Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Xuất phát từcầu du lịch tại thịtrấn Côn Đảo, tàu sẽ đưa du khách hướng vềphía Đông nam để

đi đến hòn Tài sau 30 phút. Trên đường đi, du khách có thểcâu cá giải trí và ngắm cảnh. Hòn Tài có độ rộng tương đối cao 170m, toàn bộdiện tích của đảo được che phủbởi thảm thực vật rừng. Ởhòn Tài lớn bạn có thểthấy: Sóc MUn - loại sóc đặcj hữu chỉcó ởCôn Đảo, Kỳ đà, Tắc kè, và nhiều loài

chim biển, Gầm Ghì trắng, một loại chim quý hiếm thuộc họbồcâu; khỉmặt đỏ: Giống khỉquý đang

được nuôi tại Hòn Tài.

Bãi cát trước đảo là nơi rùa biển sinh sản, đến với Hòn Tài vào mùa sinh sản của rùa biển, từtháng 4 – 11, bạn sẽthấy rùa lên bãi đẻtrứng hang đêm. Sau khoảng 60 ngày ấp trứng, những chú rùa con bé

bỏng chui ra khỏi vỏtrứng. Hãy cùng các nhân viên kiểm lâm thảnhững chú rùa con này vềvới biển

xanh đểcảm nhận khát vọng sống mãnh liệt của muôn loài.

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3901 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các đảo ngoài khơi chủ yếu sử dụng nước mưa hoặc nước đưa từ đảo Côn Sơn sang. Theo nghiên cứu, khả năng cấp nước từ nguồn nước trên mặt và nước ngầm trên đảo có thể đạt 5000 m3/ngày.Tuy nhiên hiện tại chỉ mới khai thác được 2000 m3/ngày trong đó tiêu thụ hết 1816m3/ngày, bao gồm cả 550 m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá. Nhu cầu sử dụng nước của khách du lịch thường cao hơn nhiều so với nhu cầu của người dân địa phương, vì vậy việc cung cấp nước sạch cũng sẽ gây trở ngại lớn cho phát triển du lịch trong tương lai tại Côn Đảo. - Thông tin liên lạc Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 3 mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Ngoài ra có mạng cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8/2007 Côn Đảo đã kết nối Internet tốc độ cao ASDL. Ngoài ra, Côn Đảo còn có đài phát thanh và truyền hình. - Cơ sở lưu trú: Theo báo cáo của Ban Quản lý phát triển Côn Đảo, Côn Đảo hiện có 10 cơ sở lưu trú với 150 phòng có sức chứa 435 khách. Trong đó có một khách sạn đạt chuẩn 3 sao: Sài Gòn - Côn Đảo (Phụ lục 1). Côn Đảo không có hệ thống xếp hạng cơ sở lưu trú chính thức nào. Ở đây, chất lượng giữa cơ sở lưu trú và các dịch vụ cung cấp có sự khác nhau đáng kể. Hiện Côn Đảo có 2 khu du lịch đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Khi hoàn thành, công suất hàng ngày của các cơ sở lưu trú sẽ đạt xấp xỉ 310 phòng với 544 giường. Nhiều nhà đầu tư đã đề xuất hàng loạt các dự án xây dựng các khách sạn khu du lịch bãi biển lớn nhưng vẫn chưa có dự án nào được phê duyệt. Các cơ sở lưu trú đều nằm trên đảo Côn Sơn và không có cơ sở lưu trú nào nằm trên các đảo khác. Tuy nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo thỉnh thoảng cho phép các nhóm khách thăm quan nhỏ, chủ yếu là sinh viên, các nhà nghiên cứu được nghỉ qua đêm tại các trạm kiểm lâm hoặc cắm trại tại bãi biển trên đảo Hòn Cau. Công suất sử dụng các cơ sở lưu trú không cao (khoảng 30%/năm). Tuy nhiên có những thời điểm trong năm chẳng hạn trong các mùa nghỉ hè hay dịp lễ thì các cơ sở lưu trú đạt hết công suất. Giá phòng các khu du lịch trên Côn Đảo khá cao: từ 20 đô la Mỹ cho tới 80 đô la Mỹ / đêm và giá phòng nhà nghỉ thường dưới 15 đô la