Luận văn Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH 8

1.1. Vị trí, vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 8

1.2. Khái niệm, các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 26

1.3 . Các yếu tố bảo đảm và các tiêu chí đánh giá năng lực của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 33

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH

40

2.1.Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định từ 1999 đến nay 40

2.2. Đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 59

2.3. Nguyên nhân yếu kém, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH 70

3.1. Yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 70

3.2. Một số quan điểm về nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 73

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Trinh.v.v… tổ chức các phong trào yêu nước, chống áp bức bất công. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Hà Tĩnh đã nhanh chóng hưởng ứng góp phần làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1945, cùng với cao trào cách mạng của cả nước, nhân dân Hà Tĩnh đã sống những ngày tháng Tám sôi động và rực lửa. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh là vùng trung chuyển, bị đánh phá ác liệt. Với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến”, “xe chưa qua nhà không tiếc”, nhân dân Hà Tĩnh đã dồn sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Hà Tĩnh là mảnh đất của những dấu ấn lịch sử cách mạng, đồng thời là quê hương có truyền thống văn hoá mang đậm tính nhân văn và cốt cách nhân hậu. Từ cái nôi văn hoá của quê hương đã sinh ra những người con ưu tú của đất nước như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng…, các nhà văn hoá nghệ thuật tài hoa Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu…Vùng đất có nghĩa khí và hiếu học này vốn nổi tiếng “ văn vật Hồng Lam ”, tuy còn nghèo nhưng thời nào cũng cống hiến cho đất nước, quê hương những người con ưu tú, những vị anh hùng lỗi lạc, những danh nhân văn hoá… Hiện nay Hà Tĩnh đã có 9 huyện, 65 xã, 20 đơn vị được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng. Lịch sử đấu tranh chống thiên tai, địch họa và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã hun đúc nên truyền thống quật cường, gan góc, tính cách cương trực, cần cù, chịu khó nhưng cũng rất cởi mở, chân tình, tính cộng đồng cao của người dân Hà Tĩnh. - Về giáo dục, y tế: Năm 2002, tỉnh được công nhận đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đứng thứ 11 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đứng thứ 14 trong cả nước. Có gần 100% số xã có trường học cao tầng, các phương tiện, trang thiết bị dạy học đảm bảo, chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh chống lại các tiêu cực trong giáo dục… Bởi vậy chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Đến nay, Hà Tĩnh đã có một bệnh viện đa khoa với 500 giường bệnh, một bệnh viện y học cổ truyền với 130 giường bệnh, một bệnh viện điều dưỡng với 100 giường bệnh, 11 trung tâm y tế huyện, thị xã và 25 phòng khám đa khoa khu vực với 1.210 giường bệnh và 261 trạm y tế phường, xã, thị trấn khang trang với 1.295 giường bệnh, đảm bảo điều kiện nhất định khám chữa bệnh cho nhân dân [5, tr.125]. - Về quốc phòng, an ninh: Hà Tĩnh có địa hình sông núi phức tạp, hiểm trở; dân số có 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo với hơn 268 cơ sở thờ tự, có 131/161 xã, phường, thị trấn, 12/12 huyện, thị có đồng bào giáo dân, có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó có 114 xóm giáo toàn tông. Với đặc điểm về địa hình và dân cư như trên đã tác động không nhỏ đến quốc phòng, an ninh, trật tự của địa phương. Trong lịch sử giải phóng dân tộc, Hà Tĩnh là địa phương mà các thế lực thù địch thường xuyên dòm ngó, chiến tranh xảy ra khốc liệt. Ngày nay, trong thời kỳ hoà bình, song trong những năm qua tình hình quốc phòng, an ninh của tỉnh vẫn có diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân là do sự tiềm ẩn các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nhiều năm trước để lại cộng với sự điều hành quản lý chưa tốt của các cấp chính quyền, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm dân chủ của một số cán bộ, đảng viên đã gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân. Bên cạnh