Luận văn Một số giải pháp quản lý nhằm cải thiện chất lượng đào tạo trường cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU . .1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO NGHỀ .4

1.1 Các khái niệm về chất lượng .4

1.2 Khái niệm về đào tạo và đào tạo nghề.7

1.2.1 Khái niệm nghề.7

1.2.2 Khái niệm về đào tạo.8

1.2.3 Khái niệm về đào tạo nghề.8

1.2.4 Các hình thức đào tạo nghề .10

1.2.5 Hệ thống tổ chức đào tạo nghề.11

1.3 Đặc điểm của trường đào tạo nghề.13

1.4 Mục tiêu, chương trình đào tạo nghề.13

1.4.1 Mục tiêu đào tạo nghề .13

1.4.2 Chương trình đào tạo nghề .14

1.5.1 Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo nghề.15

1.5.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề.27

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.30

1.6.1. Các yếu tố bên trong.30

1.7 Thực tiễn đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam.34

1.7.1 Đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới .34

1.7.2 Đào tạo nghề ở Việt Nam.40

1.7.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.43

pdf132 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp quản lý nhằm cải thiện chất lượng đào tạo trường cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. + Nhiệm vụ - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán diễn ra tại Nhà trường. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán tại Trường. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Nhà trường. Cung cấp thông tin, số liệu tính toán theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ kế toán của các trung tâm trực thuộc ... • Phòng Quản lý Học sinh - Sinh viên + Chức năng: Là phòng đầu mối trong công tác quản lý học sinh, sinh viên tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng về các mặt công tác: Quản lý, tuyên truyền, giáo Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 51 dục toàn diện học sinh, sinh viên của Trường và trực tiếp giảng dạy một số môn học chung. + Nhiệm vụ - Thông tin, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách, pháp luật và nội quy, quy chế liên quan đến học sinh, sinh viên của Nhà trường và phối hợp với các đoàn thể để tổ chức các hoạt động phong trào kết hợp với phòng chống các tai, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. - Tổng hợp xếp hạng kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hàng tháng, học kỳ và năm học, thụ lý các hồ sơ vi phạm nội quy quy chế của Nhà trường; Thông báo cho gia đình học sinh, sinh viên về các kết quả: Học tập theo học kỳ, năm học; tình hình khen thưởng kỷ luật; tình hình đóng học phí. Thực hiện công tác quản lý ký túc xá, lập các thủ tục ban đầu cho học sinh, sinh viên ... * Các khoa chuyên môn + Chức năng: Các đơn vị đào tạo bao gồm các Khoa và Tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện kế hoạch giảng dạy và giáo dục học sinh, sinh viên, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo các môn học, ngành học được đảm nhiệm. + Nhiệm vụ - Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá học kỳ, năm học, khoá học của đơn vị đã được giao. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công. Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình dạy nghề và tham gia các hoạt động sản xuất kết hợp đào tạo. Tổ chức các hoạt động nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên của Khoa như: Hội thảo chuyên đề, hội thi giáo viên giỏi, dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo học kỳ, năm học ... 2.1.5 Hoạt động đào tạo của nhà trường Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 52 `Hiện nay, Nhà trường có 06 khoa chuyên ngành đào tạo là: Khoa khoa học cơ bản, Khoa Điện – Điện tử , Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Cơ khí – Động lực, Khoa Nghiệp vụ quản lý, Khoa công nghệ thực phẩm ứng với các cấp, bậc trình độ đào tạo. Ngoài việc đào tạo tại trường, trong những năm qua, Nhà trường đã tích cực liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề trên địa bàn các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên để mở những lớp đào tạo nghề ngắn và dài hạn, một mặt tăng nguồn thu cho Nhà trường, mặt khác tìm