Mỹ. Ước tính rằng khách du lịch chi tiêu gần nửa ngân sách của họ cho dịch vụ lưu trú. - Các dịch vụ du lịch Hiện nay các dịch vụ du lịch ở Côn Đảo còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại các khu du lịch (ATC, Sài Gòn - Côn Đảo…). Mỗi khu du lịch đều có nhà hàng riêng. Ngoài ra còn 3 nhà hàng dành cho khách du lịch nữa nằm ở thị trấn Côn Đảo (xem Phụ lục ); một số quán cà phê, quán ăn và cửa hàng bán hàng lưu niệm quanh thị trấn Côn Đảo. Hiện nay, Côn Đảo chưa có trung tâm thông tin khách du lịch chính thức. Văn phòng VQGCĐ hoạt động như một trung tâm thông tin khách du lịch không chính thức, cung cấp các thông tin chung về Côn Đảo và tổ chức các hoạt động du lịch trong VQGCĐ. Ngoài ra, bảo tàng Côn Đảo và các khu vực lễ tân của các khu du lịch cũng cung cấp thông tin và các dịch vụ đặt chỗ cho các hoạt động du lịch trên đảo. Có thể thuê xe máy và xe đạp ở các khu du lịch và quán cà phê gần Cầu tàu 914. Xe buýt du lịch thường được sử dụng để đón tiễn sân bay và có thể thuê xe tại 3 khu du lịch này. 2.3.2.4. Sản phẩm du lịch Các hoạt động du lịch trên Côn đảo chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử văn hóa như: hệ thống nhà tù và các hệ động thực vật đa dạng của VQGCĐ. Phần lớn các hoạt động đều diễn ra trên đảo Côn Sơn, còn lại diễn ra trên các bãi biển ở hòn Bảy Cạnh và Hòn Bà. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu bao gồm: - Du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng - biển. - Du lịch thể thao, leo núi, tắm biển. - Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng. - Du lịch nghỉ dưỡng và tham quan thắng cảnh. Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 33,34) 2.3.2.5. Tiếp thị và xúc tiến du lịch Hiện tại chưa có tổ chức nghề nghiệp hay cơ quan chính quyền nào tại Côn Đảo chuyên trách việc tiếp thị và xúc tiến du lịch. Sở du lịch tiếp thị và xúc tiến Côn Đảo như một phần trong chương trình tổng thể của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các khách sạn như Khu du lịch Saigontourist, Khu du lịch ATC đã khởi xướng các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch đơn lẻ nhưng ở mức độ thấp. 2.3.2.6. Đầu tư du lịch: Trước 1975 Côn Đảo được xem là “địa ngục trần gian” nơi giam cầm những chiến sĩ Cách Mạng. Thế nhưng từ khi được chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Côn Đảo đến 2020 (25-10-2005) với mong muốn biến Côn Đảo trở thành “thiên đường du lịch biển sinh thái” thì nơi huyện đảo nhỏ bé này với hơn 7000 dân đã có những biến động to lớn. Đứng trước thời cơ này Côn Đảo đang được đầu tư xây dựng trở thành vùng đảo giàu có và hấp dẫn bởi thế mạnh kinh tế biển và du lịch, khu vực bảo tồn thiên nhiên quý giá. Nhất là ba năm gần đây nhiều hãng lữ hành có tên tuổi như Saigontourist, OSC Travel... đã mở rộng đầu tư và đưa Côn Đảo vào kế hoạch khai thác tour của mình Côn Đảo ngày nay đang nhộn nhịp với những dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những bãi biển tuyệt đẹp dọc theo con đường dẫn vào trung tâm thị trấn đã được qui hoạch để xây những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng. Một dự án được coi là lớn nhất hiện đang xây dựng là cụm khách sạn Côn Đảo Resort trị giá 23 triệu USD của Tập đoàn Indochina (Hoa Kỳ). Chỉ trong thời gian ngắn nữa, cụm khách sạn Sài Gòn – Côn Đảo với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng của Công ty Du lịch Sài Gòn Tourist sẽ được đưa vào sử dụng. Cùng với các dự án trên, còn có 22 dự án đầu tư du lịch khác ở Côn Đảo trị giá hơn 1.000 tỷ đồng cũng đã được cấp phép đầu tư (Xem phụ lục 2). 