Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI 5

1.1. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ở miền núi 5

1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội 21

1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương 31

Chương 2:THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KON TUM 39

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Kon Tum từ khi thành lập đến nay 39

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Kon Tum 45

2.3. Một số nhận xét 57

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KON TUM GIAI ĐOẠN 2006- 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015 63

3.1. Quan điểm 63

3.2. Phương hướng 71

3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Kon Tum KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nâng cấp; mạng lưới điện đến 100% số xã với trên 90% số hộ được sử dụng điện. Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xây dựng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao Mai, Đăkbla; và một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng bước đầu phát huy hiệu quả. Nhiều thị trấn, huyện lỵ được quy hoạch, xây dựng mới góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung của tỉnh [39, tr.14]. Dự kiến trong giai đoạn 2006 - 20010 tăng trên 23% (tăng cao hơn tốc độ tăng giai đoạn 2001-2005 khoảng 6%) [39, tr.94]. Thương mại - dịch vụ: có bước phát triển, tăng đều qua các năm và từng bước được được mở rộng đến các xã vùng sâu, vùng xa. Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vượt 24% so với mục tiêu đề ra. Hoạt động bưu chính, viễn thông có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần nâng số dân được sử dụng điện thoại lên bình quân 7,2 máy/100 dân. Lượng khách du lịch nội địa đến tỉnh hàng năm tăng 24,5 %. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ sẽ cao hơn vì sự thông thương giữa Kon Tum và các tỉnh thuận lợi hơn giai đoạn trước; quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với các tỉnh nam Lào, mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các đối tác khác thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ được củng cố và tăng cường; tỉnh có thêm nhiều cơ hội mới trong khai thác phát triển du lịch gắn với lễ hội dân tộc, lịch sử, sinh thái của tỉnh, đặc biệt là du lịch Măng Đen, du lịch qua cửa khẩu Bờ Y; công tác xúc tiến thương mại, du lịch, tìm đầu ra cho sản phẩm, thị trường nông thôn được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến nhóm ngành thương mại - dịch vụ tăng trên 15% lớn hơn tốc độ tăng giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 4%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 (theo giá 1994) năm 2010 sẽ là 2.600.000 tỷ đồng gấp 2,05 lần tổng sản phẩm năm 2005, nghĩa là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 15%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 sẽ là: nông- lâm - thuỷ sản:37 -38%; công nghiệp - xây dựng:25-26%; thương mại - dịch vụ: 36 - 37% [39, tr.96]. Công tác xoá đói giảm nghèo: được triển khai tích cực có kết quả, nâng cao thành quả công tác định canh, định cư, giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch sinh hoạt, nước sản xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS được quan tâm chỉ đạo, góp phần xoá hết hộ đói kinh niên, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 32, 85% xuống 9,23%, thu nhập bình quân đầu người đạt 289 USD, 266 kg lương thực. 2.1.3. Về kết cấu hạ tầng + Về giao thông: Kon Tum có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam; quốc lộ 24 đi Atôpư (Lào). Mạng lưới giao thông đường bộ thời gian qua đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhờ đó chất lượng phục vụ của các công trình giao thông đã được nâng lên. Mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã và các tuyến nội thị, thị trấn, giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại. Đến năm 2005 toàn tỉnh 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hiện nay toàn tỉnh có 3.444,6 km đường giao thông bộ, trong đó quốc lộ 389,3 km, tỉnh lộ 353 km và 2702,3 km là đường huyện, thôn xã và nội đồng. Nhìn chung hệ thống đường giao thông bộ của tỉnh chất lượng còn thấp, việc đi lại vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn. Mạng lưới giao thông đường thuỷ ít, khó khai thác do hệ thống sông nhỏ hẹp, dốc, nước chảy siết nhiều thác ghềnh. Hiện tại chỉ có thể khai thác giao thông đường thuỷ thuận lợi từ sông Đăk Bla đi lòng hồ Yaly. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn hai đường băng của hai sân bay được xây dựng từ trước năm 1975, sử dụng cho mục đích quân sự. Hiện tại chỉ sử dụng được cho máy bay trực thăng, chưa khai thác phục vụ cho máy bay dân dụng. - Về thuỷ lợi: Công tác thuỷ lợi của tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển khá nhanh. Tỉnh đã xây dựng được nhiều công trình, với những quy mô phương án kỹ thuật phức tạp, diện tích tưới của các công trình không ngừng tăng lên, đóng góp một phần quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 29 công trình xây dựng cơ bản, 130 công trình tiểu nông và hàng trăm công trình tạm, đảm bảo tưới cho 14.490 ha đất gieo trồng. - Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả. Quy mô các ngành học, bậc học được mở rộng; tỷ lệ học sinh huy động đến lớp đạt cao; đã khắc phục cơ bản tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa; chất lượng dạy và học được nâng lên một bước. Đến năm 2005: 100% số xã, phường được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và 26,31% số xã, phường được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở [8, tr.200] Hoạt động khoa học - công nghệ đã tập trung nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, xúc tiến nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; bước đầu tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu một số loại khoáng sản. - Về y tế: Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân có bước tiến bộ. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ (81% số xã có trạm y tế kiên cố, bán kiên cố; 48% số xã có bác sĩ). Đến năm 2005 toàn tỉnh có 114 cơ sở y tế, trong đó có 8 bệnh viện; 9 phòng khám đa khoa khu vực; 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: 92 trạm y tế xã phường và 1 trại phong. Tổng số giường bệnh là 1.400 và 1.200 cán bộ biên chế ngành y tế [8, tr.205]. - Về văn hoá - thể thao: Nhiều công trình văn hoá, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng. Các di tích lịch sử, văn hoá được bảo vệ và từng bước được tôn tạo. Văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc của các dân tộc thiểu số được khôi phục và phát triển. Công tác phát thanh - truyền hình, nhất là chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số (Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng) được duy trì và nâng dần về chất lượng. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ có nhiều tiến bộ. Đến nay 100% số hộ được phủ sóng phát thanh; 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát Báo Nhân dân, Báo Kon Tum. Tuy nhiên, nền kinh tế ở Kon Tum đang còn gặp nhiều khó khăn: xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng với vị trí địa lý - kinh tế và những thế mạnh tiềm năng đất đai, khoáng sản, điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên, cùng với việc Nhà nước đang tập trung ưu tiên đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Tỉnh Kon Tum trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội vươn lên mạnh mẽ với sức sống mới, vượt qua mọi khó khăn thử thách để phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện, mở cửa và hiệu quả. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Kon Tum 2.2.1. Về số lượng Dân số ở Kon Tum tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002 - 2005 là 2,3 %. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh công tác KHHGĐ nên tỉnh đã giảm được tỷ lệ sinh, theo đó tỷ lệ tăng dần tự nhiên đã giảm 2,55% (năm 2000) xuống còn 2,1% (năm 2005), có cơ cấu dân số trẻ, có sự tương đối cân bằng giữa nam và nữ. Tính từ mốc năm 2001 dân số tỉnh là 338.689 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 163.148 người, chiếm 48,17% dân số. Đến năm 2005 dân số toàn tỉnh là 377.007 người, lao động trong độ tuổi là 197.853 người chiếm 52,47% dân số. Tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động là 50,96% cả nước là 51,49%. Trong khi đó lực lượng lao động tiềm năng (từ 6 đến 14 tuổi) là 91.294 người, chiếm 24,25% dân số. Số người trên 60 tuổi là 18.287 người chiếm 4,86% dân số. Ước tính cứ 1 người bước ra khỏi độ tuổi lao động thì có 7 người thay thế [41, tr20]. Đây cũng là một lợi thế về tiềm năng để phát triển song cũng