Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ, hình ảnh

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Khái niệm “Du lịch sinh thái”. 14

1.2. Đặc trưng và nguyên tắc hoạt động cobản của DLST . 17

1.2.1. Các đặctrưng của DLST . 17

1.2.2. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của DLST. 19

1.3. Tài nguyên DLST. 22

1.3.1. Khái niệm tài nguyên DLST . 22

1.3.2. Đặc điểm tài nguyên DLST. 23

1.3.3. Phân loại tài nguyên DLST . 26

Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát vềtỉnh Cà Mau . 29

2.1.1.Vị trí địa lý . 29

2.1.2. Các đơn vị hành chính . 30

2.1.3. Đặc điểm tự nhiên . 30

2.1.4. Đặc điểm kinh tế – xã hội . 32

2.2. Tài nguyên DLST tỉnh Cà Mau. 34

2.2.1.Tài nguyên DLST tự nhiên. 34

2.2.2. Tài nguyên DLST nhân văn . 46

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến DLST tỉnh Cà Mau . 48

2.3.1. Kếtcấu hạ tầng . 48

2.3.2. Cơ sở vật chất - kỹthuật. 52

2.3.3. Nguồn lao động du lịch của tỉnh Cà Mau . 56

2.4. Đánh giá chung về tiềm năng DLST Cà Mau . 57

Chương 3: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI TỈNH CÀ MAU

3.1. Hiện trạng phát triển DLST tỉnh Cà Mau . 59

3.1.1. Khái quát về du lịch tỉnh Cà Mau . 59

3.1.2. Hiện trạng khách du lịch tỉnh Cà Mau. 59

3.1.3. Hiện trạng hoạt động c?a các khu du lịch t?nhCà Mau . 64

3.1.4. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Cà Mau . 70

3.2. Định hướng phát triểnDLST tỉnh Cà Mau . 72

3.2.1. Cơ sở để xây dựng định hướng phát triển DLST ở Cà Mau . 72

3.2.2. Ðịnh hướng phát triển DLST tỉnh Cà Mau . 77

3.2.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển DLST tỉnh Cà Mau . 91