2.3.2.7. Nguồn nhân lực du lịch Nguồn lao động hiện tại trong ngành du lịch ở Côn Đảo khoảng hơn 140 người. Phần lớn họ là dân địa phương làm việc ở khách sạn và nhà hàng thuộc các khu du lịch. Hiện tại có 2 dự án xây dựng cơ sở lưu trú chính đang được thực hiện, đó là khu du lịch Sài Gòn Côn Đảo giai đoạn 2 và Evason Hideaway. Các dự án khu du lịch này xây dựng khách sạn 4 đến 5 sao và khi hoàn thành công suất phòng khách sạn ở Côn Đảo sẽ tăng gấp đôi. Các khu du lịch này sẽ cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định làm việc một cách chuyên nghiệp. Dự kiến rằng các nhân viên chủ chốt của khu du lịch sẽ được tuyển dụng từ đất liền nhưng sẽ có nhiều cơ hội tuyển dụng người dân địa phương vào các công việc ở trình độ cơ bản và đào tạo họ về các nghiệp vụ khách sạn =>Cần xem xét lại các dự án trên xem có phù hợp với môi trường du lịch Côn Đảo hay không? Việc làm này sẽ ảnh hưởng lớn đến tài nguyên du lịch, đặc biệt sự tranh chấp về quyền lợi kinh tế giữa cư dân địa phương và lực lượng lao động nhập cư, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý xã hội. 2.3.3. Các điểm, tuyến du lịch đang khai thác: 2.3.3.1.Các điểm du lịch: Ngoài các di tích lịch sử, văn hoá (mục 2.2.2.3) được khai thác từ lâu; Côn Đảo còn khai thác các điểm du lịch sinh thái sau:  HÒN TRE LỚN Nếu bạn muốn xem san hô thì hòn Tre Lớn là nơi lý tưởng nhất, vì san hô ở đây rất đẹp và phong phú về loài. Ở đây bạn còn được xem bãi cát đẻ của rùa biển, nghỉ ngơi thư giản và tắm biển. Tàu biển sẽ đưa bạn từ thị trấn Côn Sơn đến hòn Tre Lớn khoảng một giờ và bạn sẽ thưởng thức buổi ăn trưa trên bãi biển  HÒN TÀI Xuất phát từ cầu du lịch tại thị trấn Côn Đảo, tàu sẽ đưa du khách hướng về phía Đông nam để đi đến hòn Tài sau 30 phút. Trên đường đi, du khách có thể câu cá giải trí và ngắm cảnh. Hòn Tài có độ rộng tương đối cao 170m, toàn bộ diện tích của đảo được che phủ bởi thảm thực vật rừng. Ở hòn Tài lớn bạn có thể thấy: Sóc MUn - loại sóc đặcj hữu chỉ có ở Côn Đảo, Kỳ đà, Tắc kè,…và nhiều loài chim biển, Gầm Ghì trắng, một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu; khỉ mặt đỏ: Giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài. Bãi cát trước đảo là nơi rùa biển sinh sản, đến với Hòn Tài vào mùa sinh sản của rùa biển, từ tháng 4 – 11, bạn sẽ thấy rùa lên bãi đẻ trứng hang đêm. Sau khoảng 60 ngày ấp trứng, những chú rùa con bé bỏng chui ra khỏi vỏ trứng. Hãy cùng các nhân viên kiểm lâm thả những chú rùa con này về với biển xanh để cảm nhận khát vọng sống mãnh liệt của muôn loài. Hệ sinh thái dưới biển là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Với Hòn Tài, du khách sẽ được chime ngưỡng vẽ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều laọi san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác. Chỉ một lần có cơ hội thưởng thức, bạn có thể sẽ có những ấn tượng khó quên.  