kiếm và mở rộng thị trường đào tạo của Nhà trường. Đồng thời, Nhà trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên,...) để thực hiện đào tạo liên thông, đào tạo tại chức các ngành: Kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, sư phạm âm nhạc, sư phạm tiểu học, giáo dục mầm non, quản lí đất đai, chăn nuôi – thú y; trồng trọt bảo vệ thực vật, công tác xã hội. Trường đang đào tạo các hệ: Đào tạo dài hạn gồm cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Công nhân lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc. Đào tạo ngắn hạn, bao gồm các nghành: Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, Điện tử; Ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt Lạnh; Nghề Điện tử công nghiệp; Công nghệ kỹ thuật Cơ khí ;Công nghệ kỹ thuật Hàn ;Công nghệ kỹ thuật Cơ - Điện tử ; Lắp đặt thiết bị cơ khí ; Công nghệ ô tô ; Cắt gọt kim loại ; Sửa chữa thiết bị ; Sửa chữa ô tô máy nổ là những ngành đào tạo chính của nhà trường. 2.1.6 Đặc điểm về nguồn lực của nhà trường. • Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường * Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành tại khoa Điện – Điện tử được nhà trường đầu tư xây dựng 01 Trung tâm thí nghiệm và thực hành, tổng số 14 phòng có tổng diện tích gần 1200 m2,với nhiều trang thiết bị như máy hiện sóng, máy phát sóng, Đồng hồ vạn năng + Board, Bảng từ, đầu VCD, Tủ điện, Mô hình hệ thống máy công nghiệp lớn, Động cơ 1 pha, Động cơ 3 pha, Biến áp. * Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành tại khoa Cơ Khí Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 53 + 03 xưởng thực hành tiện với hơn 40 máy tiện; + 01 xưởng thực hành phay bào; + 01 phòng thực hành CNC với các máy tiện, phay CNC hiện đại. + 01 phòng thực hành nguội chế tạo; + 04 xưởng thực hành Công nghệ ô tô; + 02 xưởng thực hành Nguội sửa chữa máy công cụ và Nguội sửa chữa lắp ráp; + 01 xưởng thực hành Sửa chữa thiết bị may. + 06 xưởng thực hành công nghệ hàn với các thiết bị hàn, cắt hiện đại như: TIG, MIG, MAG, PLASMA,...; + 01 Phòng thí nghiệm vật liệu: với các máy thử kéo, nén, máy soi tổ chức hạt,; + 01 Phòng thí nghiệm cơ điện tử; + 01 Phòng máy tính. * Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành tại khoa Công nghệ thông tin Khoa công nghệ thông tin cùng với trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác đào tạo chuyên ngành Công nghệ Thông tin. Khoa có 06 phòng máy tính, số lượng gần 400máy với các thế hệ máy Pentium(R) 4 trở lên. Khoa có 04 máy chủ đáp ứng việc kết nối mạng LAN và Internet tốc độ cao trong toàn trường phục vụ công tác quản lý và học tập của tất cả học sinh sinh viên. Toàn bộ các phòng máy tính và các phòng học lý thuyết của khoa được kết nối LAN, Internet và Projector để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và học sinh. Trong đó có một phòng máy với số lượng 100 máy tính do Bộ Giáo dục Hàn Quốc giúp đỡ và chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo chuyên ngành Công nghệ Thông tin. Đặc biệt là hệ thống mạng không dây ngoài trời Supper Mesh đáp ứng nhu cầu khai thác internet trong quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinh sinh viên. * Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành tại khoa Kinh tế Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 54 Một phòng máy tính 60 máy, 1 bộ máy chiếu, hệ thống mạng Lan, một máy chủ dành cho giảng viên hướng dẫn thực hành; một bộ sổ sách chứng từ kế toán dùng để hướng dẫn thực hành nghiệp vụ kế toán. 2.1.7 Sứ mệnh và chiến lược phát triển của trường • Sứ mệnh Trong xu thế hội nhập việc đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất để hướng tới nền kinh tế tri thức. Đối với các doanh nghiệp muốn phát triển ổn định và bền vững đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân đủ về số lượng và chất lượng có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao, làm chủ được công nghệ mới. Trường Cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội đã có truyền thống dạy nghề tiêu biểu đào tạo các ngành nghề cần thiết cho phát triển xã hội của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động