Luận văn Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG . viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3

2.1 Mục tiêu chung.3

2.2 Mục tiêu cụ thể.3

2.3 Câu hỏi nghiên cứu.3

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .3

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .3

3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu .3

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu: .3

3.2.3 Thời gian nghiên cứu: .4

4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .4

4.1 Công trình nƣớc ngoài.4

4.2 Công trình trong nƣớc.5

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.7

6. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI.9

6.1 Tính mới đề tài .9

6.2 Đóng góp đề tài.9

6.2.1 Về phương diện học thuật.9

6.2.2 Về phương diện thực tiễn.10

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
014 đạt 24,87 triệu đồng tăng 1,83 lần so với năm 2010. Tạo nên được tính hiệu tốt cho người dân, giúp họ có thêm nhiều động lực gắn bó với nghề nông [17]. Vì lúa là cây lương thực thiết yếu góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát 31 triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nên cây lúa được chọn là cây trồng chủ lực của Tỉnh “Thực hiện chủ trương giữ vững diện tích đất lúa (hạn chế chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp) nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” [17]. Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng rất được chú trọng, Tỉnh đã đầu tư 4.703 tỷ đồng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp cải tạo 109 km đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đặt biệt phát triển thêm 173 km đường ô tô ở ấp và liên ấp theo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp [16]. Diện tích đất nông nghiệp được khép kín chủ động tưới tiêu, bảo vệ sản xuất là 107.500 ha, tăng 7.500 ha so với năm 2010, chiếm 91% diện tích đất nông nghiệp (mục tiêu đến năm 2015 là 110.000 ha). Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,46% (mục tiêu 99,5%); tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 95% (mục tiêu 100%), 85% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt vượt 5% so với kế hoạch, trong đó có 50% hộ dân nông thôn sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung (mục tiêu 60%) [16]. 2.1.3 Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Dựa theo hướng dẫn của Cục trồng trọt, phòng Nghiệp vụ sở đã xây dựng tiêu chí xây dựng CĐL phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã, Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện tổ chức khảo sát, thẩm định địa điểm dự kiến xây dựng CĐL. Căn thứ theo quyết định số 246/QĐ.SNN&PTNT, ngày 19/9/2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc Thành lập Ban quản lý dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hoá và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011–2015”. Ngày 15/9/2011, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 1749/QĐ- UBND về việc phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hoá và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015” với 2 mục tiêu chung: 1. Xây dựng và củng cố hệ thống nhân giống lúa xác nhận của tỉnh để đảm bảo chỉ tiêu 80% diện tích sản xuất lúa trong tỉnh sử dụng giống cấp xác nhận; 32 2. Xây dựng các cánh đồng lớn sản xuất lúa ở Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2015 đạt diện tích từ 2.500–3.000 ha theo tiêu chí của Cục Trồng trọt [12]. Căn cứ Quyết định số 1749/QĐ-UBND, ngày 15/9/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Long. Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long (đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án) đã xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” hoạt động theo các mục tiêu: - Xây dựng cánh đồng lớn sản xuất theo hướng hiện đại bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng cao, gắn liền với liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ mang lại hiệu quả, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; - Hỗ trợ xây dựng hệ thống nhân giống lúa đạt chuẩn cho năng suất và chất lượng cao; - Tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như 100% diện tích lúa sử dụng các giống đã được cấp xác nhận và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP; - Xây dựng hạ tầng đồng ruộng, thực hiện cơ giới hóa; - Tổ chức chứng nhận VietGAP tiến tới xây dựng mối liên kết bốn nhà trong sản xuất [12]. Nội dung và quy mô hoạt động: - Xây dựng và củng cố hệ thống nhân lúa giống xác nhận; - Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống; - Hỗ trợ chi phí sản xuất lúa giống và thu hồi vào cuối vụ; - Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; - Hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất; - Xây dựng cơ bản hạ tầng đồng ruộng [12]. 2.1.4 Giới thiệu về ngành hàng gạo 2.1.4.1 Giống và chủng loại Với nền văn minh lúa nước, cho nên từ thời các Vua Hùng việc trồng lúa ở nước ta đã rất được chú trọng, cùng với lịch sử hình thành đất nước, cây lúa cũng đã trải qua bao nhiêu thời kỳ cải tạo, lai tạo giống lúa mới cho phù hợp với điều kiện 33 môi trường, khí hậu thông qua kinh nghiệm trồng trọt của con người. Những giống lúa được chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau, theo đặt điểm của tự nhiên, khí hậu của từng vùng, quan trọng nhất là theo yêu cầu của thị trường. Qua kết quả đánh giá giống từ chương trình khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2008-2009 ở ĐBSCL, Viện lúa ĐBSCL xác định các giống tốt có thể đưa vào cơ cấu giống gồm: - Giống lúa cũ AS996, OM2395, OMCS2000, OM576, MTL384, VN95-20, HD1, chịu được bệnh vàng lùn - Giống lúa mới OM4218, OM4101, OM5451, OM5490, OM5976, OM6377, OM6700, OM5472, OM6071, OM3960, OM6561, OM6297, OM5981, OM4059, OM3315, OM4088, OM5628, OM7926, OM6677, OM5464, OM6072, OM6162, MTL500, HD4, NV2, có khả năng chống chịu được rầy nâu, đạo ôn, vàng lùng, năng suất cao. - Giống lúa triển vọng OM6162, MTL449, OM4900, OMCS2000, OM4218, vừa có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng bệnh tốt - Giống lúa đặt sản OM3536, ST5, Jasmine 85, thơm nhẹ, chịu được bệnh vàng lùn Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCL năm 2013, thuộc đề tài: “Tuyển chọn giống lúa chống chịu mặn thích nghi vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long - Giống lúa OM9921, OM9916 và OM9915 có ưu điểm chịu được độ mặn từ 3-4 phần ngàn, khả năng nhảy chồi tốt, tỉ lệ cháy lá do mặn thấp từ 10-20%, tỉ lệ nhiễm sâu bệnh nhẹ đã được nghiên cứu thành công, để đưa vào trồng ở những vùng chịu mặn 2.1.4.2 Những giống lúa được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Cánh đồng lớn trên địa bàn nghiên cứu trồng chủ yếu giống lúa chất lượng cao: OM6976, OM4900, OM5451, OM7347. 34 Giống lúa OM6976 (gạo 6976) Được lai tạo lai tạo từ tổ hợp lai IR68144/OM997//OM2718///OM2868 do Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện lúa ĐBSCL thực hiện. OM6976 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 95-97 ngày đối với lúa sạ, và 100-105 ngày khi cấy, chiều cao cây từ 100-110 cm. Là giống lúa giàu chất dinh dưỡng, có năng suất cao có thể đạt 9 tấn/ha, chất lượng cao, hạt gạo trắng, có khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, ít bệnh vàng lùng, lùng xoắn lá, chịu mặn, chịu phèn khá tốt, khả năng đẻ nhánh khỏe, trồng được cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, thích nghi với điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng ĐBSCL. Đặt