đó, lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch luôn âm mưu tìm mọi cách để chống phá chính quyền cách mạng của nhân dân. Thời gian qua, tình hình an ninh biên giới không thuận lợi, đã có nhiều vụ vượt biên trái phép sang Lào, Thái Lan kiếm việc làm, buôn lậu, săn bắn động vật quý hiếm, khai thác lâm sản trái phép… Trước tình hình quốc phòng, an ninh như trên, mỗi người dân cũng như người đại biểu HĐND phải luôn nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác, đấu tranh chống các hiện tượng gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt người đại biểu HĐND phải thường xuyên phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với nhân dân giải quyết kịp thời dứt điểm các điểm nóng, các vụ khiếu kiện, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, xây dựng và củng cố tốt thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Về kinh tế: Được tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu bước vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khó khăn. Là một tỉnh thuần nông, có trên một triệu dân nông nghiệp (82% lao động là sản xuất nông nghiệp), nhưng sản lượng lương thực chỉ đạt 23,5 vạn tấn, thu nhập bình quân đầu người chỉ có 713,5 ngàn đồng/năm; thu ngân sách nội tỉnh 18 tỷ đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo 53%; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi xảy ra điểm nóng, khiếu kiện kéo dài phải tập trung giải quyết; các thành phần kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp nhỏ bé, thị trường kém sôi động. Đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đã yếu lại thiếu trầm trọng, không đồng bộ, mất cân đối giữa các lĩnh vực, chưa ngang tầm với phát triển tỉnh nhà trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thấu rõ những tiềm năng, lợi thế, những truyền thống vẻ vang và đánh giá đầy đủ những khó khăn, thách thức, các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đã từng bước vạch ra con đường phát triển phù hợp với tình hình đặc điểm của tỉnh nhà. Đảng bộ Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo khai thác, phát huy mọi nguồn lực, nhất là phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương và các nguồn lực từ bên ngoài, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn vươn lên dành được những thành tựu quan trọng Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 8,85%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp…Thu nhập bình quân đầu người một năm từ 2,67 triệu đồng (năm 2000) lên 4,58 triệu đồng (năm 2005) [9, tr.44, 48 - 49]. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh tăng nhanh, từ 18 tỷ đồng năm 1991 lên trên 500 tỷ năm 2006. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1991 đạt hơn 4 triệu USD đến năm 2005 đạt 48 triệu USD. Tất cả các xã đã có điện lưới quốc gia, đường ôtô về đến trung tâm xã. Với những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, bộ mặt thành thị và nông thôn đổi mới rõ nét; nhiều công trình thuỷ lợi, giao thông, xây dựng được đưa vào sử dụng, phát triển kinh tế, phục vụ nhân dân; quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị ổn định. Phong trào xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh. Hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, từng bước đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Điều đó càng khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và nhâ dân Hà Tĩnh, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của tập thể HĐND cũng như các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh. 2.1.2. Về cơ cấu, chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong hai nhiệm kỳ và tổ chức bộ máy hiện nay * Nhiệm kỳ 1999 - 2004: Có 52 đại biểu, trong đó: Đại biểu hoạt động chuyên trách 04 người chiếm 7,7%, đại biểu hoạt động kiêm nhiệm 48 người chiếm 92,3%. - Cơ cấu: + Đại biểu tái cử: 14 người, chiếm 27% + Nữ: 10 người, chiếm 19,23% + Đảng viên: 46 người, chiếm 88,47% - Trình độ chuyên môn: + Đại học và trên đại học: 40 người, chiếm 76,92% + Cao đẳng và trung cấp: 07 người, chiếm 13,46% + Sơ cấp: 05 người, chiếm 9,62%. - Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 36 người, chiếm 69,2% + Trung cấp: 12 người, chiếm 20,37% + Sơ cấp: 04 người, chiếm 7,69%. * Nhiệm kỳ 2004 - 2009, HĐND tỉnh Hà Tĩnh gồm có 56 người, trong đó đại biểu hoạt động chuyên trách 5 người, chiếm gần 9%,đại biểu hoạt động kiêm nhiệm 49 người, chiếm hơn 81%. - Cơ cấu: + Nữ: 14 người, chiếm 25% + Ngoài Đảng: 06 người, chiếm 10,72% + Trẻ tuổi: 04 người, chiếm 7,14% + Tôn giáo: 02 người, chiếm 3,6%. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Đại học và trên đại học: 50 người, chiếm 89,28% + Cao đẳng, trung học: 03 người, chiếm 5,36% + Sơ cấp: 03 người, chiếm 5,36%. - Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 45 người, chiếm 80% + Trung cấp: 3 người, chiếm 5,35% + Sơ cấp: 8 người, chiếm 14,25% Nhận xét chung: Qua kết quả bầu cử ở 2 nhiệm kỳ (1994 - 2004 và 2004 - 2009) cho thấy số lượng và chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày càng tăng lên, điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các đại biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao vị thế của HĐND ở chính quyền địa phương. * Về tổ chức bộ máy - Thường trực HĐND gồm 03 thành viên, trong đó: Chuyên trách: 02 (Phó chủ tịch và uỷ viên thường trực) Kiêm nhiệm: 01 (Bí thư Tỉnh uỷ) - Ban Kinh tế - Ngân sách gồm 07 thành viên, trong đó: Chuyên trách: 01(Trưởng ban) Kiêm nhiệm: 06 - Ban Văn hoá - Xã hội gồm 07 thành viên: Chuyên trách: 01 (Phó ban) Kiêm nhiệm: 06 - Ban Pháp chế gồm 07 thành viên, trong đó: Chuyên trách: 01 (Phó ban) Kiêm nhiệm: 06 - Bộ phận văn phòng giúp việc gồm 13 thành viên. 2.1.3. Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 2.1.3.1. Tình hình thực hiện chức năng quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1999 đến nay Đối với HĐND thì hoạt động chủ yếu là thông qua các kỳ họp. Tại kỳ họp, hoạt động quyết định của HĐND có sự tham gia của tất cả các đại biểu thông qua hình thức biểu quyết, đây là điều kiện để phát huy tính dân chủ và trí tuệ tập thể khi đưa ra các quyết định quan trọng về chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định đúng tầm quan trọng của các kỳ họp, trong những năm qua, hoạt động quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại các kỳ họp đã có bước chuyển biến tích cực, phát huy được tinh thần tập thể, từng bước khắc phục được tính hình thức của các nghị quyết. Tại các kỳ họp đã thực hiện chương trình thảo luận tập thể, thảo luận nhóm trước khi đưa ra các quyết định chính thức, tránh được tình trạng Nghị quyết đã được đưa ra trước và các đại biểu chỉ giơ tay hưởng ứng mang tính hình thức. Để chuẩn bị cho các kỳ họp đạt chất lượng cao, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã chuẩn bị chu đáo về chương trình, nội dung của các kỳ họp, các đại biểu tham gia đầy đủ, phong cách làm việc đã thể hiện được tính dân chủ, trí tuệ, đoàn kết, khách quan và khoa học. Các kỳ họp đã từng bước đổi mới để ngày càng nâng lên về chất lượng, quy trình chuẩn bị cho các kỳ họp được đảm bảo. Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành có liên quan để thống nhất dự kiến chương trình, nội dung, phân công chuẩn bị các báo cáo đề án và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp. Những tài liệu chính thường được gửi trước cho các đại biểu. Thuyết trình của các Ban HĐND, ý kiến chất vấn của các đại biểu và bản tổng hợp ý kiến cử tri đã được trình ra các kỳ họp, phản ánh khá rõ nét về tình hình trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân tỉnh nhà. Thời gian thảo luận tại các kỳ họp được bố trí thích hợp, các đại biểu đã tham gia phát biểu chất vấn một cách thẳng thắn, dân chủ, cởi mở, do đó các kỳ họp đã từng bước tập trung được trí tuệ của các đại biểu, ý kiến của cử tri và các ngành nên việc xây dựng các nội dung nghị quyết ngày càng thiết thực có tính khả thi cao hơn [18, tr.12]. Trong nhiệm kỳ 1999 - 2004, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành 11 kỳ họp (Trong đó 10 kỳ họp thường kỳ và 01 kỳ họp bất thường), ra 34 Nghị quyết. Hầu hết các kỳ họp đã giành nhiều thời gian để tập trung bàn những chuyên đề có tính chất cấp bách mà yêu cầu cuộc sống và sự phát triển của tỉnh nhà đang đòi hỏi, như: ra nghị quyết về thực hiện cuộc vận động chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp và tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2010; Nghị quyết về đề nghị thành lập thị trấn Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên; Nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị quyết về việc đề nghị thành lập thị trấn huyện lỵ Vũ Quang… HĐND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 1999 - 2004 cũng đã tiếp tục điều chỉnh một số nội dung các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh nhiệm kỳ trước đó cho phù hợp với điều kiện tình hình mới, như vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển… Các Nghị quyết của HĐND đã kết hợp tốt với việc triển khai các Nghị quyết của Quốc Hội, các Nghị định của Chính Phủ… với việc giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương. Các quyết định của HĐND vừa tích cực giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa khơi dậy được phong trào quần chúng nhân dân, phát huy được nội lực như: đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh tre dột nát, xây dựng giao thông nông thôn, kênh mương cứng nội đồng, dồn điền đổi thửa, xã hội hoá giáo dục, xây dựng làng xã văn hoá, gia đình văn hoá v.v… Nhiệm kỳ 2004 - 2009, đến nay (tính đến tháng 7/2007) tuy mới hoạt động được một nửa thời gian, nhưng HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành 10 kỳ họp (Trong đó 05 kỳ họp định kỳ và 05 kỳ họp bất thường), đã ra 54 nghị quyết quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Các kỳ họp đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách; các biện pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyết định các vấn đề xây dựng địa phương… Hầu hết các nghị quyết được ban hành đều gắn với sự kết hợp triển khai thực hiện các văn bản của các cơ quan trung ương như Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định, quyết định của Chính phủ; kết hợp với việc cụ thể hoá các Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, bám sát tình hình tực tế địa phương và đã được các ban HĐND thẩm tra tương đối kỹ lưỡng trước khi trình HĐND xem xét, thông qua và được nhân dân đồng tình cao. Một số nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, xã hội hoá giáo dục, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đổi mới và nâng cao công tác đầu tư xây dựng cơ bản…đã được UBND, các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả, huy động được sự đóng góp tích cực của nhân dân, tạo chuyển biến tích cực về mọi mặt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng bộ mặt nông mới với nhiều khởi sắc. Như vậy, khảo sát hoạt động quyết định tại các kỳ họp của HĐND tỉnh Hà Tĩnh qua nhiệm kỳ 1999 - 2004 và nửa đầu nhiệm kỳ 2004 - 2009 cho thấy các kỳ họp ngày càng được tăng lên, số nghị quyết quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương ngày càng nhiều hơn, chất lượng các quyết định ngày càng cao thể hiện ở tính khả thi của các nghị quyết khi đi vào đời sống. Trong mỗi kỳ họp, có từ 20 - 25 ý kiến phát biểu. Thời gian thảo luận tại các kỳ họp được bố trí thích hợp, các đại biểu tham gia thảo luận, chất vấn một cách thẳng thắn, dân chủ, cởi mở. Do đó, các kỳ họp đã từng bước tập trung được trí tuệ của các đại biểu, ý kiến của các ngành, các cấp nên việc xây dựng nghị quyết cũng ngày càng có chất lượng hơn, các nghị quyết được HĐND thông qua trong nửa nhiệm kỳ đầu vừa qua nhìn chung đều sát thực tế, tính khả thi cao, góp phần giải qyết được những yêu cầu thực tế cuộc sống địa phương đang đặt ra [23, tr.3]. Điều đó chứng tỏ HĐND tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, quyết định được các vấn đề quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đáp ứng được lòng mong mỏi của cử tri và nhân dân địa phương cũng như phù hợp với tiến trình phát triển chung của cả nước. Các nghị quyết khi được HĐND ban hành, phần lớn đã được tổ chức triển khai trong thực tế và đạt kết quả cao. Điều đó thể hiện hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày càng thiết thực hơn, HĐND càng ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của các kỳ họp nói chung và hoạt động quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại kỳ họp vẫn còn một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng các nghị quyết của HĐND. Các nghị quyết đã được ban hành sẽ có hiệu quả thực thi cao hơn nếu được quyết định một cách cụ thể chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Mặt hạn chế trong thực hiện chức năng quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh thể hiện ở các điểm cụ thể sau: - Tài liệu nhiều, báo cáo viết dài, một số văn bản của các cơ quan hữu quan thường gửi chậm, đại biểu không có điều kiện