là sức ép đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, các yêu cầu xã hội khác rất lớn. Bảng 2.1: Quy mô dân số và nguồn lao động qua các năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 * Dân số trung bình 327.570 338.698 348.650 357.421 366.720 377.007 * Chia theo giới tính + Nữ 162.780 168306 173446 177928 182872 188095 + Nam 164790 170392 175204 179493 183848 188912 * Chia theo khu vực + Thành thị 105050 107487 109918 112588 127035 130418 + Nông thôn 222520 231211 238732 244833 239685 246589 * Nguồn lao động 168472 171.103 176.506 189.847 193.654 207.620 * Số người trong độ tuổi lao động 160778 166148 169026 181277 184548 197853 + Có khả năng lao động 157361 159615 165411 177575 180637 193468 + Mất khả ănng lao động 3417 3533 3615 3702 3911 4205 * Ngoài độ tuổi lao động 11111 11488 11149 12272 13017 13972 + Trên tuổi lao động 6017 6221 6137 6770 7741 9157 + Dưới tuổi lao động 5094 5267 5012 5502 5276 4815 * Lao động làm việc 155419 157608 160358 172487 175409 180173 * % LĐ làm việc so với nguồn lao động 92,25 92,11 90,28 90,86 90,58 86,78 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Qua bảng số liệu cho thấy dân số ở thành thị tăng nhanh hơn ( 24,1% năm 2005 so với năm 2000) khu vực nông thôn (10, 8%) nhưng dân số Kon Tum vẫn tập trung phần lớn ở vùng nông thôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp; số người thất nghiệp ngày càng tăng từ 7,75% (năm 2000) lên 13,22% năm 2005 đây là bài toán đối với các cơ ban ngành của tỉnh cần giải quyết. Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi của Kon Tum chiếm tỷ lệ cao (40% dân số), lực lượng lao động tiềm năng từ 6 đến 14 tuổi chiếm 38% dân số và người trên 60 tuổi chiếm 22%. Riêng một số huyện: Đakglai, Tumơrông, Konplong, lực lượng lao động từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 52% trong khi đó số người trong độ tuổi lao động là 43% [24]. Qua nghiên cứu và đánh giá quy mô dân số dân số ở Kon Tum cho they NNL tiềm năng của tỉnh rất dổi dào, thể hiện ở cơ cấu dân số trẻ, dân số thành thị có xu hướng tăng lên, đây được xem là một thế mạnh của NNL trong phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của NNL, nên những năm qua Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng NNL để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. 2.2.2. Về cơ cấu nguồn nhân lực Qua số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu lao động thay đổi theo ngành kinh tế theo hướng tăng dần lao động ở ngành CNXD - TMDV. Trong 6 năm lực lượng lao động ở các ngành CNXD; TMDV tăng lên cả số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối. Lao động ở CNXD; TMDV từ 28.441 người lên 41.049 người (gấp 1,44 lần), tương ứng với tỷ lệ là 18,29% và 22,77%. Lao đông trong nông nghiệp giảm về tỷ lệ từ 81,7% còn 77,21% nhưng lại tăng về số lượng. Bảng 2.2: Lực lượng lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế Năm Tổng số(người) Số lượng (người) Tỷ lệ % Nông nghiệp CNXD TMDV NN CNXD TMDV 2000 155419 126978 8277 20164 81,7 5,32 12,97 2001 157608 127034 9253 21321 80,6 5,87 13,52 2002 160358 127745 9613 23000 79,66 5,99 14,34 2003 172487 135748 11536 23203 78,7 6,68 13,54 2004 174455 137599 11176 25680 78,87 6,40 14,72 2005 180173 139124 11521 29528 77,21 6,39 16,38 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Ngoài việc tăng dân số tự nhiên hàng năm còn cao: 2,1% năm 2005 và sự gia tăng dân số cơ học làm tăng lực lượng lao động trẻ và mức tăng lao động cơ học này sẽ còn duy trì ở mức độ cao ở những năm đến, đặc biệt vài năm gần đây giá cà phê, cao su, mì… tương đối cao và ổn định cũng như khả năng rút bớt lao động ra khỏi ngành nông - lâm nghiệp có hạn, điều đó lý giải vì sao có sự gia tăng liên tục của lực lượng lao động nông nghiệp. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế Khu vực ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 Quốc doanh % 12,59 12,85 13,14 13,47 13,66 Ngoài quốc doanh % 87,05 87,15 86,86 86,53 86,34 Vốn đầu tư nước ngoài % 0 0 0 0 0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Kon Tum là tỉnh nghèo nhưng chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, không có lao động ở lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng lưu ý, khi chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đáng lý, lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp (Trung ương, địa phương), giảm cả về giá trị sản xuất và lực lượng lao động, khu vực kinh tế tư nhân và cá thể tăng lên về số lượng và tỷ trọng thì ở Kon Tum tình hình ngược lại. Lao động khu vực nhà nước tăng từ 12,95% lên 13,66%, còn lực lượng lao động ngoài quốc doanh lại giảm từ 87,05% còn 86,34%. Cũng giống như các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, dân số Kon Tum sống tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn (năm 2005 là 68%), tỷ lệ dân số thành thị là 32,0% [8]. Hiện nay số dân thành thị có xu hướng tăng lên, nguyên nhân do thành lập một số huyện mới như: Kon Rẫy, Tumơrông và thành lập mới một số phường. Sự mở rộng các trung tâm văn hóa buôn bán dịch vụ trên địa bàn thị trấn, thị tứ; do quá trình di dân từ nông thôn về thành thị để làm ăn sinh sống và học tập. Sự gia tăng dân cư ở thành thị và nông thôn như trên cho thấy rằng đã có dấu hiệu quan trọng thể hiện sự chuyển biến từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, đó là điều kiện tốt để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển lên một bước. Qua sự phân tích về cơ cấu nguồn nhân lực lao động trong các ngành kinh tế, thành phần và khu vực kinh tế của tỉnh phản ánh nền kinh tế ở Kon Tum kém phát triển nền kinh tế vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt chưa phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; chưa thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài đây là điều khó khăn cho phát triển kinh tế và khi tham gia vào kinh tế thị trường mặt khác nó cũng hạn chế việc giải quyết lao động việc làm của tỉnh. 2.2.3. Về chất lượng 2.2.3.1. Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay, đời sống mọi mặt của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. Theo đó tình trạng sức khoẻ cũng được nâng lên. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì thực trạng thể lực con người Việt Nam vẫn còn kém so với chiều cao và cân nặng. Tỉnh Kon Tum cũng không nằm ngoài thực trạng đó; có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó lưu ý có nguyên nhân là do chưa đảm bảo an toàn về dinh dưỡng và chưa chăm sóc tối ưu về y tế. - Tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng như khả năng chăm sóc y tế cộng đồng hiện nay đã và đang tác động xấu đến sự phát triển thể lực sức khoẻ và hạn chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiên tại và tương lai. Năm 2005 sản lượng lương thực bình quân đầu người là 266,2kg (trong đó chỉ có 174,6 kg lúa còn lại là lương thực có hạt ). Vì thế, tình hình lương thực chưa đảm bảo đầy đủ (không kể thị xã Kon Tum, cao nhất là Konplong đạt 415,4 kg thóc/ người/ năm, thấp nhất là Sa Thầy, Đăk Tô với 178,4kg và 171,3 kg thóc/ người/ năm). Bữa ăn chủ yếu là lương thực, chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa lương thực và thực phẩm, nên chưa đủ dinh dưỡng trong bữa ăn.Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thể lực, đến năng suất và hiệu quả sử dụng của NNL. - Về công tác chăm sóc sức khoẻ tuy có tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,5% năm 2000 còn 2,1% năm 2005; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 34,4% năm 2001 còn 27,6 % vào năm 2005, nhưng vẫn là chỉ số cao so với các tỉnh miền núi trong cả nước. Cơ sở mạng lưới y tế có được cũng cố tăng khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhưng nhìn chung cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến cơ sở vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế, bất cập (có 81% trạm xá xã là trạm kiên cố, bán kiên cố, mới 48% số xã có bác sỹ). Nhân dân các dân tộc thiểu số, người vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện được khám và chăm sóc sức khoẻ, ít được tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến, chất lượng khám chữa bệnh còn nhiều mặt đáng quan tâm [41, tr35]. Nhìn chung, mạng lưới y tế được xây dựng củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại cùng với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành là những nhân tố quan trọng giúp nâng cao nhân lực và chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng được ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người lao động trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những khó khăn đối với người lao động ở cách xa trung tâm xã, huyện ít có điều kiện khám