biệt là hàm lượng dinh dưỡng sắt khá cao (đạt từ 6- 8mg/kg), góp phần giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến thiếu sắt. Với những ưu điểm trên, Giống lúa OM6976 đã nhận được giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam năm 2012. Giống lúa OM4900 (gạo 4900, thơm nhẹ) Được lai tạo từ C53/Jasmine 85//Jasmine 85, do Bộ môn Di truyền học học thuộc Viện lúa ĐBSCL thực hiện. OM4900 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 95-100 ngày đối với lúa sạ, và 100-105 ngày khi cấy, chiều cao cây từ 100-114 cm. Là giống lúa có mùi thơm nhẹ, năng suất đạt từ 6-8 tấn/ha, chất lượng cao, có khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, tỷ lệ nhiễm bệnh như siêu vi trùng lùn lúa cỏ thấp hơn, chống chịu mặn, khả năng đẻ nhánh tốt, hạt gạo đẹp, cơm dẻo, trồng được cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, thích nghi với điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng Hình 2.2: Giống lúa OM 6969 Nguồn: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 35 ĐBSCL. Giống lúa OM4900 đã nhận được giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam năm 2012. Giống lúa OM5451 (gạo 5451) Được lai tạo lai tạo từ Jasmine 85/OM2490, OM5451 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 90-95 ngày đối với lúa sạ, và 100-105 ngày khi cấy, chiều cao cây từ 100-110 cm. Là giống lúa triển vọng được trồng nhiều trong những năm gần đây, với chất lượng cao, năng suất cao, ổn định đạt từ 5-8 tấn/ha, có khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, khả năng đẻ nhánh tốt, bông đóng hạt dầy, ít lép, hạt gạo dài, đẹp thon, ít bạc bụng, cơm mềm, trồng được cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, thích nghi với điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng ĐBSCL. Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đặt cách là giống quốc gia năm 2011. Giống lúa OM7347 (gạo 7347) Được lai tạo từ KhaoDawMali/BL//BL, OM7347 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 95-100 ngày đối với lúa sạ, và 100-105 ngày khi cấy, chiều cao cây từ Hình 2.3: Giống lúa OM 4900 Nguồn: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long Hình 2.4: Giống lúa OM 5451 Nguồn: Tác giả OM 5451 36 100-105 cm. Là giống lúa được trồng nhiều trong những năm gần đây đặt biệt là ở Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, trà Vinh, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao, ổn định đạt từ 5-8,5 tấn/ha, có khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, kháng bạc lá, khả năng đẻ nhánh tốt, bông đóng hạt dầy, hạt gạo dài, ít bạc bụng, gạo dẻo, thơm, phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, chịu khô hạn. 2.1.4.3 Diện tích Để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh múm, mang tính tự phát, sử dụng những giống lúa không đạt chất lượng, phương thức sản xuất lạc hậu, kéo theo kết quả sản lượng thấp, chất lượng không cao, tốn nhiều chi phí cho sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, vận chuyển, lưu kho, giá cả bấp bênh. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tổ chức sản xuất lúa theo hướng hiện đại và an toàn từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm do Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì. phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hoá và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015”. Để thực hiện mô hình diện tích đất sản xuất phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn chỉnh, việc tưới tiêu và thoát nước phải thuận lợi, an toàn. Có vị trí địa lý thuận tiện trong việc sản xuất và thu mua. Tuy nhiên, để tạo điều kiện xây dựng mô hình CĐL cho những vùng sản xuất khó khăn, cần tiến hành từng bước xây dự cơ sở hạ tầng cho phù hợp. Sau