Luận văn Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Với trục đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 49, tỉnh lộ 71, 72 đang thi công, của khẩu S3, S10 thông với Lao,. là điều kiện thuận lợi cho huyện A Lưới mở rộng giao lưu, quan hệ, phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế, vươn lên trở thành một huyện vùng cao trên quan trọng trên trục đường Hồ Chí Minh. Nhờ đó, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng lao động.

- Đất đai màu mỡ, diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn lớn, khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Diện tích rừng và thảm thực vật lớn (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của huyện) với nhiều lâm đặc sản quý hiếm, nếu biết tổ chức quản lý khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy mở ra khả năng phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

- Số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây chính là lực lượng phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện A Lưới. Quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn yêu cầu lực lượng lao động lớn, với chất lượng cao.

- Thị trấn A Lưới, là trung tâm văn hóa- chính trị- văn hóa, giữ vị trí chiến lược trên địa bàn huyện. Ở đây có điều kiện phát triển thuận lợi các ngành nghề chế biến nông lâm sản phẩm như gổ, nhựa thông, quế,. Đây cũng là nơi tạo ra thị trường, nơi giao lưu buôn bán, tạo đầu ra cho các ngành sản xuất trên đại bàn huyện. Đó chính là nơi lao động được sư dụng và rèn luyện năng lực.

- Tình hình kinh tế- xã hội- chính trị trên địa bàn huyện khá ổn định và phát triển đều đặn qua các năm, đời sống nhân dân ngày càng đi lên, đây chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung và nâng cao chất lượng lao động nói riêng.

 

docx75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, luật.  3. Tuyển dụng cán bộ khu vực dịch vụ công theo năng lực và cạnh tranh - Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ bên ngoài dựa trên quy trình tuyển chọn cạnh tranh theo thực tài với nhiều cơ chế ưu đãi để tuyển dụng người có chất lượng, bố trí làm việc tại các cơ quan hành chính (34%) và đơn vị dịch vụ công của thành phố (66%), đặc biệt là trong các ngành dịch vụ về giáo dục (21,7%) và y tế (27,6%). Đây là chính sách mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố.  - Thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo các đơn vị dịch vụ công: Đây là cách làm mới, đặc thù của thành phố so với các chính sách, cơ chế tuyển dụng cán bộ các vị trí lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam. Các ngành dịch vụ công có nhiều người tham gia thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo: dịch vụ giáo dục; dịch vụ đô thị; giao thông vận tải… - Kinh nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị) Kinh nghiệm huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Huyện Hương Trà là một huyện có điều kiện tự nhiên và xã hội khá tương đồng với huyện A Lưới. Trong huyện cũng có nhiều xã miền núi và có trình độ phát triển ngang với một số xã trên địa bàn huyện A Lưới. Mặt khác, Hương Trà là một huyện có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn huyện A Lưới. Những điều này khiến cho việc học tập kinh nghiệm phát triển sẽ giúp có nhiều ứng dụng vào điều kiện của huyện A Lưới Theo chủ trương của huyện Hương Trà, chú trọng vào các nội dung sau: - Đổi mới chính sách tổ chức, thông qua công việc để lựa chọn, bố trí, sử dụng phát huy tốt năng lực nội tại của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, lao động trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội. - Coi trọng công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên công tác quản lý Nhà nước và quản lý kỹ thuật. Có qui hoạch, đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, xã hội, Quản lý doanh nghiệp. - Chú trọng đào tạo lực lượng lao động một cách thiết thực và cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Dành