Luận văn Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Đối tượng nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Mục tiêu nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm chung 4

1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi 4

1.1.2 Khái niệm con nuôi thực tế 5

1.1.3 Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế 5

1.2 Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế 6

1.3 Nguyên nhân, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế 9

1.3.1 Nguyên nhân của việc nuôi con nuôi thực tế 9

1.3.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế 10

1.4 Lược sử hình thành và phát triển chế định pháp luật về nuôi con nuôi và con nuôi thực tế trong pháp luật Việt Nam 12

1.4.1 Lược sử Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/ 1945 12

1.4.1.1 Pháp luật về nuôi con nuôi dưới thời quân chủ phong kiến (938 –

1858) 12

1.4.1.2 Pháp luật về nuôi con nuôi dưới thời Pháp thuộc (1858 – 1945) 13

1.4.2. Pháp luật về nuôi con nuôi giai đoạn sau Cách mạng tháng 8/ 1945 14

1.4.2.1 Thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1954) 14

1.4.2.2 Thời kỳ đất nước chưa thống nhất (1955 - 1975) 14

1.4.2.3 Thời kỳ đầu thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 đến nay) 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CON NUÔI THỰC TẾ

2.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết nuôi con nuôi 21

2.1.1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc 22

2.1.2 Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội 23

2.1.3 Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước 28

2.2 Điều kiện xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế 29

2.2.1 Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 30

2.2.1.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi thực tế tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 30

2.2.1.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi thực tế tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 33

2.2.2 Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống 38

2.2.3 Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con 38

2.3 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế 39

2.4 Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế 40

2.4.1 Nộp hồ sơ 41

2.4.2 Kiểm tra hồ sơ 43

2.4.3 Đăng ký 44

2.5 Hệ quả của việc nuôi con nuôi thực tế 44

2.5.1 Quan hệ với gia đình cha mẹ nuôi 45

2.5.1.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi 45

2.5.1.2 Quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi 50

2.5.2 Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột 52

2.6 Chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 54

2.6.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 54

2.6.2 Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 56

2.6.3 Hệ quả của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thực tế 56

CHƯƠNG 3

VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với vấn đề con nuôi thực tế 58

3.1.1 Tồn tại trong thời gian qua 58

3.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại 59

3.1.2 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với con nuôi thực tế 59