ba năm vận động nông dân tự nguyện tham gia thực hiện dự án “Cánh đồng lớn” tổng diện tích CĐL đã đạt được 3.162.86 ha. 37 Bảng 2.1: Địa điểm, diện tích các CĐL của dự án Số TT TÊN CÁNH ĐỒNG Diện tích CĐM (ha) Tổng diện tích (ha) Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba 1 Xã Hòa Phú, Xã Long An, Long Hồ 100 100 396,4 596,4 2 Xã Tân Long, Mang Thít 99,63 208,73 190 498,36 3 Xã Tân An Luông, Vũng Liêm 113 98,90 238 449,9 4 Xã Mỹ Lộc, Tam Bình 104,85 196,90 323.25 625 5 Xã Xuân Hiệp, Trà Ôn 96,47 110 167,53 374 6 Xã Đông Thạnh, Bình Minh 105,23 139,15 64,82 309,2 7 Xã Mỹ Thuận, Bình Tân 91 119 100 310 TỔNG CỘNG 710,18 972,68 1.480 3.162,86 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm thứ 3 của dự án ( 2013-2014) Tổng diện tích CĐL được xây dựng duy trì và tăng hàng năm, tổng diện tích năm đầu tiên là 710,18 ha đến năm thứ ba đã đạt được con số đáng kể 3.162,86 ha, tăng 150,6% so với dự kiến 2100 ha vào năm thứ ba (phân kỳ dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” hàng năm mở rộng 700 ha), ước tính đến cuối năm 2015 tổng diện tích CĐL sẽ đạt là 5.442 ha. Để tiếp tục duy trì và phát triển dự án CĐL, Sở Nông nghiệp & PTNT đã lập kế hoạch “ Xây dựng cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020”. Tiến tới mục tiêu xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng cao, gắn liền với liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ mang lại hiệu quả, góp phần thực hiện thành công Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án số 03-ĐA/Tu ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Long và Quyết định số 1613/QĐ-UBND, ngày 03/10/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh về việc phê duyệ quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tổng diện tích trồng lúa của CĐL đạt 20.050 ha. [12] 38 2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH HÀNG GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.2.1 Tổ chức sản xuất Sau khi phối hợp cùng UBND xã, phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, tiến hành khảo sát các địa điểm đủ điều kiện để đầu tư vào sản xuất CĐL theo dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu”. Ban quản lý dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” cùng với chính quyền địa phương vận động nông dân tự nguyện đăng ký tham gia dự án. Mỗi CĐL đều cử đại diện nông dân, thành lập các tổ hợp sản xuất, và có tổ cán bộ kỹ thuật được phân công phụ trách theo dõi, hướng dẫn tổ chức sản xuất theo quy trình chung. Số hộ dân tham gia CĐL qua ba năm thực hiện đạt 5.575 hộ dân tham gia tại tám cánh đồng của bảy huyện, thị (Long Hồ có hai cánh đồng), với diện tích đất trung bình của mỗi người dân trong cánh đồng mẫu là 0.57 ha. Trong đó chủ yếu trồng các giống lúa cấp xác nhận đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT, việc sản xuất lúa trên CĐL được chia làm hai loại: sản xuất lúa giống có cấp xác nhận, và sản xuất lúa hàng hóa chất lượng và năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đạt mục tiêu xuất khẩu. Bảng 2.2: Số hộ dân tham gia CĐL TT Huyện Số hộ dân tham gia CĐL (hộ) Tổng cộng (hộ) Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 Bình Tân 104 67 214 385 2 Bình Minh 102 163 75 340 3 Long Hồ 121 164 609 894 4 Mang Thít 155 350 313 818 5 Tam Bình 154 325 872 1.351 6 Vũng Liêm 200 250 821 1.271 7 Trà Ôn 176 188 152 516 Tổng cộng 1.012 1.507 3.056 5.575 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm thứ 3 của dự án ( 2013-2014) Dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” đã vận động và thành lập được 116 tổ hợp tác sản xuất và 6 tổ dịch vụ, trong đó có xã Tân Long đã thành lập được hợp 39 tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cung ứng giống xác