Luận văn Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

LỜI CAM ĐOAN 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về Công ty Chứng khoán 4

1.1.1. Khái niệm Công ty Chứng khoán 4

1.1.2. Chức năng, vai trò, nghiệp vụ của Công ty Chứng khoán 4

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Công ty Chứng khoán 5

1.1.4. Vai trò của Công ty Chứng khoán 8

1.2. Cổ phiếu và các hình thức phát hành cổ phiếu 10

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu 10

1.2.2. Các hình thức phát hành cổ phiếu 11

1.3. Nội dung đấu giá cổ phần và nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần của Công ty Chứng khoán

1.3.1. Nội dung đấu giá cổ phần 17

 

17

1.3.2. Nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần của công ty chứng khoán 20

1.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần 27

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nghiệp vụ tư vấn đấu gía cổ phần

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần 27

30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẤU GIÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 38

2.1. Những nét khái quát về Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 38

2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 38

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 39

2.1.3. Chiến lược phát triển của SSI 40

2.1.4. Năng lực tài chính của SSI 40

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chứng khoán Sài Gòn 43

2.2. Thực trạng nghiệp vụ tư vấn đấu giá tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 45

2.2.1. Cơ sở triển khai nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 45

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ tư vấn đấu giá tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 47

2.3. Đánh giá chất lượng nghiệp vụ tư vấn đấu giá tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 72

2.3.1. Những mặt được 73

2.3.2. Những mặt còn hạn chế

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần của công ty chứng khoán Sài Gòn 74

76

2.4.1. Nhân tố chủ quan 76

2.4.2. Nhân tố khách quan 78

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 80

3.1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 và những nhận định về thị trường 80

3.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn trong thời gian tới 82

3.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ 83

3.2.2. Chiến lược tổ chức 83

3.2.3. Chiến lược khách hàng 84

3.2.4. Chiến lược đầu tư 84

3.2.5. Chiến lược vốn 84

3.2.6. Chiến lược nhân sự 84

3.2.7. Chiến lược công nghệ 85

3.2.8. Tiếp cận thị trường quốc tế 85

3.2.9. Tăng cường quản lý tài chính và kiểm soát rủi ro 85

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng của nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn 85

3.3.1. Quan tâm hơn nữa đến lợi ích của nhà đầu tư 85

3.3.2. Nâng cao chất lượng của công tác thăm dò thị trường 86

3.3.3 . Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công việc của từng nhân viên 86

3.3.4. Chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 87

3.3.5. Phát triển dịch vụ hỗ trợ sau đấu giá 88

3.3.6. Tăng cường năng lực tài chính 88

3.4. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành và cơ quan chức năng 89

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ 89

3.4.2. Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 92

3.4.3. Đối với các Trung tâm giao dịch chứng khoán 94

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,541,183,365 - Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán 194,427,361,720 23,960,176,380 - Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư 60,004,346,555 141,541,575 - Doanh thu bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán 8,911,433,540 5,010,000,000 - Doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư 7,351,342,719 3,423,776,250 - Doanh thu lưu ký chứng khoán cho người đầu tư 1,194,330,245 252,830,165 - Hoàn nhập dự phòng và các khoản trích trước - Doanh thu về vốn kinh doanh 45,490,938,841 3,554,645,097 - Doanh thu cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin 357,666,870 54,210,406 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 500,000 3 Doanh thu thuần 366,940,984,067 39,938,363,238 4 Thu lãi đầu tư 13,719,774,255 5 Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán và thu lãi đầu tư 380,660,758,322 50,905,490,224 6 Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán 75,162,311,840 23,362,490,633 7 Lợi nhuận gộp 305,498,446,482 27,542,999,591 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 633,027,606 570,851,922 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 304,865,418,876 26,972,147,669 10 Các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh 29,709,434 2,731,582 11 Các khoản chi phí ngoài hoạt động kinh doanh 22,706,713 2,319,186 12 Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh 7,002,721 412,396 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 304,872,421,597 26,972,560,065 14 Lợi nhuận tính thuế 291,152,647,342 16,005,433,079 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 58,230,529,468 1,618,644,570 16 Lợi nhuận sau thuế 246,641,892,129 25,353,915,495 2.2. Thực trạng nghiệp vụ tư vấn đấu giá tại công ty chứng khoán Sài Gòn: 2.2.1. Cơ sở triển khai nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần tại công ty chứng khoán Sài Gòn: 2.2.1.1. Cơ sở pháp lý: Khi thực hiện bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, quy định của khung pháp lý là cơ sở đầu tiên được xem xét đến bởi lẽ nếu pháp luật không cho phép thì công ty không thể hoạt động trong lĩnh vực đó được. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn khi kinh doanh chứng khoán nói chung và thực hiện nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần nói riêng đều cân nhắc thực hiện theo đúng các quy định và thủ tục của khung pháp lý. Khung pháp lý ở đây không chỉ đơn thuần là các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán mà nó bao gồm tất cả các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các chủ thể cũng như các vấn đề có liên quan, như luật doanh nghiệp, luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là các nghị định như nghị định số 144/2003/NĐ – CP, ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nghị định số 161/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bên dưới đó là một loạt các thông tư hướng dẫn, các quyết định có liên quan, như thông tư số 60/2004/TT – BTC ngày 18/6/2004 của bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, quyết định số 60/2004/QĐ – BTC ngày 15/7/2004 của bộ Tài chính về việc ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Doanh nghiệp cổ phần - tổ chức phát hành là một trong những đối tượng cùng một lúc có thể chịu sự chi phối của nhiều bộ luật khác nhau như luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng (nếu là các ngân hàng thương mại cổ phần) và các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vì vậy việc cổ phần hóa và phát hành lần đầu của doanh nghiệp có nhiều văn bản pháp luật quy phạm chi phối, trong đó điển hình là nghị định số 187/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, thông tư số 126/2004/TT – BTC hướng dẫn thực hiện quy định số 187, và một số văn bản khác có liên quan. Nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần của các công ty chứng khoán nói chung và của SSI nói riêng vì thế đều phải căn cứ vào khung pháp lý để thực hiện. Các văn bản hướng dẫn cổ phần hoá ở Việt Nam ra đời từ năm 1999 mà khởi điểm là nghị định 28/CP/1996 – TT 50/BTC/1996 hướng dẫn, sau đó là nghị định 44/CP/1998 – TT 104/BTC/1998 hướng dẫn rồi đến nghị định 64 CP/2002 – TT76, 79,80/BTC/2002 hướng dẫn. Tuy nhiên phải đến nghị định 64 thì mới có quy định bán cổ phần cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp, được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian bằng hình thức đấu giá hoặc bảo lãnh phát hành. Ngày 16/11/2004, nghị định số 187/2004/NĐ – CP ra đời, thay thế cho nghị định 64 và việc bán đấu giá cổ phần lần đầu cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp được quy định chi tiết, rõ ràng hơn như không cổ phần hoá khép kín, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng, giá bán cho người lao động và công chúng được quy định rõ(bán cho người lao động trong doanh nghiệp theo mức tối đa là 100 cổ phần/năm công tác trong khu vực nhà nước với giá giảm 40% so với đấu giá thành công bình quân, bán cho nhà đầu tư chiến lược mức tối đa là 20% số cổ phần bán ra với giá giảm 20% so với đấu giá thành công bình quân). 2.2.1.2. Nhu cầu thị trường: Với các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường chứng khoán non trẻ dường như còn xa lạ bởi khung pháp lý chưa hoàn thiện, sự am hiểu thiếu tường tận của doanh nghiệp về thị trường và đặc biệt là những khó khăn khi xác định một cách hợp lý giá bán cổ phần ra công chúng. Doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện tốt các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho đợt chào bán như thủ tục pháp lý, công bố thông tin, xác định giá khởi điểm…bởi đó không phải là chuyên môn của doanh nghiệp. Vì vậy nhu cầu có một tổ chức tư vấn, thay mình thực hiện việc bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Thực tế qua 12 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đến nay, cả nước đã có hơn 1.600 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Nằm trong số 1.557 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá tính đến 31/12/2003 thì bình quân tổng số cổ phần do các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp nắm giữ chỉ chiếm xấp xỉ 8%. Cổ phần nội bộ đã cản trở mục tiêu cổ phần hoá. Từ năm 2005, Chính phủ đề ra nhiệm vụ phải cổ phần hoá được 1460 doanh nghiệp nhà nước. “Cổ phần hoá là phải đạt mục tiêu đa sở hữu cao và doanh nghiệp nhà nước sẽ phải là doanh nghiệp của công chúng”. Không cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp chính là tinh thần xuyên suốt trong chủ trương đổi mới cơ chế chính sách cổ phần hoá. Bảng 3: Nhiệm vụ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phân theo các bộ, địa phương, tổng công ty 91 STT Bộ, tổng công ty địa phương Kế hoạch năm 2005 Bổ sung theo quyết định số 155 Nhiệm vụ từ cổ phần hoá 2005 Tổng 724 736 1460 Các bộ 201 159 370 1 Bộ thương mại 59 1 60 2 Bộ giao thông vận tải 45 31 76 3 Bộ xây dựng 13 40 53 4 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 23 21 44 5 Ngân hàng nhà nước 2 2 4 6 Bộ văn hoá 20 9 29 7 Tổng cục du lịch 1 1 8 Bộ khoa học công nghệ 4 2 6 9 Bộ thuỷ sản 18 7 25 10 Bộ công nghiệp 28 28 11 Bộ y tế 3 2 5 12 Bộ quốc phòng 6 4 10 13 Uỷ ban thể dục thể thao 1 1 14 Uỷ ban dân tộc 1 1 15 Bộ tài chính 1 1 16 Bộ tài nguyên môi trường 4 4 17 Bộ giáo dục và đào tạo 3 3 18 Viện khoa học và công nghệ 3 6 9 Trong số 1460 doanh nghiệp sẽ cổ phần hoá từ năm 2005 trở đi này, các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn hoặc phức tạp về tài chính đều có mặt (ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một điển hình). Như vậy số lượng các doanh nghiệp sẽ trở thành công ty đại chúng ngày càng nhiều, cộng với mức độ phức tạp của công việc phát hành lần đầu bằng phương thức đấu giá tạo thành nhu cầu lớn cần có tổ chức chuyên nghiệp tư vấn đấu giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Căn cứ vào nhu cầu lớn của thị trường, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn đã đưa vào triển khai nghiệp vụ tư vấn đấu giá cổ phần. 2.2.1.3. Năng lực của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn: Không chỉ căn cứ vào cơ sở pháp lý và nhu cầu thị trường, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn còn căn cứ vào chính bản thân mình để triển khai dịch vụ tư vấn đấu giá cổ phần. Trong mục 1, điều 3, mục III phần mở đầu của điều lệ công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn có ghi “lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh chứng khoán. Hiện tại công ty thực hiện ba loại hình kinh doanh sau: (i) Môi