có tín nhiệm. Là một trường thuộc khối doanh nghiệp, đào tạo đa cấp, sứ mệnh của trường không ngừng phấn đấu cho chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ quá trình chuyển đổi ngành nghề cơ cấu sản xuất, cơ cấu xã hội của nền kinh tế quốc dân để đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động có tay nghề cao cho các đơn vị thành viên, trong ngành xây dựng và xuất khẩu lao động, góp phần thiết thực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. • Nhiệm vụ chiến lược của trường cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật công nghệ ở nhiều cấp độ, phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. - Tổ chức hoạt đọng nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Tổ chức các hoạt động giáo dục thường xuyên, phục vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân theo kế hoạch và theo yêu cầu của thực tế sản xuất, thông qua các hợp đồng đào tạo với các đơn vị và doanh nghiệp. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 55 - Tạo cơ hội học tập cho các nhu cầu đa dạng của cộng đồng. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. + Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ: Mục tiêu chung là: Xây dựng nhà trường thành cơ sở khoa học - công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng để tiếp nhận, làm chủ công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao sử dụng trong sản xuất. Gắn hoạt động khoa học công nghệ với thực tiễn, tạo hiệu quả thiết thực khi áp dụng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học- công nghệ vào quản lý, đào tạo, sản xuất. + Chiến lược phát triển đội ngũ: Mục tiêu chung là: Xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, gắn bó với nhà trường, luôn theo kịp với những yêu cầu của thời đại, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường đặt ra trong từng giai đoạn. + Chiến lược phát triển cơ sở vật chất: Mục tiêu chung: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích mặt bằng hiện có, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo , nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. + Chiến lược phát triển nguồn tài chính: Bằng các hoạt động đào tạo, khoa học-công nghệ, đào tạo kết hợp với sản xuất, dịch vụ xã hội, các hoạt động liên danh, liên kết để huy động các nguồn tài chính đáp ứng các yêu cầu về tài chính . 2.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của trường : * Thuận lợi: - Năm 2008 Bộ LĐTB&XH đã ban hành chương trình khung áp dụng cho đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề theo mô đun, đây là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 56 - Lãnh đạo trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện. Chủ trương này đang được nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện ở các khoa, bộ môn của trường. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của Internet, sự ra đời của nhiều phần mềm hỗ trợ việc soạn giáo án và giảng dạy bằng giáo án điện tử. * Khó khăn - Chương trình các môn học của trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH cũng chưa có sự hướng dẫn chi tiết và thấu đáo về việc dạy học theo mô đun cho các trường. Do vậy, dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành rất khó khăn. - Đội ngũ giảng dạy của trường hiện nay hầu hết là các giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, GV cũng ít được bồi dưỡng về phương pháp dạy học nên gặp khó khăn trong việc soạn giáo án tích hợp và đặc biệt là gặp khó khăn trong việc xây dựng bài giảng cho môn học, môđun mình đảm nhận. 2.2.1 Thực trạng đào tạo: các kết quả đào tạo, quy mô, loại hình, ngành nghề... • Tổng quan chung về công tác đào tạo tại trường Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn tăng quy mô đào tạo, tuyển sinh mở rộng ngành nghề đào tạo. Hiện nay Trường đang được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề cho phép đào tạo 07 nghề trình độ cao đẳng nghề, 11 nghề trình độ trung cấp nghề, 08 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và 2 ngành đào tạo liên thông. Bồi dưỡng nâng bậc thợ các nghề thuộc lĩnh vực: Cơ khí; Điện, Hàn. Ngoài ra trường còn liên