và chăm sóc sức khỏe chưa được đảm bảo, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe củng như tuổi thọ của người lao động. - Đời sống văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, văn hoá dân tộc được chú ý bảo tồn, phát huy, phong trào rèn luyện sức khoẻ có tiến bộ. Công tác xã hội hoá thể dục thể thao; văn hoá, văn nghệ được xã hội quan tâm và hưởng ứng ngày càng tăng. Đến nay 100% số hộ phủ sóng phát thanh, 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát báo Nhân dân, báo Kon Tum và một số báo khác. Tuy nhiên, đời sống văn hoá của nhân dân vẫn còn nghèo nàn và thiếu bất cập, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao. Theo tính toán của Sở Văn hoá - Thông tin, thì bình quân mỗi năm một người dân được xe phim 4 lần; được 0,5 bản sách; 2 tờ tạp chí, báo; xem nghệ thuật chuyên nghiệp được 0,3 lượt, hưởng thụ tại chỗ (tổ chúc lễ hội, văn nghệ phong trào) 3 lần/năm. Nhân dân chỉ biết hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cách mạng qua các đội chiếu phim lưu động; nghệ thuật chuyên nghiệp đến với làng xã còn quá ít ỏi. 2.2.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Trong các năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh có bước phát triển. Cơ sở trường lớp có sự tăng về số lượng và cơ sở thiết bị, sĩ số học sinh tăng nhanh. Bình quân 3 người dân có một người đi học. Đến năm 2000 tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Đến nay đã có 43 xã phường thị trấn được cộng nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy vậy, qua kiểm định chất lượng học lực của học sinh năm học 2005 -2006 của sở Giáo dục - Đào tạo cho thấy thực trạng chất lượng học sinh còn nhiều mặt yếu kém so với yêu cầu nhất là chất lượng dạy văn hoá ở các trường vùng ven, vùng xã và học sinh dân tộc thiểu số. Qua khảo sát nhiều lớp 3, học sinh không đọc hiểu được đề để làm bài, ở một số lớp 5 học sinh chưa đọc hiểu tiếng việt chiếm tỷ lệ cao (từ 15- 30 %). Điều này đáng lo lắng không chỉ cho chất lượng giáo dục phổ thông mà cả chất lượng của nguồn nhân lực tương lai. Bản thân lực lượng lao động của tỉnh về mặt cơ cấu trình độ học vấn, thì số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ này giảm chưa đáng kể: năm 2001 là 42,48% giảm còn 30,56% năm 2005. Các trường hợp này chủ yếu là đã qua tuổi vận động xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Đơn vị tính: % 2001 2002 2003 2004 2005 Không biết chữ 14,25 14,0 13,8 13,0 13,0 Chưa tốt nghiệp cấp 1 28,23 28,44 24,95 17,56 17,56 Tốt nghiệp cấp 1 29,93 28,8 31,06 32,94 32,94 Tốt nghiệp cấp 2 15,28 15,42 16,27 19,75 19,75 Tốt nghiệp cấp 3 12,31 13,35 14,54 16,75 16,75 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kon Tum. Điều đó cho thấy mặt bằng trình độ học vấn của nguồn nhân lực là rất thấp khi tham gia vào quá trình lao động. Đòi hỏi phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thì mới có thể cải thiện một cách căn bản chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh xét ở khía cạnh học vấn. 2.2.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Đến cuối năm 2005, tỉnh Kon Tum có 21% lao động làm việc qua đào tạo (cả nước là 25%). Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở khối hành chính sự nghiệp và lao động công nghiệp. Lao động nông nghiệp hầu như chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật mặc dù lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực. Sự hạn chế về thể lực, sức khoẻ, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động tỉnh khó có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảng 2.5: Lực lương lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Không có chuyên môn kỹ thuật 83,34 85,90 82,00 80,00 79,00 Có trình độ sơ cấp học nghề 2,30 6,02 6,60 7,40 7,80 Tỷ lệ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên 6,63 8,08 11,40 12,60 13,20 Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung 8,93 15,10 18,00 20,00 21,00 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 4,08 5,94 5,36 5,50 5,00 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 78,89 77,99 81,12 78,48 80,50 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kon Tum. Bản thân lực lượng lao động qua đào tạo cũng thể hiện sự mất hợp lý trong cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo. Đó là, trong khi lực lượng lao động là CNKT