giới chứng khoán (ii) Tư vấn đầu tư chứng khoán (iii) Tự doanh”. Mục 2, điều 4, mục III phần mở đầu của điều lệ cũng ghi “công ty có thể tiến hành bất kỳ hình thức kinh doanh nào khác được pháp luật cho phép mà hội đồng quản trị xét thấy có lợi nhất cho công ty”. Như vậy theo điều lệ, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn đấu giá cổ phần. Theo quy định của nghị định 144 thì mức vốn pháp định cho hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán là 3 tỷ đồng. SSI có số vốn điều lệ tính đến nay là 500 tỷ đồng, tức là công ty đã có đủ điều kiện pháp lý để cung cấp dịch vụ tư vấn đấu giá cổ phần. Mặt khác SSI có đội ngũ cán bộ năng động, tinh thần làm việc tận tuỵ với phong cách chuyên nghiệp. Đặc biệt chuyên viên phòng tư vấn của SSI hầu hết đều tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành có tiếng trong nước như kinh tế quốc dân, ngoại thương, học viện ngân hàng…Lãnh đạo phòng tư vấn là cán bộ đã tốt nghiệp MBA đại học tổng hợp Maryland, rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Đây là nguồn lực chính giúp SSI đủ tự tin để cung cấp cho thị trường sản phẩm dịch vụ tư vấn đấu giá. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ tư vấn đấu giá tại công ty chứng khoán Sài Gòn: 2.2.2.1. Tìm kiếm khách hàng và lập kế hoạch tư vấn: Đối với dịch vụ tư vấn nói chung và tư vấn đấu giá cổ phần nói riêng, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chủ trương tìm kiếm và lựa chọn các khách hàng phù hợp. Nhu cầu trên thị trường là rất lớn, các tổ chức tài chính trung gian có khả năng cung cấp dịch vụ này không nhiều, nhưng để đảm bảo chất lượng và uy tín của mình, SSI chỉ lựa chọn những công ty mà họ thấy phù hợp. SSI coi dịch vụ tư vấn như một sự đầu tư của SSI trong quan hệ với khách hàng để xây dựng uy tín của mình. Sau khi nghiên cứu kỹ nhu cầu phát hành lần đầu của những doanh nghiệp cổ phần hoá tiềm năng, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn sẽ viết thư giới thiệu và mời cung cấp dịch vụ tư vấn đấu giá, gửi đến cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quan tâm và gửi thư trả lời, công ty sẽ tổ chức gặp mặt đại diện doanh nghiệp, trao đổi, đề nghị được cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức tài chính trung gian thực hiện đấu giá cổ phần cho doanh nghiệp phải được cơ quan quyết định cổ phần hoá thông qua hoặc chính cơ quan này sẽ chỉ định tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp. Sau đó doanh nghiệp và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn sẽ ký hợp đồng. SSI đã thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn đấu giá thành công cho nhiều doanh nghiệp như: công ty tư vấn xây dựng điện I, công ty nhiệt điện Bà Rịa, công ty kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc, công ty tư vấn xây dựng điện 4…Một trong những thành công trên phải kể đến đợt tư vấn đấu giá cho công ty thuỷ điện Thác Mơ,trong chương này luận văn sẽ xoay quanh cuộc đấu giá cổ phần của công ty thuỷ điện Thác Mơ như một ví dụ điển hình để phân tích. Sau khi đã xác định được đối tượng phục vụ, SSI lập kế hoạch thực hiện tư vấn. Kế hoạch tư vấn đấu giá của SSI được chia làm hai giai đoạn rõ ràng và có thời gian cụ thể thực hiện từng giai đoạn. Dựa vào kế hoạch này, bộ phận tư vấn sẽ phân công công việc cho từng thành viên, đồng thời các thành viên cũng dựa vào kế hoạch để phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Trên thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn nói riêng không chỉ thực hiện tư vấn đấu giá cho doanh nghiệp mà còn kiêm luôn cả công việc của đại lý đấu giá trong mỗi đợt đấu giá cổ phần. Vì đây là một quá trình gắn kết, không thể tách rời (thể hiện ở kế hoạch do công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn lập ra) nên luận văn sẽ phân tích cả công việc đại lý phát hành của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn. Trong giai đoạn 1 của kế hoạch, công ty sẽ thực hiện tư vấn và lập kế hoạch tổ chức thực hiện đấu giá cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2, công ty sẽ thực hiện triển khai đấu giá. Bảng 4: Kế hoạch một dự án thực hiện tư vấn đấu giá của Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn Kế hoạch Thời gian 1)Giai đoạn 1:Tư vấn và lập kế hoạch tổ chức đấu giá. *Tư vấn thành lập ban chỉ đạo đấu giá. *Chuẩn bị phương án phát hành. +Phân tích, đánh giá doanh