Luận văn Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

MỤC LỤC

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu . 2

3. Lịch sử vấn đề . 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 5

5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu . 5

6. Cấu trúc luận văn . 6

Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH

VÀ ĐỊA DANH HỌC . 8

1.1. Khái niệm về địa danh . 8

1.2. Phân loại địa danh.11

1.3. Đặc điểm của địa danh .12

1.4. Các phương diện nghiên cứu địa danh .14

1.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu liên quan đến địa danh và địa danh học .15

1.5.1. Về địa lí .15

1.5.2. Về lịch sử .18

1.5.3. Về văn hóa .20

1.5.4. Về dân cư .21

1.5.5. Về ngôn ngữ.23

1.6. Kết quả thu thập và phân loại địa danh .24

1.6.1. Kết quả thu thập địa danh .24

1.6.2. Kết quả phân loại địa danh .25

1.7. Tiểu kết .26

Chương 2: CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN .28

2.1. Cấu trúc phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .28

2.1.1. Vài nét về mô hình cấu trúc phức thể địa danh.28

2.1.2. Cấu trúc phức thể đị a danh thành phố Điện Biên Ph ủ và huyệnĐiện Biên .30

2.2. Thành tố chung .32

2.2.1. Khái niệm thành tố chung .32

2.2.2. Thành tố chung trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyệnĐiện Biên .33

2.3. Địa danh (tên riêng) .38

2.3.1. Khái niệm địa danh .38

2.3.2. Số lượng yếu tố trong địa danh .39

2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .44

2.4.1. Địa danh có cấu tạo đơn .45

2.4.2. Địa danh có cấu tạo phức .46

2.5. Các phương thức đị nh danh trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên .51

2.5.1. Khái niệm về phương thức định danh .51

2.5.2. Các phương thức định danh trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên .53

2.5.3. Tổng hợp kết quả .62

2.5.4. Nhận xét về các phương thức định danh trong địa danh thành phố

Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .63

2.6. Tiểu kết .65

Chương 3: ĐẶC TRưNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG ĐỊA

DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIÊN BIÊN .68

3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa .68

3.1.1. Khái niệm văn hóa .68

3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .69

3.1.3. Vài nét về văn hóa thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được

thể hiện qua các địa danh .72

3.2. Ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh .74

3.3. Nghĩa của các yếu tố trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên được thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ .79

3.3.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa .80

3.3.2. Các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa .82

3.4. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí qua các yếu tố địa danh

của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .83

3.4.1. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí .83

3.4.2. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét .84

3.5. Phân loại ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh .87

3.6. Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa.90

3.6.1. Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với nhữngđối tượng địa lí .90

