Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Một trong những truyện ngắn nổi tiếng, được xem là tiêu biểu nhất của Nguyễn Minh Châu

trong thời kì này là Mảnh trăng cuối rừng. Truyện kể về mối tình lãng mạn giữa anh chiến sĩ lái xe

tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguy ệt trong bối cảnh chiến tranh trên đường Trường

Sơn những năm chống Mĩ. Dù vậy, nhà văn không quá nhấn mạnh đến sự gian khổ ác liệt, cũng

không tìm đến những bi kịch thương đau mà tập trung hướng về vẻ đẹp của con người, về tình yêu

và tuổi trẻ. Toàn bộ câu chuyện có thể được coi như là một cuộc hành trình tìm kiếm và phát hiện vẻ

đẹp trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam những năm chiến tranh. Trong cuộc hành trình ấy, vẻ đẹp

của cả Nguyệt và Lãm dần dần được bộc lộ ở hai hướng trái chiều nhau. Nguyệt khởi hành với tâm

thế của một người tình đi đến chỗ hẹn. Từ chỗ là một người tình lí tưởng, Nguyệt dần hiện ra thành

một chiến sĩ với đủ những phẩm chất tốt đẹp. Đối với Lãm thì ngược lại, từ một anh chiến sĩ có

phần khắt khe, có mỗi một cô gái đi nhờ xe mà cũng cằn nhằn ca cẩm mãi, đến cuối hành trình thì

đã trở thành một người tình đa cảm, đầy mơ mộng.

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ chúi mũi vào hòn đất”. Đất đối với lão, đất có ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ để tồn tại mà còn tính kế dài lâu: “Đầu óc của một người nông dân bao giờ cũng nghĩ đến cuộc đời mai sau của con cái. Chính vì lẽ thế mà cái tay chẳng lúc nào được rảnh, chẳng lúc nào ngơi mó máy trong đất” [13, tr.392]. Sau mấy ngày ở Hà Nội, lão chỉ có thể trở lại là chính mình khi ngồi trên tàu hỏa “nhận ra luồng gió man dại quen thuộc, và biết mình đã ra khỏi thành phố, đang trở về với đất cát hồn nhiên và hoang dã…”. Lão cũng không ngần ngại lên lớp ông chú của mình: “Thế là chú mất gốc. Họ nhà mình chỉ nên sống với cái hòn đất”. Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm toàn bộ triết lí sống của một người nông dân có thể còn bảo thủ lạc hậu nhưng luôn nặng lòng với làng quê. Truyện ngắn Chợ Tết in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2 – 1988, có thể được coi như là cơ hội cuối cùng để nhà văn bộc bạch tình cảm đối với cái làng quê nghèo khổ của mình. Trong cái nhìn của một “khách ở tỉnh về”, Định cảm thấy cuộc sống nơi cái làng quê nhỏ bé của mình sao mà cũ kĩ, nhếch nhác. Cuộc sống nơi đây hoàn toàn ngưng đọng, không hề có sự thay đổi, mọi sự dường như lặp lại những gì của mấy mươi năm về trước. Người kéo đò ở hiện tại vẫn y như người kéo đò năm xưa. Cô thiếu nữ mới lớn giống y như mẹ cô ta ba mươi năm về trước. Vẫn cái chợ tanh mùi cá và con đò rách nát nối liền đôi bờ con lạch “khéo lắm chỉ dài gấp đôi thân con bò”. Định buồn bã cảm nhận “Một cái gì bao quanh Định, một không khí luôn bao bọc Định, đấy là sự quen thuộc, một nếp sống quen thuộc đã có từ lâu đời và chả có gì bị phá vỡ đang phô diễn trong phiên chợ Tết ban đầu khiến Định say mê và rưng rưng cảm động, song sau đó hình như chính nó lại làm Định đến phải phát mệt, và sợ - Định tưởng mình cùng với cả một đám đông đang sôi sục đến chóng mặt trong một cái guồng quay đầy luẩn quẩn” [7, tr.815]. Điều đáng quý là anh thương chứ không khinh rẻ, đau đớn chứ không hề xa lánh bởi đây là nơi