nghiệp, xây dựng giá khởi điểm. +Xây dựng dự thảo quy chế đấu giá. +Xây dựng bản công bố thông tin. +Lập kế hoạch tổ chức bán đấu giá nộp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. *Tổ chức họp ban chỉ đạo đấu giá. 2)Giai đoạn 2:Triển khai thực hiện đấu giá. *Niêm yết thông tin. *Tổ chức thăm dò thị trường, tổ chức thuyết trình giới thiệu về công ty phát hành, trình bày cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư chiến lược. *Chuẩn bị các công việc trước đấu giá, phát tài liệu đấu giá, hồ sơ đăng ký, thu tiền cọc, lập danh sách nhà đầu tư tham gia đấu giá, phát phiếu tham dự. *Tiến hành cuộc đấu giá. *Thanh toán và phân phối cổ phiếu. *Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thắc mắc, khiếu nại hay xử lý vi phạm của người tham gia đấu giá. *Tổng kết. Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn đấu giá có thể không phải là doanh nghiệp mà công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn đã tư vấn cổ phần hoá. Những công việc để chuẩn bị phương án phát hành đòi hỏi phải phân bố thời gian hợp lý mới thực hiện được. 2.2.2.2. Tư vấn và lập kế hoạch tổ chức đấu giá: * Tư vấn thành lập ban chỉ đạo đấu giá Việc thành lập ban chỉ đạo đấu giá sẽ do bộ mà doanh nghiệp đó trực thuộc quyết định. Ban chỉ đạo đấu giá thông thường có năm người (một trưởng ban và bốn uỷ viên) bao gồm đại diện của bộ mà doanh nghiệp trực thuộc, đại diện của tổng công ty mà doanh nghiệp trực thuộc (nếu có), đại diện của chính doanh nghiệp cổ phần hoá, đại diện của tổ chức tư vấn (công ty chứng khoán). Việc thành lập ban chỉ đạo đấu giá sẽ được công ty chứng khoán SSI tư vấn, đề cử trên cơ sở lựa chọn những cán bộ có tư cách đạo đức và am hiểu sâu về bản thân doanh nghiệp cũng như quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra sự khách quan trong việc chỉ đạo đấu giá. * Chuẩn bị phương án phát hành Bước 1: Phân tích đánh giá doanh nghiệp và xây dựng giá khởi điểm. Xác định giá khởi điểm là một trong những nội dung quan trọng nhưng là công việc khó khăn nhất đối với tổ chức tư vấn. Tổ chức tư vấn SSI sử dụng kết quả hoạt động sản xuất, báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, cũng như dự đoán tình hình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới để xác định giá khởi điểm đấu giá (giá chào bán cổ phần). Gía khởi điểm là mức giá ban đầu của một cổ phần được chào bán ra bên ngoài do ban chỉ đạo đấu giá đề xuất và được bộ quy định để thực hiện đấu giá nhưng không thấp hơn giá sàn. Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá (thường là các doanh nghiệp cổ phần hoá theo nghị định 64), kết quả xác định giá trị doanh nghiệp được SSI sử dụng luôn để tính mức giá khởi điểm. Nếu doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá gắn liền với đấu giá cổ phần (các doanh nghiệp cổ phần hoá theo nghị định 187) thì SSI sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và sử dụng kết quả đó để tính mức giá khởi điểm. Phương pháp xác định giá khởi điểm do khung pháp lý quy định. Thông thường phương pháp dòng tiền chiết khấu được sử dụng nhiều hơn cả do những ưu điểm của nó. “Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai”. Nguyên tắc cơ bản trong việc chiết khấu là ghép luồng thu nhập với tỷ lệ chiết khấu phù hợp với nội dung thu nhập đó. Mô hình chiết khấu dòng tiền tổng quát như sau: PV= Từ công thức tổng quát trên, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn xác định giá khởi điểm như sau: 1. Công thức xác định giá trị thực tế của phần vốn chủ sở hữu. PV= Trong đó: Gía trị hiện tại của cổ tức năm thứ i. Gía trị hiện tại của vốn chủ sở hữu năm thứ n. i Thứ tự các năm kế tiếp từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i = 1 # n). D Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i. n Số năm tương lai được lựa chọn (từ 03 đến 05 năm). P Gía trị vốn chủ sở hữu năm thứ n và được xác định theo công thức tại mục 2. 