3.6.2. Nhóm ý nghĩa phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của con người . 103

3.7. Một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ở thành phố Điện

Biên Phủ và huyện Điện Biên . 107

3.7.1. Điện Biên Phủ. 107

3.7.2. Thành Bản Phủ và đền Hoàng Công Chất. 115

3.7.3. Hồ U Va. 121

3.7.4. Đồi A1 . 124

3.8. Tiểu kết . 129

KẾT LUẬN . 132

Những bài báo của tác giả có liên quan đến luận văn đã được công bố . 135

Tài liệu tham khảo . 136

Phụ lục . 140

pdf170 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4088 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sách báo dịch thuật... hay trong cộng đồng một dân tộc, ngôn ngữ là phương tiện tích lũy và truyền đạt những tri thức, thông tin từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Những tri thức, thông tin đó có thể là lịch sử, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, là tâm lí, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... Vì thế có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Ngôn ngữ thực sự là tấm gương của nền văn hóa dân tộc. Như vậy mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là mối quan hệ bao hàm mà còn là mối quan hệ tương tác, bổ trợ và chi phối lẫn nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận độc lập của văn hóa đồng thời cũng là một thành tố quyết định sự tồn tại của một nền văn hóa. Mỗi dân tộc bằng lao động sáng tạo, bằng các hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, tạo nên nền văn hóa của riêng họ. Để các giá trị văn hóa đó được con người trong thời đại đó lĩnh hội cũng như con người qua các thế hệ khác nhau, giữa các dân tộc khác nhau tiếp thu, sàng lọc và phát triển lên thì phải nhờ đến công cụ vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Nhờ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 ngôn ngữ với những nội dung và ngữ nghĩa của nó mà cách nhận thức, tư duy, lối sống... của một dân tộc hay nói cách khác là những đặc trưng văn hóa của một dân tộc được bảo tồn, được phát triển theo thời gian, không gian. Trước đây ngôn ngữ - văn hóa đã được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung và trong ngôn ngữ học nói riêng, đến nay mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa ngày càng được nghiên cứu sâu rộng. Thuật ngữ ngôn ngữ - văn hóa, thuật ngữ này nên được hiểu ở cả bình diện hẹp và rộng: “Theo cách hiểu nghĩa ở bình diện hẹp thì ngôn ngữ - văn hóa là ngôn ngữ phản ánh những biểu hiện của văn hóa trong ứng xử giao tiếp. Theo cách hiểu ở bình diện rộng hơn thì đó là sự phản ánh những yếu tố, những biểu hiện, những đặc điểm của văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong ngôn ngữ, qua ngôn ngữ” [31, tr.137]. Địa danh cũng là một lĩnh vực ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm trong ngôn ngữ học. Mỗi địa danh gắn chặt với những đối tượng cụ thể, ở một thời điểm nhất định nào đó nên địa danh gắn liền với quá trình lao động sản xuất, lịch sử, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tư duy, cách nghĩ của mỗi dân tộc. “Địa danh như những đài kỉ niệm bằng ngôn ngữ một cách độc đáo, nó lưu giữ những thông tin về văn hóa” (Hà Quang Năng). Hay Phạm Đức Dương đã nhận xét: “Lần theo các địa danh, mặc dù vỏ ngữ âm đã bị biến dạng đi rất nhiều, ngữ nghĩa đã bị mất hoặc được giải thích theo từ nguyên dân gian, chúng ta vẫn có thể dựng lại địa bàn cư trú và những điểm tụ cư lâu đời của các tộc người” [19]. Qua địa danh chúng ta có thể thấy phần nào nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Cho nên nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh cần quan tâm đến sự thể hiện các phương diện văn hóa vật chất vật chất và tinh thần trong địa danh. Nghiên cứu địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa là xem xét những giá trị của nền văn hóa Điện Biên nói riêng và ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nói chung đến địa danh. Từ đó thấy được những giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện như thế nào qua các địa danh phong phú nơi đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 3.1.3. Vài nét về văn hóa thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đƣợc thể hiện qua các địa danh Điện Biên Phủ, vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cái