chôn rau cắt rốn của anh, nơi có dòng họ, có mồ mả cha ông. Nỗi niềm suy tư của Định không chỉ dừng lại ở việc nói lên tiếng nói đầy yêu thương của một tâm hồn đa cảm đối với quê hương, c òn hơn thế, nó gợi lên sự thức nhận về những điều quan trọng cần làm cho nông thôn, cho những người nông dân, ở cái đất nước mà dù có công nghiệp hóa bao nhiêu chăng nữa vẫn không thể gạt bỏ cái tầng văn hóa nông nghiệp đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người. Cảm hứng nghệ thuật muốn “đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” con người vốn đã đồng hành cùng hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong suốt cuộc đời cầm bút, nay cũng có nhiều thay đổi. Vẫn còn đấy cái chất trữ tình đằm thắm vốn có quen thuộc nhưng nét lãng mạn bay bổng hiếm dần đi, thay vào đấy là sự gia tăng chất trữ tình triết luận. Nếu như trong các truyện ngắn trước 1975, nhà văn thiên về phát hiện, kiếm tìm những vẻ đẹp cao cả anh hùng của con người trong chiến tranh, th ì trong truyện ngắn sau này, vẻ đẹp con người được khám phá trong một cái nhìn đa diện hơn, “ ở một tầm cao và độ sâu mới dưới ánh sáng của tư tưởng triết học nhân bản” [5, tr.9]. Vẻ đẹp của con người được khám phá ở nhiều bình diện phức tạp, vì thế khó có thể đi đến những kết luận thống nhất nhưng mặt khác, sức khơi gợi của hình tượng lại được nâng lên, đem lại cho người đọc những khám phá đầy mới mẻ. Đọc truyện của ông nhiều khi có cảm giác nặng nề, mệt mỏi nhưng nếu chịu khó ngẫm ngợi cùng tác giả ta sẽ nhận ra được nhiều điều hết sức ý nghĩa về cuộc đời, về số phận con người. Từ đó mỗi người đọc có thể tự làm những cuộc đối chứng trong chính bản thân để hoàn thiện mình, để sống đẹp hơn. Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975) 3.1. Chuyển biến về kĩ thuật thể loại 3.1.1. Từ cốt truyện có “hành động bên ngoài” chiếm ưu thế ở truyện ngắn sử thi hóa đến cốt truyện chủ yếu dựa vào “hành động bên trong” của nhân vật ở truyện ngắn tiểu thuyết hóa Nói đến tổ chức của một văn bản tự sự, không thể nào không đề cập đến một thành tố hết sức quan trọng là cốt truyện. Cốt truyện là “cái sườn sự kiện trong đó diễn ra hoạt động và quan hệ của các nhân vật” [24, tr.120]. Cụ thể hơn, đó là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [80, tr.87]. Như vậy, tổ chức cốt truyện là một phương diện quan trọng trong kết cấu nghệ thuật của một tác phẩm tự sự. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, ta có thể nhận xét sơ bộ là: kết cấu truyện ngắn trước 1975 của ông thường thông qua những cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế; sau 1975, cùng với sự chuyển biến về bút pháp thể hiện, kết cấu truyện ngắn của ông cũng thay đổi, thể hiện ở những cốt truyện chủ yếu dựa vào vận động tâm lí, cảm xúc bên trong của nhân vật. Trước 1975, cốt truyện của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hầu hết thường phát triển dựa trên những biến cố, những hành động chịu sự chi phối của hoàn cảnh chiến tranh hoặc nhiệm vụ chính trị của thời đại. Các truyện Nhành mai, Câu chuyện trên trận địa, Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Mùa hè năm ấy… dày đặc những sự kiện khốc liệt của chiến tranh. Các truyện Sau một buổi tập, Buổi tập cuối năm, Gốc sắn, Trên vùng đất sỏi… dù không có sự xuất hiện trực