chiếm 13,68% so với tổng số lao động qua đào tạo, cấp cơ sở là 15,60% thì THCN là 61,0%, CĐ-ĐH là 25%, trên ĐH là 0,32%. Đây không phải là cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo hợp lý và tiến bộ. Nó biểu hiện của tình trạng thiếu cả thầy của lực lượng lao động của tỉnh. 2.2.3.4. Tình hình xóa đói, giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. Hệ thống kết cấu hạ tầng các xã nghèo, đặc biệt khó khăn, biên giới được đầu tư xây dựng cơ bản làm thay đổi diện mạo nông thôn: tính đến 11/2004 có 14.671 hộ nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, pháp lý, an sinh xã hội, hỗ trợ giải quyết khó khăn, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, tạo ra sự thay đổi lớn về mặt nhận thức, góp phần sớm thoát nghèo, ổn định và phát triển. Đến nay tỉnh không còn hộ đói kinh niên; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; số hộ tái nghèo ít. Trong 5 năm toàn tỉnh đã giảm 13.672 hộ nghèo, (theo tiêu chuẩn cũ). Đến 2005, toàn tỉnh chỉ còn7.468 hộ nghèo, chiếm 9,69% số hộ toàn tỉnh, trong đó, hộ dân tộc thiểu số có 6.144 hộ [5]. Tuy nhiên, một bộ phận hộ nghèo còn đói giáp hạt, số hộ thoát nghèo hàng năm chưa đảm bảo tính bền vững, có nguy cơ tái nghèo cao, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số vẫn còn cao: năm 2004 toàn tỉnh có 9.702 hộ nghèo theo chuẩn cũ thì trong đó hộ dân tộc thiểu số có tới 8.359 hộ, chiếm 86,15% số hộ nghèo toàn tỉnh; còn năm 2005 toàn tỉnh có 29.700 hộ nghèo theo chuẩn mới thì hộ dân tộc thiểu số là 26.335 hộ, chiếm 88,49% số hộ nghèo toàn tỉnh. Khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch về mức sống giữa các khu vực dân cư có xu hướng ngày càng tăng. Những hạn chế trên đây là do công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành thuộc chính quyền với mặt trận và đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động, triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình mục tiêu quốc gia tại một số địa phương chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Cán bộ làm công tác XĐGN, cán bộ phụ trách chương trình chưa thực sự gần dân, hiểu dân nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân. Nhiều hộ nghèo chưa hiểu rõ những quyền lợi mà nghười nghèo được hưởng từ các chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội, sự đóng góp tích cực của cộng đồng, chưa thực sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vẫn còn nhiều hộ nghèo sinh đông con, một bộ phận nghèo chưa có ý thức vươn lên, chây lười lao động, trông chờ, ỷ lại. Năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của một số cán bộ làm công tác XĐGN tại các địa phương còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa tích cực nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương để định hướng giúp dân thoát nghèo. Công tác phối kết hợp trong việc triển khai thực hiện còn rơi rạc, thiếu sự thống nhất. Công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa hiệu quả, cán bộ làm công tác XĐGN, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm chưa xây dựng được mô hình phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Số hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, mặt bằng dân trí thấp nên việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn đất đai bạc màu, thiếu vốn đầu tư, thiếu đất đai sản xuất và các phương tiện, công cụ máy móc; chưa đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt, chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo triển khai còn chậm … 2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực Qua phân tích, nguồn nhân lực của tỉnh cho thấy chất lượng còn thấp (cả về thể chất và chuyên môn kỹ thuật), tỷ lệ lao động qua đào tạo và được bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Trình độ học vấn thấp và không đồng đều. Phương thức lao động còn lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: + Điểm xuất phát của tỉnh thấp, sau khi tái thành lập tỉnh (1991) nền kinh tế ở trong trạng thái thấp kém; các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, manh mún; kết cấu kinh tế, xã hội còn khó khăn lạc hậu, có thể nói là đang ở tình trạng trì trệ chưa năng động và sôi động, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctong hop cac chuong lv sinh.doc
  • docbìa luận văn.doc
  • docmuc luc lv sinh.doc
Tài liệu liên quan