tên mới nghe qua đã gợi nhắc đến một vùng đất giàu ý nghĩa lịch sử. Vùng đất mà các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã đoàn kết cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Vùng đất ấy cũng rất giàu bản sắc văn hóa. Về văn hóa vật thể ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên trước hết phải nói đến văn hóa của người Lự với thành Tam Vạn (tên cổ là Viêng Sam Mứn), chùa Vạt Bu Hôm, (dưới triều đại phong kiến đây là dân tộc đầu tiên thống trị lâu dài và đã góp phần xây dựng vùng đất Mường Thanh giàu có), văn hóa của người Kinh với thành Bản Phủ (tên cổ là Chiềng Lề) dưới thời Hoàng Công Chất. Đây là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng đất Mường Thanh xưa. Còn văn hóa người Thái và một số dân tộc khác chủ yếu còn lại qua các di tích như chùa Pá Sa, hang Huổi He, trống đồng cổ ở bản Nà Hý... và các di tích văn hóa ở khu khảo cổ học Hồ U Va. Rồi các địa danh như cầu Mường Thanh, sân bay Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát là những chứng tích lịch sử mà thực dân Pháp còn để lại sau thất bại nhục nhã tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954; hay quốc lộ 12 là con đường thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc và còn rất nhiều những địa danh khác nằm rải rác ở các di tích, các công trình, tượng đài, những cây cầu, ngôi đền, con đường v.v. Về văn hóa phi vật thể ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên trước hết phải nói đến văn hóa tín ngưỡng qua các công trình đền, chùa. Sự tồn tại của đền Hoàng Công Chất và các di tích của chùa Vạt Bu Hôm, chùa Pá Sa ở địa bàn huyện Điện Biên đã phần nào thể hiện đời sống tôn giáo (chủ yếu theo đạo Phật) của người dân nơi đây. Gắn liền với các công trình phục vụ cho văn hóa tín ngưỡng đó là các lễ hội như lễ hội Thành Bản Phủ v.v. Các lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Văn hóa phi vật thể còn thể hiện ở văn hóa tinh thần. Đó là tinh thần đoàn kết của các dân tộc cùng chung sức xây dựng và bảo vệ mảnh đất Mường Thanh - Điện Biên. Tinh thần đó được thể hiện qua việc cầu cứu vị tướng tài Hoàng Công Chất từ miền xuôi lên Điện Biên đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ biên cương và sau đó cùng chung sức với vị tướng tài người Kinh này xây dựng thành Bản Phủ thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng, đảm bảo cuộc sống yên bình, giàu có. Tinh thần đó ngày càng lớn mạnh. Khi có ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, nhân dân thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói riêng lại cùng đồng sức đồng lòng đánh đuổi đế quốc Pháp, một trong những đế quốc thực dân mạnh nhất thời bấy giờ ra khỏi mảnh đất thiêng, mảnh đất của xứ Trời (Mường Thanh - Mường Trời), bảo vệ vùng biên giới xa xôi nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu anh dũng, bền bỉ, kiên cường của các dân tộc đã để lại trên mảnh đất này bao chiến công hiển hách, bao di tích lịch sử oai hùng. Đó là những di tích ghi lại những thời khắc, những địa điểm quan trọng của lịch sử như di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng (huyện Điện Biên); di tích hang Huổi He ở xã Nà Tấu (huyện Điện Biên), địa điểm được chọn làm nơi chuyển Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ hang Thẩm Púa (huyện Tuần Giáo) về và là nơi đã từng được chứng kiến thời khắc quan trọng về quyết định thay đổi phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” thành phương châm “đánh chắc tiến chắc” của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; di tích đồi A1 ở thành phố Điện Biên Phủ, điểm quyết chiến chiến lược giữa quân ta và địch, là ngọn đồi anh hùng, ngọn đồi chiến thắng của ta đồng thời cũng là nơi đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ; di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ (huyện Điện Biên) v.v. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng bao nhiêu thì đau thương, mất mát của nhân dân lại lớn lao bấy nhiêu. Mảnh đất Điện Biên đã lưu giữ tên tuổi của rất nhiều danh nhân, đó là những vị tướng tài giỏi, những chiến sĩ kiên cường như Hoàng Công Chất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lò Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Hặc; những anh hùng liệt sĩ như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can, Tô Vĩnh Diện hay tên tuổi của những kẻ xâm lược đã để lại dấu tích thất trận trên mảnh đất quật cường này như Đờ Cát, Pi Rốt và sau này là những người đã có công dựng bản, lập mường như bản Phượn (tên tạo Phượn), bản Nà Láo (ruộng người Lào). 