HÒN CAU Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên "Xóm Bà Thiết" hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, là nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng bị giam cầm ở hòn Cau năm 1930-1931. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Trên đảo có nhiều loài cây ăn quả do những tù nhân trước đây trồng trong suốc thoời gian họ bị lưu đày. Hòn Cau là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.  HÒN BẢY CẠNH Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối với nhau bằng doi cát ở giữa. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Ven biển phía Bắc của đảo là một khu rừng ngập mặn, còn ở ven biển phía Nam là những bãi cát rất đẹp. Biển xung quanh hòn Bảy Cạnh là một rừng san hô với hàng đàn cá biển. Hòn Bảy Cạnh là nơi có rùa biển lên đẻ nhiều nhất và là một điểm nghiên cứu chủ yếu về rùa biển của Vườn quốc gia Côn Đảo. Vào ban đêm trong mùa sinh sản, rùa mẹ từ ngoài khơi vào các bãi cát ven đảo đẻ trứng. Ngọn Hải Đăng do Pháp xây dựng trên hòn đảo này từ năm 1884 hiện vẫn đang hoạt động, nằm ở độ cao 226m. Theo đường mòn lên núi, bạn có thể leo lên ngọn Hải Đăng để ngắm nhìn thật xa quan cảnh bao la và hùng vỉ của trời và biển.  VỊNH ĐẦM TRE Vịnh Đầm Tre nằm phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, gần sân bay Cỏ Ống và cách trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo 16 km. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một điểm du lịch hoang dã rất lý thú với cảnh quan tự nhiên của một vịnh sâu, kín gió có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh và ở cửa vịnh có hang yến. Những lúc thủy triều xuống, vịnh trở nên rất nông, bạn có thể đi ngắm san hô và cá biển.  BÃI ÔNG ĐỤNG Đây là điểm du lịch hấp dẫn trên đảo Côn Sơn, cách trung tâm vườn khoảng 2 km về phía Tây Bắc. Đi bộ khoảng một giờ trên con đường mòn xuyên qua rừng, bạn sẽ đến trạm Kiểm Lâm Ông Đụng. Điểm du lịch này ở ngay trên đảo Côn Sơn, lại gần trung tâm của vườn nên rất thuận cho du khách trong chuyến đi nghỉ cuối tuần hoặc ngắn ngày. Tại đây du khách có thể ngắm cảnh, nghỉ ngơi, câu cá, bơi, bơi có ống thở để xem san hô và cá biển. 2.3.3.2.Các tuyến du lịch:  Tuyến 1: Vòng quanh đảo Côn Sơn, ghé thăm quan hòn Tre Lớn: Xuất phát từ cầu tàu Du lịch hướng về phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, vòng qua phía bên kia của đảo, ghé tham quan hòn Tre Lớn, sau đó, tiếp tục lộ trình về phía Đông Nam. Trên suốt chuyến đi, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc, vịnh Đầm Tre, ngang qua bãi Ông Đụng, hòn Tre Nhỏ… Sau hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ tạm dừng chân tại hòn Tre Lớn. Bãi cát trắng phau trước trạm Kiểm lâm hòn Tre Lớn cũng là một trong những bãi đẻ lớn của rùa biển. Tại đây, du khách sẽ được giới thiệu về công tác bảo tồn và những điều thú vị về loài sinh vật biển hiền lành và quý hiếm này. Rạn san hô ở đây cũng là một trong những rạn san hô đẹp nhất trong vùng biển Côn Đảo. Ngoài ra, du khách còn có thể nhìn thấy nhiều loài sinh vật biển khác như ốc Đá, trai Tai Tượng với rất nhiều màu sắc lấp lánh dưới làn nước trong xanh… Tiếp tục với lộ trình vòng quanh đảo chính, du khách sẽ được tham quan cảnh đẹp của vịnh Bến Đầm, hòn Trọc, cảng biển Bến Đầm, khu công nghiệp Bến Đầm, hòn Bà, hòn Vung và mũi Cá Mập…  Tuyến 2: Cầu tàu - hòn Tài - hòn Bảy Cạnh Hướng về phía Đông Nam của đảo Côn Sơn, cách khoảng 25 phút đường tàu, du khách sẽ đến với hòn Tài. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh vịnh Côn Sơn từ xa và các đảo nhỏ xung quanh, neo đậu tàu để câu cá giải trí, bơi lội với ống thở để xem một trong những điểm có rạn san hô đẹp nhất vùng biển Côn Đảo, tham quan trạm bảo tồn rùa biển, khu nuôi thực nghiệm khỉ Mặt Đỏ, một loài khỉ quý hiếm, tham quan khu rừng nguyên sinh để có thể thấy nhiều loài chim rừng quý hiếm. Tiếp tục theo lộ trình của tuyến du lịch này, sau 25phút, tàu du khách sẽ đến với Hòn Bảy Cạnh. Tại đây, du khách có thể tham quan trạm bảo tồn rùa biển và tìm hiểu công tác bảo tồn loài động vật biển quý hiếm này, chinh phục ngọn núi cao 325m để tham quan ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1884, đến nay vẫn được duy trì hoạt động với tầm bán kính là 72km, soi đường cho tàu bè khắp nơi qua lại, tham quan khu rừng ngập mặn đẹp nhất trong số những rừng ngập mặn ở Côn Đảo, bơi lội xem san hô, nghỉ ngơi, thư giãn trên bãi biển dài với bờ cát trắng mịn, hoang sơ, yên tĩnh. Bãi cát Lớn tại đây chính là bãi đẻ lớn nhất của rùa biển Côn Đảo. Vào mùa rùa biển lên bãi làm tổ, từ tháng 4-11 hàng năm, du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để chờ xem hoạt động làm tổ và đẻ trứng của rùa biển, tham gia thả rùa con về biển ….… Chắc chắn du khách sẽ có được những kỉ niệm không bao giờ quên…  Tuyến 3: Côn Sơn - hòn Bảy Cạnh - hòn Cau: Sau khoảng 45 phút khởi hành bằng tàu, du khách sẽ đến với Hòn Bảy Cạnh. Tại đây, du khách có thể tham quan trạm bảo tồn rùa biển và tìm hiểu công tác bảo tồn loài động vật biển quý hiếm này; chinh phục ngọn núi cao 325m để tham quan ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1884, đến nay vẫn được duy trì hoạt động với tầm bán kính là 72km, soi đường cho tàu bè khắp nơi qua lại, tham quan khu rừng ngập mặn đẹp nhất trong số những rừng ngập mặn ở Côn Đảo; bơi lội xem san hô, nghỉ ngơi, thư giãn trên bãi biển dài với bờ cát trắng mịn, hoang sơ, yên tĩnh. Bãi cát Lớn tại đây chính là bãi đẻ lớn nhất của rùa biển Côn Đảo. Vào mùa rùa biển lên bãi làm tổ, từ tháng 4-11 hàng năm, du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để chờ xem hoạt động làm tổ và đẻ trứng của rùa biển, tham gia thả rùa con về biển sau những ngày được ấp ủ… Chắc chắn du khách sẽ có được những kỉ niệm không bao giờ quên… Nằm về phía Đông của đảo Côn Sơn, cách hòn Bảy Cạnh khoảng 30 phút đường tàu, du khách sẽ đến với đảo hòn Cau. Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn từ xa. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngọt quanh năm và có nhiều loài cây ăn quả. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ thích nếm thử một quả dừa tươi tinh khiết, ngọt lịm của hòn đảo này. Hiện nay Hòn Cau là một trong những điểm quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Đến với hòn Cau, du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng phong cảnh đẹp hoang sơ và một môi trường trong lành. Bơi lội với ống thở để xem sự đa dạng của các rạn san hô, bách bộ tham quan rừng cây ăn quả và rừng mưa nhiệt đới để được thấy nhiều loài động vật hoang