tiếp của bom đạn nhưng yếu tố chi phối hành động của nhân vật cũng là những công việc của thời chiến. Trong các truyện Nguồn suối, Đôi đũa trúc, Những hạt thóc lép…, mạch truyện cũng phát triển xoay quanh các sự kiện nóng hổi của hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Trong quan hệ với các sự kiện nảy sinh từ hoàn cảnh thời chiến, cốt truyện phát triển chủ yếu dựa vào hành động bên ngoài của nhân vật. Cùng với đó là những tình huống khách quan nảy sinh từ đời sống chiến tranh. Trong Mảnh trăng cuối rừng, Những vùng trời khác nhau, Nguồn suối, Nhành mai, Người mẹ xóm nhà thờ, Câu ch uyện trên trận địa…, tình huống truyện chủ yếu là những tình huống khách quan. Nhân vật thường được đặt trong thế đối mặt với những thử thách nảy sinh từ hoàn cảnh. Ở vào những điểm nút có tính chất bước ngoặt của hoàn cảnh, nhân vật buộc phải hành động dứt khoát với thái độ rạch ròi, không chút phân vân, lưỡng lự để giải quyết tình thế, từ đó mà bộc lộ phẩm chất bên trong của mình. Câu chuyện về những người lính trong Những vùng trời khác nhau phát triển dọc theo chiều dài của những cuộc hành quân, tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét trong hoàn cảnh của những lần đối đầu với kẻ thù trên mâm pháo. Nỗi đau mất mát của mẹ Lân trong Người mẹ xóm nhà thờ là động lực để mẹ không còn sợ hiểm nguy, xông lên trận địa động viên các chiến sĩ nhả đạn vào quân thù. Trong Mảnh trăng cuối rừng, tình huống gặp gỡ ngẫu nhiên giữa đôi bạn trẻ trong một đêm trăng huyền ảo ở rừng Trường Sơn đã đem lại sắc màu lãng mạn cho thiên truyện, tuy nhiên chỉ đến khi phải ở vào thế đối mặt với quân thù thì vẻ đẹp tâm hồn của họ mới được phá t hiện một cách đầy đủ nhất. Trong tình thế đối mặt với máy bay giặc, cô Nguyệt đã dũng cảm lao mình vào chỗ nguy hiểm để cứu xe, cứu đồng đội. Những hành động bên ngoài ấy giúp bộc lộ phẩm chất bên trong tâm hồn nhân vật đồng thời cũng là phương thức để phát triển cốt truyện. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975, về cơ bản có cốt truyện được xây dựng thông qua những hành động bên ngoài, tuy nhiên, trong các truyện như Lá thư vui, Chuyện đại đội, Đất quê ta…, nhà văn cũng bắt đầu quan tâm đến những diễn biến nội tâm nhân vật, những chi tiết nhỏ nhặt bình dị. Đặc điểm này ngày càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn giai đoạn sau. Thêm một điều đáng lưu ý, một số truyện ngắn thời kì này của ông, đã bắt đầu manh nha một cốt truyện ẩn bên trong – cốt truyện nhận thức. Nếu hiểu sự vận động của cốt truyện là sự chuyển hóa từ một tình thế ban đầu để chuyển sang một tình thế khác, trong một số truyện, bên cạnh hệ thống sự kiện trên đó diễn ra hành động của nhân vật còn có một quá trình vận động ghi nhận sự chuyển biến về nhận thức ở bên trong. Trong Những vùng trời khác nhau, song hành với mạch truyện về những cuộc di chuyển, đóng quân, chiến đấu là quá trình chuyển biến trong tâm tư của Lê khi anh dần phát hiện ra được những vẻ đẹp khó thấy ở người bạn Hà Nội, khi anh nhận ra không chỉ có bầu trời quê hương mà còn có nhiều “những vùng trời khác nhau” của Tổ quốc để các anh yêu thương và bảo vệ. Đặc biệt tiêu biểu hơn cả là cốt truyện của Mảnh trăng cuối rừng. Bên cạnh cuộc hành trình đầy ắp những sự kiện, biến cố bất ngờ mà đôi bạn trẻ gặp phải trong