3.2 Những vướng mắc và hướng hoàn thiện đối với pháp luật về nuôi con nuôi thực tế hiện nay 60

3.2.1 Phạm vi được công nhận con nuôi thực tế 60

3.2.2 Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi con nuôi thực tế 62

3.2.3 Điều kiện công nhận con nuôi thực tế 63

3.2.4 Thủ tục công nhận con nuôi thực tế 65

3.2.4.1 Lệ phí đăng ký con nuôi thực tế 65

3.2.4.2 Kiểm tra hồ sơ đăng ký con nuôi thực tế 66

3.2.5 Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi 66

3.2.6 Căn cứ chấm dứt quan hệ con nuôi thực tế 69

KẾT LUẬN 71

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông thể hôm nay thì ở với người này, hôm sau ở với người kia như thế mục đích của việc nhận nuôi con nuôi cũng khó có thể được đảm bảo. Bên cạnh các quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi, một số nước còn quy định về các điều kiện khác của người được nhận làm con nuôi. Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định trẻ em được nhận làm con nuôi là những trẻ em có hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt, không có điều kiện được sống trong môi trường gia đình gốc Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định trẻ em có thể được nhận nuôi là những trẻ mà bố mẹ hoặc hội đồng gia tộc đã có ý kiến đồng ý cho làm con nuôi; những trẻ em được nhà nước giám hộ; những trẻ em được tuyên bố bị bỏ rơi. Ngoài ra, trẻ em có thể được cha.mẹ kế nhận làm con nuôi khi trẻ chỉ có quan hệ hợp pháp với vợ/chồng; khi người bố/mẹ kia đã bị tước quyền làm cha mẹ hoàn toàn; khi người bố/mẹ kia đã mất và không có con nối dõi ở hàng thứ nhất hoặc những người nối dõi thể hiện không ai quan tâm tới trẻ. Trung Quốc quy định trẻ em có thể đuợc nhận nuôi là trẻ bị mồ côi cha mẹ; Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị bỏ rơi mà không xác định hoặc không tìm thấy bố mẹ đẻ; và trẻ em mà bố mẹ đẻ trẻ em đó không có khả năng nuôi dưỡng chúng vì những khó khăn đặc biệt. . Luật Nuôi con nuôi Việt Nam không quy định trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em bị mồ côi cha mẹ, trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị bỏ rơi…mà chỉ quy định là trẻ em dưới 16 tuổi, Nhà nước chỉ khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi, cho ta thấy Nhà nước không quy định trách nhiệm chăm sóc những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cho những người muốn nhận nuôi, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định: “Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày”. Đối với những đứa trẻ có cha mẹ đẻ, dường như nhà làm luật muốn cho đứa trẻ có đủ khả năng cứng cáp để sống với người nhận nuôi cũng như thời gian không quá dài để tạo tình cảm đối với gia đình cha mẹ đẻ, khi họ không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng. 2.2.1.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi thực tế tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi Người nhận nuôi phải là cá nhân, không thể là một pháp nhân, một hộ gia đình, một tổ hợp tác. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng); tuy nhiên, thực tiễn hầu như không ghi nhận trường hợp này Ts Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, trang 198. . Theo Luật Nuôi con nuôi, người nhận nuôi chỉ có thể là cá nhân độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng. a. Người nuôi là cá nhân độc thân Để đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi thực hiện tốt chức năng làm cha, làm mẹ của mình, người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên), không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự và không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. . Đây là một quy định rất cần thiết cho việc bảo đảm cho người con nuôi được chăm sóc nuôi dưỡng, được hưởng một cuộc sống trọn vẹn… Nếu người nhận con nuôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không thể tự nhận thức được trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình, không thể bày tỏ ý chí của mình trong việc nhận nuôi con nuôi và cũng không bảo đảm cho người con nuôi có được cuộc sống bình thường và vì thế mục đích của việc nhận nuôi con nuôi cũng không đạt được. - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Quy định sự chênh lệch độ tuổi giữa người nuôi và con nuôi sẽ đảm bảo cách ứng xử trong gia đình hợp với lẽ sống, truyền thống văn hóa và đặc biệt là để cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi đạt hiệu quả. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh những trường hợp người nhận nuôi con nuôi lạm dụng tình dục đối với người con nuôi. Có nhiều nước quy định cụ thể về độ tuổi của người nhận con nuôi (như Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Singapore và Thái Lan Theo pháp luật Trung Quốc người nhận con nuôi phải từ 30 tuổi trở lên (Điều 6 khoản 4); theo pháp luật Pháp bất cứ ai trên 28 tuổi đều có thể nhận con nuôi (Điều 343-1); theo pháp luật Malaysia người nhận con nuôi phải từ 21 tuổi trở lên nếu có quan hệ họ hàng với trẻ em hoặc từ 25 tuổi trở lên; theo pháp luật Singapore và Thái Lan người nhận con nuôi phải từ 25 tuổi trở lên. ), trong khi pháp luật của một số nước khác (Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Guatemala) không quy định cụ thể về vấn đề này, song gián tiếp hiểu rằng người nhận con nuôi ít nhất phải là người thành niên. Luật Nuôi con nuôi Việt Nam cũng gián tiếp quy định độ tuổi tối thiểu người xin nhận con nuôi được tiến hành thủ tục xin nhận con nuôi (hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên) nhằm đảm bảo việc người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng con nuôi. Luật không quy định về việc giới hạn độ tuổi tối đa của người xin nhận con nuôi (đến độ tuổi nào thì một không được xin nhận con nuôi), vì xét mục đích của việc nuôi con nuôi là tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng, khả năng và điều kiện thực tế của người nhận, trẻ em được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, sẻ chia của cha mẹ nuôi và điều này không phụ thuộc vào độ tuổi của cha mẹ nuôi, nếu quy định độ tuổi tối đa sẽ không tạo được tính công bằng cũng như mục đích nuôi con nuôi. Mặt khác, pháp luật của nhiều nước, nhất là các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, cũng không đặt ra giới hạn độ tuổi tối đa của người xin nhận con nuôi. Luật cũng không có sự phân biệt vấn đề chênh lệch độ tuổi giữa người nhận con nuôi là nam giới độc thân và nữ giới độc thân, mà quy định khoảng cách chung là 20 tuổi. Điều này, sẽ tạo ra tâm lý bình đẳng giữa các phái, đúng theo nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi đã đề ra. - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Người con nuôi chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt khi người nuôi có sức khỏe tốt, có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc người con nuôi về mọi mặt và có khả năng về kinh tế. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo cho người con nuôi, nhất là người con chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Có tư cách đạo đức tốt, để đảm bảo mục đích nuôi con nuôi không chỉ là điều kiện về vật chất mà còn điều kiện về tinh thần cũng không kém quan trọng. Trong gia đình, vai trò của cha mẹ rất quan trọng, cha mẹ là tấm gương trong việc giáo dục con cái. Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt….”, để đảm bảo cho người con nuôi được nuôi dạy tốt thì cha mẹ nuôi phải sống mẫu mực, tôn trọng các giá trị đạo đức. Đây là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, để việc nuôi con nuôi đạt được mục đích và ý nghĩa của nó. - Không thuộc một trong những trường hợp không được nhận con nuôi tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi: “Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”. Quy định này, trước hết là nhằm đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, đồng thời cũng tránh những ảnh hưởng không tốt của cha, mẹ đối với con nuôi; ngăn chặn những khả năng xấu có thể xảy ra đối với người con nuôi do sự lệ thuộc của người con nuôi vào cha, mẹ nuôi. Mỗi cá nhân nếu có đủ các điều kiện trên thì pháp luật mới cho phép nhận con nuôi. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 có quy định: “Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi”, tuy nhiên, Luật Nuôi con nuôi không có quy định vấn đề này, nhưng xét thấy người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi và các điều kiện khác theo quy định của luật. Việc nhận một hay nhiều con nuôi đều phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người nhận nuôi có điều kiện nhận nhiều trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, vì vậy nếu quy định hạn chế số trẻ được nhận làm con nuôi của người nhận nuôi sẽ không đảm bảo được mục đích cũng như nguyên tắc khi giải quyết nuôi con nuôi. Riêng trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần áp dụng hai điều kiện là hơn con nuôi 20 tuổi trở lên và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Đây là quy định nhằm đảm bảo cho trẻ quyền được ưu tiên sống trong môi trường gia đình gốc, miễn là những người này muốn nhận nuôi, có năng lực hành vi dân sự đây đủ và có tư cách đạo đức tốt thì hai điều kiện trên sẽ không xét đến. Tuy nhiên, nếu có trường hợp những người nhận nuôi được quy định này có điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn thì liệu mục đích của việc nuôi con nuôi có được đảm bảo, nên cần có quy định hướng dẫn thêm về vấn đề này. b. Người nuôi là cả hai vợ chồng Luật Nuôi con nuôi quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai vợ chồng. Với tư cách là người nhận nuôi con nuôi, vì vậy bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của người độc thân nhận nuôi con nuôi, khái niệm “vợ chồng” cần được xác định một cách cụ thể chính xác, những người này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi. Trong thực tiễn cũng như lý luận, khái niệm “vợ chồng” được xác định khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử như vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp hay vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế. Theo khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng sau khi đã đăng ký kết hôn”. Từ đây ta có thể hiểu: “Vợ chồng là quan hệ giữa hai bên nam, nữ có hôn nhân hợp pháp”. Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn nếu vi phạm hoặc là điều kiện kết hôn hoặc là nghi thức hay thẩm quyền đăng ký kết hôn thì hôn nhân đó không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam và nữ. Theo từ điển Luật học – thuật ngữ Luật hôn nhân và gia đình, thì “Vợ chồng là một người nam và một người nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình kết hôn với nhau theo thể thức phù hợp với pháp luật” Từ điển giải thích luật học – Thuật ngữ Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang164 và khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Vậy, nên hiểu khái niệm vợ chồng theo hướng sau: “Vợ chồng là sự xác lập một cách hợp pháp giữa hai người khác giới tính bằng quan hệ hôn nhân”. Chỉ khi đó họ hai người mới có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi chung. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có những trường hợp “chung sống như vợ chồng” Điểm 2d Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BTP ngày 03/01/2001: Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. giữa nam và nữ nhưng vẫn được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý, đó là “hôn nhân thực tế”. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ không đương nhiên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên chung sống. Chỉ khi việc chung sống đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận là “hôn nhân thực tế” thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên nam, nữ trong quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm chung sống. Vì vậy, hôn nhân thực tế được công nhận có giá trị pháp lý như hôn nhân hợp pháp. Vấn đề này được luật điều chỉnh thông qua các văn bản như: Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. Cụ thể như sau: - Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng xảy ra trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2001): + Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn và việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian. Nếu họ không đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận, nếu họ đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng được xác định kể từ thời điểm bắt đầu chung sống. + Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003. Và quan hệ vợ chồng được xác định kể từ thời điểm bắt đầu chung sống. Nếu sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ mới đi đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được xác định từ thời điểm đăng ký kết hôn. - Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng xảy ra sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 01 năm 2001), thì không được công nhận là vợ chồng. Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 tất cả những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, mặc dù không vi phạm điều kiện kết hôn nào mà không đăng ký kết hôn thì đều không được coi là quan hệ vợ chồng. Như vậy, những trường hợp việc chung sống được pháp công nhận có giá trị pháp lý thì giữa hai bên nam nữ có quan hệ vợ chồng là hôn nhân hợp pháp thì việc nhận nuôi con nuôi của họ được xem xét như trường hợp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi, nếu không được công nhận là hôn nhân hợp pháp thì khi vợ chồng có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi, pháp luật sẽ xem xét như trường hợp nhận nuôi con nuôi của người độc thân bởi vì họ không phải là vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật mà chỉ được coi là “chung sống như vợ chồng”. Do xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng nên vợ chồng cũng có quyền như nhau trong việc nuôi con nuôi. Đây là quyền nhân thân quan trọng của vợ chồng và điều này được quy định trong khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng”. Nghĩa là, vợ hoặc chồng có thể tự bày tỏ ý chí nhận nuôi con nuôi của riêng mình mà không phải cần sự đồng ý của người còn lại. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân, sự thể hiện ý chí của vợ chồng trong các trường hợp nhận nuôi con nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi về sống chung trong một gia đình nhưng người chồng (vợ) của người nhận nuôi lại tỏ ra thờ ơ với đứa con nuôi mà người vợ (chồng) đã nhận nuôi riêng. Điều này, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sự phát triển toàn diện của người con nuôi và từ đó mục đích của việc nuôi con nuôi sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, Luật Nuôi con nuôi đã quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Luật Nuôi con nuôi bổ sung thêm hai từ “độc thân”, có nghĩa là Luật không chấp nhận một người đã có vợ (chồng) rồi mà tự ý xin nuôi con nuôi khi không có sự đồng ý của người còn lại, nếu một cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi thì người đó phải là cá nhân độc thân, chưa lập gia đình. 2.2.2 Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 01 năm 2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống Bên cạnh việc các bên đáp ứng đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi như đã phân tích trên, thì trong thời gian Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực sự tồn tại của quan hệ cha, mẹ và con và cả hai bên còn sống, đây là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo cho sự thể hiện ý chí của các bên. Nghĩa là người nhận nuôi và người được nuôi vẫn còn sống chung trong một mái nhà, trong tình cảm cha, mẹ và con. Vì thực tế không loại trừ trường hợp nhiều người sẽ lợi dụng cơ hội này xác lập quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi trong khi người nhận nuôi hoặc người được nhận nuôi trước đây đã chết mục đích để được thừa kế tài sản hoặc xác lập lại quan hệ cha, mẹ và con chấm dứt đã lâu cũng nhằm mục đích được phân chia tài sản. Đối với con nuôi thực tế hoặc con nuôi có đăng ký thì điều kiện đầu tiên để xác lập được quan hệ nuôi con nuôi thì phải có sự bày tỏ ý chí của người nhận nuôi, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nuôi, nếu người được nhận nuôi có khả năng bày tỏ ý chí của mình thì ý kiến của người được nhận nuôi phải được xem xét đến. Vì vậy, nếu một bên người nhận nuôi hoặc người được nhận nuôi đã chết hay vì một lí do nào đó mà quan hệ cha, mẹ và con đã chấm dứt mặc dù quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập trước đây thì quan hệ cha, mẹ và con nuôi sẽ không được công nhận là con nuôi thực tế vì sẽ không đảm bảo được sự tự nguyện cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. 