dã như kỳ đà, tắc kè, dơi quạ và một số loài chim quý hiếm, thấy một số loài cây đặc hữu của Côn Đảo, quan sát các nhân viên Kiểm lâm thu hoạch tổ chim Yến, tìm hiểu công tác bảo tồn rùa biển… Tại đây, du khách cũng có thể nghỉ qua đêm để xem rùa biển lên bãi đẻ trứng hoặc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng…  Tuyến 4: Đảo Côn Sơn – Hòn Tre Lớn – Hòn Tre Nhỏ Lộ trình: Xuất phát từ Cầu Tàu 914  vịnh Côn Sơn  vịnh Bến Đầm  hòn Tre Lớn  hòn Tre Nhỏ. Loại hình du lịch: Ngắm cảnh, nghỉ ngơi, bơi lội, câu cá, lặn có ống thở, xem rùa, leo núi . Trên tuyến này, du khách sẽ được tham quan: Vịnh Côn Sơn Vịnh Bến Đầm Hòn Tre Lớn Hòn Tre Nhỏ  Tuyến 5: Thị trấn Côn Đảo - vịnh Đầm Tre Du khách có thể đến với tuyến du lịch này bằng hai cách: đi bộ xuyên rừng hoặc đi bằng tàu du lịch của Vườn. Đi bộ xuyên rừng: từ trung tâm Vườn hoặc từ Thị trấn Côn Đảo, du khách đi bằng ô tô hoặc xe máy về hướng sân bay Cỏ Ống, sau đó đi bộ xuyên qua khu rừng mưa nhiệt đới trong thời gian khoảng gần 2 giờ đồng hồ. Trên đường đi, du khách sẽ leo qua núi Yên Ngựa, sẽ bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, khỉ, kỳ đà, cua núi…và nhiều loài thực vật quý hiếm, đặc hữu như Lát hoa, Găng néo… nhất là sẽ được thấy rất nhiều cây cổ thụ lâu năm và nhiều loài dây leo tại tuyến rừng này. Sau đó, du khách sẽ đến với vịnh Đầm Tre. Tại đây, du khách có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi với ống thở xem san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác. Đi bằng tàu du lịch: Từ cầu tàu Du lịch, tàu Vườn Quốc gia sẽ đưa du khách hướng về phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn. Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…  Tuyến 6: Cầu Ma Thiên Lãnh - bãi Ông Đụng Bắt đầu từ trụ sở Vườn để tham quan tuyến Sở Rẫy, du khách cũng có thể tiếp tục theo đường mòn trong rừng để đến bãi biển Ông Đụng. Đây là một con đường khác để đến với bãi biển này. Mất khoảng một giờ đồng hồ, trên suốt dọc đường đi từ Sở Rẫy qua Ông Đụng, du khách sẽ cảm thấy thật thích thú khi nhìn thấy những cây cổ thụ đã hơn hàng trăm năm tuổi, những dây leo to bằng cánh tay người uốn quanh tạo nhiều kiểu dáng lạ mắt. Ông Đụng là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đảo lớn Côn Sơn, cách trung tâm Thị trấn khoảng 3 km về phía Tây. Trên đường đi, du khách sẽ dừng chân tham quan di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, mất khoảng 15 phút leo qua một dốc đá, xuyên qua rừng để đến với hang Đức Mẹ, một hang đá nhỏ do thực dân Pháp tìm thấy, họ chọn nơi này làm nơi đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria và đến cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đây. Tiếp tục xuyên qua rừng mưa nhiệt đới Ông Đụng, sau khoảng 20 phút, du khách sẽ đến bãi biển, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn tại trạm Kiểm lâm Ông Đụng, tham quan quang cảnh xung quanh, hoặc bơi với ống thở xem san hô, xem ốc tai tượng...