đêm trăng trên đường Trường Sơn thời chiến tranh là một cuộc hành trình trong nhận thức, tình cảm của Lãm về người bạn đường của mình. Từ cáu gắt đến điệu đà văn hoa, từ lạnh lùng đến mộng mơ bay bổng, từ vô tâm đến sâu sắc triết lí, sự chuyển biến trong thái độ tình cảm của Lãm đi liền với quá trình anh dần phát hiện ra những vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn cô gái dịu dàng như “mảnh trăng non đầu tháng” ấy. Kiểu cốt truyện này tỏ ra rất phù hợp cho việc thực hiện ý đồ nghệ thuật muốn đi tìm vẻ đẹp ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người của Nguyễn Minh Châu. Sự chuyển biến này sẽ được tiếp tục phát triển trong những truyện viết ở giai đoạn sau như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa… Sau 1975, với sự chuyển hướng về quan niệm nghệ thuật quan tâm đến số phận đời tư cùng với những vận động bên trong thế giới tinh thần con người, kết cấu cốt truyện của truyện ngắn đương đại cũng bắt đầu thay đổi. “Sự chuyển đổi xung đột vào chiều sâu tâm hồn nhân vật đã làm biến đổi kết cấu của văn xuôi, khiến cho, trong văn học hiện đại, cốt truyện sự kiện không còn giữ vai trò lấn lướt so với cốt truyện tâm lí” [24, tr.199]. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng có sự chuyển đổi từ kết cấu thông qua những cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến kết cấu thông qua những cốt truyện ít biến cố, chủ yếu dựa vào “hành động bên trong” của nội tâm nhân vật, những trạng thái tâm lí, cảm xúc…Cốt truyện thường xoay quanh một hành động tự thú, sám hối về một lỗi lầm nào đó hoặc một trạng thái suy tư, chiêm nghiệm về lẽ đời, tất cả đều xảy ra ở thế giới bên trong tâm hồn con người. Trong những cốt truyện thuộc loại này, sự kiện thường đóng vai trò là nguyên nhân của suy nghĩ, cảm xúc, không có vai trò nhiều trong việc thay đổi cuộc sống hiện tại của nhân vật. Trong Dấu vết nghề nghiệp, việc người thủ môn nổi tiếng bắt hụt quả banh đơn giản cùng với sự châm chước của trọng tài thực ra không có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của cả hai. Tuy nhiên nó lại gây ra một vết thương nhức nhối trong lòng ông lão thủ thành già cho đến tận những ngày cuối đời. Tương tự, những hành vi của hai con mèo trong Một lần đối chứng đã đem lại cho nhân vật Tôi những cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống con người. Những biến động xảy ra chủ yếu bên trong tâm hồn, thường có sự độc lập tương đối với sự kiện bên ngoài. Mặc cảm tội lỗi của người họa sĩ trong Bức tranh nảy sinh khi gặp anh thợ cắt tóc rõ ràng có nguyên nhân từ sự thất hứa năm xưa nhưng cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt sau đó của nhân vật không nhằm vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai người. Với kiểu cốt truyện chủ yếu dựa vào vận động tâm lí của nhân vật ở giai đoạn sau 1975, tình huống truyện chủ yếu thuộc dạng tình huống bên trong, tức là những tình huống diễn ra trong nhận thức, tâm lí của nhân vật. Nhà văn đã “chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất… bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại ” [14, tr.313]. Dạng tình huống này cho phép nhà văn dễ dàng nắm bắt cái hiện thực ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người, phù hợp với kiểu con người suy tư nhiều hơn