Luận văn Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3

1. Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán 3

1.1. Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán 3

1.1.1. Định nghĩa 3

1.1.2. Phân loại 5

1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán 5

1.2.1. Bản chất 6

1.2.2. Chức năng 7

1.2.3. Nguyên tắc hoạt động 8

1.2.4. Chủ thể 8

1.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán 9

1.3.1. Giá và chỉ số giá 9

1.3.2. Khối lượng giao dịch 11

1.3.3. Giá trị giao dịch 12

1.3.4. Giao dịch của khối đầu tư nước ngoài 12

2. Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán 13

2.1. Một số vấn đề lý thuyết về khủng hoảng và suy thoái kinh tế 13

2.1.1. Khái niệm suy thoái kinh tế 13

2.1.2. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế 14

2.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán 15

3. Phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 tới nền kinh tế thế giới 16

3.1. Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 và nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng 16

3.1.1. Nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng tài chính 16

3.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 17

3.1.3. Tình hình kinh tế Mỹ từ khủng hoảng kinh tế đến nay 22

3.2. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới 24

3.2.1. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới 24

3.2.2. Suy thoái kinh tế ở các nước EU 26

3.2.3. Tác động của khủng hoảng tài chính tới các nước Châu Á 29

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33

1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 33

1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2000 33

1.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 35

1.3. Hoạt động hiện tại của thị trường chứng khoán 42

2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam 43

2.1. Tác động của khủng hoảng đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam 43

2.1.1. Về tốc độ tăng trưởng GDP thực tế 43

2.1.2. Lạm phát 45

2.1.3. Ảnh hưởng thương mại và đầu tư 46

2.2. Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam qua các chỉ số 48

2.2.1. Giá và chỉ số giá 48

2.2.2. Ảnh hưởng của suy thoái tới khối lượng và giá trị giao dịch 54

2.2.3. Tác động của suy thoái qua tâm lý các nhà đầu tư trong nước và giao dịch của khối đầu tư nước ngoài 56

2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế của các nước và bài học cho Việt Nam 58

2.3.1. Biện pháp hạn chế tác động của suy thoái tới nền kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng tài chính Mỹ 58

2.3.2. Các giải pháp của Chính phủ Việt Nam 62

2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại trên thị trường chứng khoán, bất cập về chính sách, và một số bài học cho Việt Nam 64

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 72

1. Định hướng điều chỉnh kinh tế vĩ mô ở Việt Nam để giảm tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam 72

1.1. Mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán 72

1.2. Định hướng vĩ mô nhằm hạn chế tác động của biến động kinh tế thế giới tới TTCK Việt Nam 73

2. Các giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán 78

2.1. Khắc phục những vấn đề bất cập trong thị trường chứng khoán Việt Nam 78

2.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao tính minh bạch của thị trường 78

2.1.2. Nhóm giải pháp khắc phục tình trạng đầu cơ, thao túng giá và tâm lý số đông 80

2.2. Nâng cao hiệu quả của những can thiệp của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán 81

2.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán 85

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

Phụ lục 1: Chu kỳ kinh tế Mỹ (US Business Cycle Expansions and Contractions) 91

Phụ lục 2: Tăng trưởng GDP thực tế Mỹ từ 2008 - nay 93

Phụ lục 3: Số lượng hàng hóa và công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2000 – 2010 94

 

 