2.2.3 Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con Như phân tích trên, bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên không phải quan hệ nuôi con nuôi nào cũng tồn tại và phát sinh quan hệ cha mẹ con thật sự khi không đăng ký như trường hợp nuôi con nuôi trên danh nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm, nhưng không gắn với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, không nhằm mục đích hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế, các bên có thể đối xử với nhau, gọi nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế hoặc nuôi con nuôi để mục đích có thêm người lao động, cả người nhận nuôi và người được nhận nuôi cùng sống chung nhưng người nhận nuôi thường đối xử với người được nuôi như chủ nhà với người ở… Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 chương IV khi đã phát sinh quan hệ cha mẹ và con thì giữa cha mẹ và con có các nghĩa vụ và quyền với nhau: cha mẹ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, chăm lo việc học tập và giáo dục cho con cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, lạm dụng sức lao động, ép buộc con làm những điều trái pháp luật và đạo đức xã hội; còn con về phần mình có bổn phận yếu quý, kính trọng, biết ơn hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình, có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ…. Vì vậy, “giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con” là điều kiện đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi thực sự đúng với bản chất của nó là đã tồn tại thực sự quan hệ cha mẹ và con mà không cần những quy định của pháp luật tác động đến. Mục đích của việc nuôi con nuôi từ ban đầu thực sự là vì sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức của con, giúp trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2.3 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế Đăng ký việc nuôi con nuôi là điều kiện về hình thức để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi thực tế được pháp luật công nhận, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Theo khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi: “Ủy ban nhân dân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước”. Theo đó, trong trường hợp cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều có quốc tịch Việt Nam và việc nhận con nuôi được thực hiện tại Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận nuôi hoặc của người nhận con nuôi. Đăng ký nuôi con nuôi là một công việc đòi hỏi nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều người nên Luật quy định cả hai nơi có thể đăng ký việc nuôi con nuôi để tạo thuận lợi hơn cho các bên tiến hành đăng ký. Trong khi đó, con nuôi thực tế cũng là trường hợp nuôi con nuôi trong nước, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, thực hiện tại Việt Nam, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký cũng phải là Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, nơi đăng ký con nuôi thực tế có điểm khác là không phải một trong hai nơi thường trú của cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi mà chỉ là một nơi, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú chung của cha mẹ nuôi và con nuôi vì nếu họ không thật sự chung sống với nhau thì sẽ không được công nhận là con nuôi thực tế. Vấn đề này Luật không quy định mà giao cho Chính phủ hướng dẫn, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/03/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực từ ngày 08/05/2011 (gọi tắt là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP), Điều 23 quy định: “Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi”. Như vậy, việc đăng ký nuôi con nuôi ở Việt Nam do cơ quan hành chính thực hiện, quy định này rất phù hợp với điều kiện, tình hình của nước ta hiện nay. Từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, năm 2000 việc đăng ký nuôi con nuôi đều do cơ quan hành chính là Ủy ban nhân dân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi hoặc của người được nhận nuôi thực hiện. Luật Nuôi con nuôi cũng kế thừa những quy định này và bổ sung quy định phải là nơi thường trú chung của cha mẹ nuôi và con nuôi đối với trường hợp con nuôi thực tế. Tuy nhiên, nếu xét việc hình thành hay chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân, do đó cũng cần nghiên cứu nên giao cho Tòa án quyết định. Theo đó, trình tự, thủ tục cho - nhận con nuôi vẫn do cơ quan hành chính thực hiện, nhưng Tòa án là cơ quan ra quyết định công nhận. Điều này cũng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, theo đó các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân thường được xem xét và quyết định bởi Tòa án. Nhưng xét trong điều kiện hiện nay, chưa thể giao ngay cho Tòa án nhân dân cả việc đăng ký nuôi con nuôi mà cần có lộ trình, bước đi phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta. Vì vậy, cơ quan hành chính thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi, Tòa án nhân dân chỉ giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi. 2.4 Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế Khoản 3 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi qui định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng miền”. Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký công nhận con nuôi thực tế sẽ được hướng dẫn riêng, khác với trình tự, thủ tục đăng ký con nuôi trong nước, để phù hợp với điều kiện của người dân, đảm bảo cho người dân có đủ điều kiện và tự nguyện đi đăng ký. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNG.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.doc
  • docTAI_LIEU_THAM_KHAO.doc
Tài liệu liên quan