nhận cho các cánh đồng mẫu, xã Mỹ Lộc đã thành lập và đưa vào hoạt động tổ dịch vụ với bốn đội (cày, ải, cấy, phun thuốc và thu hoạch). Bảng 2.3: Số tổ hợp tác và tổ dịch vụ TT Huyện Số hộ tham gia Số tổ hợp tác Số tổ dịch vụ 1 Bình Tân 385 10 1 2 Bình Minh 340 5 - 3 Long An -Long Hồ 597 16 1 4 Hòa Phú - Long Hồ 297 7 5 Mang Thít 818 23 1 6 Tam Bình 1.351 22 2 7 Vũng Liêm 1.271 17 1 8 Trà Ôn 516 16 - Toàn tỉnh 5.575 116 6 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm thứ 3 của dự án ( 2013-2014) Dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” tổ chức tập huấn cho các tổ trưởng, tổ phó tổ hợp tác sản xuất, Ban chủ nhiệm nội dung tập huấn bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức và hoạt động, phương thức tổ chức liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cho tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã. Đồng thời, những hộ nông dân tham gia sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu đều được tham gia những lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa, do Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Bảo vệ Thực vật hướng dẫn, cấp phát cho nông dân sổ tay để ghi chép nhật ký sản xuất lúa theo VietGAP. Qua đó, kết quả sau ba năm tham gia CĐL nông dân đã được trang bị những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất như: tầm quan trọng của việc sử dụng giống lúa có xác nhận, phương pháp xạ hàng, sạ thưa, đã góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng giống sử dụng, giảm 40 chi phí sản xuất, an toàn thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Bảng 2.4: Số lần tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất lúa TT HUYỆN Số lớp tập huấn thực hiện (3 ngày/lớp) Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 Bình Tân 4 2 4 13 2 Bình Minh 4 4 4 15 3 Long Hồ 7 6 18 31 4 Mang Thít 7 10 10 27 5 Tam Bình 6 11 14 29 6 Vũng Liêm 7 4 19 27 7 Trà Ôn 7 5 8 19 TỔNG CỘNG 42 42 77 161 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm thứ 3 của dự án ( 2013-2014) 2.2.2 Hỗ trợ cung ứng lúa giống xác nhận 2.2.2.1 Trường hợp hỗ trợ không thu hồi vốn Với mục tiêu định hướng cho nông dân trong CĐL chỉ sử dụng từ một đến hai giống lúa xác nhận với định mức 100kg/ha, do Trung tâm Giống Nông nghiệp Vĩnh Long cung cấp. Vào vụ Đông Xuân, nông dân được hỗ trợ 50% chi phí mua lúa giống cấp xác nhận không thu hồi với mức hỗ trợ cụ thể là 6.000 đồng/kg lúa giống, và thời gian hỗ trợ của dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” là năm năm. 50% lượng lúa giống còn lại nông dân sẽ đăng ký thêm cho trung tâm Giống Nông nghiệp Vĩnh Long cung cấp. Giống lúa được sử dụng ở vụ Đông Xuân 2013-2014: OM 6976 (48,21%), OM 4900 (tỷ lệ 21,67%), OM 5451 (tỷ lệ 18,45%), OM 7347 (tỷ lệ 11,67%) Lúa giống phục vụ sản xuất trên CĐL do Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long cung cấp, phần lớn được Trung tâm thu mua lúa tươi từ các cơ sở sản xuất lúa giống từ các hộ sản xuất lúa giống đạt chuẩn trên CĐL, sau khi được Trung tâm phơi sấy, tách hạt, kiểm định, kiểm định, đạt tiêu chuẩn lúa giống cấp xác nhận của 41 nhà nước. Nguồn lúa giống thu mua trong Tỉnh đạt 60% phục vụ cung cấp lúa giống trong sản xuất, 40% còn lại được ngoài tỉnh cung cấp. 2.2.2.2 Trường hợp hỗ trợ chi phí có thu hồi vốn cho các hộ sản xuất lúa giống xác nhận Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc sản xuất lúa giống, góp phần vào hệ thống nhân lúa giống cấp xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng cho Tỉnh. Hộ nông dân sản xuất lúa giống được hỗ trợ chi phí có thu hồi vốn vào cuối vụ giành cho các hộ sản xuất lúa giống xác nhận, được thực hiện theo Quyết định số 325/QĐ.SNN&PTNT ký vào ngày 16/12/2011, về việc thực hiện hỗ trợ chi phí