3.2.4. Ý kiến đề xuất. 92

KẾT LUẬN. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 96

PHỤ LỤC. 97

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø các sân chim khác. Công viên Văn hoá Cà Mau đang trở thành địa chỉ DLST hấp dẫn của tỉnh. Hình 2.9: Sân chim Công viên Văn hóa Cà Mau Aûnh sở Du lịch CM Hình 2.10: Đua ghe ngo (Aûnh Sở Du lịch CM) 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Bản sắc văn hóa của tỉnh Cà Mau được cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh, Hoa , Khơme xây dựng. Bên cạnh những nét chung của văn hóa dân tộc thì văn hóa Cà Mau cũng mang đậm những nét đặc trưng riêng. 2.2.2.1. Lễ hội Cà Mau hiện nay bên cạnh dân tộc Kinh còn có một số lượng khá lớn người Khơ Me, người Hoa, người Chăm và nhiều dân tộc khác cùng chung sống. Chính nhờ vậy các truyền thống văn hoá, lễ hội nơi đây có sự hài hoà giữa bản sắc văn hoá các dân tộc. Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá vào cuối thế kỷ XVII với dân số hình thành do quá trình di dân từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, trên địa bàn Hình 2.11:Lễ hội Nghinh Ông(Ảnh Sở Du lịch CM) Ở Cà Mau, ngoài một số lễ hội chung của cả nước như Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt; Hội Phật Đản… còn một số lễ hội mang tính chất vùng như lễ Cầu An, lễ hội vào năm mới, lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của người Khơ Me Nam bộ, lễ hội Nghinh Ông của người dân biển, lễ hội Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa ở đây. Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống văn hóa của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của người Mau, du khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người nơi đây. 2.2.2.2. Nhà bác Ba Phi Bác Ba Phi (1884 – 1964) là một tá điền nghèo nhưng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái và có tài kể chuyện. Các câu chuyện của ông luôn mang lại cho người nghe tiếng cười sảng khoái, trào lộng và đằng sau đó là những ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên, con người, cuộc sống… Nhà bác Ba Phi tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là một điểm ưa chuộng của du khách. Du khách đến đây không chỉ để được nghe chính con cháu bác Ba kể chuyện mà còn được sống trong khung cảnh thiên nhiên nơi bác Ba từng sống để hiểu được giá trị nhân văn trong các câu chuyện đầy hình tượng ấy. 2.2.2.3. Chợ nổi Cà Mau Hình 2.12: Chợ nổi Cà Mau(Aûnh Sở Du lịch Chợ nổi Cà Mau hình thành giữa lòng thành phố Cà Mau trên sông Gành Hào với hàng trăm chiếc ghe xuồng đầy hàng hoá tấp nập bán mua. Chợ nổi Cà Mau mang đậm nét đặc trưng vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với chợ nổi ở các địa phương khác trong toàn khu vực châu thổ sông Cửu Long, chợ nổi Cà Mau là biểu hiện của một nét văn hoá, một phong cách sống đặc trưng của người dân nơi đây. Trước kia chợ nổi nơi đây cũng như bao chợ nổi khác trong vùng buôn bán đủ các loại mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm… Nhưng nay chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hoá nông sản tươi, những rau trái miệt vườn. Chợ nổi, đặc trưng miền sông nước luôn hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nước và cả du khách quốc tế đến với Cà Mau. Đây là nét sinh hoạt thật độc đáo của người dân vùng sông nước góp phần làm nên sự đa dạng cho hoạt động du lịch ở Cà Mau, đặc biệt là DLST. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến DLST tỉnh Cà Mau Trong quá trình phát triển của bất kì một hoạt động kinh tế xã hội đều phải chịu sự tác động mạnh mẽ của tổng hợp nhiều yếu tố. Đặc biệt trong hoạt động DLST càng thể hiện rõ điều này. 2.3.1. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng của mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Trong du lịch kết cấu hạ tầng còn có vai trò đặc biệt quan trọng hơn khi đây là hoạt động du khách đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên trong hoạt động du lịch Cà Mau cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt hạn chế cần phải chú trọng đầu tư.. 2.3.1.1. Hệ thống giao thông vận tải Mặc dù nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với rất nhiều khó khăn trong phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là khó khăn do mạng lưới kênh rạch chằng chịt đòi hỏi thời gian, kỹ thuật và vốn đầu tư lớn cho việc làm đường nên hiện nay Cà Mau mới có một hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh đến trung tâm thị trấn các huyện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. * Giao thông đường bộ: trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hai tuyến quốc lộ (1A và 63) với tổng chiều dài chạy qua tỉnh là108 km. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường chiến lược quốc gia (Quốc lộ 1A) và quốc lộ 63, cách Tp Hồ Chí Minh 380 km và cách Tp Cần Thơ 180 km. Hệ thống đường tỉnh lưu thông đến huyệân là 268,5km. Hiện tại, tất cả các trung tâm huyện lị đều có hệ thống giao thông đường bộ đến tận nơi. Với hệ thống giao thông bộ hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Vì giao thông đường bộ chưa đến được với các điểm du lịch trong tỉnh ( trừ hòn đá Bạc có thể đi bằng xe hai bánh). * Giao thông đường thuỷ: Cà Mau có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, đặc biệt là một số sông lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Quan Lộ Phụng Hiệp, Gành Hào… là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ phát triển. Các loại hình giao thông thủy rất đa dạng nối liền các tuyến điểm du lịch trong tỉnh. Ngoài ra Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng ở ĐBSCL, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của vùng Đông Nam Á đang được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, giao thông thủy có nhiều mặt hạn chế trong hoạt động du lịch như tốc độ chậm, không tiện nghi, thiếu cơ động, du khách không ưa chuộng. * Giao thông đường hàng không: sân bay Cà Mau gần đây đã được nâng cấp và mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. Trong tương lai, khi có nhu cầu phát triển thì một số sân bay nhỏ và cũ ở Năm Căn và Hòn Khoai có thể được khôi phục và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, giao thông hàng không có hạn chế là giá thành cao, không phục vụ đại đa số du khách, số chuyến bay trong tuần còn ít với 1 tuyến duy nhất Cà Mau – Tp Hồ Chí Minh. Qua đó ta có thể thấy được hệ thống giao thông ở Cà Mau chưa đủ đáp ứng và phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là DLST. Hiện tại, loại hình giao thông phổ biến và có thể đáp ứng nhu cầu đi lại trong các tuyến điểm du lịch chủ yếu dựa vào hệ thống giao thông đường thuỷ. Vì vậy, du lịch Cà Mau mà đặc biệt là DLST muốn phát triển thì giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông bộ phải được hoàn thiện. Giao thông thủy muốn tạo được ấn tượng, tao được nét riêng cho du lich Cà Mau cần phải khắc phục những hạn chế của mình. 2.3.1.2. Hệ thống cung cấp điện - nước * Hệ thống cung cấp điện:Cà Mau là tỉnh ở điểm cuối của hệ thống cung cấp điện lưới quốc gia. Hệ thống cung cấp điện năng trên toàn địa bàn tỉnh vẫn tồn tại hai nguồn điện: điện lưới quốc gia và điện diezel tại chỗ (nguồn điện dự phòng). Đến nay, nguồn điện và lưới điện trên địa bàn tỉnh đã được củng cố phát triển, cơ bản bước đầu đảm bảo cung cấp điện phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay tỉnh vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cung cấp điện đến các khu vực trong toàn tỉnh. Riêng năm 2000, tỉnh đã thực hiện được 41 công trình xây dựng và phát triển mạng lưới điện và tổng số vốn lên tới 151 tỷ đồng. Chương trình điện khí hoá nông thôn ở đây không ngừng phát triển. Đến cuối năm 2007 điện lưới quốc gia đã về đến trung tâm 66 xã và đến được với tất cả các KDL đang hoạt động ở Cà Mau. Với hiện trạng hệ thống điện đã cơ bản đủ phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện trong tỉnh còn thiếu vẫn phải khống chế công suất tiêu thụ trong giờ cao điểm, chất lượng điện áp không ổn định … đặc biệt là các tháng mùa khô đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ tại các cở sở hoạt động du lịch ở Cà Mau. *Hệ thống cấp thoát nước: Cà Mau hiện nay hệ thống cấp thoát nước còn rất hạn chế. Lượng nước khoan qua xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng nhu cầu tiêu dùng. Phần lớn nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc vào lượng nước mưa và người dân còn phải trữ nước mưa để dành dùng trong thời gian mùa khô. Toàn tỉnh chỉ có TP Cà Mau và một số thị trấn là có hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp mới chỉ đáp ứng nhu cầu của khoảng 77% tổng số hộ tại các phường ở TP Cà Mau và khoảng hơn 5.000 hộ ở các thị trấn. Đây là hạn chế lớn tại các điểm du lịch ở Cà Mau nhưng hiện nay đã có những chuyển biến tích cực, ở những khu vực không có hệ thống nước máy như rừng U Minh hay Mũi Cà Mau cũng đã có các giếng khoan đáp ứng nhu cầu du khách. 2.3.1.3. Hệ thống Bưu chính Viễn thông Mạng lưới bưu chính – phát hành báo chí trên toàn tỉnh năm 2007 đã có 78 bưu cục các loại trong đó có 01 bưu cục cấp 1, 8 bưu cục cấp 2 và 69 bưu cục cấp 3. Hệ thống mạng lưới bưu chính đã cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách. Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh và tiết kiệm bưu điện đã được nâng cao và khai thác có hiệu quả. Đến năm 2007 đã có 8/8 bưu cục cấp 2 trong tỉnh mở dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ hoa. Mạng lưới viễn thông của tỉnh được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện nay ở Cà Mau đã có hệ thống tổng đài viba số lượng dung lượng lớn và tổng đài điện tử kỹ thuật số ở các huyện, đảm bảo liên lạc thông suốt giữa thành phố Cà Mau với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đặc biệt đến năm 2007 đã có 5 mạng điện thoại di động phủ sóng toàn tỉnh: Vina phone, mobile phone, viettel, S-phone và E-phone. Hệ thống Internet đường truyền ADSL đã đến 8/8 trung tâm huyện. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho Cà Mau phát triển kinh tế hiện đại nói chung và phục vụ cho quá trình phát triển du lịch. 2.3.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, cùng với sự phát triển chung của kinh tế cả nước, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau cũng đạt được những thành tựu đáng kể, và chính nhờ sự tích lũy nội bộ nền kinh tế Tỉnh và sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương nên về cơ sở hạ tầng nói chung của tỉnh đã được nâng cấp cơ bản, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo đặc biệt hỗ trợ tích cực cho các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do xuất phát điểm của kết cấu hạ tầng ban đầu thấp nên cho đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật chung của tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh trong vùng. Trong bối cảnh như vậy nền cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cũng vẫn còn thiếu và chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, dịch vụ phục vụ chưa đồng bộ và còn đặc biệt khó khăn hơn đối với các điểm sinh thái nằm xa các trung tâm tỉnh lị. 2.3.2.1.Cơ sở lưu trú Năm 2007, toàn tỉnh mới có 28 khách sạn với 1.050 phòng trong đó có khoảng 544 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Riêng trong năm 2006 cơ sở lưu trú của tỉnh tăng thêm 4 cơ sở lưu trú với tổng số 240 phòng. Công suất sử dụng phòng trong năm 2007 đạt 68%. Hiện nay ở tỉnh chưa có dự án khách sạn nào liên doanh với nước ngoài hay có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, tài nguyên du lịch ở dạng tiềm năng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài… so với các khu du lịch khác trong nước. Hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh trong thời gian gần đây đang từng bước được đầu tư nâng cấp và sửa chữa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên một vấn đề đang được quan tâm đó là hệ thống các khách sạn chưa được chú ý về mặt cảnh quan, kiến trúc để vừa đảm bảo tính hiện đại vừa gắn được tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh của vùng, chưa gắn kết được nhu cầu lưu trú của khách với nhu cầu về giải trí, sinh cảnh… cho du khách. Đồng thời, một hạn chế không nhỏ trong hệ thống cơ sở lưu trú ở Cà Mau là phân bố tập trung hầu hết trên địa bàn thành phố Cà Mau (26/28 khách sạn). Trong khi đó các điểm DLST thì chủ yếu nằm xa trung tâm thành phố đã hạn chế rất nhiều trong quá trình tham quan và lưu lại của du khách. Bảng 2.2: Danh sách cơ sở lưu trú tỉnh Cà Mau ST T TÊN KHÁCH SẠN ĐỊA CHỈ ĐT XẾP HẠNG 1 Ks Best CM 463C Nguyễn Trãi P9 Tp CM 829.828 *** 2 Ks Aùnh Nguyệt 207 Phan Ngọc Hiển P6 Tp CM 567.666 *** 3 Ks Hoàng Gia 27-29 Trần Hưng Đạo P6TpCM 819.999 ** 5 KS Phương Nam 91-93 Phan Đình Phùng P4 CM 837.022 ** 6 Ks Cà Mau 20 Phan Ngọc Hiển P2 CM 831.165 ** 7 Ks Hương Sen 119 Lý Thường Kiệt P6 CM 831.562 * 8 Ks Quốc Tế 179 Phan Ngọc Hiển P6 CM 826.745 * 9 Ks Quốc Nam 23 Phan Bội Châu P7 CM 827.514 * 10 Ks Song Hùng 28 Phan Ngọc Hiển P2 CM 822.822 * 11 Ks Phước Nguyên Khóm 8 TT Trần Văn Thời CM 860.975 * 12 Ks Địa Oác 11 Cao Thắng P8 CM 818.377 * 13 Ks Đông Á 159 K3 TT Sông Đốc TVThời 891.566 * 14 Ks Sao Mai 30 Phan Ngọc Hiển P2 CM 831.035 * 15 Ks Hải Châu 229 Hùng Vương P7 CM 934.597 ** 16 Ks Á Đông 133A Nguyễn Tất Thành P8CM 828.260 * 17 Ks Thiên Phúc 18-40 Lý Bôn P4 CM 822.267 * 18 Ks Thiên Phúc II 15A Hùng Vương P7 CM 927.069 * 19 Ks Thanh Sơn 23 Phan Ngọc Hiển P5 CM 815.828 * 20 Ks T98 999 Lê Khắc Xương P6 CM 835.598 * 21 KS Công Đoàn 09 Lưu Tấn Tài P5 CM 833.245 * 22 Ks Minh Hải 01 Trần Hưng Đạo P5 CM 831.036 Đạt tiêu chuẩn 23 Ks Hoà Long 70 Nguyễn Trãi P9 CM 833.489 Đạt tiêu chuẩn 24 Ks Trung Trực 138A Nguyễn Tất Thành P8CM 818.777 Đạt tiêu chuẩn 25 Ks Huỳnh Như 226 Lý Thường Kiệt P6 CM 833.332 Đạt tiêu chuẩn 26 Ks Song Ngọc 2B Hùng Vương P7 Tp CM 817.303 * 2.3.2.2. Cơ sở ăn uống: Các cơ sở ăn uống ở Cà Mau khá phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn, quán ăn nhanh… Các cơ sở phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú tại các khách sạn, cũng có thể nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trên bãi biển, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau cũng như cộng đồng dân cư. Hiện nay tỉnh Cà Mau có 22 nhà hàng trong đó có 8 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 40150 chỗ ngồi, 14 nhà hàng độc lập trong đó có 6 nhà hàng lớn với 2.050 ghế. Các nhà hàng chủ yếu phục vụ các món ăn Âu, Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú. Ngoài ra, hầu hết các điểm du lịch trong tỉnh đều có các cơ sở ăn uống phục vụ các món ăn truyền thống, đặc sản của địa phương. Với hiện trạng phân bố của các cơ sở ăn uống tập trung phần lớn ở thành phố Cà Mau góp phần tạo điều kiện hình thành trung tâm du lịch thu hút du khách ở Cà Mau. 2.3.2.3. Các khu vui chơi giải trí và thể dục thể thao: Thời gian gần đây, nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch, Cà Mau đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, bên cạnh đó quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí như công viên Hùng Vương, Nhà Thiếu nhi, Lâm viên 19 tháng 5, các trung tâm mua sắm, nhà hàng karaoke… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện tại các dịch vụ vui chơi giải trí bổ sung còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ và phục vụ tại các khu vui chơi chưa đáp ứng nhu cầu du khách ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lưu lại Cà Mau của du khách. 2.3.2.4. Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách Đến năm 2007, số lượng xe chở khách có 2.688 xe với tổng số trên 13.000 ghế ngồi, số lượng phương tiện đường thuỷ có khoảng 900 cao tốc, trung tốc; 4000 võ tốc hành và tàu lớn với tổng số trên 160000 ghế ngồi. Tuy nhiên, số lượng phương tiện vận chuyển khách do ngành du lịch quản lý chiếm khoảng 5% , số còn lại là do tư nhân quản lý. Khi có nhu cầu, các đơn vị du lịch ký hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải hoặc trực tiếp chủ phương tiện hợp đồng vận chuyển khách. Trong khi đó các phương tiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện về bảo hiểm và an toàn cho khách. Năm 2004 chuyến tàu ra tham quan du lịch đảo Hòn Khoai gặp nạn, do thiếu các phương tiện cứu hộ cần thiết nên đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong thời gian tới, ngành du lịch cần phối hợp với ngành giao thông vận tải và các ngành hữu quan sớm khắc phục tình trạng này để hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng hiệu quả, độ an toàn cho hành khách. Đặc biệt với ưu thế vùng sông nước, trong thời gian tới xây dựng kế hoạch phát triểân loại hình giao thông thuỷ với các phương tiện có tốc độ cao thành một tài nguyên DLST đặc thù riêng của Cà Mau. 2.3.3. Nguồn lao động du lịch của tỉnh Cà Mau Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch. Bảng 2.3: Lực lượng lao động ngành du lịch Cà Mau thời kì 1997 – 2007 Đơn vị: Người. Năm 1997 1999 2000 2003 2007 LLLĐ 433 501 570 609 1550 Nguồn: Sở Ngoại vụ – Du lịch Hoạt động du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội Cà Mau, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Lực lượng lao động du lịch không ngừng tăng. Năm 1997 lực lượng lao động trong ngành du lịch Cà Mau là 433 người, năm 2007 tăng lên rất nhanh 1550 người (tăng gấp hơn 3 lần trong 10 năm). Trong tổng số 1550 người , lao động có trình độ trung cấp trở lên là 126 người chiếm 8.12%. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch Cà Mau chiếm tỉ lệ thấp so với tổng số lao động trong tỉnh. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa được đào tạo đầy đủ nên chưa giới thiệu cho du khách cảm nhận hết được vẻ đẹp và bản sắc văn hoá truyền thống của quê hương Cà Mau. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ còn thiếu nên việc giao tiếp với khách nước ngoài còn hạn chế. 2.4. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch sinh thái Cà Mau Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là DLST. Với nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng cùng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật và nguồn lao động đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển du lịch nói chung và DLST. Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên cho phát triển DLST ở Cà Mau còn nhiều hạn chế. Một số điểm tài nguyên hấp dẫn được đưa vào khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng. Tính đến thời điểm này, nhiều điểm tài nguyên du lịch, đặc biệt là DLST hấp dẫn ở Cà Mau chưa có đường bộ tiếp cận. Mặc dù có thể khai thác các điểm này thông qua mạng lưới đường thuỷ một cách tương đối thuận tiện và còn làm tăng độ hấp dẫn của các tour du lịch, song các tour đường thuỷ có giá thành cao hơn rất nhiều lần so với đường bộ do chi phí tàu cao tốc lớn hơn nhiều so với chi phí cho xe ô tô hoặc xe gắn máy. Điều này đã làm hạn chế lượng du khách đến với các điểm DLST của Cà Mau và phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư và hiện tại cho các sản phẩm du lịch nói chung DLST nói riêng còn nghèo nàn, chưa xứng với tiềm năng vốn có của vùng đất Cà Mau. Chương 3 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH CÀ MAU 3.1. Hiện trạng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau 3.1.1. Khái quát chung về du lịch tỉnh Cà Mau Cà Mau, tỉnh cuối cùng cực Nam tổ quốc, có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là DLST. Xác định được vai trò, vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế và tiềm năng về du lịch của mình. Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Cà Mau đã có những bước tiến rất dài trong quá trình phát triển của ngành nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Từ khi tách tỉnh năm 1997, số du khách đến với Cà Mau không ngừng tăng, đặc biệt tăng rất nhanh trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tổng lượt du khách đến với Cà Mau năm 2007 là 560.000 lượt người, đạt 122% kế hoạch năm, tăng 22% so với năm 2006. Tuy nhiên, du lịch Cà Mau còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng, chưa có sức hấp dẫn du khách, chưa tạo được nguồn khách ổn định. chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách , không giữ được khách lưu trú dài ngày… 3.1.2. Hiện trạng khách du lịch tỉnh Cà Mau Khách du lịch đến Cà Mau chủ yếu là khách DLST, đa số du khách muốn tìm hiểu thiên nhiên, các tập quán sống sinh hoạt của người dân Cà Mau, muốn tự mình bước những bước chân và ngắm nhìn cảnh vật nơi tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Số khách du lịch đến Cà Mau tăng nhanh liên tục trong thời kì 2002 - 2007. Tăng 391 nghìn du khách trong 5 năm, tương đương 231% so với năm 2002. Đặc biệt trong tổng số 560.000 lượt du khách đến Cà Mau có 400.772 lượt du khách tập trung trong một số khu DLST : Hòn Đá Bạc, Khai Long, VQG Mũi Cà Mau… Như vậy chúng ta có thể thấy được hoạt động du lịch ở Cà Mau chủ yếu là hoạt động DLST. 560 459 333296 225 169 0 100 200 300 400 500 600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Nghìn người Biểu đồ3.1:Tổng lượng khách du lịch tỉnh Cà Mau thời kì 2002 – 2007. Bảng 3.1: Số lượng khách du lịch đến Cà Mau Đơn vị:Lượt người. Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng lượng khách 169.000 225.000 296.000 333.000 459.000 560.000 Khách quốc tế 4.500 5.560 6.770 9.000 10467 12.500 Nguồn: Sở Ngoại vụ DL 218540 289230 311000 449063 547500 164160 125004840 6460 6770 104679000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Người Nội địa Quốc tế Biểu đồ 3.2: Khách du lịch quốc tế và nội địa tỉnhCa øMau thời kì 2002 - 2007 * Du khách quốc tế Hiện nay khách du lịch quốc tế đến Cà Mau mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng khách đến, trung bình mỗi năm chưa đến 4%. Năm 1992 cả tỉnh mới chỉ đón được 560 lượt khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH027.pdf
Tài liệu liên quan