3.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ HIỆN THỰC ĐƢỢC PHẢN ÁNH Cuộc sống của con người gắn liền với rất nhiều mối quan hệ, mối quan hệ với môi trường tự nhiên, mối quan hệ với môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nối kết con người với các môi trường đó. Và với ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng một cách hữu hiệu vào việc gọi tên, đánh dấu những sự vật, hiện tượng xung quanh có liên quan đến cuộc sống của mình. Những sự vật, hiện tượng trong thế giới khi đã được con người nhận thức và định danh đều bắt nguồn từ một đặc điểm, thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng. Thuộc tính đó có thể là thuộc tính đặc trưng, xuất phát từ bản chất của sự vật, có thể chỉ là thuộc tính không đặc trưng nhưng có liên quan đến sự vật và có giá trị khu biệt sự vật. Con người đã lựa chọn những thuộc tính đó một cách chủ quan hoặc khách quan để gọi tên sự vật, hiện tượng. Qua tên gọi con người có thể nhận diện được sự vật, hiện tượng một cách độc lập, riêng biệt trong mối quan hệ của sự vật với những cái xung quanh hoặc những cái có nét tương đồng. Nguyễn Đức Tồn đã khẳng định: “Tên gọi vốn là thứ nhãn để thay thế, phân biệt sự vật với nhau nên không thể không dựa vào chất, vào các thuộc tính của sự vật” [46, tr.181]. Điều đó tạo cho địa danh chức năng nhận diện, cá thể hóa đối tượng. Mặt khác những thuộc tính, bản chất, đặc trưng cơ bản hay không cơ bản được con người nhận thức và gửi gắm vào tên gọi địa danh, nó nằm trong hiện thực khách quan và thuộc vào hiện thực khách quan. Hiện thực đó có thể là lịch sử, văn hóa, địa lí, dân cư, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị... của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau. Cho nên những địa danh đó phần nào phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá chủ quan hay khách quan của con người đối với hiện thực sinh động, phong phú. Vì thế bên cạnh chức năng cá thể hóa đối tượng, địa danh còn có chức năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 phản ánh hiện thực khách quan. Đây là chức năng khá cơ bản, góp phần tạo nên tính có lí do của địa danh và lớp ý nghĩa sinh động ẩn dưới bề mặt con chữ. Nguyễn Kiên Trường trong luận án của mình đã khẳng định: “Tập hợp những ý nghĩa có trong hệ thống địa danh ở một quốc gia, một khu vực, địa bàn... có thể cho những thông tin khái quát về nhiều lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ và lịch sử quốc gia, khu vực, địa bàn đó” [48, tr.90]. Một phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng thì cả hai bộ phận này đều có giá trị phản ánh hiện thực khách quan. Thành tố chung trong phức thể địa danh phần lớn chỉ loại hình đối tượng địa lí như đồi, núi, sông, suối, xã, thôn, bản, cầu, đường, cửa khẩu... và nhìn chung ý nghĩa của thành tố chung chủ yếu phản ánh bức tranh địa hình ở mức độ khái quát. Còn tên riêng, thực chất là địa danh, được cấu tạo từ rất nhiều phương thức định danh khác nhau nên lớp ý nghĩa mà địa danh phản ánh cũng phong phú, đa dạng. Ở đây chúng tôi chủ yếu quan tâm đến chức năng ngữ nghĩa của tên riêng hay chính là ý nghĩa của địa danh và mối quan hệ của ý nghĩa này với hiện thực được phản ánh. Địa danh có chức năng phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng, muôn màu vẻ như vậy nhưng không phải bất cứ trường hợp nào mọi sự vật, hiện tượng được phản ánh cũng đồng nhất với đối tượng được địa danh. Có những địa danh phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng nhưng cũng có những địa danh không thấy được điều này qua bề mặt con chữ. Điều đó xuất phát từ chính cách nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan hay khách quan của người định danh. Với cách nhìn khách quan thì người định danh sẽ dễ dàng giúp cho ta nhận thấy đặc trưng hay thuộc tính cơ bản của sự vật qua địa danh. Chẳng hạn, ở Điện Biên Phủ, địa danh Him Lam có nguồn gốc tiếng Thái là Hin Đăm (hin nghĩa là đá, đăm nghĩa là đen), Hin Đăm nghĩa là “đá