Để có được sự thú vị nhất khi chọn tuyến điểm này, du khách nên bắt đầu trước lúc bình minh lên để có thể nghe nhiều loài chim rừng cùng trình diễn bản hòa nhạc của núi rừng gọi bình minh thức giấc. Trên đường xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, du khách nên dừng lại để đọc các bảng diễn giải môi trường của chúng tôi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị với những gì vừa khám phá. Nếu du khách dừng chân nghỉ lại để chờ đón hoàng hôn xuống tại bãi biển nơi đây thì thật sự chuyến đi của du khách đã trọn vẹn… Sau khi tham quan, nghỉ ngơi và thư giãn tại Ông Đụng, chỉ mất khoảng 25 phút xuyên qua rừng mưa nhiệt đới Ông Đụng, ngang qua di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, du khách sẽ trở về lại Thị trấn. Nếu dừng chân để đọc những bảng diễn giải môi trường trên tuyến đường này, du khách sẽ có cơ hội khám phá thêm những điều thú vị mới...  Tuyến 7: Thị trấn Côn Đảo - Bãi Đầm Trầu Một bãi biển hoang sơ nằm về phía Tây Bắc của đảo Côn Sơn, gần khu vực Cỏ Ống. Đây là bãi biển được xem là đẹp nhất ở Côn Đảo với bãi cát vàng, mịn phẳng, biển trong xanh và yên tĩnh. Du khách có thể đến đây để tổ chức picnic, tắm biển hoặc mắc võng để nghỉ ngơi, thư giãn dưới hàng phi lao, xem những chú sóc Mun,sóc Đen Côn Đảo - hai loài sóc quý hiếm và đặc hữu của Vườn Quốc gia Côn Đảo - chuyền cành thoăn thoắt...  Tuyến 8: Thị trấn Côn Đảo - hồ An Hải - núi Thánh Giá: Từ trung tâm Vườn Quốc gia Côn Đảo, du khách có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy, xe đạp đều có thể đến với điểm du lịch thú vị này. Đây là tuyến du lịch thích hợp cho du khách yêu thích loại hình du lịch thể thao leo núi, khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh thư giãn. Trên đường đi, du khách sẽ đi qua khu vực hồ An Hải, đây là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn huyện đảo. Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi nhìn thấy ngay trên hòn đảo nhỏ giữa biển khơi lại có một hồ nước ngọt với cả các loài động thực vật của một vùng phù sa nước ngọt. Mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ chinh phục ngọn núi Thánh Giá cao 577m - đây là ngọn núi cao nhất trong số các ngọn núi ở quần đảo Côn Đảo. Trên đường xuyên rừng chinh phục đỉnh núi này, du khách sẽ thấy nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm và đặc hữu ở Côn Đảo. Khi lên tới đỉnh núi, du khách sẽ quên đi những mệt nhọc vừa trải qua khi được hòa mình vào một không khí mát mẻ, dễ chịu, có mây mù bao phủ xung quanh. Đặc biệt, từ trên đỉnh núi, du khách có thể quan sát toàn cảnh quần đảo Côn Sơn từ trên cao, với thảm thực vật rừng nhiệt đới, một vùng biển cả mênh mông, các hòn đảo lớn nhỏ xung quanh đảo lớn, nhìn thấy Thị trấn Côn Đảo và hoạt động của tàu thuyền ở vịnh Côn Sơn … Trở về Thị trấn Côn Đảo, du khách sẽ men theo đường ven núi vòng quanh khu dân cư của đảo chính Côn Sơn để biết thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và nhìn ngắm sự hùng vĩ của núi rừng… Tuyến 9: Thị trấn Côn Đảo - mũi Cá Mập - cảng Bến Đầm: Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ đi bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo theo con đường nhựa chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam của đảo Côn Sơn . Du khách có thể quan sát được các hòn đảo ngoài khơi xa, thăm khu d?ch v? hầu cần nghề cá và cảng biển Bến Đầm. Du khách cũng có thể dừng chân ngắm cảnh và tắm biển ở bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang sơ nằm cạnh đỉnh núi Tình Yêu - nơi hai ngọn núi như