là con người hành động. Trong rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, cốt truyện thường có nòng cốt là một tình huống nhận thức. Xét về bề mặt của sự kiện, khi xây dựng tình huống, nhà văn cũng sử dụng một số môtip quen thuộc như môtip gặp gỡ - chạy trốn (Bức tranh, Cỏ lau), môtip thức tỉnh (Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), môtip lựa chọn (Hạng, Cơn giông, Phiên chợ Giát)… nhưng không gian diễn biến thường là thế giới bên trong và mục đích luôn hướng đến là một sự khám phá, phát hiện những xung động trong ý thức, tình cảm của con người. Trong Bức tranh, cuộc gặp lại tình cờ giữa người họa sĩ và anh thợ cắt tóc chỉ là tình thế có vấn đề làm cơ sở cho những diễn biến tiếp theo. Nếu không có sự thôi thúc bởi những dằn vặt bên trong của nhân vật thì câu chuyện sẽ không có cơ may tiến triển. Hoàn cảnh éo le của nhân vật Nhĩ trong Bến quê sẽ chẳng gợi lên được gì nhiều nếu thiếu đi những dòng suy tư âm thầm nhưng đầy vật vã, đau đớn của anh về cuộc đời. Quyết định giải thoát cho bò Khoang, một hành động hết sức bất ngờ của lão Khúng chỉ có được sau cuộc hành trình thức nhận đầy khó khăn của lão về thân phận con người. Phần lớn những tình huống nhận thức trong truyện ngắn giai đoạn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu nả y sinh từ những tình huống nghịch lí có sẵn trong đời sống hoặc qua sự thức tỉnh, chiêm nghiệm của nhân vật. Các câu chuyện chủ yếu tập trung khai thác chiều sâu nhận thức của nhân vật hoặc những suy tư chiêm nghiệm của người kể chuyện trước những vấn đề nghịch lí của cuộc sống mà con người phải đối diện. Những tình huống như vậy trở thành hạt nhân cốt lõi trong từng cốt truyện mà từ đó nhà văn triển khai luận đề tư tưởng của mình. Có những tình huống nghịch lí dường như xuất hiện trước, tồn tại không phụ thuộc vào những nỗ lực của hành động nhân vật, tình thế nghịch lí chỉ được phát hiện khi có sự tự ý thức cao độ của chủ thể, bật lên qua những suy nghiệm, liên tưởng so sánh… Điển hình cho dạng này là tình huống trong Bến quê. Nhĩ là một người đàn ông đã từng đi khắp nơi, nay vào cuối đời, khi bị bệnh nằm liệt giường thì chỉ có một ước muốn duy nhất là được đặt chân sang bãi bồi bên kia con sông quê mình. Không tự thực hiện được, anh nhờ đứa con làm thay mình, nhưng rồi ước muốn nhỏ nhoi, đơn giản ấy cũng không thể thực hiện được. Tình huống trớ trêu đã làm nảy sinh những chiêm nghiệm đau đớn trong suy nghĩ của nhân vật, đồng thời gợi lên cho người đọc nhiều phát hiện mới mẻ trong cách nhìn nhận cuộc đời. Khác với Nhĩ trong Bến quê, sự thức tỉnh ở nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa đến từ những trải nghiệm trong sự va chạm trực tiếp với hiện thực cuộc sống. Trong truyện có hai tình thế nghịch lí nổi bật. Thứ nhất, đó là nghịch lí giữa vẻ đẹp toàn bích của bức ảnh chụp chiếc thuyền trong sương sớm và cái hiện thực trần trụi, đau đớn đằng sau vẻ đẹp lãng mạn ấy. Thứ hai, đó là sự việc người đàn bà chài lưới bị chồng hành hạ, đánh đập một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng ” nhưng lại không muốn bỏ chồng, đồng thời từ chối sự giúp đỡ của ông chánh án và người bạn của ông ta. Nghịch cảnh éo le trong câu chuyện đã dồn ép, thúc đẩy làm bật lên những phát hiện sâu sắc ở người nghệ sĩ. Sự lựa chọn của người đàn bà cùng cách lí giải khác người của chị đã tạo nên những quan điểm trái chiều ở các nhân vật trong truyện và cho cả người đọc. Đẩu và Phùng có cái lí của hai anh, người đàn bà thì có cái lí riêng của người trong cuộc. Tình huống truyện đã đem đến một cuộc đối thoại gay gắt về cách nhìn nhận đánh giá những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Ở một số truyện, tình huống nhận thức không đến từ hoàn cảnh của nhân vật trong truyện mà có được từ sự nghiền ngẫm của người quan sát bên ngoài. Ví dụ như trong Hương và Phai, tình thế nghịch lí là ở chỗ: những việc tưởng chừng như rất quan trọng của đời người như việc người ta thành vợ thành chồng lại được diễn ra dưới bàn tay xếp đặt hết sức vô tư của hai “con nhóc”. Và cũng thật trớ trêu, “phép tính hoán vị” của hai đứa trẻ lại có kết cục đầy thiên vị: bên nhà khá giả thì được thêm người coi sóc, bên nhà túng bấn thì lại bớt người lo toan, khó khăn lại càng khó khăn. Từ tình thế nghịch lí trong truyện, người đọc không thể không cảm thấy ngậm ngùi trước sự trớ trêu của số phận. Con người tưởng chừng như có thể xếp đặt được số phận nhưng có khi lại phải phó thác cho những đưa đẩy ngẫu nhiên của cuộc đời. Trong một số truyện, sự nhận thức khám phá còn đến từ những tình huống lựa chọn của nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Đó là sự lựa chọn một cách sống (Hạng, Sắm vai…), lựa chọn bên này hay bên kia chiến tuyến (Cơn giông), lựa chọn môi trường tồn tại giữa cá thể và tập thể (Phiên chợ Giát), lựa chọn một cách ứng xử đối với thiên nhiên (Sống mãi với cây xanh),… Trong hoàn cảnh đời thường, sự lựa chọn thường khó khăn, phức tạp hơn so với hoàn cảnh thời chiến. Qua những lựa chọn của nhân vật, ta thấy được cái phức tạp của đời sống cũng như trong chiều sâu tâm lí con người, tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét hơn, ý nghĩa câu chuyện cũng sâu sắc hơn. Quá trình tự nhận thức của nhân vật trong những tình huống ngịch lí, tình huống lựa chọn vừa nêu đã giúp cho nhân vật bộc lộ bản thân mình nhiều hơn. Nhân tự đối thoại với chính mình, đối thoại với các nhân vật khác, đối thoại với quá khứ…, từ đó gợi mở cho người đọc nhiều cách lí giải khác nhau trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống đời thường. Như vậy, trong quá trình chuyển đổi từ truyện ngắn sử thi hóa sang truyện ngắn tiểu thuyết hóa, nguyên tắc tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng thay đổi rõ rệt. Những cốt truyện tâm lí, những tình huống nhận thức và sự linh hoạt trong tổ chức điểm nhìn trần thuật cũng giúp đem lại cho truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu tính đối thoại của tư duy tiểu thuyết, câu chuyện của nhà văn vì thế có sức thuyết phục nhiều hơn bởi những gợi mở để người đọc cùng suy tư, chiêm nghiệm. 3.1.2. Từ truyện ngắn theo quan niệm truyền thống đến truyện ngắn có sự phức hợp cốt truyện (gia tăng những yếu tố thuộc về cấu trúc tiểu thuyết) Theo quan niệm truyền thống, một cốt truyện chuẩn phải có đầy đủ năm thành phần: trình bày – khai đoạn (thắt nút) – phát triển – đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) [23,tr.101]. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là đối với các nhà văn hiện đại, quan niệm về cốt truyện trở nên linh hoạt hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần đã nêu. Nói đến truyện ngắn, về nguyên tắc, là nói đến một câu chuyện được thuật lại một cách ngắn gọn, có bố cục chặt chẽ, có mở đầu, có kết thúc. Trong xu thế chung của truyện ngắn hiện đại, ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, cốt truyện không còn có tính chặt chẽ, đầy đủ các thành phần như yêu cầu của cốt truyện truyền thống. Khảo sát truyện ngắn của ông, người viết nhận thấy ngay từ trước 1975 đã có sự linh hoạt, đa dạng về tổ chức cốt truyện. Những truyện như Con đường đến trường học, Chuyện đại đội, Lá thư vui… có cốt truyện khá đơn giản, ít xung đột, có khi chỉ là những mẩu chuyện bình dị của đời thường. Ở những truyện như Đất rừng, Nguồn suối, Nhành mai, Những vùng trời khác nhau, Mùa hè năm ấy…, câu chuyện được kể với hình thức phức tạp hơn. Trong mạch trần thuật, đã có sự đan xen, đảo ngược về thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Tuy có sự co giãn gấp khúc về thời gian nhưng về cơ bản, kết cấu của chúng là đơn tuyến. Ở những truyện như Câu chuyện trên trận địa, Mảnh trăng cuối rừng, nhà văn đã bắt đầu thể nghiệm một lối kết cấu đa tuyến có sự phân cắt, chồng lấn nhiều mạch chuyện. Trong Câu chuyện trên trận địa, tác giả kể lại những ghi chép được từ lời của đại úy Lâm – nhân vật xưng Tôi trong câu chuyện. Truyện mở đầu và kết th úc ở thì hiện tại với cảnh bắn rơi máy bay địch của một khẩu đội pháo. Xen vào giữa là câu chuyện của Lâm về Doãn – người chiến sĩ bắn rơi máy bay, về gia đình bố mẹ Doãn ở trong miền Nam… Cốt truyện đan xen nhiều mảng thời gian với nhiều biến cố khác nhau, tuy nhiên hơi rối. Thành công hơn cả là những thể nghiệm trong thiên truyện nổi tiếng Mảnh trăng cuối rừng. Kiểu kết cấu trùng phức với “người kể chuyện kép” giúp cho câu chuyện được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính khách quan của một câu chuy ện thời chiến vừa được soi sáng từ điểm nhìn của người trong cuộc. Trong câu chuyện của người kể khách quan giấu mình, ta thấy có đến ba mạch truyện cùng tồn tại. Ngoài câu chuyện của Lãm kể về chuyến hành trình với Nguyệt, câu chuyện của chị Tính và Nguyệt lão, còn có một mạch truyện ẩn kể về những cảm nhận, những chuyển biến nhận thức của Tôi về Nguyệt. Từ những hồi ức đứt nối của nhiều người kể, câu chuyện trở nên hết sức hấp dẫn bởi sự mơ màng, huyền ảo của cái đẹp trong một hành trình khám phá chưa kết thúc. Sau 1975, những thể nghiệm nêu trên tiếp tục được nhà văn sử dụng và phát triển trong một “phong cách trần thuật có chiều sâu ”. Xu hướng tiểu thuyết hóa tạo điều kiện cho nhà văn có dịp để thể nghiệm những cách tân của mình về kĩ thuật truyện ngắn. Dường như không bằng lòng với những cốt truyện có bố cục chặt chẽ gợi cảm giác về một thế giới được định hình trong những khuôn mẫu cố định, nhà văn tìm đến với những cốt truyện linh hoạt hơn nhằm có thể tái hiện được những gì mong manh, bí ẩn, khó lí giải trong đời sống tâm lí phức tạp của con người trước cuộc đời “đa sự”. Mặc khác, những vấn đề bức xúc của cuộc sống thời hậu chiến dường như vượt quá giới hạn phản ánh của khuôn khổ thể loại. Cấu trúc nòng cốt của truyện ngắn vì vậy phải được phá vỡ để nhà văn có thể chuyển tải được nhiều hơn những thông điệp muốn gửi đến bạn đọc. Với tinh thần nêu