kết với Trường Đại học Nội vụ, Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên mở các lớp đại học tại trường. + Hệ mở rộng Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 57 Nhà trường tuyển sinh theo yêu cầu các thành phần kinh tế xã hội và ký hợp đồng đào tạo với các tập thể, cá nhân xin vào học hệ mở rộng. Thời gian đào tạo tuỳ theo yêu cầu của người học, có thể từ 3 đến 36 tháng. Hệ mở rộng do nhà trường trực tiếp tuyển sinh sau khi tuyển hệ chính quy. Hệ mở rộng được đào tạo tại trường hoặc tại các đơn vị, tổ chức có nhu cầu. + Hệ bồi huấn, nâng bậc Trường phối hợp với các đơn vị để tổ chức lớp bồi huấn, nâng bậc thợ cho công nhân kỹ thuật của đơn vị đó tại trường. • Kết quả đào tạo tại trường Trong những năm gần đây, nhờ có sự tạo điều kiện của các cấp cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của ngành điện và toàn xã hội, cộng với sự chủ động trong hoạt động đào tạo nghề. Nhà trường đã đề ra ba định hướng lớn là: - Tích cực phát triển đội ngũ, cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và GV. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trong đó có trang thiết bị dạy nghề và cơ cấu hạ tầng. - Khẩn trương xây dựng mục tiêu chương trình và giáo trình đào tạo, để đáp ứng với yêu cầu đào tạo mới. Đồng thời, phải thường xuyên bổ sung, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong và ngoài ngành. Cùng với việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo hệ chính quy, nhà trường đã tích cực xây dựng nội dung, chương trình đào tạo lại, hệ ngắn hạn để đa dạng các loại hình đào tạo. Kết quả đào tạo cụ thể trong vài năm gần đây của nhà trường được tổng hợp trong các bảng sau: Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 58 Bảng 2.2 Số lượng học sinh tốt nghiệp của trường phân theo loại hình đào tạo Số lượng (người) So sánh Loại hình 2010 2011 2012 2011/2010 (tỷ lệ %) 2012/2011 (tỷ lệ %) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 1. Cao đẳng nghề 689 760 890 110,30 117,10 6,8 2.Trung cấp nghề 660 759 897 115,00 118,18 3,18 3. Sơ cấp nghề 300 350 450 116,67 128,57 11,9 4. Tổng 1649 1869 2237 113,34 119,69 6,35 ( Nguồn: Phòng đào tạo nhà trường) Qua bảng trên ta thấy, số lượng học sinh nghề ở cả bai hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên số lượng tăng còn ít so với nhu cầu cần đáp ứng nguồn lao động trên địa bàn nói riêng và cho toàn xã hội. Nguyên nhân là do nhà trường chỉ cố gắng tuyển sinh đủ chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho, chưa có các bước đột phá về công tác tuyển sinh do vậy số lượng HS vào học trong nhà trường còn hạn chế. Hơn nữa nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong công tác tuyển sinh do nhu cầu của người học. Đa số các em HS sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương không muốn đi học nghề, một số họ cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài khi xét tuyển lao động cũng chỉ cần bằng tốt nghiệp cấp 3 bời vì họ đi làm với công việc của người thợ lao động thủ công do vậy họ không cần phải đi học nghề. Còn một số khác lại quan niệm rằng, hiện nay các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng chuyên nghiệp mọc lên rất nhiều do đó tội gì họ phải đi học nghề, họ sẽ đi học trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp sau đó tiếp tục học liên thông lên đại học để đạt được ước muốn lớn nhất của họ. Một nguyên nhân nữa đó là hiện nay tại các trường đại học trong nước cũng đào tạo cả hệ sơ cấp nghề do vậy các em HS sẽ chọn vào đó học bởi đơn thuần khi vào đó học họ đang được ngồi trong giảng đường đại học. Chính với những suy nghĩ như vậy mà trường cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm nói riêng và các trường đào tạo nghề Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 59 trong cả nước nói chung rất khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu vào. Đây là những nguyên nhân dẫn đến số lượng HS đầu vào giữa các năm của nhà trường còn thấp. Không những thế việc sinh viên chỉ tập trung vào hai ngành đó là ngành Điện Công nghiệp và Hàn gò vì đây là hai nghề chủ chốt , nghề mũi nhọn của nhà trường. Đây là hai