2. Công thức xác định giá trị vốn chủ sở hữu năm thứ n. P= Trong đó: D Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ (n+1). Chỉ số này được xác định theo công thức tại mục 3. K Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần. Chỉ số này được xác định theo công thức tại mục 4. Công thức xác định khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ (n+1). D=D(1+g) Công thức xác định tỷ lệ chiết khấu. K=R+R Trong đó: R Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trái phiếu của Chính phủ kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. R Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở Việt Nam. Công thức xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân. R= Trong đó: n Số năm tương lai được lựa chọn( từ 03 đến 05 năm) R Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm thứ i. Công thức xác định tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổ chức (g). Trong đó: b Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dùng để bổ sung vốn. R Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân. Giá trị một cổ phần tại thời điểm định giá được xác định như sau: P=PAR Trong đó PAR là mệnh giá của cổ phần. Bước 2 : Xây dựng dự thảo quy chế đấu giá Quy chế đấu giá là một văn bản pháp lý, trong đó quy định rõ ràng các nội dung áp dụng đối với việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu của doanh nghiệp. Quy chế đấu giá do SSI tư vấn soạn thảo gồm các nội dung cơ bản sau: Các quy định chung, quy định rõ ràng phạm vi điều chỉnh của quy chế, giải thích các từ ngữ có liên quan như bán đấu giá cổ phần, nhà đầu tư, bước giá, giá đấu, ban chỉ đạo đấu giá, tổ chức tư vấn. Các quy định cụ thể, gồm các điều khoản quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của ban chỉ đạo đấu giá, tổ chức bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá, tổ chức tư vấn, công bố thông tin, đối tượng và điều kiện tham gia đấu giá, thủ tục đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc, lập và nộp phiếu tham dự đấu giá, địa điểm và thời gian tổ chức cuộc đấu giá, các quy định liên quan đến việc đấu giá, thực hiện đấu giá, thông báo kết quả đấu giá cho nhà đầu tư, phương thức và địa điểm thanh toán tiền mua cổ phần, xử lý các trường hợp vi phạm, xử lý số cổ phần chưa được phân phối do hành vi vi phạm quy chế bán đấu giá gây ra, xử lý tiền đặt cọc và các quy định khác. Sau khi được sự đồng ý thông qua của các bên liên quan, các cơ quan, bộ ngành có thẩm quyền phê duyệt mới được ban hành rộng rãi. Quy chế đấu giá bán cổ phần lần đầu do công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn tư vấn soạn thảo ra được các bên liên quan đồng ý, cơ quan cấp trên phê duyệt. Phân tích quy chế này, luận văn nhận thấy một số điểm chưa hợp lý. Một là, trong quy chế không có điều khoản nào quy định về những thông tin mật, không được tiết lộ trước khi cuộc đấu giá diễn ra cũng như các quy định xử phạt các vi phạm này. Thực tế thì các quy định pháp lý hiện hành cũng không nêu rõ những thông tin về số lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá cũng như tổng số cổ phần vào thời điểm hết hạn đăng ký có thuộc loại bí mật hay không mặc dù các cơ quan quản lý kiên quyết cấm tiết lộ ra ngoài. Đây là khe hở để một số nhân viên của các trung tâm giao dịch chứng khoán và của tổ chức tư vấn SSI có thể trục lợi bằng cách bán thông tin về tổng cầu ra ngoài hoặc tiết lộ cho người than đăng ký tham gia đấu giá. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều nhà đầu tư ít kinh nghiệm bị thiệt hại. Nhiều nhà đầu tư đã phản ánh thông tin về tổng cầu trước đấu giá vẫn quá chung chung khiến họ dễ đặt lầm giá, các báo cũng lần lượt đặt vấn đề về tình trạng rò rỉ thông tin liên quan đến lượng cầu và tính bình đẳng của các đối tượng khi có nhà đầu tư nắm rõ thông tin chi tiết, còn đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn ở thế bất lợi. Mặc dù nhiều tổ chức cho rằng công bố chi tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng của họ khi cạnh tranh đấu giá. Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia thì đã tham gia đấu giá công khai, việc công bố thông tin rõ rang không phải là điều khắt khe. Với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, họ luôn có nguồn tin ít người biết và có đấu giá nhất định dựa trên giá trị cổ phiếu, trong khi chỉ những nhà đầu tư cá nhân là kém bình đẳng trên sân chơi này. Để giải toả những băn khoăn của dư luận về tình trạng rò rỉ thông tin liên quan đến lượng cầu trước các cuộc đấu giá, UBCK cho biết cơ quan này đang chỉnh sửa quy chế đấu giá mẫu theo hướng yêu cầu các TTGD công bố cụ thể hơn về các tổ chức, cá nhân đăng ký đấu giá. Theo tham khảo của đầu tư chứng khoán thì đa số nhà đầu tư cá nhân không muốn bị lộ danh tính khi tham gia đấu giá, với nhà đầu tư tổ chức, một số số sẵn sàng cho việc công khai