trên, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã có nhiều chuyển biến linh hoạt về kết cấu cốt truyện. Có những truyện ngắn chỉ gói gọn lại trong một tình thế suy t ư, chiêm nghiệm về cuộc đời như Bến quê, Một lần đối chứng…, có truyện chỉ đơn giản là tái hiện lại một mảnh đời vụn vặt như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp…, có những truyện lại trải dài theo cả một số phận qua nhiều thời đoạn như trong Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh, Phiên chợ Giát… Kiểu truyện kể về những câu chuyện vụn vặt đời thường như Chuyện đại đội, Lá thư vui (trước 75) nay vẫn tiếp tục xuất hiện với trường hợp của Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K, Đứa ăn cắp… Ở đây, khung cốt truyện được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường như không còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những cảnh sinh hoạt bình dị của đời thường. Trong các truyện “không có cốt truyện” này, hầu như khó tìm thấy những điểm nút đóng vai trò tạo xung đột hoặc giải quyết xung đột. Chuyện về cách đối xử của cô con gái với bà mẹ, những lời đàm tiếu về người khác của những người phụ nữ bên vòi nước tập thể, trò mai mối tưởng như đùa của hai đứa trẻ cho anh chị chúng bỗng trở thành sự thật, những chuyện đại loại như vậy diễn ra hàng ngày xung quanh ta. Sự suy ngẫm, phân tích, lí giải để rút ra ý nghĩa vấn đề được nhường lại cho người kể chuyện và bạn đọc. Chính vì vậy, so với trước, những truyện trên có tính gợi mở nhiều hơn. Sự chuyển biến rõ nét hơn cả về kĩ thuật thể loại của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 là nằm ở các truyện có cốt truyện dựa vào kết cấu tâm lí hoặc phức hợp. Như đã nêu ở phần trên, kiểu cốt truyện chủ yếu dựa vào “hành động bên trong” của nhân vật là một điều hiếm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 (trừ trường hợp của Đất quê ta). Sau 1975, ta có thể bắt gặp kiểu cốt truyện này trong rất nhiều truyện như Hạng, Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Một lần đối chứng, Chú chim… Cùng với việc kết cấu dựa vào sự vận động nội tâm của nhân vật, kiểu kết kết cấu phức hợp được gia tăng làm cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa có điều kiện đi sâu khám phá thế giới nội tâm con người, vừa thông qua những chuyển biến của số phận cá nhân mà nêu lên được những vấn đề mang tầm vóc thời đại. Trong mối quan hệ tương tác giữa hai thể loại có nhiều điểm gần gũi là truyện ngắn và tiểu thuyết, xu hướng tiểu thuyết hóa ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét ở sự biến đổi, nở rộng cả về dung lượng và quy mô phản ánh. Các truyện như Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Sống mãi với cây xanh… có xu hướng muốn ôm trùm cả một hiện thực bao quát với không gian và thời gian rộng lớn. Ở các truyện này, câu chuyện không còn chỉ là những lát cắt của đời sống mà trải dài theo lịch sử của một số phận, một cuộc đời với những xung đột tâm lí phức tạp. Ý đồ khái quát số phận con người trong sự phức tạp của đời sống dẫn đến sự đan xen, chồng lấn của các tuyến sự kiện, từ đó xuất hiện kiểu cốt truyện phức hợp theo xu hướng tiểu thuyết hóa. Xu hướng ôm trùm những mảng hiện thực rộng lớn nhằm tái hiện những vấn đề xã hội nhân sinh phức tạp làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN047.pdf