đen”. Tên gọi này được người dân lấy để đặt tên cho bản nơi họ sinh sống bởi họ thấy vùng đất này có rất nhiều loại đá đen. Tương tự Noong Bua là “ao sen”, Nà Tấu là “ruộng rùa”, bản Ban là “bản cây ban”, Pá Khoang là “rừng trúc”, Pú Co Nghịu là “núi cây gạo” đều phản ánh đúng những loại thực vật, động vật sinh sống nơi đây. Cũng có những địa danh phản ánh hiện thực lúc địa danh ra đời, qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 thời gian những đặc điểm đó do tác động của nhiều yếu tố mà ít nhiều bị biến đổi nên không còn phản ánh đúng thực tại nhưng người ta vẫn giữ nguyên tên gọi cũ. Ý nghĩa này có thể thấy ở bề mặt con chữ nhưng chúng ta vẫn cần phải đối chiếu với kết quả của điều tra điền dã để kiểm nghiệm. Với lí do chủ quan, đây là lí do không nằm trong bản thân đối tượng mà do ý muốn chủ quan của người định danh nên không phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng được định danh. Để biết được lí do này phải điều tra điền dã, phải tìm hiểu ở lịch sử, ở người định danh hoặc phải tìm trong những cuốn từ điển giải thích ngôn ngữ và sau đó trên cơ sở kiến thức đã có cần có những liên tưởng, suy luận. Chẳng hạn, khi chọn những tên gọi rất giàu ý nghĩa tốt đẹp để đặt cho vùng đất hay khu vực dân cư mà mình sinh sống như Điện Biên với nghĩa “biên giới vững vàng”, Thanh Bình với nghĩa “trong sáng, bình yên” hay Mỹ Hưng với nghĩa “tươi đẹp, giàu có” là người định danh không chỉ thể hiện quyết tâm bảo vệ mảnh đất mới luôn được vững vàng, bình yên trước sự dòm ngó của những kẻ xâm lược và các thế lực thù địch mà còn gửi gắm cả ước vọng xây dựng cuộc sống luôn phát triển, tươi đẹp, giàu có. Chính đặc điểm này tạo nên một phương thức mới trong việc định danh và góp phần thể hiện đời sống tâm lí của con người. Và như vậy giữa ước mơ của người định danh và hiện thực trong tên gọi vẫn còn một khoảng cách. Khoảng cách đó xuất phát từ lí do chủ quan của người định danh và làm cho giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh chưa trùng khít hoàn toàn. Mỗi địa danh ra đời gắn với lịch sử, xã hội, địa lí, dân cư, ngôn ngữ... của một dân tộc, một vùng đất nhất định. Cho nên địa danh gắn bó chặt chẽ với đời sống con người về nhiều mặt và nó biểu hiện những nét riêng, những nét bản chất, không trùng lặp về lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất. Chẳng hạn về ngôn ngữ, có những địa danh được cấu tạo bởi những yếu tố Hán Việt như (thủ đô) Hà Nội, (sông) Hồng, (sông) Lam, (núi) Tam Đảo, (đỉnh) Hoàng Liên Sơn, hay từ thuần Việt toàn dân như (huyện) Chợ Mới...; có những địa danh được cấu tạo bằng những yếu tố thuần Việt mang đậm màu sắc địa phương như ở Nghệ An và một vài tỉnh ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 khu vực miền Trung có rú (động, đôộng) (núi), lèn (núi đá vôi), ngàn (rừng), hác (khe, vực), rào (sông nhỏ); có những địa danh được cấu tạo bởi những yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số như những địa danh có nguồn gốc là tiếng Cơ tu ở Quảng Nam: Koong Chăng (núi đá vôi), (sông) Ra Lang (rộng, lớn, dài), (suối) Atiêng (linh thiêng), những địa danh có nguồn gốc tiếng Thái ở Điện Biên: (cánh đồng) Mường Thanh (mường trời), (suối) Him Lam (đá đen), Pú Vắng (đồi vực), (bản) Tông Khao (cánh đồng trắng)... Về lịch sử, địa danh đặt ra những vấn đề như địa danh này có từ bao giờ, vì sao được đặt tên như vậy... Chẳng hạn, địa danh Hà Nội ra đời năm 1831 dưới triều Nguyễn, Hà Nội (sông ở phía trong) nằm ở một vị trí quan trọng tại một ngã ba sông và trung tâm của một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu nên được đặt tên như vậy. Hay địa danh Nghệ An, ra đời năm 1036, do vua Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Hoặc địa danh Bắc Kạn, ra đời năm 1900, là vùng chiến lược phòng thủ quân sự từ hướng Bắc của triều đình phong kiến Việt Nam nên địa danh Bắc Kạn ra đời cũng mang nét nghĩa ấy. Nghiên cứu những địa danh cụ thể ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi thấy những địa danh nơi đây cũng giống như địa danh ở những vùng miền khác trong cả nước, rất giàu ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực. Lớp ý nghĩa đó có thể giúp cho chúng ta thấy được bức tranh cảnh quan tổng hợp về hai địa bàn như bức tranh địa hình tự nhiên với sông, suối, ao, hồ chằng chịt, nằm xen kẽ với những dãy núi trùng điệp, những dải đồi thấp và những cánh đồng hẹp kéo dài, những đặc điểm này tạo cho vùng có hệ động thực vật phong phú. Bức tranh thiên nhiên đó hiện lên với đầy đủ âm thanh, màu sắc, đường nét, hình dáng, kích thước, tính chất, hoạt động của các sự vật, hiện tượng cùng với sự sinh động của các loại động, thực vật đặc trưng trong vùng. Bên cạnh đó còn có bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ của con người. Đó là những biến cố lịch sử lớn lao; những hoạt động lễ hội, tín ngưỡng giàu bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng; đó còn là đời sống tâm lý với những mong muốn, ước nguyện hết sức tốt đẹp, chân thành và đời sống tình cảm nhiều cung bậc, trạng thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Trong 1001 địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi nhận thấy rằng các địa danh phản ánh hiện thực đậm nét có ở cả ba loại hình địa danh (thiên nhiên, đơn vị dân cư, công trình nhân tạo) và chiếm phần lớn trong tổng loại địa danh. Các địa danh đó có thể có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nguồn gốc Hán - Việt, thuần Việt hoặc được kết hợp bởi các ngôn ngữ nói trên. Các địa danh này phản ánh những đặc trưng, những thuộc tính cơ bản thuộc về bản chất của đối tượng như hình dáng, kích thước của đối tượng, những chất liệu, khoáng sản có ở đối tượng, những màu sắc, âm thanh, mùi vị thể hiện ở đối tượng... hay những thuộc tính có liên quan đến đối tượng như đặc điểm về vị trí, phương hướng, về những loại động, thực vật tồn tại gắn liền với đối tượng, những biến cố lịch sử, danh nhân có liên quan trực tiếp đến đối tượng và cả những hoạt động thể hiện tín ngưỡng dân gian của con người. Chẳng hạn những địa danh như Pom Mỏ Thái (đồi hình cái chảo nơi người Thái sinh sống), Nà Tông (ruộng bằng phẳng), (suối) Hin Phon (đá vôi), Na Khếnh (ruộng kêu), (kênh) Tả (bên phải), (cầu) Trắng, Đồi phát hiện trống đồng bản Na Hý, Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn. Các địa danh phản ánh hiện thực ít hơn chủ yếu là các địa danh chỉ đơn vị dân cư. Các địa danh này chiếm số lượng nhỏ và chủ yếu có nguồn gốc Hán - Việt. Tuy các địa danh không đem đến cho người tiếp nhận cái nhìn khách quan của chủ thể về đối tượng được định danh nhưng lại giúp cho họ biết được, cảm nhận được chiều sâu của tư tưởng, khát vọng về những điều tốt đẹp ở hiện tại và tương lai, về những gì họ sẽ cố gắng và phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực cuộc sống, có như vậy đời sống của con người mới ngày càng tốt đẹp hơn. Và chính các tên gọi sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân văn của con người. Chẳng hạn các địa danh thôn, bản như Gia Phú (đẹp giàu), Hưng Yên (hưng thịnh, yên ấm) không đồng nhất với việc thôn, bản này chỉ có cuộc sống đẹp giàu, yên ấm mà không còn cái nghèo, không có sự đấu tranh, xung đột. Nhưng qua đó thấy được mong ước tốt đẹp của những người đến gây dựng cuộc sống nơi đây và chắc hẳn mỗi người dân sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công cuộc xây dựng nếp sống mới đó để không hổ danh với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 những gì họ mong muốn, ước vọng. Ngoài ra còn các địa danh được cấu tạo bởi các chữ cái Latinh hay các chữ số Arập như tổ dân phố 1, tổ dân phố 2, đội C9 a, đội C9 b ... Những địa danh này ngoài việc cho chúng ta biết thứ tự của địa danh còn có thể cho chúng ta biết thêm những thông tin khác về vị trí hay nguồn gốc được tách ra từ cùng một đơn vị gốc trước đó. Như vậy giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh nhìn chung có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ. Địa danh phản ánh khá chân thực hiện thực khách quan và vẽ lên được bức tranh cuộc sống con người một cách chân thực, sinh động, nhiều màu vẻ. Bên cạnh đó cũng có một số lượng không nhiều những địa danh mà giữa ý nghĩa và hiện thực còn có khoảng cách nhất định, chính khoảng cách đó giúp chúng ta có một cách nhìn, một cách hiểu khác về địa danh qua tâm lý, ước vọng của con người hay cung cấp cho ta thêm hiểu biết về vị trí, nguồn gốc của địa danh. Những thông tin này góp phần làm cho bức tranh đời sống không chỉ có hiện thực bề mặt mà có cả chiều sâu tư tưởng, tình cảm sâu sắc, phong phú của con người. 