hình dáng của đôi trai gái đang tâm tình, người con gái đang nép mình vào vai chàng trai… một khung cảnh thật yên bình và lãng mạn… 2.3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của huyện Côn Đảo Trong hơn một thập kỷ hoạt động du lịch, ngành du lịch Côn Đảo đã đạt được những thành tựu đáng kể như: số lượng du khách tăng với tốc độ ngày càng nhanh, doanh thu tăng đáng kể, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển du lịch như vũ bão hiện nay của cả thế giới, ngành du lịch Côn Đảo đối đầu với những thách thức lớn và tồn tại những khó khăn không dễ dàng khắc phục. Cụ thể: - Về bộ máy tổ chức và quản lý và quy hoạch du lịch:  Không có cơ quan nào chuyên trách quản lý du lịch tại côn Đảo  Chưa có quy hoạch tổng thể hay chiến lược phát triển du lịch tại Côn Đảo  Các đề xuất phát triển tập trung vào tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và chưa quan tâm thích đáng đến tính bền vững về kinh tế xã hội và môi trường.  Chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan - Về hoạt động khai thác du lịch:  Khách du lịch: Số lượng du khách đến Côn Đảo tăng ổn định nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương. Phần lớn du khách đến với Côn Đảo là khách nội địa mà chủ yếu là các cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa; thăm người thân; các sinh viên, học sinh cắm trại về nguồn… mức tiêu thụ của họ rất thấp nên hiệu quả kinh doanh của các dịch vụ liên quan đến du lịch không cao. Còn du khách quốc tế thì quá ít (chưa tới 1/10 khách nội địa) và họ đi riêng rẽ theo kiểu Tây balô, một số ít họ nghiên cứu …  Doanh thu: tăng nhưng chưa cao.  Về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch:  Giao thông: Cách trở về giao thông với đất liền: Những khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa bao giờ khai thác hết công suất. Điều này thường xảy ra ngay cả trong mùa cao điểm du lịch hàng năm. Những hạn chế về giao thông giữa đất liền với hòn đảo thơ mộng này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Phương tiện đi lại chính giữa Côn Đảo và đất liền là đường hàng không. Vậy hiện nay mỗi ngày chỉ có một chuyến bay duy nhất từ đất liền ra đảo và ngược lại với chỉ vỏn vẹn 60-70 khách thì quả thật là quá nhỏ, không thể nào đáp ứng với nhu cầu. Trước đây, khi mới đưa vào khai thác loại máy bay ATR72 sau sửa chữa, nâng cấp sân bay thì còn có tuyến Côn Đảo-Vũng Tàu và ngược lại, nhưng chưa kịp trở thành thói quen thì tuyến bay bị ngưng lại do hoạt động không hiệu quả. Về đường biển thì hai tàu khách Côn Đảo 09 và Côn Đảo 10 vẫn luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất nhưng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vào mùa gió chướng, có khi cả nửa tháng mới có được chuyến tàu ra đảo. Nhưng đây là phương tiện không được khách du lịch lựa chon do thời gian quá lâu (12 – 15 tiếng).  Điện: việc cấp điện đôi khi không ổn định và có hiện tượng thiếu điện tạm thời trong mùa đông.  Nước: với công suất cấp nước hiện tại đạt 2000m3/ngày trong khi khả năng tiêu thụ là 1816m3/ngày, bao gồm cả 550m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá thì khả năng cung cấp nước sạch cho du lịch rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH013.pdf
Tài liệu liên quan