sản xuất lúa giống cấp xác nhận có thu hồi vốn, với định mức hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất lúa giống cấp xác nhận 2,5 triệu/ha, bao gồm các chi phí mua lúa giống nguyên chủng chi phí khử lẫn, sàng lọc hạt giống để sản xuất lúa giống xác nhận. Nông dân tham gia được tập huấn chuyển giao kỹ thuật do Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm giống Nông nghiệp Vĩnh Long, phối hợp cùng Viện lúa ĐBSCL thực hiện, với các nội dung: phương pháp sản xuất lúa giống xác nhận, các tiêu chuẩn chất lượng về lúa giống, kinh doanh giống lúa và kỹ thuật kiểm định, kiểm nghiệm lúa giống. Trong ba năm đã tập huấn được 14 lớp với 871 hộ tham gia tập huấn trên 1.341 hộ sản xuất lúa giống, đạt tỷ lệ 64,95%. Có sáu huyện trong Tỉnh đăng ký tham gia, riêng huyện Bình Tân không tham gia mượn vốn vì cơ sở sản xuất không có nhu cầu. Năm thứ 3 của dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu”, diện tích và số hộ tham gia vay mượn vốn để sản xuất lúa giống cấp xác nhận giảm, do một số hộ chưa đảm bảo theo tiêu chí hỗ trợ đã đề ra như không cung cấp được thông tin nguồn gốc lúa giống nguyên chủng, sạ lúa không theo quy định, hạt lúa giống được sản xuất từ vụ trước không được phơi sấy đúng kỹ thuật. Ngoài ra một số hộ không tham gia vì giá vốn vay còn thấp so với giá nguyên vật liệu trên thị trường đang tăng cao, chưa thu hút nhiều nông dân tham gia. Số hộ nông dân và diện tích nhận hỗ trợ sản xuất lúa giống cấp xác nhận có thu hồi vốn trong ba năm qua được thể hiện trong bảng 2.5. 42 Bảng 2.5: Số Hộ và diện tích nhận hỗ trợ sản xuất lúa giống xác nhận có thu hồi vốn. Số T T HUYỆN Năm 1 Năm 2 Năm 3 Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Số hộ Diện tích(ha) Số hộ Diện tích(ha) Số hộ Diện tích(ha) Số hộ Diện tích(ha) Số hộ Diện tích(ha) 1 Trà Ôn 461 305,11 434 397,30 401 374,00 187 250,9 187 250,9 2 Tam Bình 235 164 340 290,41 341 308,90 260 272,9 279 292,9 3 Vũng Liêm 123 102,13 131 130,90 130 134,50 95 107,2 120 125,3 4 Bình Minh 17 17,3 34 51,40 34 55,40 31 49,8 31 49,8 5 Long Hồ 3 7 10 16,70 8 11,70 4 27,4 4 27,4 6 Mang Thít 12 19,6 7 16,00 7 16,00 8 16,4 8 16,4 Tổng cộng 851 615,14 956 902,71 921 900,5 585 724,6 629 762,7 Kinh phí (triệu đồng) 1.537,85 2.256,775 2.251,25 1.811,5 1.906,75 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm thứ 3 của dự án ( 2013-2014) 2.2.3 Hỗ trợ đầu tƣ cơ giới hóa phục vụ sản xuất Để giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuê phương tiện từ bên ngoài, đáp ứng phục vụ sản xuất kiệp mùa vụ, giảm chi phí thuê nhân công lao động, hạn chế thất thoát lúa sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất. Sở Nông nghiệp & PTNN Vĩnh Long thành lập hội đồng xét duyệt hồ sơ có nhu cầu tự nguyện đăng ký được hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất, dựa theo tiêu chí hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất trên CĐL, tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký được hỗ trợ theo tinh thần công khai, minh bạch, đúng tiêu chí. Hội đồng thẩm định bao gồm Sở Nông nghiệp & PTNN, Ban quản lý dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu”, phòng Nông nghiệp các huyện, Ủy ban Nhân dân xã, đại diện nông dân vùng dự án có nhu cầu. Chủng loại máy nông nghiệp được dự án dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” hỗ trợ: máy cuộn rơm, máy phun thuốc, máy cấy, máy cày, máy xới, máy xới tay, 43 máy bơm nước, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, máy vận chuyển lúa, máy trục, đầu máy trục, băng tải, đường điện, máy sàng lọc hạt giống, Môtơ. 2.2.4 Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại CĐL trực tiếp nhận hỗ trợ lúa giống trong 3 năm triển khai dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” Trong