thông tin, nhưng một số khác thì cho rằng việc công khai chi tiết về tổng lượng đặt mua ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của họ trong cuộc đấu giá. Hai là, trong điều 16 của quy chế đấu giá có ghi: “Nhà đầu tư sẽ không được nhận lại số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần từ chối mua. Trong trường hợp nhà đầu tư chỉ thanh toán một phần, số cổ phần trúng giá mua của nhà đầu tư sẽ được Ban đấu giá xét theo thứ tự mức giá đặt mua từ cao xuống thấp trong các mức giá đặt mua của nhà đầu tư đó”, điều này thực chất là vì lợi ích của công ty phát hành cổ phần vì như vậy có nghĩa là nhà đầu tư sẽ nhận được ít cổ phần hơn hoặc là nếu nhà đầu tư trúng ở nhiều mức giá nhưng họ lại không đủ tiền để mua hết số cổ phần đó nhưng lại không được lựa chọn mức giá trúng thấp nhất để mua mà lại phải mua ở mức giá đặt mua cao nhất, điều này dẫn đến rất nhiều nhà đầu tư đã phải bỏ cọc không mua nữa, đặc biệt là trong đợt đấu giá công ty thuỷ điện Thác Mơ, tuy nhiên cũng có hướng mở cho các nhà đầu tư này là họ có thế làm đơn gửi cho công ty Thác Mơ để họ có thể xem xét giải quyết việc xin lại tiền cọc của nhà đầu tư trong trường hợp đó. => Tóm lại, việc xây dựng quy chế đấu giá của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn là phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng cần hướng tới lợi ích của nhà đầu tư hơn nữa để có thể hoà hợp lợi ích của các bên khi tham gia đấu giá, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra cho nhà đầu tư: không thể tham gia đấu giá, mất tiền cọc… Bước 3: Xây dựng bản công bố thông tin Thông tin là một vấn đề quan trọng của một đợt đấu giá cổ phần bởi lẽ thông tin được công bố công khai, rộng rãi, đầy đủ mới thu hút được sự chú ý của công chúng. Mặt khác các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm thông tin, các cơ quan ban nghành dễ dàng quản lý đợt chào bán đấu giá. Do đó bản công bố thông tin cần phải được xây dựng chi tiết, chính xác. Các bên chịu trách nhiệm chính đối với việc công bố thông tin bao gồm ban chỉ đạo đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp, tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn. Bản công bố thông tin sau khi được công ty SSI tư vấn xây dựng, được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền mới được ban hành rộng rãi ra công chúng. Việc đánh giá và lựa chọn ngôn từ trong Bản công bố thông tin này đã được Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thực hiện một cách hợp lý và thận trọng dựa trên các thông tin và số liệu do công ty cung cấp. Chúng tôi bảo đảm rằng các bước thực hiện và nội dung Bản công bố thông tin này đã tuân thủ theo đúng những trình tự bắt buộc nhưng không hàm ý bảo đảm giá trị của chứng khoán. Bản công bố thông tin được cung cấp cho nhà đầu tư nhằm mục đích giúp nhà đầu tư có thể đánh giá về tài sản, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của công ty trước khi đăng ký mua cổ phần. Bản công bố thông tin được lập trên cơ sở các thông tin và số liệu do công ty cung cấp theo quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức bán đấu giá, nộp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch triển khai cuộc đấu giá được công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn lập ra và trình nộp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. * Tổ chức họp ban chỉ đạo đấu giá Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn sẽ tổ chức buổi họp ban chỉ đạo đấu giá nhằm thống nhất kế hoạch thực hiện tổ chức đấu giá. Sau đó công ty sẽ thực hiện tiếp giai đoạn thứ hai là triển khai thực hiện đấu giá. 2.2.2.3. Triển khai thực hiện đấu giá: * Niêm yết thông tin Niêm yết thông tin là nội dung quan trọng của giai đoạn triển khai thực hiện đấu giá bởi lẽ thông tin được công bố công khai, rộng rãi, đầy đủ mới thu hút được sự chú ý của công chúng. Mặt khác các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm thông tin, các cơ quan ban ngành dễ dàng quản lý đợt chào bán đấu giá. Thông tin phải được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch mới tạo được lòng tin cho công chúng đầu tư vào tổ chức phát hành. Việc niêm yết thông tin bán đấu giá cổ phần, cũng như phát các tài liệu có liên quan như quy chế đấu giá, báo cáo tài chính doanh nghiệp được công ty cổ phần chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc572.doc
Tài liệu liên quan