đọc và nghiên cứu hết văn bản trước khi tham gia kỳ họp. - Việc chuẩn bị nội dung tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn những vấn đề chưa chu đáo, còn thiếu căn cứ khoa học, số liệu điều tra, thống kê chưa chính xác, không thống nhất. Bởi vậy khi đưa ra thảo luận để quyết định các vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, không thống nhất và nhiều khi đại biểu chỉ giơ tay biểu quyết cho xong chuyện. - Nội dung mỗi kỳ họp thường rất lớn, song thời gian họp lại muốn rút ngắn, vì vậy hạn chế đến việc bàn bạc, tranh luận để tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho việc đề ra mỗi mục tiêu, nhiệm vụ… 2.1.3.2. Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định Trước hết phải khẳng định, trong những năm qua năng lực hoạt động nói chung và năng lực tham gia thực hiện chức năng quyết định của đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng lên đáng kể. Điều này thể hiện ở chỗ năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, khả năng sáng tạo, tính quyết đoán cũng như năng lực làm việc với con người… của các đại biểu ngày càng cao hơn. Về năng lực tư duy lý luận: Trong những năm qua đội ngũ đại biểu HĐND các cấp nói chung và đặc biệt là đại biểu HĐND cấp tỉnh đã không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và các kiến thức cơ bản, bởi vậy năng lực tư duy lý luận của phần lớn đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng lên, phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Biểu hiện cụ thể là số đại biểu trẻ tuổi, có chuyên môn, nghiệp vụ cao ngày càng tăng lên, hầu hết các đại biểu đều được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp, số còn lại đều qua chương trình bồi dưỡng hoặc sơ cấp. Bởi vậy, phần lớn đại biểu đều có khả năng nhận thức nhanh nhạy, nắm bắt được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận dụng triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Phần lớn các đại biểu đã biết vận dụng kiến thức vốn có để giải quyết công việc, phát hiện, nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh để cùng tập thể tìm biện pháp tháo gỡ, đưa tỉnh nhà phát triển đi lên. Mặt khác, đa số đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đều trưởng thành từ nông dân, từ lao động sản xuất, từ trong chiến đấu và từ chính quá trình phát triển đi lên của đất nước. Bởi vậy, phần lớn đại biểu có thế mạnh về tư duy cụ thể, tư duy thực hành và có năng lực hành động cao. Hơn nữa, chính họ là những người gần dân, sát dân, gắn bó với nhân dân nên dễ dàng nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng của dân. Tuy nhiên, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện ở sự bất cập giữa kiến thực thực tế của đại biểu với yêu cầu công việc đặt ra, như các kiến thức quá cũ so với điều kiện phát triển và đổi mới đất nước. Phần lớn đại biểu đều lớn lên trong thời kỳ tập trung, bao cấp nên những kiến thức mà họ được trang bị không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Trình độ học vấn của một số đại biểu còn thấp nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn nữa, các đại biểu nếu có trình độ chuyên môn cao thì cũng chỉ chuyên sâu một lĩnh vực nhất định nào đó, trong khi hoạt động đại biểu lại yêu cầu một trình độ sâu, rộng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi vậy, đa số đại biểu đều thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, khi đưa ra các quyết định, đề ra các chương trình thường thiếu tính chiến lược tổng thể, nặng tính sự vụ trước mắt. Hầu hết các đại biểu thường mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ quan, dập khuôn, phiến diện và thường ỉ lại vào tập thể. Khi tiến hành xây dựng các nghị quyết, các đại biểu thiếu khả năng điều tra thực tế, ít dựa vào lý luận nên các nghị quyết thường thiếu cơ sở thực tế và mang tính chung chung, đôi khi chỉ là sự sao chép một cách máy móc từ nghị quyết này sang nghị quyết khác mà chỉ thay đổi một số số liệu cụ thể. Nhìn chung, phần lớn đại biểu có năng lực tư duy kinh nghiệm nhiều hơn tư duy lý luận. Năng lực tổ chức thực tiễn: Về ưu điểm là do có tích luỹ được các kinh nghiệm từ các hoạt động thực tiễn phong phú nên một số đại biểu đã phát huy tốt khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn. Cụ thể là, các đại biểu đã đề ra được các giải pháp phù hợp, thiết thực, góp phần tháo gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương. Phần lớn các đại biểu đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành và nhân dân tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào quần chúng như phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn… Các hoạt động như xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, giao thông nông thôn, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đã thu hút được sự đóng góp, tham gia của đông đảo nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn đáng ghi nhận. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần phải khắc phục. Mà nổi cộm là sự ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung bao cấp và tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ, trong khi đó các đại biểu lại chưa được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật…Bởi vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của phần lớn đại biểu chưa thật sự đạt kết quả cao. Biểu hiện cụ thể của vấn đề này như: phong cách làm việc thiếu sâu sát cụ thể, thiếu tính khoa học, nói nhiều hơn làm, bởi vậy việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND thường kém hiệu quả, mang tính sự vụ, thụ động. Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán: Về ưu điểm phải khẳng định rằng hầu hết các đại biểu đều trưởng thành từ chiến đấu, từ lao động sản xuất và từ các phong trào thực tiễn và ít nhiều chịu ảnh hưỡng từ truyền thống văn hoá Hà Tĩnh nên có bản lĩnh vững vàng, kinh nghiêm phong phú, tinh thần làm việc hăng say, chịu khó, mạnh dạn, năng động…Tuy nhiên, xuất thân từ nông dân, lại mang nặng tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ và chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung bao cấp nên phần nào đã ảnh hưởng đến tính sáng tạo cũng như những quyết định mang tính quyết đoán của các đại biểu. Nhiều đại biểu còn chưa đủ quyết đoán khi đưa ra các quyết định cá nhân, bởi vậy không có khả năng đóng góp vào việc đưa ra các quyết sách chung của HĐND. Năng lực làm việc với con người, với tập thể và khả năng làm việc độc lập của các đại biểu có những ưu điểm như họ là những người luôn gần dân, sâu sát với nhân dân, nắm bắt được các tâm tư nguyện vọng của nhân dân, lại được hoạt động trên chính quê hương của mình nên tiếng nói của họ được nhân dân tin tưởng và làm theo, bởi vậy hoạt động thực tiễn của các đại biểu thường gặp nhiều thuận lợi, dễ thu phục nhân dân. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức quản lý, kiến thức pháp luật cũng như sự hiểu biết sâu rộng nên hoạt động của đại biểu cũng gặp không ít khó khăn. Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở còn thiếu đồng bộ, cơ cấu đại biểu chưa hợp lý cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực hoạt động của các đại biểu. Thậm chí một số đại biểu không có khả năng làm việc một cách độc lập mà thường trong chờ, ỉ lại vào vào hoạt động chung của cả tập thể. Để khẳng định rõ hơn thực trạng nêu trên về năng lực của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định thời gian qua chúng ta có thể đánh giá thông qua thực trạng hoạt động của đại biểu trong tham gia thực hiện chức năng quyết định. Qua báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh và qua việc khảo sát thực tế phải khẳng định rằng chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh của các nhiệm kỳ sau thường cao hơn nhiệm kỳ trước rất nhiều, các đại biểu đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm người đại biểu nhân dân, tích cực hoạt động, giữ gìn phẩm chất đạo đức, được nhân dân tín nhiệm. Bởi vậy chất lượng hoạt động tham gia thực hiện chức năng quyết định của đại biểu cũng được nâng lên rõ rệt. Điều đó được phản ánh trong hoạt động của các đại biểu trên các mặt sau: - Hầu hết các đại biểu đều tham gia đầy đủ các kỳ họp HĐND tỉnh, các kỳ họp luôn đảm bảo số đại biểu tham dự từ 98% trở lên. Các đại biểu vắng họp đều có lý do chính đáng như đi công tác xa, đi học hoặc đau ốm đang điều trị. Tại các kỳ họp, phần lớn các đại biểu đã tập trung cao tư duy trí tuệ để thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo và xây dựng các nghị quyết của HĐND. Các đại biểu đã vận dụng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà qua các giai đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv.doc
  • docmuc luc1.doc