ba năm triển khai dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu”, việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân đã góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi nhận thức cũng như tập quán lỗi thời trong sản xuất, làm tăng năng suất và tăng giá trị hạt gạo theo hướng thâm canh, an toàn, vệ sinh, thân thiện với môi trường. Năm đầu dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” chỉ có 81,3% nông dân tham gia sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuất cho đến nay 100% nông dân tham gia dự án đã sử dụng giống lúa xác nhận. Lượng lúa giống được sử dụng ngày càng được giảm đi: năm thứ nhất sử dụng 116 kg/ha, năm thứ ba chỉ còn sử dụng 106 kg/ha và đang tiến tới chỉ tiêu của do Cục trồng trọt ban hành là mật độ sạ trung bình từ 80kg/ha-100kg/ha. Về áp dụng phương pháp xạ hàng xạ thưa đạt 63,5% so với năm đầu chỉ đạt 15,8%, 100% các hộ tham gia sản xuất trên CĐL áp dụng phương pháp 3 giảm, 3 tăng, xuống giống theo lịch thời vụ, và sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Tuy nhiên chỉ có 81,4% nông dân có sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo VietGAP là do chưa quen với cách ghi chép, và một bộ phận nông dân không biết chữ. 2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.3.1 Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng lớn Qua nghiên cứu và khảo sát đặt điểm hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng theo một dây chuyền cung ứng - sản xuất - phân phối, mô hình chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thể hiện qua sơ đồ chuỗi cung ứng ở hình 2.6 như sau. 44 Người tiêu dùng Doanh Nghiệp liên kết tiêu thụ Doanh nghiệp, người bán sỉ Siêu thị, người bán lẻ Trung tâm giống Nông nghiệp Vĩnh Long Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long Bảy huyện trong tỉnh Ấp, xã trong huyện V ận đ ộ n g n ô n g d ân Nông dân 7% 20% 73% Xuất khẩu Thương lái Nhà máy xay xát Nhà máy lau bóng Nguồn: Nghiên cứu và khảo sát của tác giả, 2015 Hình 2.6: Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 45 2.3.2 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng lớn 2.3.2.1 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng lớn Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tuy có liên kết hợp tác với nhau, nhưng chưa được thể hiện rõ nét, giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thực sự có sự gắn kết hợp tác để có được một chuỗi cung ứng đạt hiệu quả tối ưu, bền vững, có khả năng tạo một vị thế phát triển bền vững, ổn định. - Nhà cung cấp: Trung tâm giống Nông nghiệp Vĩnh Long cung cấp lúa giống cho các nông hộ trồng lúa trên CĐL. Lượng lúa giống được cung ứng cho CĐL đã được Trung tâm giống Nông nghiệp Vĩnh Long mua giống xác nhận tươi từ các câu lạc bộ, các tổ chức sản xuất có kiểm định. Sau khi được phơi sấy, tách hạt, kiểm định, kiểm nghiệm về chất lượng xem có đạt theo yêu cầu về giống lúa cấp xác nhận đạt chất lượng theo quy định của nhà nước. Lúa giống cung cấp cho nông dân trồng lúa trên CĐL thuộc địa bàn nghiên cứu trồng chủ yếu bốn giống lúa chất lượng cao: OM6976, OM4900, OM5451, OM7347, có đặt điểm thời gian sinh trưởng ngắn khoảng từ 95-105 ngày, năng suất cao đạt trung bình từ 6-8 tấn /ha, chất lượng cao, hạt gạo trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra những giống lúa này thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng ĐBSCL, đặt biệt là khả năng kháng bệnh, chịu phèn, chịu hạn khá tốt. - Nhà sản xuất: Nông dân trồng lúa, diện tích đất trung bình của nông dân trong CĐL là 0.57 ha, Nông dân tự nguyện tham gia. Trong quá trình sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_tich_chuoi_cung_ung_nganh_hang_gao_truong_hop.pdf
Tài liệu liên quan