phần đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo lực lượng lao động cao cấp cho tổ chức sản xuất kinh doanh, lao động kỹ thuật bằng kết hợp đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, kỹ năng nghiệp vụ với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, tri thức đạo đức xã hội, kỷ luật lao động. - Phối hợp với các trường đại học, trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất xây dựng chương trình đào tạo và khuyến khích, thu hút người lao động trên địa bàn tham gia vào các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng lao động đối với những ngành nghề mà địa phương đang cần hoặc có khả năng phát triển. Điều đáng chú ý ở huyện Hương Trà đó là sự xuất hiện của các trường đào tạo ở mức độ trên phổ thông, dù chỉ là mới ở quy mô ban đầu. Đây là điều bổ ích để huyện A Lưới xem xét trong chính sách của mình. Kinh nghiệm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hướng Hóa là huyện biên giới quan trọng của tỉnh Quảng Trị bởi đây là cửa khẩu quan trọng với khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Hàng năm đóng góp xấp xỉ 20% giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 11,9triệu/người/năm, tốc độ tăng trưởng sản xuất 9,2%. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 2178 tỷ đồng (giá so sánh 2004). Chính vì thế, đây là địa bàn nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư nhiều mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực đối với sự phát triển của huyện Hướng Hóa, đảng bộ huyện đã có những chủ trương ưu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa nhiều mặt vượt trội so với huyện A Lưới, những tiến bộ trong nhiều năm qua đã mang lại nhiều bài học bổ ích cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện A Lưới. - Tăng cường việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bằng các chính sách ưu đãi như nâng mức phụ cấp cao hơn cho nguồn nhân lực đến làm việc tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo so với các vùng, miền khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; - Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý một cách thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời tình hình mới. - Lựa chọn những thanh niên có trình độ bố trí làm việc trong cơ quan nhà nước. - Đầu tư hệ thống bệnh viện tuyến xã và huyện ngày càng hoàn chỉnh để chăm sóc đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng sống. - Tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp bằng các dự án kinh tế mới, làng thanh niên lập nghiệp,... góp phần tăng gia đời sống và phát huy năng lực của một bộ phận thanh niên tiên tiến vào phát triển kinh tế. Tóm lại, từ cơ sở lý luận và thực tiển trên đây cho thấy việc nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn huyện A Lưới là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều này thể hiện trong những nội dung sau: - Nêu và làm rõ khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng lao động và khái quát những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nâng cao chất lượng lao động, - Khái quát vai trò quan trọng và làm rõ tính tất yếu khách quan của nâng cao chất lượng lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình CNH, HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. - Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương có sự tương đồng để có được những bài học cần thiết cho việc áp dụng. Chương 2- Thực trạng chất lượng lao động NNNT ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1. Tổng quan về địa bàn huyện A Lưới 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện A Lưới là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 70 km. Huyện nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 160- vĩ độ Bắc và 1070 kinh Đông. Huyện A Lưới chiếm ¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích là 122.901,8 ha. Là Huyện biên giới với 85 km chiều dài đường biên giới quốc gia, nên huyện A Lưới là địa bàn xung yếu về công tác biên phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện có đường ranh giới dài nhất toàn tỉnh và tiếp giáp với nhiều lãnh thổ khác nhau. - Phía Bắc giáp với huyện Hương Trà và Phong Điền. - Phía Đông giáp với huyện Hương Thủy. - Phía Tây Nam, Tây Bắc giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị). - Phía Nam giáp huyện Hiên (Quảng Nam). Huyện có diện tích 122.954,92 ha, chiếm ¼ diện tích toàn tỉnh. Huyện có con đường Hồ Chí Minh xuyên Bắc Nam chạy qua, nối liền Quảng Nam, Huế, và Lao Bảo (Quảng Trị). Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 nối với Huế dài 75 km, bên cạnh đó còn có 2 đường cửa khẩu sang nước bạn Lào là cửa khẩu S3 (Hồng Vân- Cu Tai) và cửa khẩu S10 (A Đớt- Tá Vàng) .... điều này tạo điều kiện cho huyện A Lưới trở thành trung gian quan trọng trong phát triển quan hệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan của Lào. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển của huyện A Lưới trong thời gian tới. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình, địa chất - Về địa chất: Lãnh thổ A Lưới nằm trong vùng thấp Tây Trị Thiên thuộc dãy Trường Sơn Bắc, và được ngăn cách bởi vùng núi thấp Tây Quảng Bình bằng khu vực sụt lún, dấu vết đứt gãy kiến tạo lớn. Do ảnh hưởng của cấu trúc địa chất nên lãnh thổ A Lưới có hướng núi chủ yếu Tây Bắc- Đông Nam. - Về địa hình: Khu vực A Lưới thuộc kiểu hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cách mạnh. Độ cao trung bình 500m- 1.000m. Giữa khu vực có một thung lũng sụt lớn A So- A Lưới, dài 25- 30 Km, rộng 2- 4 km chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. 2.1.2.2. Khí hậu Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền nam và miền đông tương đối lạnh của miền bắc. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm: 220C + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 26,30C + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16,70C - Số giờ nắng:+ Trong cả năm: 1.717 giờ/năm + Trung bình ngày 3- 5 giờ/năm - Lượng mưa:+ Bình quân năm: 3.242 mm + Số ngày mưa trong năm: 218 ngày + Mùa mưa: từ tháng 5- tháng 12 + Thường có mưa đá, giông sét,... - Độ ẩm: + Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 87% + Độ ẩm cao nhất: 98% + Độ ẩm thấp nhất: 53,3% - Gió: + Hướng gió chính trong năm: Đông Bắc- Tây Nam. + Thường có bão, giông lốc, lũ quét,... 2.1.2.3. Đặc điểm thủy văn - Sông chính: sông Hữu Trạch, sông Bồ, sông A Sáp. Lượng chảy của các sông trong vùng phong phú, modul dòng chảy đạt 681 m3/s/km2. Có nước ngầm với dung lượng lớn, chiếm khoảng 50%- 60% lượng nước trong vùng. 2.1.2.4. Tài nguyên môi trường - Tài nguyên đất. + Diện tích đất tự nhiên: 122.954,92 ha. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn được thể hiện trong bảng thống kê sau. Loại đất Diện tích Đất tự nhiên 123.273,19 Đất nông nghiệp 103.083,93 Đất phi nông nghiệp 3.624,61 Đất chưa sử dụng 16.246,38 Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất trên đại bàn huyện A Lưới năm 2008 Nguồn: [1], [2], [9] + Các loại đất chủ yếu: Nhóm đất Tỷ lệ (%) Đất phù sa 4,9 Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ 0,1 Đất vàng nhạt trên đá cát 27,3 Đất đỏ vàng trên đá sét 61,7 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 4,4 Đất vàng đỏ trên đá Granít 0,6 Bảng 2.2: Thống kê tỷ lệ các nhóm đất chủ yếu trên địa bàn huyện A Lưới Nguồn: [1], [2], [9] - Tài nguyên rừng: + Diện tích rừng: 97.439 ha (năm 2007). + Đa dạng về chủng loại, nhiều loại gổ quý hiếm, động vật hoang dã. + Đây là điều kiện tốt cho phát triển lâm nghiệp ở huyện A Lưới. - Khoáng sản: Có trữ lượng nhỏ các loại sa khoáng vàng, cao lanh, khoáng sản phi kim loại,... 2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội 2.1.3.1. Dân số Dân số toàn huyện (tính đến ngày 31/12/2010) : 45.038 người. Mật độ dân số: 342 người/km2. Tỷ lệ % nam: 49,9%, nữ: 50,1%. Tỷ lệ sinh: 1,97%. Tỷ lệ chết: 0,39%. Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,56%. 