức hút khá mạnh các DN trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Các đối thủ cạnh tranh này bao gồm các KCN thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long. d. Các đối thủ tiềm ẩn mới: Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh kể trên. Tỉnh Bến Tre cũng cần quan tâm đến đối thủ tiềm ẩn mới như các KCN của Cần Thơ, nhất là khi cầu Cần Thơ xây dựng xong. Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Các yếu tố Tầm quan trọng Bến Tre Long An Tiền Giang Vĩnh Long Cần Thơ Hạn g Điểm quan trọng Hạn g Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạn g Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1.Thu hút vốn đầu tư 0,10 2 0,20 1 0,10 3 0,30 2 0,20 2 0,20 2. Thời gian cấp phép 0,07 2 0,14 2 0,14 3 0,21 2 0,14 3 0,21 3. Hỗ trợ DN 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24 4. Cơ sở hạ tầng 0,15 2 0,30 1 0,15 2 0,30 1 0,15 2 0,30 5. Tiêu thụ nội địa 0,08 2 0,16 2 0,16 2 0,16 2 0,16 2 0,16 6. Kim ngạch XK 0,11 1 0,11 4 0,44 2 0,22 1 0,11 3 0,33 7. Thuế nộp NS 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 8. Thương hiệu 0,09 1 0,09 2 0,18 2 0,18 1 0,09 1 0,09 9. Trình độ quản lý 0,06 2 0,12 1 0,06 2 0,12 2 0,12 1 0,06 10. Nguồn nhân lực 0,14 1 0,14 1 0,14 2 0,28 2 0,28 2 0,28 Cộng 1,00 1,74 1,85 2,25 1,73 2,11 42 Nhận xét: Ma trận này xây dựng trên cơ sở phân tích đối thủ cạnh tranh chính của KCN, CCN Bến Tre. So với Long An, Vĩnh Long thì Bến Tre tương đối ngang tầm với các tỉnh này. Đối với Tiền Giang và Cần Thơ là hai đối thủ hơn hẳn Bến Tre. Tuy nhiên, đối với Tiền Giang thì các KCN, CCN đã lấp gần kín, còn đối với các KCN mới như KCN Tân Hương thì cơ sở hạ tầng không thuận lợi và tiến độ thi công còn chậm. Riêng năm 2005-2006 các KCN Tiền Giang đã vuột mất khoảng 10 dự án (có 4 dự án đầu tư nước ngoài), xin thuê khoảng 30 ha đất, vốn đăng ký đầu tư khoảng 50 triệu USD. Như vậy, đối thủ hiện tại mà Bến Tre đang đối mặt là Cần Thơ, nhất là khi cầu Cần Thơ được đưa vào sử dụng vào năm 2010. (Chi tiết xem phụ lục 9) 2.2.3.3. Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN Để đánh giá môi trường đến hoạt động KCN, CCN, tác giả dựa trên thông tin xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) KCN, CCN, dựa trên hình thức thảo luận nhóm để phân tích đánh giá. Để đánh giá phản ứng của các KCN, CCN trước các yếu tố của môi trường bên ngoài ta sử dụng Ma trận EFE. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới KCN, CCN. Việc phát triển một ma trận EFE gồm năm bước: Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến các KCN, CCN. Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công của các KCN, CCN. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những các DN thành công với DN không thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí 43 của nhóm xây dựng chiến lược. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0. Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở ngành. Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các giải pháp tại các KCN, CCN phản ứng với yếu tố này. Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà các KCN, CCN có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của các KCN, CCN tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài lên KCN, CCN. (Chi tiết xem phụ lục 8) 44 Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểmquan trọng 1 Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngàycàng hoàn thiện. 0,07 3 0,21 2 Lợi thế về mặt địa lý: giao thông thuỷ bộ và điều kiện tựnhiên. Đường cao tốc và cầu Rạch Miễu hoàn thành năm 2009, cầu Hàm Luông hoàn thành năm 2010. 0,06 4 0,24 3 Bến Tre được chính phủ cho mở rộng và thành lập thêm6 KCN đây là cơ hội thu hút đầu tư vào KCN. 0,06 4 0,24 4 Được hưởng ưu đãi về thuế và các chính sách khác khiđầu tư vào KCN, CCN. 0,06 3 0,18 5 Nguồn lao động giá rẻ và dồi vào 0,10 3 0,30 6 Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và Lànsóng đầu tư nước ngoài vào VN cao 0,04 4 0,16 7 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư 0,03 4 0,12 8 Những cải cách về cơ chế, chính sách thu hút đầu tưKCN 0,10 3 0,30 9 Lao động chưa có tay nghề và thiếu đội ngũ cán bộ kỹthuật cao 0,07 2 0,14 10 Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định 0,06 2 0,12 11 Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH 0,10 2 0,20 12 Tình hình suy thoái kinh tế ở khu vực và thế giới. 0,04 1 0,04 13 Cạnh tranh các KCN, CCN ở các tỉnh lân cận trong việc thu hút đầu tư 0,10 2 0,20 14 Giá cả, lạm phát tăng, tệ quan liêu 0,02 2 0,04 15 Chính phủ không chủ động được nguồn điện sản xuất. 0,04 1 0,04 16 Việc quy hoạch KCN, CCN ở Việt Nam chưa thống nhất, đầu tư dàn trải giữa các tỉnh 0,05 2 0,10 Tổng cộng 1,00 2,63 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 45 Nhận xét: Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,63(> 2,50) cho thấy khả năng phản ứng của các KCN, CCN Bến Tre trên mức trung bình khá với các nhân tố bên ngoài trong việc tận dụng các cơ hội và ngăn chặn những nguy cơ (Chi tiết các cơ hội và thách thức được liệt kê trong phần ma trận SWOT chương 3). TÓM TẮT CHƯƠNG 2: Bến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tinh_ben_tre_den_nam_2020.pdf
Tài liệu liên quan