nghề mà nhà trường đầu tư vào nhiều nhất, các thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu của người học. Đây cũng là nghề đang được các em học sinh lựa chọn đơn giản vì sau khi học xong nghề này, các em dễ dàng xin việc làm hơn và có thu nhập tương đối ổn định. Các nghề khác như điện dân dụng, gia công cắt gọt kim loại...số lượng HS tương đối thấp vì đây là các nghề mà nhà trường chưa chú trọng phát triển, chưa đầu tư được đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, đây cũng là các nghề mà HS không ưa chuộng vì khó xin việc làm và học tương đối vất vả. Đặc biệt nghề công nghệ rượu cồn mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, nhưng số lượng học sinh quá ít so với các nghề khác, nhà trường rất khó khăn trong công tác tuyển sinh mặc dù đây là nghề dự báo sẽ phát triển rất mạnh trong những năm tới, nguyên nhân chính vẫn là do các em học sinh chưa hiểu hết xu hướng phát triển của nghề này, mặt khác nhà trường cũng chưa chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất , về công tác tuyển sinh và về chiến lược phát triền chính vì vậy đây là nghề mà có số lượng HS thấp nhất trong nhà trường. Bảng 2.3. Kết quả đào tạo của trường theo hình thức đào tạo Số lượng (người) So sánh Hình thức 2010 2011 2012 2011/2010 (tỷ lệ %) 2012/2011 (tỷ lệ %) 1. Chính quy 1649 1869 2237 113,34 119,69 2. Mở rộng 500 576 690 115,20 119,79 3. Bồi huấn, nâng bậc 300 350 450 116,67 128,57 ( Nguồn: Phòng đào tạo nhà trường) Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 60 Ngoài ra trường còn dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn: 720 người. Qua đây ta thấy rằng trong ba năm gần đây nhà trường cũng đã nỗ lực rất nhiều trong công tác tuyển sinh. Điều đó được thể hiện bằng các con số trong bảng. Số lượng HS hàng năm tăng dần, nhất là số lượng học sinh hệ chính quy, do vây nhà trường cần quan tâm đặc biệt tới hình thúc đào tạo này, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng. 2.3 Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. Chất lượng đào tạo nghề xác định ở các yếu tố cấu thành của đào tạo nghề hoặc chất lượng đào tạo nghề được quy định cho tất cả các yếu tố, các điều kiện bên trong và bên ngoài của đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào các thành phần cơ bản là: đầu vào, quá trình quản lý hệ thống, đầu ra trên nền môi trường bên ngoài hệ thống hay ngữ cảnh. 2.3.1 Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo từ phía doanh nghiệp sử dụng Từ số liệu thống kê về lưu lượng học sinh, sinh viên cho thấy hàng năm có khoảng 1000 học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, các em chính thức tham gia vào thị trường lao động, chất lượng đào tạo thực hành được kiểm chứng chính xác nhất từ việc đáp ứng yêu cầu công việc của các em tại các doanh nghiệp. Nhà Trường đào tạo học sinh, sinh viên các em này sau khi ra trường có được các doanh nghiệp tuyển dụng hay không, tỷ lệ tuyển dụng và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên có cao hay không đó là sự băn khoăn của hầu hết tất cả các trường hiện nay. Để giải quyết vấn đề này nhà Trường luôn cập nhập những thông tin có sự phản hồi của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thông qua nhiều hình thức như: Gặp gỡ lấy ý kiến của các cựu sinh viên, đặc biệt là thông qua sự đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động để từ đó hoàn chỉnh chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo. Nhà Trường luôn phải thực hiện theo phương châm dạy cái gì mà xã hội cần. Nhưng vấn đề này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn điều này được Bộ giáo dục, Bộ lao động - thương bình và xã Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 61 hội quan tâm đã đưa ra nhiều tiêu chí về chất lượng đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng. Trong giới hạn về đánh giá chất lượng đào tạo nghề của nhà trường tôi xin tập trung vào lấy ý kiến đánh giá từ một số doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm tháng 12 năm 2012 bao gồm: Công ty Giấy Vạn Điểm Thị trấn Phú Minh Phú Xuyên Hà Nội, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thị