2.1.3.2. Lao động, việc làm Theo thống kê năm 2010, huyện A Lưới có khoảng 25.491 người trong độ tuổi lao động (chiếm 58,5% dân số). Trong đó: Nam: 8.773 người, Nữ: 10.943 người. - Tổng số người có việc làm mới trong năm: 264 người. - Số lao động được đào tạo trong năm: 580 người. - Tỷ lệ lao động được qua đào tạo so với tổng số lao động: 2,88% - Số cán bộ khoa học và công nghệ tốt nghiệp cao đẳng trở lên/vạn dân: 23 - Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn: 74% 2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông: + Đường Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối huyện dài 106 km. Đang thi công đuờng 74 nối với Nam Đông, đường 71 nối với Phong Điền. Có 2 cửa khẩu nối với Lào, cửa khẩu S3 (Hồng Vân- Cu Tai), cửa khẩu S10 (A Đớt- Tà Vàng). + Hàng loạt đường ngang, đường nội thị đang được thi công. Số xã có đường ôtô đến trung tâm xã: 20/20. Bê tông hóa đường thôn bản, xây dựng các cầu cống. - Thủy lợi- nước sạch: Có 98 công trình thủy lợi, trong đó có 12 công trình kiên cố. Thực hiện kiên cố hóa kênh mương. Thực hiện chương trình nước sạch cho tất cả các xã. Có 6.750/9.115 hộ được sử dụng nước sạch (năm 2007). - Điện: 100% xã có điện lưới quốc gia với tỷ lệ hộ được sử dụng điện 95,78% (năm 2010). Hiện tại đang thi công công trình thuỷ điện A Lưới. - Bưu chính viễn thông: Có 20/21 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa xã. Số máy điện thoại/100 dân: 3,67. Ngoài ra còn có năm mạng điện thoại di động hoạt động trên địa bàn. 2.1.3.4. Đời sống nhân dân - Thu nhập: + Thu nhập bình quân đầu người năm 2010: 8 triệu đồng/năm + Thu nhập bình quân của 20% hộ nghèo nhất: 2.160.000đ/ năm + Thu nhập bình quân của 20% hộ giàu nhất: 70.000.000đ/năm - Giáo dục- Y tế: Hiện tại, huyện A Lưới có một bệnh viện trung tâm tại thị trấn và 20 trạm y tế ở 20 xã. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 10. 100% số trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ xã đạt phổ cập trung học cơ sở: 21/21 xã, thị trấn. 100% trường học được xây kiên cố. Đến hết năm 2010, lượng giáo viên cơ bản là đầy đủ cho việc dạy và học. Về giáo viên: Tiểu học có 436 giáo viên, tăng 14 giáo viên. Trung học cơ sở có 252 giáo viên, trung học phổ thông có 112 giáo viên. Về học sinh: Tiểu học có 4.809 em, trung học cơ sở có 3.205 em, trung học phổ thông có 1.641 em. - Văn hóa: + Số hộ được xem truyền hình: 7.444/9.115 + Số hộ đạt chuẩn văn hóa: 1.603/9.115; có 51% cụm dân cư đạt chuẩn văn hóa. 2.1.4. Đánh chung về đặc điểm địa bàn A Lưới 2.1.4.1. Thuận lợi - Với trục đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 49, tỉnh lộ 71, 72 đang thi công, của khẩu S3, S10 thông với Lao,... là điều kiện thuận lợi cho huyện A Lưới mở rộng giao lưu, quan hệ, phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế, vươn lên trở thành một huyện vùng cao trên quan trọng trên trục đường Hồ Chí Minh. Nhờ đó, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng lao động. - Đất đai màu mỡ, diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn lớn, khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Diện tích rừng và thảm thực vật lớn (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của huyện) với nhiều lâm đặc sản quý hiếm, nếu biết tổ chức quản lý khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy mở ra khả năng phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân. - Số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây chính là lực lượng phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện A Lưới. Quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn yêu cầu lực lượng lao động lớn, với chất lượng cao. - Thị trấn A Lưới, là trung tâm văn hóa- chính trị- văn hóa, giữ vị trí chiến lược trên địa bàn huyện. Ở đây có điều kiện phát triển thuận lợi các ngành nghề chế biến nông lâm sản phẩm như gổ, nhựa thông, quế,... Đây cũng là nơi tạo ra thị trường, nơi giao lưu buôn bán, tạo đầu ra cho các ngành sản xuất trên đại bàn