docx100 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước đó cùng với việc hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ cung vượt cầu. Trong 6 tháng, mặc dù các cơ quan điều hành đưa ra nhiều chủ trương và biện pháp hỗ trợ cho TTCK nhưng hầu hết các biện pháp chỉ có tác động trong ngắn hạn. Sau 103 phiên giao dịch với 71 phiên VNIndex giảm điểm, VN-Index giảm 550,52 điểm – tương đương 59,77% và Việt Nam trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới. Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất là nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp BĐS). - Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 – TTCK phục hồi trong ngắn hạn với vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài. VN-Index tăng 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên, trong đó các nhóm tăng điểmvà giao dịch lớn chủ yếu là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng 80,33%), nguyên vật liệu v à công nghệ (tăng 89,78%). - Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường trở lại xu hướng giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tương tự xu thế giảm điểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HoSE và HaSTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HoSE có tới 49 phiên VN-Index mất điểm và giảm xuống đáy 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngành nguyên vật liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ. Nguyên nhân của sự suy giảm trong giai đoạn này được nhận định một phần do sự tác động của xu thế chung thị trường, ngoài ra, cũng là hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các các cổ phiếu này trong giai đoạn trước đó. Hoạt động hiện tại của thị trường chứng khoán Về hàng hóa trên thị trường: Số lượng doanh nghiệp niêm yết có những bước tiến mạnh mẽ, từ 41 công ty niêm yết năm 2005 với giá trị vốn hóa gần 1 tỷ USD, hiện TTCK đã có gần 800 doanh nghiệp niêm yết (kể cả chứng khoán UPCoM). Về vốn hóa thị trường: Sau khi suy giảm còn 219 nghìn tỷ vào năm 2008, mức vốn hóa thị trường bắt đầu tăng trở lại đạt 614 nghìn tỷ đồng – tương đương 37,60% GDP vào năm 2009 và đạt 722 nghìn tỷ đồng - tương đương 44,00% GDP vào năm 2010. Mức vốn hóa của TTCK Việt Nam tuy chưa cao nhưng sự tăng trưởng trong ba năm vừa qua thê hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường đã được khôi phục sau những đợt thoái vốn năm 2008. Về hệ thống các tổ chức trung gian: từ 9 công ty được cấp phép vào năm 2002 lên 90 công ty 04/2008, đến hết năm 2005 đã có 105 công ty chứng khoán hoạt động trên TTCK mặc dù các tiêu chuẩn thành lập công ty chứng khoán ở Việt Nam được quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Về số lượng nhà đầu tư: đây là chỉ tiêu thể hiện sức hấp dẫn của TTCK với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cả về số lượng và vốn đầu tư. Số lượng nhà đầu tư tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2006 – 2007. Đến năm hết 2010, tổng số lương tài khoản lưu ký đã tăng lên hơn 10.000 tài khoản. Trong đó, số lượng nhà đầu tư trong nước chiếm hơn 90% số tài khoản. Các nhà đầu tư tư nhân đang nắm khoảng 25 – 30% số lượng cổ phiếu trên toàn thị trường, còn lại là của các nhà đầu tư có tổ chức. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các TTCK phát triển trên thế giởi chỉ khoảng 10%. Hoàng Xuân Quế, Sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí đầu tư chứng khoán. Thực trạng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế, đầu tư theo phong trào và dễ tạo ra những cơn sốt ảo, những biến động bất thường của TTCK. Những thống kê cụ thể về tình hình quy mô TTCK Việt Nam từ năm 2007 – nay được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 2.4: Thống kê quy mô toàn thị trường Việt Nam 2007 - 2010 2007 2008 2009 2010 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 429.565 219.775 614.692 722.637 Tỉ trọng vốn hóa thị trường / GDP (%) 37,57% 14,87% 37,60% 44.00% Số lượng các