Luận văn Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 4

1.1. Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình 4

1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình 5

1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình 7

1.2.1. Phong tục, tập quán 7

1.2.2. Tâm lý 8

1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 9

1.2.4. Định kiến giới 10

1.2.5. Trình độ dân trí 11

1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 11

1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 11

1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 13

1.4. Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình 14

1.4.1. Phạm vi điều chỉnh 15

1.4.2. Phòng ngừa bạo lực gia đình 17

1.4.3. Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực gia đình 19

1.4.4. Về các quyết định bảo vệ nạn nhân 20

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 22

2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 22

2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình 25

2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân 25

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình 27

2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình 30

2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình 30

2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác 34

2.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình 35

2.4.1. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân 35

2.4.2. Cấm tiếp xúc 38

2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 40

2.5.1. Xử lý kỷ luật 40

2.5.2. Xử lý hành chính 41

2.5.3. Xử lý theo pháp luật dân sự 43

2.5.4. Xử lý theo pháp luật hình sự 46

CHƯƠNG III 49

THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ HÀNH VI BẠO LỰC TRÊN THỰC TẾ 49

3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây 49

3.1.1. Thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình 49

3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua 52

3.2. Một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế 55

3.2.1. Làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 55

3.2.2. Hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 57

KẾT LUẬN 63

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của minh. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì thực tế cho thấy ở rất nhiều nơi, việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình còn rất e dè vì quan niệm đấy là “chuyện riêng”, là vấn đề tế nhị của các gia đình. Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần được giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, tự ti… có thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần được biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự. Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách ly nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này còn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo về nạn nhân. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi hành vi bạo lực bị phát hiện, nạn nhân đã được áp dụng một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ, người thực hiện hành vi đã được thông tin về những sai phạm của mình, nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi bạo lực, thậm chí còn nặng nề và nguy hiểm hơn. Trong khi đó, những người xung quanh, thậm chí là những người có trách nhiệm do lo sợ bị trả thù, bị vạ lây, bị phiền phức nên đã không dám can thiệp bảo vệ nạn nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vây, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Do tính chất rất nhạy cảm của tội phạm cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực – điều này hoàn toàn hợp lý. Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của nạn nhân? Bởi vì hành vi bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân của bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội. Trong khi đó, rất nhiều nạn nhân không nhận thức được điều này, nên khi hành vi bạo lực xảy ra họ chọn cách im lặng, lảng tránh vì lo sợ sự can thiệp từ bên ngoài có thể phá vỡ gia đình họ, lo sợ bị trả thù hay đơn giản chính họ cũng không muốn “người ngoài” xen vào chuyện nội bộ của nhà mình và coi đó là quyền của mình. Từ đó, chính họ lại gây khó khăn cho việc giải quyết hành vi vi phạm, từ đó tạo điều kiện cho bạo lực gia đình tái diễn và thậm chí là phát triển hơn, gây ảnh hưởng tới nạn nhân, gia đình, những người xung quanh cũng như tác động xấu tới trật tự an toàn xã hội. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: “1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. 2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.” Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Cộng đồng ở đây là chỉ chung những người biết được về hành vi, có thể là thành viên khác trong gia đình, hành xóm, tổ dân phố, người chứng kiến… Sự can thiệp ở đây phải là can thiệp hợp pháp, tức là chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi, cấp cứu nạn nhân…). Mọi sự can thiệp trái pháp luật (sử dụng vũ lực với người có hành vi bạo lực gia đình, tiếp tay cho hành vi bạo lực…) đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tôn trọng sự can thiệp nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, thù địch, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Tất nhiên, hành vi bạo lực cũng cần phải được chấm dứt ngay. Quy định này tưởng chừng như là chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ là thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp. Điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạm không nhận thấy sai lầm của mình mà thậm chí còn trút giận sang những người can thiệp (chửi bới, xúc phạm và có khi là đánh đập, hành hung…), do đó đã làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Ngược lại, những sự can thiệp bất hợp pháp, điển hình là việc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách không cần thiết cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa không ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; cấm tiếp xúc; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều người vẫn nghĩ đó là quyền của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây tưởng chừng là điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người thực hiện hành vi khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi hành vi là bột phát, họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị. Chính vì vậy, pháp luật cần quy định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân từ chối sự chăm sóc của người đã gây tổn thương cho mình – điều này là hoàn toàn phù hợp về tâm lý - thì người có hành vi bạo lực cũng phải tôn trọng và thực hiện điều đó. Phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự, người thực hiện hành vi bạo lực cũng phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì chúng ta có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền được nhận sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà chủ yếu do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận gây nên. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn. 2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình 2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình Điều 32, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về trách nhiệm gia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình: 1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. 4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này. Phải khẳng định rằng gia đình và các thành viên gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng có thể có hành vi của bạo lực: con mắng cha, vợ chì chiết chồng, mẹ chồng ruồng rẫy nàng dâu, bố vợ khinh thường con rể, chị dâu em chồng xích mích với nhau, anh em tranh chấp tài sản dẫn đến đánh chửi nhau…; đồng thời chính họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ở đây chúng chỉ đề cập tới họ dưới khía cạnh là người chứng kiến bạo lực gia đình. Cùng chung sống dưới một mái nhà, họ là người chịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi vì hai bên có sự hiểu biết về nhau, có mối quan hệ thân thiết với nhau… Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên khác trong gia đình đã cổ vũ, khuyến khích cho hành vi bạo lực xảy ra như: mẹ xui con trai “giáo dục” vợ bằng nắm đấm; các em cổ vũ anh hành hạ chị dâu; ông bà yêu cầu phải nghiêm khắc khi dạy dỗ cháu… Những hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ là do quan niệm khác nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn tới người thực hiện hành vi bạo lực: họ chịu áp lực “phải” thực hiện hành vi nếu không muốn bị người nhà chê bai, khiển trách; đồng thời khi được ủng hộ, họ càng thấy tự tin, càng cho rằng hành vi đó là đúng đắn và cần thiết. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải có những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực gia đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, can ngăn người có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân... Đây là những việc họ hoàn toàn có khả năng thực hiện, nhưng việc có thực hiện không, thực hiện như thế nào thì lại phụ thuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh, Nhà nước không quy định đây là nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành viên. Tuy nhiên, nếu có những hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể: một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, được quy định tại Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: 1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình. 4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. 5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. 6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. 7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. Với tâm lý hiếu thắng, coi trọng sỹ diện vốn rất phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều hành vi bạo lực nói chung, bạo lực gia đình nói riêng xuất phát từ sự xúi giục, kích động, khích bác… của những người xung quanh. Những hành vi đó có thể chỉ là lời nói đùa vô ý, sự trêu chọc lẫn nhau, thậm chí là những lời khuyên bảo sai lầm; nhưng đó cũng có thể là ác tâm muốn phá hủy hạnh phúc gia đình người khác, muốn trục lợi hoặc thực hiện ý đồ xấu khác. Khi hành vi bạo lực xảy ra, người thực hiện hành vi và những người có liên quan đương nhiên muốn trốn tránh, cản trở việc phát hiện và xử lý; nếu không được thì sẽ có tâm lý muốn trả thù người đã phát hiện, khai báo, giúp đỡ nạn nhân… Trong một số trường hợp, những hành vi này đã nhận được sự dung túng, bao che của những người có thẩm quyền. Kết quả là bạo lực gia đình không ngừng gia tăng và tiếp tục để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, những hành vi này cần phải bị nghiêm cấm và phải chịu những chế tài phù hợp. Tuy nhiên, một số quy định trong điều luật này nếu không được giải thích rõ thì việc thực hiện trên thực tế là rất khó khăn. Ví dụ: hiểu thế nào là hành vi kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình? Chỉ là những lời trêu chọc như: sợ vợ, bám váy vợ hay những lời khuyên: yêu cho roi cho vọt… có thể làm phát sinh hành vi bạo lực, nhưng có phải là hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 này không? Hay hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động bạo lực gia đình có thể là việc những bà nội trợ rỉ tai nhau về cách “dạy” chồng? Những ông bố, bà mẹ khuyên con nhẫn nhịn khi bị bạo lực từ phía vợ hoặc chồng mình có thể coi là cản trở việc khai báo không? Những vấn đề này đều cần được nghiên cứu cụ thể hơn và đưa ra nhưng hướng dẫn rõ ràng. Những hành vi bị cấm này không chỉ áp dụng với thành viên gia đình mà còn áp dụng cả những các nhân không phải là thành viên gia đình. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân là: “1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; 2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền” (Điều 31). Những quy định này nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của các những cá nhân trong xã hội trong việc tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cũng như giúp đỡ nạn nhân. Đây đều là những việc không quá khó khăn, chỉ đòi hỏi trách nhiệm với cộng đồng của mỗi công dân nên việc thực hiện như thế nào là hoàn toàn dựa trên ý chí của từng cá nhân. Những nghĩa vụ cụ thể của công dân được quy định trong những điều luật khác của Luật này. 2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu lên trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này, trong đó có thể kể tới Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, bao gồm:  1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. (Điều 33) Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam – một thành viên của Mặt trận cũng được giao một số trach nhiệm cụ thể: 1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này. 2. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. (Điều 34) Ngoài ra, Luật cũng quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Trách nhiệm của một số Bộ, ngành cũng được cụ thể hóa tại các quy định của Luật này (từ Điều 36 tới Điều 41) 2.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình Để ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân, có thể áp dụng rất nhiều biện pháp đã được pháp luật quy định. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới một số biện pháp được cho là cơ bản nhất, bao gồm: 2.4.1. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được quy định tại Điều 19, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với mục đích bảo vệ nạn nhân, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Việc chấm dứt hành vi và đưa nạn nhân đi cấp cứu là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trách nhiệm buộc người có hành vi chấm dứt hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân được đề cập ở đây thuộc về người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực là hành động hướng tới người có hành vi bạo lực gia đình, yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình để giải thoát nạn nhân khỏi tình trạng bạo lực. Đây là nguyên tắc không thể thay đổi để bảo vệ nạn nhân, bởi vì phòng, chống bạo lực gia đình trước hết phải là ngăn chặn không để cho hành vi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này không phải là dễ: người có hành vi bạo lực rất ít khi tự nguyện chấm dứt hành vi vì nghĩ đến lợi ích của nạn nhân; còn những người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực cũng không thường có hành động cụ thể để buộc chấm dứt hành vi bạo lực, bởi vì điều này không đem lại lợi ích gì cho họ mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào chuyện nhà người khác”, có khi còn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… , chỉ khi những hành động bạo lực quá dã man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp. Tương tự, cấp cứu nạn nhân cũng là việc rất cần thiết khi mà họ đang lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây nên. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này; còn những người xung quanh nếu không phải có quan hệ thân thiết với nạn nhân thì không có lý do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” người khác, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Dù đó là việc làm tốt thì họ cũng sẽ phải gánh chịu những lời dị nghị của dư luận xã hội, gặp phải sự phản đối của gia đình nạn nhân cũng như gia đình mình, thậm chí có thể chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, trả thù. Chính vì những định kiến, những cản trở về mặt xã hội như vậy, pháp luật đã quy định: người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này không chỉ có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân bị bạo lực cũng như người tham gia phòng, chống; mà còn thông qua đó nâng cao ý thức, giáo dục những người khác về sự cần thiết phải tham gia công tác này. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định chung chung như vậy thì việc triển khai trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. Cụ thể: Điều 20, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 110) đã quy định mức xử phạt với hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với với một trong các hành vi sau: a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; c) Có hành vi cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình. Ngược lại, những người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Điều 5, Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 08) như sau: 1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; 2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật; 3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Như vậy, những quy định này một mặt đã đưa ra những hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp, có tác dụng động viên, khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, mức xử phạt với hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình còn thấp, chưa có tính răn đe, giáo dục, nhất là với những trường hợp tái phạm nhiều lần. 2.4.2. Cấm tiếp xúc Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây: Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m, trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân; Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân (Điều 8, Nghị định 08) Thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình và Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký. Điều kiện để áp dụng biện pháp này bao gồm: Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (Nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở) Người có hành vi bạo lực gia đình chỉ được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình trong một số trường hợp sau: Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng; Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan