Luận văn Nghiên cứu tác động của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào Dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Trong tổng diện tích đất tự nhiên 115.273,2 ha, đất nông lâm nghiệp chiếm tỷ

trong lớn (với 93.809,1 ha, chiếm 81,37%). Trong đó: Nông nghiệp 19.458,5 ha,

lâm nghiệp 74.237,7 ha, nông nghiệp khác 112,9 ha. Rõ ràng nông lâm nghiệp sẽ là

tiềm năng và thế mạnh của vùng.

Đất chưa sử dụng 17.586 ha chiếm 15,3%. Đây cũng là một trong những tiềm

năng cần khai thác. Tuy nhiên, đất chưa sử dụng chủ yếu là núi đá vôi hay diện tích

sông suối. Vì vậy, khả năng đưa vào sử dụng cũng có giới hạn nhất định.

Trong cơ cấu đất đai của huyện, điều đặc biệt chú ý là diện tích đất đỏ bazal

chiếm một tỷ trọng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép địa phương có thể

phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê.

Với cơ cấu đất đai trên, tài nguyên rừng ở địa phương khá phong phú, với nhiều

loại gỗ quý và các lâm sản khác ngoài gỗ, hay có nhiều động vật quý hiếm được ghi

trong sách đỏ. Có thể nói đây là một trong những thế mạnh của vùng những đồng

thời cũng là sức ép đối với vùng trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên.

pdf107 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tác động của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào Dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 41,9% năm 2006 lên 51,8% năm 42 2010, Công nghiệp và xây dựng giảm nhẹ từ 44,7% năm 2006 xuống 37,5% năm 2010; Nông - lâm nghiệp giảm từ 14,4% năm 2006 xuống 11,5% năm 2010. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt 105 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 33% nhưng vẫn còn thấp; Chi ngân sách địa phương là 127,1 tỷ đồng (tăng 31,42% năm); ngân sách TW và của tỉnh hỗ trợ chiếm trên 90% tổng chi ngân sách địa phương trong giai đoạn 2006-2010. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong năm 2010 đạt 523,4 tỷ đồng (giảm 18,8% so với năm 2005), trong đó vốn ngân sách nhà nước 63,8%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11,3%. Năm 2010, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 16,1% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010). Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước tiến bộ rõ nét, hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng, nhất là giao thông nông thôn được kiên cố hoá trên 30% tổng số chiều dài; 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm, trường học, trạm y tế được kiên cố hóa; hiện nay có khoảng 99% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. 2.3. Quá trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn 2.3.1. Quá trình thực hiện, kết quả chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 2.3.1.1. Quá trình triển khai thực hiện - Phạm vi đầu tư: Chương trình 135 được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ 1999 đến nay qua 2 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1 (1999-2005): Quyết định số 135/1998/QĐ -TTg ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 2 (2006-2010): Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Phạm vi đầu tư là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các huyện Hướng Hóa, ĐaKrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Số lượng xã ĐBKK được đầu tư qua kế hoạch các năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Năm 1999: 18 xã (Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998) 43 Năm 2000: 24 xã (Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999) Năm 2001: 36 xã (Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001) Năm 2005: 37 xã (Quyết định số 15/2005/QĐ-TTg ngày 19/01/2005) Năm 2006: 27 xã (Quyết định 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006). Năm 2008: 27 xã và 11 thôn ĐBKK của xã KVII (Quyết định số 01/2008/QĐ- UBDT ngày 11/01/2008). Năm 2009: 20 xã và 29 thôn ĐBKK của xã KVII (Quyết định số 69/2008/QĐ- TTg ngày 28/05/2008; QĐ 325/QĐ-UBDT ngày 19/10/2009) Năm 2010: 20 xã và 29 thôn ĐBKK của xã KVII. 2.3.1.2.Tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình: - Ở cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Trị đã được thành lập và Ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình. Ban dân tộc cũng là cơ quan triển khai thực hiện chương trình ở cấp tỉnh. - Ở cấp huyện, xã: UBND các huyện Hướng Hóa và Đakrông thành lập Ban Quản lý dự án Chương trình 135 của huyện, các huyện Gio Linh và Vĩnh Linh giao một phòng chuyên môn làm chức năng theo dõi, tổng hợp, báo cáo. Ở các xã thành lập Ban Giám sát xã để theo dõi, giám sát công tác thực hiện Chương trình trên địa bàn. 2.3.1.3.Kết quả thực hiện: Giai đoạn 1999-2005: Tổng vốn đầu tư là 163.779,745 triệu đồng. Bao gồm 5 dự án: - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Tổng số công trình đã được xây dựng: 280 công trình. Trong đó: Đường giao thông: 104 công trình (CT)/36 xã; Thủy lợi: 30 CT/20 xã; Nước sinh họat: 10 CT/7 xã; Điện sinh họat: 12 CT/11 xã; Trường học: 96 CT/30 xã; Trạm xá: 3 CT/3 xã; Kho cửa hàng: 4/4 xã; Khai hoang đất sản xuất: 21 CT. Tổng vốn đã được phê duyệt đầu tư là 111.489,452 triệu đồng nhưng vốn thực hiện là 101.605,478 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ 280 CT đã được đưa vào sử dụng, hiệu quả sử dụng chỉ đạt 95%. 44 - Dự án Xây dựng Trung tâm cụm xã: Dự án xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi được thực hiện theo Quyết định 35/TTg ngày 13/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình xây dựng TTCX miền núi, vùng cao. Năm 2000, Chương trình TTCX được hợp nhất đưa vào thực hiện trở thành một dự án thành phần của CT 135 theo QĐ số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số trung tâm cụm xã (TTCX) được phê duyệt đầu tư là 12. Số TTCX đã được xây dựng 12. Tuy nhiên, từ năm 2003, ngân sách chỉ đầu tư 10 TTCX, trong đó 9 TTCX được đầu tư bằng NSTW. Tổng vốn đầu tư được phê duyệt theo quy hoạch 81.564 triệu đồng nhưng tổng vốn thực hiện chỉ 58.565,267 triệu đồng. Với số vốn trên, chương trình đã xây dựng được 63 công trình. - Dự án quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư những nơi cần thiết: Giai đoạn 1999 - 2005, ngân sách TW không phân bổ vốn để tỉnh Quảng Trị thực hiện dự án Quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư những nơi cần thiết cho các xã thuộc Chương trình 135. Việc sắp xếp bố trí lại dân cư được thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp của dự án định canh định cư để dãn dân nội vùng. - Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện dự án từ năm 2003 đến năm 2005 với tổng số kinh phí thực hiện 2.936 triệu đồng. Với số vốn đầu tư trên, dự án đã hỗ trợ giống cây trồng, con nuôi, công cụ chế biến nông sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng 6.256 hộ để phát triển sản xuất. - Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum sóc: Ngân sách địa phương đã phân bổ 989 triệu đồng. Trong đó, đã sử dụng để tổ chức đào tạo tập huấn từ năm 1999 đến năm 2004 là 693 triệu đồng. Năm 2005, kinh phí TW bố trí cho dự án đào tạo là 296 triệu đồng, trong đó phân bổ phần lớn ngân sách với 260 triệu đồng để chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ tăng cường làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK, 36 triệu đồng cho UBND huyện ĐaKrông. Với ngân sách trên, 1.091 lượt 45 người/27 lớp đã được tham gia tập huấn đào tạo trong thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày. Giai đoạn 2006-2010: Tổng vốn thực hiện 150.962,0 triệu đồng đạt 90%KH, trong đó NSTW là 150.487,5 triệu đồng, NSĐP là 173,0 triệu đồng, người dân đóng góp là 301,5 triệu đồng. Dự án Hỗ trợ PTSX: Vốn kế hoạch TW 24.445,0 triệu đồng, thực hiện 23.673,8 triệu đồng đạt 96,8%KH và đã hỗ trợ 27.299 lượt hộ. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: Vốn kế hoạch 106.447,0 triệu đồng, đã thực hiện 95.575,0 triệu đồng đạt 89,8% KH. Toàn vùng đã xây dựng được 222 công trình bao gồm: 88 công trình giao thông nông thôn; 12 công trình thủy lợi; 41 công trình trường học; 14 công trình điện; 10 công trình nước sinh hoạt, 46 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 10 công trình trạm y tế, 1 công trình trạm khuyến nông khuyến lâm. Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng: Vốn kế hoạch: 6.927,0 triệu đồng, thực hiện 6.261,0 triệu đồng đạt 90,4%KH. Đã đào tạo 24 lớp cho 2.597 lượt cán bộ thôn, xã; 4 lớp cho 150 lượt cán bộ xã đủ năng lực quản lý và làm chủ đầu tư; 62 lớp cho 4.306 lượt hộ nghèo và thanh niên DTTS. Một số lớp tập huấn có tổ chức cho học viên tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình làm ăn giỏi tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật: Chính sách hỗ trợ văn hoá thông tin: Vốn kế hoạch 156,5 triệu đồng, phân theo định mức 2 triệu đồng/xã, 0,5 triệu đồng/thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực II. UBND các xã đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hoạt động văn nghệ, hoạt động tuyên truyền văn hoá thông tin qua việc tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu. Thực hiện 156,5 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn. Hỗ trợ trợ giúp pháp lý: Vốn kế hoạch 156,5 triệu đồng, phân theo định mức 2 triệu đồng/xã, 0,5 triệu đồng/thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực II. UBND các huyện 46 giao Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) hướng dẫn các xã thành lập các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức các buổi sinh hoạt trợ giúp pháp lý thiết thực. Thực hiện 156,5 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn. Chính sách Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học: Vốn kế hoạch 22.613,0 triệu đồng. Đã triển khai cấp phát cho: 6.821 lượt cháu mẫu giáo, 7.582 học sinh tại các trường phổ thông; kinh phí thực hiện 18.244,00 triệu đồng. Số vốn còn lại chuyển sang thực hiện trong năm 2011. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường: Năm 2009: Vốn hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường được bố trí 2.877 triệu đồng với mức 1 triệu đồng/hộ. Các huyện đã tiến hành hỗ trợ bằng vật tư cho các hộ hưởng lợi, thực hiện 2.692 triệu đồng đạt 93,6% KH [2]. Có thể thấy nhìn chung vốn thực hiện, giải ngân thường thấp hơn so với kế hoạch được phê duyệt. Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên nhưng cấp vốn ngân sách TW thường chậm so với tiến độ đầu tư. Hơn nữa, năng lực cán bộ địa phương cũng có giới hạn. Vì vậy việc triển khai các xác định các hoạt động đầu tư, thực hiện đầu tư và giám sát đầu tư thường chậm và chưa hiệu quả. 2.3.2. Quá trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Hướng Hóa 2.3.2.1. Thời gian và phạm vi đầu tư, tổ chức thực hiện Phạm vi đầu tư Chương trình 135 qua các năm: Năm 1999: 13 xã (Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998) Năm 2000: 16 xã (Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999) Năm 2001: 17 xã (Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001) Năm 2005: 18 xã (Quyết định số 15/2005/QĐ-TTg ngày 19/01/2005) Năm 2006: 13 xã (Quyết định 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006). Năm 2008: 11 xã và 5 thôn ĐBKK của xã KVII (Quyết định số 01/2008/QĐ- UBDT ngày 11/01/2008). Năm 2009: 11 xã và 10 thôn ĐBKK của xã KVII (Quyết định số 325/QĐ- UBDT ngày 19/10/2009) 47 Năm 2010: 11 xã và 10 thôn ĐBKK của xã KVII. - Tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình: Ngay từ giai đoạn I, UBND huyện ban hành Quyết định Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Lãnh đạo huyện làm Trưởng ban và giao nhiệm vụ cụ thể như sau: + Phòng Tài chính – Kế hoạch: Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn. + Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện: Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, hướng dẫn Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất. + Ban quản lý dự án cấp huyện: Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, hướng dẫn Hợp phần Xây dựng cơ bản. + Phòng Giáo dục - Đào tạo: Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, hướng dẫn Hợp phần hỗ trợ học sinh con hộ nghèo được hưởng chính sách. + Phòng Tư Pháp huyện và UBND các xã tổ chức thực hiện hợp phần trợ giúp pháp lý; Ở cấp xã: Tất cả các xã đều thành lập Ban chỉ đạo và Ban giám sát cộng đồng. Đồng thời, huyện phân cấp cho các xã làm chủ dự án theo đúng quy định. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án XDCB và bình xét đối tượng hưởng lợi được triển khai thực hiện ngay từ cơ sở và đến tận người dân trên nguyên tắc dân chủ công khai và sự tham gia của nhân dân. 2.3.2.2.Kết quả thực hiện  Giai đoạn 1999-2005: Kết quả thực hiện có thể nhìn thấy qua các dự án cụ thể như sau: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Tổng số công trình đã được xây dựng là 142 công trình. Trong đó đường giao thông: 54 CT; thủy lợi: 10 CT; nước sinh họat: 4 CT; điện sinh họat: 6 CT; trường học: 56 CT; trạm xá: 1 CT; Kho cửa hàng: 1CT; khai hoang đất sản xuất: 10 CT. Tổng vốn thực hiện là 51.114,109 triệu đồng trong 55.558,814 triệu đồng tổng vốn đã được phê duyệt. Dự án Xây dựng Trung tâm cụm xã: Giai đoạn từ 1999-2005 huyện Hướng Hóa đã có 5 TTCX được xây dựng: Thuận, A Túc, Hướng Phùng, Hướng Lập, Ba Tầng. 48 Tổng vốn đầu tư được phê duyệt theo quy hoạch: 19.168,82 triệu đồng, vốn thực hiện: 17.569,82 triệu đồng. Các TTCX đã được đầu tư đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả cao xứng đáng là trục động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện dự án từ kế hoạch năm 2003 đến năm 2005 với 1.194,08 triệu đồng đã được đầu tư và 3.500 hộ số hộ được hỗ trợ để phát triển sản xuất (gồm giống cây trồng, con nuôi, công cụ chế biến nông sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng) Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum sóc - Tổng số kinh phí đã được phê duyệt: Ngân sách địa phương đã phân bổ qua các năm: 546 triệu đồng. Trong đó, đã sử dụng để tổ chức đào tạo tập huấn từ năm 1999 đến năm 2004 là 495 triệu đồng. Ngoài ra UBND tỉnh cũng dành 1 phần kinh phí nhất định để chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ tăng cường làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK của huyện. Và ngoài ra còn sử dụng nguồn vốn của dự án DFID để mở lớp đào tạo. - Nội dung đào tạo: Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, các nhiệm vụ của chương trình; cơ chế dân chủ công khai để thực hiện chương trình; một số vấn đề về hành chính, kinh tế xã hội phát triển nông lâm nghiệp, chính sách dân tộc. Ngoài nội dung đào tạo của dự án, tại các huyện các ngành khuyến nông khuyến lâm tổ chức tập huấn giói thiệu về mô hình trồng trọt, chăn nuôi và làm kinh tế vườn cho hộ gia đình. Các dự án nước ngoài đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn...vv.  Giai đoạn 2006-2010: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Tổng vốn kế hoạch năm 2006-2010 là 12.245,0 triệu đồng, đã thực hiện 10.592,1 triệu đồng, đạt 86,5%KH. Kết quả cụ thể đạt được như sau: Tăng diện tích cây lương thực (lúa + ngô) tính đến cuối tháng 12/2009 lên đến 2.250,2ha, tăng 215,2ha so với năm 2006; tăng sản lượng đến năm 2009 đạt 5.662,4 tấn tăng 645 tấn so với năm 2006. Năng suất lúa tính đến cuối tháng 12 năm 2009 đạt 35,7 tạ/ha tăng 3,7 tạ/ha so với năm 2006. 49 Diện tích và năng suất một số cây trồng khác cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Diện tích sắn tính đến cuối tháng 12/2009 đạt 2.741,5ha tăng 1.241,5ha so với năm 2006. Diện tích ngô lai đạt 485,5ha tính đến cuối tháng 12/2009 tăng 165,5ha so với năm 2006. Năng suất ngô tính đến cuối tháng 12 năm 2009 đạt 22,5/ha tăng 2,5 tấn/ha so với năm 2006. Diện tích cây cà phê tính đến cuối tháng 12/2009 là 726,9ha tăng 200 ha so với năm 2006. Diện tích cây cao su tính đến cuối tháng 12/2009 là 319 ha tăng 317,5ha. Tuy nhiên, diện tích hồ tiêu tính đến cuối tháng 12/2009 là 156,5ha giảm 96,5ha so với năm 2006. Tổng đàn bò tính đến cuối tháng 12/2009 là 5.601 con tăng 2.000 con so với năm 2006. Tổng đàn dê tính đến cuối tháng 12/2009 là 4.787 con tăng 2.220 con so với năm 2006. Bên cạnh đó, 10.550 lượt hộ được tham gia tập huấn. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Tổng vốn kế hoạch 2006 - 2010, đã thực hiện 44.576 triệu đồng đạt 91% kế hoạch. Đã triển khai đầu tư xây dựng 118 công trình, trong đó đường giao thông 23 công trình, thủy lợi 09 công trình, trường học 26 công trình, nước sinh hoạt 09 công trình, điện 08 công trình, trạm y tế 11 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 32 công trình. Nhìn chung, đa số các xã đều rà soát, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng làm cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm. Khi triển khai xây dựng công trình, cộng đồng thôn bản được tham gia từ khâu lập kế hoạch, lựa chọn công trình xếp thứ tự ưu tiên, ra quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện xây dựng công trình đến nhận bàn giao, quản lý, khai thác công trình hoàn thành nên các công trình được đầu tư xây dựng cơ bản hợp lý và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Chất lượng công trình đảm bảo theo thiết kế, khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư: Từ năm 2008, ngân sách Trung ương đã bố trí vốn cho các địa phương thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư. Đa số các địa phương triển khai thực hiện khá tốt, có 50 khoảng 5-7% công trình sau đầu tư được duy tu, bảo dưỡng, góp phần nâng cao tính bền vững công trình. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật: - Về hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học hàng tháng: Từ năm 2007 đến năm 2010 đã hỗ trợ cho 23.853 lượt cháu đi học mẫu giáo với kinh phí 1.669,71 triệu đồng, 25.858 lượt học sinh các bậc học phổ thông với kinh phí 3.620,12 triệu đồng. Qua thực hiện chính sách, học sinh trong độ tuổi đến trường tăng lên, từng bước hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số con hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. - Về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật: Nguồn kinh phí này từ năm 2008-2010 160 triệu đồng, thực hiện 100%KH. UBND huyện giao UBND các xã trực tiếp quản lý. Các xã đã tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề. Nội dung sinh hoạt là các chuyên đề pháp luật thiết thực liên quan đến đời sống nhân dân như: Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Khiếu nại, tố cáo. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề những vướng mắc pháp luật cho người dân được tư vấn pháp luật, ngay tại cơ sở; các buổi sinh hoạt đang ngày càng trở thành chỗ dựa về mặt pháp luật cho nhân dân, giúp nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật, tự tin trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và thực hiện dân chủ cơ sở, ổn định trật tự xã hội. Việc cung cấp tài liệu pháp luật, thông tin pháp luật miễn phí cho các xã thuộc Chương trình 135 giúp người dân biết về quyền của mình, các chính sách ưu đãi của Nhà nước và địa chỉ cơ quan có thẩm quyền, giảm bớt khiếu kiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, đặc biệt tham gia bảo vệ đất và rừng, phòng chống tội phạm. Cùng với những hỗ trợ trên, các hộ nghèo đã được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ nhằm cải thiện vệ sinh môi trường. Đã giải ngân 1.207/1.207 triệu đồng đạt 100%KH về vốn ngân sách Trung ương giao [16]. 51 2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 1999-2010 2.3.3.1. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình Chương trình 135 trải qua 2 giai đoạn thực hiện đầu tư trên các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II từ năm 1999 đến nay với nhiều dự án thành phần, tổng kinh phí thực hiện 131.041,939 triệu đồng. Qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình đã góp phần tạo chuyển biến lớn trong đời sống, sản xuất, trong phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống bưu chính, viễn thông ở cấp xã, liên xã, thôn và liên thôn đã được cải thiện một cách sâu sắc. Về sản xuất, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường. Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn. Đến nay trong vùng cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 42% năm 1999 xuống còn 32% vào cuối năm 2005 và giảm còn 33% (theo tiêu chuẩn mới) vào cuối năm 2010, đạt mục tiêu của chương trình. Kết quả và tác động của các dự án thành phần: - Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng: Các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đến nay có 100% số xã đã có đường giao thông về đến trung tâm; 100% xã có trạm y tế; phần lớn các thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã có công trình thuỷ lợi nhỏ, 100% xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, các trường học đều được xây dựng kiên cố và 100% các xã có trường tiểu học, 75% các xã có trường trung học cơ sở. Các TTCX được đầu tư đã làm thay đổi bộ mặt các tiểu vùng. Tạo thành nơi tập trung dân cư, hội họp giao lưu mua bán trao đổi hàng hoá, thực sự trở thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, có sức lan toả, thúc đẩy sự phát triển làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế xã hội các vùng lân cận. Một số TTCX 52 đã phát triển thành khu thị tứ như Thuận, Hướng Phùng. Đây là trục động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống giao thông từ xã đến thôn bản ở nhiều xã còn rất khó khăn. Địa bàn các thôn bản vùng sâu, vùng xa, dân cư phân bố không tập trung, địa hình phức tạp, trong khi đó kinh phí đầu tư thấp nên các công trình được đầu tư xây dựng chưa thật kiên cố và thường hư hỏng sau bão lụt. Mặt khác, năng lực và kinh nghiệm quản lý dự án, quản lý công trình duy tu bảo dưỡng của cán bộ cấp xã, thôn còn hạn chế đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thi công, giám sát, quản lý chất lượng công trình và quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, cũng như khai thác sử dụng. - Dự án đào tạo nâng cao năng lực: Nhìn chung công tác đào tạo cán bộ xã và cộng đồng thực hiện tốt đã góp phần trang bị, bổ sung những kiến thức, nâng cao năng lực điều hành, tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện Chương trình của cán bộ cơ sở, chuyển tải nội dung Chương trình đến rộng khắp trong nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng còn gặp phải khó khăn nhất định như chế độ của học viên được quy định thấp, đối tượng rộng, năng lực cán bộ tham gia tập huấn không đồng đều. - Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất: Dự án đã góp phần tác động trực tiếp đến hộ nghèo và bước đầu đem lại các kết quả nhất định, hộ nghèo có thêm vật tư, phân bón, giống các loại cây trồng để phát triển sản xuất; được trang bị các loại công cụ sản xuất, máy móc để chế biến bảo quản nông sản phẩm; đồng thời được tham quan, tập huấn nâng cao năng lực trong quá trình sản xuất. Dự án góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giúp nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu. Mặt khác dự án cũng đã nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của vùng dân tộc và miền núi Quảng Trị nói chung và vùng ĐBKK nói riêng tăng lên đáng kể. Những hoạt động của dự án đã góp phần tích cực 53 đảm bảo an ninh lương thực (lương thực bình quân đầu người vùng miền núi tăng từ 215 kg/người/năm vào cuối năm 2005 lên 325 kg/người/năm vào cuối năm 2010). Mặc dù vậy, mức đầu tư thấp, địa bàn rộng, đối tượng hưởng lợi là các hộ nghèo, phương tiện đi lại khó khăn. Một số huyện thiếu chủ động, đôn đốc các xã thực hiện dự án. Cán bộ chỉ đạo triển khai thực hiện còn thiếu và năng lực còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương thiếu đồng bộ. Quá trình chỉ đạo chưa năng động, sáng tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhất là trong khâu lập dự toán, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, một số nội dung hỗ trợ không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (hỗ trợ máy cày cầm tay) làm ảnh hưởng đến công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. - Chính sách nâng cao đời sống văn hoá - xã hội cho người dân: Chính sách đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, văn hoá nhận thức pháp luật cho người nghèo. Một số nội dung quan trọng, thiết thực đối với đồng bào được tuyên truyền và trợ giúp như tìm hiểu về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật bình đẳng giới; hướng dẫn cho người dân chứng thực, đăng ký làm hộ tịch. Chính sách hỗ trơ học sinh con hộ nghèo đi học đã góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, chính sách cải thiện vệ sinh môi trường đã góp phần giúp bà con có cuộc sống hợp vệ sinh, sạch đẹp bản làng. Đời sống văn hoá - xã hội của người dân trong vùng đã chuyển biến tích cực. Có 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% số hộ được sử dụng điện và nhờ có điện lưới kéo đến thôn bản nên nhiều hộ gia đình có điều kiện đã mua sắm các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình như ti vi, rađiô và các trang thiết bị khác; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm tăng, có 90% học sinh tiểu học, 91% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; tất cả các xã thị trấn đã có điện thoại cố định và phần lớn các xã có mạng điện thoại di động. 100% các xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; các hoạt động sinh hoạt cộng 54 đồng, vui chơi giải trí được tổ chức. Tỷ lệ làng bản đạt tiêu chuẩn văn hoá: 30,5%, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá: 40,8%. 2.3.3.2. Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện - Về chủ trương, chính sách, tài chính: Chương trình 135 thực hiện đầu tư trên các xã và thôn bản ĐBKK thuộc các xã khu vực II từ năm 1999 đến nay với nhiều dự án thành phần. Qua các năm định mức của mỗi dự án không ngừng được tăng lên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng ĐBKK nói riêng. Chương trình là một nguồn lực quan trọng và đã góp phần tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở các xã ĐBKK. - Về tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức thực hiện Chương trình đã được kiện toàn từ cấp tỉnh, huyện đến xã đảm bảo yêu cầu. UBND các huyện đã thực hiện tốt trong công tác tổ chức triển khai Chương trình, quán triệt nội dung đến cán bộ và nhân dân trong vùng ĐBKK; Hệ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chuoi_gia_tri_san_pham_dam_go_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_5166_1909208.pdf
Tài liệu liên quan