DN niêm yết HoSE 141 170 196 275 Số lượng các DN niêm yết HaSTC 112 168 257 367 Số lượng các DN niêm yết UPCoM - - 36 109 Số lượng công ty chứng khoán hoạt động 50 68 105 105 Số lượng tài khoản chứng khoán, trong đó: 330.000 430.000 766.725 - Cá nhân - 763.578 - - Tổ chức - 3.147 - - Nước ngoài 7.000 10.000 14.731 - Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nhìn chung, xét về số lượng hàng hóa, số công ty chứng khoán cũng như số lượng tài khoản lưu ký, TTCK Việt Nam có những bước tiến đáng kể sau hơn 10 năm phát triển, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2005 đến nay và ít chịu ảnh hưởng của suy thoái. Tuy nhiên, xét về quy mô và cơ cấu, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại so với các TTCK phát triển như: nhà đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao – các nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm hạn chế; số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài còn thấp – chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường chưa cao và sự hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam còn chịu sự chi phối mạnh từ các chứng khoán Blue-chip với giá trị và số lượng chứng khoán lớn, những chứng khoán này đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng điểm nhưng cũng có thể kéo cả TTCK rời vào suy giảm sâu nếu chúng đồng loạt mất giá hay giảm thanh khoản. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam Tác động của khủng hoảng đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam Về tốc độ tăng trưởng GDP thực tế Biểu đồ dưới đây cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP thực kể từ năm 1990. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP thực là 7,4%, và tốc độ tăng trưởng trung bình của 4 năm cuối cùng (2003-2007) là 8,2%. Nền kinh tế đã lâm vào một giai đoạn trì trệ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997-1998, nhưng sau đó đã phục hồi. Năm 2008, nền kinh tế lại chứng kiến một cú sốc nữa, tốc độ tăng trưởng giảm 2%, từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,2% vào năm 2008. Sự suy thoái năm 2008 chủ yếu là kết quả của một cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô nhỏ bắt nguồn từ nội tại kinh tế Việt Nam. Biểu đồ 2.3: GDP và tăng trưởng GDP Việt Nam từ 1990 – 2015* * Từ 2011 – 2015: Số liệu ước tính của IMF Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, October 2010 Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu thể hiện những hậu quả trầm trọng của nó vào cuối năm 2008 với mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 là 5,32% (mức dự báo về tăng trưởng GDP của năm 2009: 2%). Mặc dù Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với dự kiến nhưng đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Lạm phát Sau khi nền kinh tế được ổn định vào đầu thập kỷ 1990, tỉ lệ lạm phát được duy trì ở mức một con số cho đến nửa cuối năm 2007, khi tỉ lệ này tăng lên 12,5% , và sau đó lên đến mức đỉnh điểm 30% vào giữa năm 2008. Sự tăng nhanh của tỉ lệ lạm phát vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 được các nhà phân tích đánh giá một phần là do sự tăng giá hàng nguyên liệu của thế giới vào năm 2007 (xem biểu đồ 2.4), và một phần là do nảy sinh sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô Việt Nam cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008. Kể từ giữa năm 2008, tỉ lệ lạm phát đã tăng dần, ban đầu là do những biện pháp của chính phủ trong việc khắc phục hiện tượng tăng trưởng quá nóng, và sau đó, vào cuối năm, là do cuộc khủng hoảng toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn tác động đến giá hàng nguyên liệu và tổng cầu. Biểu đồ 2.4: Diễn biến lạm phát Việt Nam từ 1990 - 2015 * Từ 2011 – 2015: Số liệu ước tính của IMF Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, October 2010 Ảnh hưởng thương mại và đầu tư Trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế, ngoại thương – đặc biệt là hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau giai đoạn tăng trưởng nhập khẩu mạnh vào những năm 2006, 2007 do hiện tượng tiêu dùng và đầu tư tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng thương mại của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy giảm và đến cuối 208 – đầu 2009, cả xuất khẩu và nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam đều có mức tăng trưởng âm. Điều này được lý giải một phần do sự thu hẹp nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và EU. Biểu đồ 2.5: Nhập siêu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2008 - 2011 Kim ngạch nhập siêu (Tỷ USD) Kim ngạch nhập siêu/Tổng Kim ngạch Xuất khẩu (%) Tăng trưởng nhập siêu hàng năm (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), dữ liệu trực tuyến Sự thu hẹp kim ngạch xuất nhập khẩu có ảnh hưởng khá lớn tới TTCK Việt Nam do đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có một phần lợi nhuận không nhỏ liên quan đến hoạt động ngoại thương, đặc biệt là nhóm các công ty xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản. Giá dầu thô giảm từ 147 USD/thùng xuống còn khoảng 50 USD/thùng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế khi ngân sách hình thành từ xuất khẩu dầu thô chiếm tỷ trọng khá cao trong khi thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn này luôn đạt mức 5% - mức báo động và có nguy cơ vượt mốc này. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế cũng có những tác động nhất định tới các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu của IMF dòng vốn vào Việt Nam đã tăng lên gấp 5 lần trong năm 2007, giảm một nửa trong năm 2008 và tiếp tục giảm trong năm 2009. Vốn đầu tư gián tiếp và các dòng tiền ngắn hạn cùng với tỷ giá hối đoái bất ổn đã tràn ngập hệ thống ngân hàng trong năm 2007 và gần như biến mất trong năm 2008 và 2009. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định hơn nhưng cũng sẽ giảm trong năm 2009, phản ánh nhu cầu nhập khẩu giảm và sự sẵn sàng chấp nhận của các nhà đầu tư dần bị xói mòn. Các ngân hàng đầu tư quốc tế nhìn chung cũng dự báo nguồn vốn sẽ tăng trưởng trong năm 2010 – 2011 với mức dự báo tương đối cao đạt 10 tỷ USD (dự báo của HSBC). Bảng 2.5: Cán cân thanh toán của Việt Nam: 2006-2009 (tỷ đôla Mỹ) 2006 2007 2008 2009 Cán cân tài khoản vãng lai -0.2 -7.0 -9.2 -7.3 Cán cân thương mại -2.8 -10.4 -12.3 -7.1 Xuất khẩu, f.o.b. 39.8 48.6 62.9 53.2 Nhập khẩu, f.o.b. 42.6 58.9 75.2 60.2 Dịch vụ phi nhân tố (ròng) 0.0 -0.9 -2.3 -1.9 Thu nhập từ đầu tư (ròng) -1.4 -2.2 -2.0 -2.5 Giao dịch (ròng) 4.0 6.4 7.3 4.1 Tài khoản vốn 3.1 17.5 9.2 5.0 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (FDI) 2.3 6.6 7.8 4.0 Cho vay trung và dài hạn (ròng) 1.0 2.0 0.9 1.3 Đầu tư gián tiếp 1.3 6.2 -0.4 0.0 Vốn ngắn hạn (ròng) -1.6 2.7 0.9 -0.3 Sai lệch và bỏ sót 1.4 -0.3 -0.1 0.0 Δ Dự trữ (âm = tăng lên) -4.3 -10.2 0.2 2.3 Nguồn: IMF, Việt Nam Điều IV, báo cáo tham vấn của cán bộ IMF, 2009 Tóm lại, có thể thấy khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế Mỹ có những tác động đáng kể tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam. Những tác động này gây ra những ảnh hưởng nhất định tới TTCK, trực tiếp tới các công ty niêm yết chứng khoán hay gián tiếp thông qua thị trường tài chính và các chính sách của nhà nước. Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam qua các chỉ số Giá và chỉ số giá Mặc dù TTCK Việt Nam còn mang nhiều đặc thù riêng và chưa liên kết mạnh với TTCK thế giới, giai đoạn 2009 – nay, thị trường Việt Nam cũng có xu hướng biến động khá tương đồng với các TTCK lớn trên thế giới: suy giảm sâu vào giai đoạn đầu năm 2009 và bắt đầu phục hồi sau đó. Biểu đồ 2.6: Tương quan VN-INdex – Dow Jones – Nikkei 225 và khối lượng giao dịch trên sàn HoSE (24/04/2008 – 24/04/2011) VN-Index Dow Jones Nikkei 225 Khối lượng T07 T10 2009 T04 T07 T10 2010 T04 T07 T10 2011 T04 Nguồn: Tuy nhiên, số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hãng