3.3. NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐƢỢC THỂ HIỆN QUA NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ Các địa danh chúng tôi đã thống kê trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ. Phần lớn địa danh có nguồn gốc tiếng Thái (534 địa danh, chiếm 53,35%), ngôn ngữ của dân tộc sinh sống đông nhất và lâu đời nhất trong hai địa bàn cũng như trong toàn tỉnh, sau đó đến các địa danh có nguồn gốc tiếng Việt (129 địa danh, chiếm 12,89%) còn lại là các địa danh có nguồn gốc tiếng Lào, Mông, Khơ Mú (93 địa danh, chiếm 9,29%) và các địa danh được kết hợp bởi các ngôn ngữ đó (57 địa danh, chiếm 5,69%). Có những địa danh mới xuất hiện cũng có những địa danh tồn tại trong dân gian từ lâu đời, qua thời gian các địa danh và ngôn ngữ đặt tên cho địa danh cũng có ít nhiều biến đổi. Như vậy các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ phong phú, có thời điểm xuất hiện khác nhau cũng như chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Chính vì thế mà có nhiều địa danh cho đến nay ý nghĩa vẫn còn nguyên vẹn nhưng bên cạnh đó cũng có những địa danh không tìm được nguồn gốc ý nghĩa hoặc ý nghĩa không rõ ràng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 3.3.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa Trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, đa số các yếu tố Hán Việt và thuần Việt và các yếu tố dân tộc thiểu số xuất hiện gần đây đều rõ ràng về nghĩa. Các yếu tố dân tộc thiểu số mặc dù đã được phiên âm ra tiếng Việt hoặc bị Việt hóa nhưng qua tìm hiểu ở lịch sử, tìm hiểu ở những người lớn tuổi và những người ít nhiều có trình độ văn hóa của dân tộc đó vẫn có thể biết được các nghĩa của các địa danh. Trong những địa danh Hán Việt có cả những yếu tố biểu hiện tính chất hàm ý sâu sa và cả những yếu tố biểu hiện hiện thực mang tính chất trang trọng. Ý nghĩa của địa danh vì thế mà có cả ý nghĩa phản ánh hiện thực có cả ý nghĩa phản ánh tâm lí của con người. Ý nghĩa hiện thực gắn với những địa danh phản ánh sự kiện lịch sử, những địa danh mang tên danh nhân hay những địa danh phản ánh chức năng, tính chất, vị trí, phương hướng của đối tượng được định danh. Chẳng hạn, tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đường Trường Chinh, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kênh Chính, bản Tân Lập (mới thành lập), cửa khẩu Tây Trang (nơi to lớn ở phía Tây), bản Trung Tâm (ở giữa), phân khu Bắc (phía Bắc). Còn ý nghĩa phản ánh tâm lí con người gắn với những địa danh thể hiện nguyện vọng, ước mơ, khao khát về vùng đất bình yên, vững mạnh, về cuộc sống tươi đẹp, giàu có, hạnh phúc. Chẳng hạn, huyện Điện Biên (biên giới vững vàng), đồi Độc Lập (giành được chủ quyền), bản Gia Phú (đẹp giàu), thôn Thanh Bình (trong sáng, bình yên). Các yếu tố trong những địa danh thuần Việt thường dễ hiểu và mang tính chất dân dã cho nên lớp ý nghĩa gắn với những địa danh này thường giàu tính gợi tả, biểu hiện tính chất cụ thể, sinh động, chân thực, gần gũi. Chẳng hạn, các địa danh: thác Trắng, đồi Thông, đồi Cháy, bản Đỉnh Đèo, bản Mới. Các địa danh thuần Việt này gợi ra những đặc điểm về hoạt động, tính chất, màu sắc, vị trí và cả tên của các loại cây cối có ở các địa danh hay liên quan đến đối tượng được địa danh. Ngoài ra còn có những địa danh được kết hợp bởi cả yếu tố Hán Việt và thuần Việt, nó biểu hiện cả tính chất hàm ý và tính chất cụ thể sinh động trong lớp ý nghĩa của địa danh. Chẳng hạn, bảo tàng Tỉnh Điện Biên, cứ điểm Đồi Độc Lập, trung tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 đề kháng Đồi D, di tích Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ. Đó chủ yếu là những ý nghĩa về sự kiện lịch sử diễn ra trên mảnh đất Điện Biên. Bên cạnh đó còn có yếu tố chỉ đơn vị hành chính với ý nghĩa chỉ quy mô và vị trí trung tâm của địa danh, đơn vị chỉ địa hình tự nhiên với ý nghĩa chỉ nơi diễn ra các sự kiện lịch sử đó. Nhìn chung các yếu tố cấu tạo địa danh Hán Việt, thuần Việt phần lớn là những yếu tố xuất hiện từ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và chính quyền hành chính bắt đầu được xây dựng, củng cố nên có nhiều thuận lợi để tìm hiểu và thấy được tính rõ ràng của ý nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc200.pdf