trấn Phú Minh Phú Xuyên Hà Nội, Công ty Gương kính Hải Long Thường Tín Hà Nội, Công ty TNHH SX & TM Vikosan KCN Liên Phương Thường Tín Hà Nội, Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Thiên Phú Thường Tín Hà Nội, Công ty may Việt Thắng Thường Tín Hà Nội, Công ty Thiết bị điện SINO Thường Tín Hà Nội, Công ty cổ phần Đại Hữu Thường Tín Hà Nội, Công ty cổ phần vận tải Hoa Nam Thường Tín Hà Nội, Công ty TNHH Đức Thành Thường Tín Hà Nội, Công liên doanh bao bì Crown Hà Nội Thường Tín Hà Nội, Công ty cổ phần Linh Gas Việt Nam Thường Tín Hà Nội, Công ty TNHH XNK Phú Tuấn Phú Xuyên Hà Nội, Công ty TNHH xuất nhập khẩu mây tre đan Phú Ngọc Phú Xuyên Hà Nội, Công ty cổ phần cơ khí Việt Nhật Thường Tín Hà Nội. Trên cơ sở lý thuyết Chương 1, tác giả gửi phiếu thăm dò mức độ đáp ứng công việc của học sinh sinh viên tại 30 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết quả thu được từ phiếu thăm dò như sau: Bảng 2.4 Bảng Kết quả chất lượng đào tạo thực hành đánh giá từ phía DN TT Các nội dung đánh giá Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí Điểm đánh giá trung bình từ doanh nghiệp sử dụng lao động 1 Kiến thức chuyên môn 10 6 2 Kỹ năng vận hành máy móc thiết bị 10 6,6 3 Chủ động sáng tạo trong công việc 10 6,7 4 Biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ 5 3,8 5 Biết lắng nghe và học hỏi người khác, cần cù, chịu khó, có tính trung thực và 5 4,4 Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 62 tinh thần trách nhiệm trong công việc 6 Chấp hành kỷ luật lao động 5 3,5 7 Các kỹ năng khác (tiếp nhận xử lý thông tin nhanh, tham gia hoạt động xã hội) 5 3,6 8 Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế 10 6,8 9 Khả năng thích ứng và sử dụng thiết bị mới 5 2,9 10 Tính tự lập trong công việc 5 3,2 11 Khả năng làm việc tập thể 5 2,1 12 Niềm say mê - sáng tạo trong công việc 5 3,2 13 Chất lượng công việc được giao 5 3,2 14 Khả năng chịu áp lực công việc 5 3,3 15 Mức độ hài lòng – tin tưởng của ông bà khi sử dụng sinhviên của trường CĐ nghề Cơ điện 10 6,6 Tổng 100 65,9 [Nguồn: Số liệu kết quả điều tra tại doanh nghiệp] Theo đánh giá của doanh nghiệp mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của các em đạt mức trung bình thể hiện qua tổng điểm trung bình trung đạt 65,9 điểm. Có thể nói với mức điểm như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo thực hành gần đạt mức khá và sử dụng lao động có chất lượng như vậy là tạm chấp nhận được. Nhà trường cần phấn đấu đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, trong giai đoạn trước mắt đến năm 2015 phấn đấu chất lượng đào tạo nghề đạt mức khá theo đánh giá từ phía doanh nghiệp. Về kiến thức chuyên môn: vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, các doanh nghiệp đánh giá điểm trung bình đạt 6 điểm và 6,8. Như vậy là kiến thức chuyên môn và việc vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế chỉ đạt mức trung bình, ý thức học tập của học sinh sinh viên và chất lượng giảng dạy Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN  Lê Nguyên Hùng Lớp 10B QTKD 2010 - 2012 63 ảnh hưởng nhiều nhất đến nội dung này, chính vì vậy nhà trường cần quan tâm đến hai yếu tố này nhiều hơn nữa. Về ý thức của học sinh sinh viên được đánh giá thông qua các nội dung Biết lắng nghe và học hỏi người khác, cần cù, chịu khó, có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm trong công việc; Chấp hành kỷ luật lao động; Niềm say mê - sáng tạo trong công việc các nội dung này đều được các doanh nghiệp đánh giá là đạt mức khá vì đều đạt trên 70% số điểm tối đa. Điều này cho thấy ý thức, nề nếp của học sinh sinh viên được nhà trường rèn luyện và quan tâm nhiều, như vậy nhà trường cần duy trì và phát huy. Các nội dung đánh giá Kỹ năng vận hành máy móc thiết bị; Khả năng thích ứng và sử dụng thiết bị mới; Tính tự lập trong công việc; Khả năng làm việc tập thể được đánh giá đạt mức trung bình, các yếu tố này có ảnh hưởng nhiều bởi việc trang bị máy móc cho đào tạo thực hành, số lượng và chất lượng giờ thực hành đạt h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272785_7268_1951975.pdf
Tài liệu liên quan