Bloomberg cho thấy trong giai đoạn sau đáy khủng hoảng, TTCK Việt Nam thường biến động mạnh hơn so với thế giới (tăng nhanh hơn và giảm sâu hơn). Nguyên nhân của hiện tượng này được đánh giá là do trên TTCK Việt Nam sự chi phối từ tâm lý các nhà đầu tư mạnh hơn và Việt Nam vẫn tồn tại tâm lý "đám đông" ở nhiều nhà đầu tư cá nhân. HaSTC-Index S&P 500 Hang seng Khối lượng T07 T10 2009 T04 T07 T10 2010 T04 T07 T10 2011 T04 Biểu đồ 2.7: Tương quan HaSTC-INdex – S&P 500 – Hang Seng và khối lượng giao dịch trên sàn HaSTC (24/04/2008 – 24/04/2011) Nguồn: Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam từ 2009 - nay Từ đầu năm 2009 – nay, sự phát triển của TTCK Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn như sau: (i) Đầu năm 2009, VN-Index giảm điểm mạnh và đạt mức đáy 235,5 điểm vào cuối tháng 2/2009 – mức điểm sâu nhất trong 4 năm do những tác động của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008. Thời điểm này, thị trường có mức P/E thấp (xấp xỉ 8), với không ít mã chứng khoán có thị giá dưới giá trị sổ sách, đã tạo ra lợi thế của một thị trường bị đánh giá thấp, ẩn chứa một sức bật tiềm năng. (ii) Giai đoạn 24/02/2009 đến 09/06/2009: Đây là quá trình các chỉ số chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh khi thị trường được hỗ trợ bởi những thuận lợi đặc thù của giai đoạn với VN-Index tăng 117,6%. Cuối Quý I/2009, nhiều tín hiệu tích cực từ nền kinh tế thế giới cũng như từ những nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam (gói kích cầu trị giá 8 tỉ USD, nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản...) đã mang lại cho nhà đầu tư sự kỳ vọng lớn về kinh tế Việt Nam 2009. Trong giai đoạn này, giá hầu hết chứng khoán đều tăng mạnh ở tất cả các quy mô doanh nghiệp phát hành, tính thanh khoản của cổ phiếu hay triển vọng tăng trưởng... Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường với sức tăng mạnh từ 150% đến 400% phải kể đến là nhóm Tài chính – Ngân hàng (tiêu biểu là nhóm Chứng khoán). (iii) Giai đoạn 09/06 - 20/07/2009: Điều chỉnh Sự tăng trưởng “nóng” đã xuất hiện cuối giai đoạn trước khi sự tăng trưởng của thị trường có biểu hiện phản ánh thái quá thực tế phục hồi của nền kinh tế vĩ mô cũng như xu hướng hồi phục của chứng khoán thế giới. Kết quả là quá trình điều chỉnh đã khiến VN-Index giảm gần 100 điểm trong 1 tháng khi TTCK điều chỉnh về giá trị thực và xác lập xu thế mới, tuy nhiên, thị trường không có những biểu hiện tiêu cực thường thấy như hiện tượng bán tháo cổ phiếu, mất thanh khoản giao dịch. (iv) Giai đoạn 20/07 – 22/10/2009: Quá trình tăng trưởng lần 2 Cuối tháng 07/2009, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II của các doanh nghiệp với những con số báo lãi ấn tượng, cùng với mức điểm thị trường thấp (sau điều chỉnh) đã thổi bùng một xu thế tăng trưởng mới tập trung vào nhóm Xây dựng – Bất động sản trong khi nhóm cổ phiếu Ngân hàng – nhóm chứng khoán vốn có nhiều ảnh hưởng tới diễn biến thị trường lại không có được sự phát triển như giai đoạn đầu năm 2009. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn này cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn khi tồn tại áp lực giải chấp (do sử dụng đòn bẩy tài chính) khi thị trường vượt qua mức 600 điểm, cùng với sự lo ngại trước những diễn biến bất thường trong hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô mà điển hình là chính sách tỷ giá, lãi suất. (v) Giai đoạn từ 22/10 đến 17/12/2009 Những áp lực từ giải chấp và chính sách cùng với khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp khiến VN-Index giảm 190 điểm trong chưa đầy 2 tháng. Cùng với đó, thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể. Nhóm dẫn dắt thị trường là Xây dựng – Bất động sản giảm đáng kể ảnh hưởng, nhóm chứng khoán được coi là “bluechips” không có được sự dẫn dắt cần thiết đối với thị trường. (vi) Giai đoạn từ cuối năm 2009 đến đầu tháng 05/2010: Chỉ số giá chứng khoán trên cả 2 sàn biến động nhẹ phản ánh