huyện. Đó chính là nơi lao động được sư dụng và rèn luyện năng lực. - Tình hình kinh tế- xã hội- chính trị trên địa bàn huyện khá ổn định và phát triển đều đặn qua các năm, đời sống nhân dân ngày càng đi lên, đây chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung và nâng cao chất lượng lao động nói riêng. - Huyện có tiềm năng về môi trường, là điều kiện để thu hút khách du lịch trong ngoài nước, tạo tiền đề để kích thích du lịch phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Huyện A Lưới là huyện được nhận nhiều sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì thế vấn đề giáo dục, y tế ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho người lao động phát triển một các toàn diện về thể lực và tinh thần. Góp phần nâng cao năng suất và cải thiện điều kiện sống cho nguồn nhân lực để họ tích cực đóng góp và cống hiến cho huyện nhà. 2.1.4.2. Khó khăn: - Địa hình bị chia cắt, phức tạp, giao thông cách trở, do vậy việc giao lưu với các vùng khác khá khó khăn. Đây là yếu tố chính tạo ra khó khăn cho sự phát triển của nền kinh tế huyện. Cũng là yếu tố cản trở việc bố trí cán bộ, bố trí sản xuất. - Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt khá nhiều nên ảnh hưởng đến đời sống dân cư và hoạt động kinh tế trên địa bàn. - Hậu quả chiến tranh để lại cho A Lưới chưa khắc phục được, nhất là cân bằng môi trường sinh thái, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nguồn lao động trên địa bàn trong thời gian dài. - Lao động trên địa bàn qua đào tạo chỉ chiếm 2,88% là quá thấp, số cán bộ qua đào tạo đại học và trên đai học chỉ 23 người/1 vạn dân, đây chính là một điểm yếu của huyện. Thiếu lao động có trình độ kỹ thuật khi sản xuất lâm nghiệp bước sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, thiếu cán bộ có trình độ để điều hành nền kinh tế, quản lý các ngành sản xuất. - Nền kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa còn nhỏ bé, trình độ thị trường chưa cao, thu nhập dân cư còn thấp, điều này hạn chế khả năng phát triển của thị trường vì lượng cầu không cao. Một lượng lớn thanh niên trong huyện, đặc biệt là ở các xã vẫn còn tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động không được trang bị những kiến thức, trình độ chuyên môn cơ bản để đáp ứng công việc. Điều này tạo ra một lớp thanh niên chỉ thích hưởng thụ, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cách sống và tác phong làm việc, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến đời sống an ninh địa bàn. Tóm lại, qua những phân tích về đặc điểm địa bàn huyện A Lưới, ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn cơ bản như trình bày trên. Những khó khăn khiến cho sự phát triển của huyện nhà bị hạn chế, tuy nhiên nếu biết tận dụng và phát huy những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn thì nền kinh tế huyện A Lưới có khả năng bước vào sự phát triển có chiều sâu và vững chắc hơn. Sự phát triển này phải dựa vào nội lực là chính trên cơ sở tận dụng tối đa các yếu tố ngoại lực. Vấn đề cốt yếu hiện nay là huyện nhà phải đưa ra được những chính sách hợp lý, có chiến lược phù hợp. 2.2. Chất lượng lao động ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Chất lượng lao động thể hiện thể chất, sức khỏe người lao động 2.2.1.1. Cơ cấu độ tuổi lao động Cơ cấu dân số trẻ là đặc điểm chung của nhiều địa phương miền núi đang trong giai đoạn tiến hành CNH, HĐH. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu độ tuổi lao động huyện A Lưới giai đoạn 2006-2010 Nguồn: [1], [2], [9] Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong thời gian đầu từ năm 2006 đến 2009 không tăng thay đổi nhiều. Điều này cho thấy, tỷ lệ lao động bổ sung vào lực lượng lao động tăng tương tương đối bằng tỷ lệ người ra khỏi độ tuổi lao động. Sự ổn định này cho thấy sức ép tạo việc làm cho lao động đối với địa phương chưa lớn lắm. Trong thời gian này, phong trào thanh niên đi tìm việc làm nơi khác cũng có bắt đầu, tuy vậy số lượng đi thực tế chưa nhiều. Đồng thời là lực lượng lao động đi theo các dự án xây dựng như đường Hồ Chí Minh, thủy điện, các công trình xây dựng tới góp phần cân bằng cơ cấu độ tuổi trong lao động. Tuy nhiên, sang năm 2010, cơ cấu này có đột biến, khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm tới 51,8% dân số. Tương ứng lượng tuyệt đối là 21.034 người. Nguyên nhân của sự đột biến này là lượng lao động bổ sung tự nhiên do đến độ tuổi tăng nhanh kèm theo hoạt động di dân đến lao động. Lực lượng lao động “sung sức” nhất đang chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế, điều này tạo ra một nguồn lao động dự trữ to lớn nhưng cũng mang lại một loạt thách thức. Vấn đề nghiêm trọng nhất đó là tạo công ăn việc làm và trước hết là vấn đề về đào tạo và quản lý lực lượng lao động to lớn này. Không tận dụng tốt lực lượng này có thể kìm hãm quá trình CNH, HĐH. Trong thời gian sắp tới, lượng lao động đến độ tuổi ngày càng tăng nhanh do quá trình di dân lao động và kết quả của mức gia tăng dân số cao trong thời gian trước đó. Với lượng dân số trẻ dồi dào, đang ở thời kỳ sung sức nhất của lực lượng lao động, chính là tiềm năng to lớn của huyện nhà, nhưng cần chính sách đào tạo và việc làm để tránh hệ lụy của tình trạng thất nghiệp. 2.2.1.2. Cơ cấu giới tính Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ lao động nam và nữ của huyện khá cân bằng, có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Lực lượng lao động nữ chiếm 48% lực lượng lao động trong độ tuổi (năm 2010). Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu giới tính lao động huyện A Lưới năm 2010 Nguồn: [1], [2], [9] Lực lượng lao động nữ chủ yếu tham gia vào các công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Mà hạn chế trong tham gia vào lao động xã hội. Chính vì thế, chính quyền cần có những chương trình, biện pháp nhằm khôi phục những ngành nghề truyền thống như dệt dzèng, đan lác, đan chổi,… để huy động nguồn lực lao động nữ, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.2.1.3. Tình trạng sức khỏe của lao động Nhìn chung, sức khỏe và thể lực của người lao động ở huyện A Lưới vẫn ở mức thấp so với toàn tỉnh. Theo thống kê của phòng y tế huyện năm 2009, chiều cao, cân nặng trung bình của người lao động nam là 162,6 cm và 49kg; lao động nữ là 153,2 cm và 41kg. Chính quyền địa phương cũng đã có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề khám chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia đươc triển khai đồng bộ nên sức khỏe được cải thiện tốt hơn. Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tác động rất lớn đến nguồn lao động trong tương lai của huyện nhà, chính vì thế phòng y tế tến huyện rất quan tâm. Thể hiện qua việc thực hiện đề án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con dưới 05 tuổi. Qua 04 năm thực hiện, đã đạt được những kết quả sơ bộ. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số Bà mẹ tham gia 0 600 450 1.200 1.110 Số xã thực hiện 0 7 6 19 15 Tỷ lệ TE SDD 47,87% 40,27% 38,67% 33,61% 35,61% Bảng 2.3: Bảng thống kê kết quả dự án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em huyện A Lưới các từ năm 2007-2010 Nguồn: Số liệu điều tra Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu quả của chương trình khá tốt, sau 4 năm thực hiện đã giảm được 12,26% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, từ 47,87% năm 2006 còn 35,61% năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2007, tỷ lệ giảm xuống nhanh chóng, từ 47,87% còn 40,27% (giảm 7,6%), hiệu quả bước đầu cao. Tuy vậy, các năm sau, tỷ lệ này chỉ giảm ở mức nhẹ 1,6% (giai đoạn 2007-2008), 2,06% (giai đoạn 2008-2009). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 có cao trở lại 2% so với năm 2009 cho thấy chưa có sự bền vững về kết quả, chính vì thế cần thực hiện chương trình này sâu rộng hơn đến toàn bộ dân cư của huyện. Qua thực tế điều tra địa bàn cho thấy, tỷ lệ số người đi khám thường xuyên trong năm vừa qua trên mẫu điều tra không cao, hầu hết lý do là vì thiếu sổ bảo hiểm y tế nên không đi khám nữa. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, các năm trước đó huyện vẫn duy trì việc khám chữa bệnh thông qua thẻ bảo hiểm miễn phí nên người dân thường xuyên đi khám hơn chứ không phải đợi bệnh nặng mới đi khám. Hình 2.3: Biểu đồ thống kê kết quả điều tra về mức độ đi khám thường xuyên của người dân trong năm 2010 Nguồn: Số liệu điều tra 2.2.2. Về trình độ văn hóa, mức độ đào tạo chuyên môn của lao động Mặc dù được huyện nhà rất quan tâm và được tỉnh cũng như trung ương đầu tư nhiều và xây dựng cơ sở vật chất trường lớp từ tiểu học cho đến phổ thông trung học, nhưng thực trạng trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn vẫn ở mức thấp so với mức chung của toàn tỉnh. 2.2.2.1. Trình độ văn hóa của lao động (Ghi chú: THCS: Trung học cơ sở; THPT: Trung học phổ thông; Khác: gồm Trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ kết quả điều tra trình độ học vấn của lao động Nguồn: Số liệu điều tra Theo kết quả điều tra thực tế địa bàn cho thấy, Tỷ lệ Không biết chữ còn cao, lên tới 23,90%. Tỷ lệ người lao động học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông cũng rất lớn, trung học cơ sở lên đến 27,50%, tiểu học lên đến 28,30%. Điều này cho thấy chất lượng lao động về mặt học vấn là rất thấp. Chủ yếu là người dân tộc thiểu số do điều kiện trước đây khó khăn trong học tập nên không đi học hoặc chỉ đi học được một thời gian ngắn. Khi độ tuổi lớn hơn thì việc học trở nên khó khăn bởi ảnh hưởng do công việc làm ăn, nuôi sống bản thân, gia đình, và công việc chủ yếu là làm rẫy, làm nông, vì vậy họ không quan tâm đến việc đi học cho lắm. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho huyện A Lưới khi nền kinh tế thị trường vận hành, những lao động này khó khăn trong việc tiếp thu những điều kiện kinh tế xã hội mới, khó nắm bắt các khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng trong giao tiếp. Huyện cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bổ túc cho các lứa tuổi, không chỉ tập trung ở khu vực thị trấn mà còn ở các khu vực các xã xa hơn. Lực lượng có học vấn trung học phổ thông trở lên là lượng lượng lao động có chất lượng ở mức trung gian, với tỷ lệ 8,70%, đây là lực lượng có khả năng nắm bắt những kỹ thuật, nội dung khoa học căn bản trong sản xuất và làm việc. Nếu chú trọng đào tạo bổ sung lực lượng này có thể tạo ra một đội ngũ lao động đảm trách những công việc yêu cầu có kỹ thuật sơ đến trung cấp như công nhân kỹ thuật, ít nhất cũng tăng khả năng tự động tạo ra công ăn việc làm cho bản thân. Bởi vậy, trong thời gian tới huyện nên có sự điều tra đánh giá chính xác về lực lượng này để có chính sách hợp lý, tạo ra một lớn lao động có khả năng, có thể giúp xuất khẩu lao động sang các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài. Tỷ lệ lao động có học vấn trên trung học phổ thông chiếm 11,6% là lực lượng được trãi qua các lớp học trung cấp cho đến đại học, đây chính là lực lượng nòng cốt có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực. Cần chú trọng điều chỉnh họ tham gia vào các hoạt động phát triển địa phương, tham gia vào các công tác quản lý hành chính nhà nước, trợ kỹ thuật vốn cho họ phát triển các hoạt động kinh tế. Trong thời gian qua, huyện nhà thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp, cấp vốn, cây con, kỹ thuật, cơ sở vật chất đây chính là bước khởi đầu có tính hệ thống trong việc sử dụng hiệu quả hơn công tác sử dụng lao động, phát huy năng lực của người dân, giúp phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Muốn nâng cao mặt bằng trình độ học vấn của dân cư trong thời gian tới, huyện cần tăng cường đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị trường học, đi liền với việc kêu gọi, khuyến khích các giáo viên vào các khu vực khó khăn, vùn sâu, vùng xa để tăng cường việc phổ cập văn hóa cho người dân. 2.2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.docx
Tài liệu liên quan