khá sát tình hình thị trường vốn và chính sách vĩ mô. Đầu năm 2010, TTCK bắt đầu với xu hướng giảm điểm liên tiếp do ảnh hưởng bởi thông tin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản và Dragon Capital thoái vốn, VN-Index giảm mạnh từ 530 xuống còn 478 điểm. Tiếp đó ,VN-Index tăng lên ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công1 tỷ USD trái phiếu chính phủ tại thị trường Mỹ. Việc ANZ thoái vốn tại STB cũng là nhân tố chính khiến VN-Index bắt đầu một giai đoạn giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhờ sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu cùng với kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư. (vii) Giai đoạn từ đầu tháng 05/2010 đến 25/08/2010: Thị trường suy giảm do tác động chủ yếu từ kinh tế thế giới. Đạt đỉnh 550 điểm vào đầu tháng 5/2010, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu lan rộng bắt đầu từ Hy Lạp. Sau suy thoái kinh tế năm 2009 và giai đoạn hồi phục đầu năm 2010, TTCK toàn cầu đã đồng loạt lao dốc ngay trong phiên giao dịch ngày 20/05 với mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2008, làm mất đi khoảng 5.300 tỉ USD giá trị cổ phiếu, giá dầu giảm 2,7% xuống 68,01 USD/ thùng do số người mất việc làm tại Mỹ tăng trở lại. Chỉ số S&P 500 giảm 3,9%, chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 2,2% sau khi giảm 35 điểm trong phiên trước, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm tiếp 2% như phiên trước. Khủng hoảng nợ châu Âu có tác động khá lớn tới TTCK Việt Nam do thuộc rất nhiều vào xuất khẩu với khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh đó, các nền kinh tế châu Á nói chung cũng phải đối mặt với khả năng giảm lượng hàng xuất khẩu vào Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn này. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến cho VN-Index tiếp tục giảm. Chỉ trong vòng 10 phiên giao dịch, VN-Index từ 550 xuống còn 480. Sụt giảm khá mạnh nên vào cuối tháng 5, VN-Index có một khoảng hồi phục nhẹ. Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, TTCK Việt Nam có xu hướng ổn định về chỉ số giá nhưng giao dịch khá ảm đạm, một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới. Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếm khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010. Vào cuối tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng giảm sau thông tin chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin với khoản nợ là 4,5 tỷ USD đẩy VN-Index giảm mạnh vào đầu tháng 8. Việc suy giảm của thị trường còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầu hết các mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài chính. Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy tại vùng 420-424. (viii) Giai đoạn từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11: Tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ. Sau một thời gian giảm khá mạnh hầu hết các mã cổ phiếu đã rơi về ngưỡng khá hấp dẫn, kết hợp với sự hỗ trợ từ thông tin về thông tư 13 sẽ được điều chỉnh và lãi suất cơ bản được giữ nguyên kiến cho thị trường tăng mạnh trở lại, với hầu hết các mã tăng trần. VN-Index tăng liền gần 50 điểm trong vòng 5 phiên liên tiếp. Sau đó, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có thông tin vĩ mô lạc quan nào hỗ trợ. Đồng thời ,với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826 cổ phiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ sung cả năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index. Giữa tháng 11, VN-Index giảm nhẹ do các nhà đầu tư đưa dòng tiền đã ra khỏi thị trường, tìm kiếm lợi nhuận ở kênh đầu tư khác như vàng, USD. Đây là thời điểm vàng và USD trên thị trường Việt Nam và thế giới đều biến động tăng khá mạnh. (ix) Giai đoạn từ cuối tháng 11/2010 đến cuối tháng 01/2011: giai đoạn chứng kiến sự tăng điểm khá mạnh trên cả 2 sàn. Sau một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào chứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao. Khởi đầu cho đợt tăng trưởng này là hai cổ phiếu AAA và VE9, sau 4 phiên trần liên tiếp dưới áp lực chốt lời đã không làm lung lay bên mua, khiến cho niềm tin nhà đầu tư tăng dần, tiếp đó là một loạt các cổ phiếu khác đã có quá trình giảm sâu, giảm mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của VN-Index đồng loạt tăng trần đã kích thích lòng tham của nhà đầu tư khiến cho dòng tiền vào mạnh. Các cổ phiếu chứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh từ 421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm. Tại thời điểm này thanh khoản của thị trường tăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên trên cả hai sàn. Từ tháng 02/2011 đến nay, TTCK liên tục giảm điểm một phần do tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại khi chính phủ hướng mục tiêu vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, một phần do hoạt động đầu tư có phần chững lại trong quý I. Đối với nguồn vốn FDI, tổng số vốn đăng ký tính trong quý I đạt 2,37 tỷ USD, giảm khoảng 33,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đăng ký mới là 2,037 tỷ USD và vốn đăng ký bổ sung đạt 334,1 triệu USD. Vietcombank Securities (2011), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán quý I/2011, tr.8 Ảnh hưởng của suy thoái tới khối lượng và giá trị giao dịch Về số lượng và giá trị giao dịch, có thể đánh giá từ năm 2009 – nay, TTCK Việt Nam có những dấu hiệu đáng kỳ vọng. Sau những đợt giảm liên tiếp cả về khối lượng và giá trị giao dịch trong năm 2008 và chạm đáy vào đầu năm 2009 (với tổng giá trị giao dịch quý I/2009 chỉ đạt 21 nghìn tỷ đồng trên cả hai sàn), TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh từ quý II năm 2009 – nay. Dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo dài đến đầu tháng 3 năm 2009, khiến cho bức tranh thị trường chứng khoán trở nên vô cùng ảm đạm. Toàn bộ các chỉ số thị trường trên thế giới đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào giai đoạn này. Cụ thể, tại Phố Wall, Dow Jones đã xuống 6.547,05 điểm, S&P 500 xuống 676,53 điểm và Nasdaq xuống 1.268,64 điểm - những mức này lần lượt giảm 25,4%, 25,1%, 19,55% so với cuối năm 2008. Tại châu Âu, tính đến ngày 9/3, cả ba chỉ số chính đều có mức giảm trên 20% so với cuối năm 2008, trong đó thị trường Đức đã giảm tới 23,24%. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm điểm phiên đầu tuần ngày 09/03 xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mất đi 21,47% giá trị cùng với số lượng và giá trị giao dịch ảm đạm tương tự xu hướng trên toàn cầu. Kể từ tháng 3 năm 2009, Chứng khoán toàn cầu đã hoàn toàn thay đổi trạng thái, xu thế và từng bước phục hồi trở lại trên hầu hết các thị trường Mỹ, EU, Hồng Không, Thượng Hải với mức tăng trên 20%. Riêng Nikkei ở Nhật đóng cửa với mức tăng khiêm tốn hơn, 19% do nền kinh tế Nhật hiện vẫn đang trong tình trạng giảm phát. Bảng 2.6 cho thấy, sau thời kỳ 2 năm khối lượng chứng khoán giao dịch trên 2 sàn tăng khoảng 11 lần (Quý IV/2010 so với Quý I/2009). Trong đó có hai giai đoạn khối lượng giao dịch giảm là Quý I và Quý III/2010 phản ánh diễn biến kinh tế Việt Nam và thế giới tương ứng là sự kiện khủng hoảng nợ Hy Lạp (lan sang khắp châu Âu) và Việt Nam cơ cấu lại tập đoàn Vinashin. Bảng 2.6: Thống kê quy mô giao dịch các sàn chứng khoán Việt Nam 2009 - 2010 Thị trường Thời gian Năm 2009 Năm 2010 Tổng cộng Bình quân Tổng cộng Khối lượng (CK) Giá trị (tỉ VND) Khối lượng (CK) Giá trị (tỉ VND) Khối lượng (CK) Giá trị (tỉ VND) HOSE Quý 1 656.618.841 14.000 41.474.105 1.812 2.405.498.070 105.135 Quý 2 2.741.920.687 89.047 54.835.447 1.930 3.399.797.688 119.695 Quý 3 3.229.785.231 141.044 42.889.963 1.189 2.745.597.641 76.112 Quý 4 3.774.369.312 178.367 84.186.335 1.854 5.556.298.093 122.403 HaSTC Quý 1 362.247.385 7.116 22.042.499 113 1.366.634.946 46.016 Quý 2 1.632.482.959 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới na.docx
Tài liệu liên quan