Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

1.2.1. Mục tiêu chung.2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2

1.3.1. Không gian.2

1.3.2. Thời gian .2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .3

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.3

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.5

2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh .5

2.1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo mô hình

CAMEL .6

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .11

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .11

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU

VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.14

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.14

3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.15

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC .16

3.3.1. Giám đốc .17

3.3.2. Phó Giám đốc .18

3.3.3. Phòng hành chính nhân sự.18

3.3.4. Phòng tín dụng.18

3.3.5. Phòng dịch vụ khách hàng.18

3.3.6. Phòng thanh toán quốc tế .19

3.3.7. Phòng ngân quỹ.19- viii -

3.3.8. Phòng kinh doanh tổng hợp.20

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

THEO MÔ HÌNH CAMEL .21

4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006

– 2008 .21

4.1.1. Vốn – Capital (C) .21

4.1.2. Chất lượng tài sản có – Asset quality (A) .28

4.1.3. Năng lực quản lý – Management ability (M) .38

4.1.4. Khả năng sinh lời - Earning (E) .42

4.1.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) .49

4.2. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG .50

4.2.1. Ưu điểm.50

4.2.2. Hạn chế.51

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CHO NGÂN HÀNG.54

5.1. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN.54

5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG .56

5.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ.58

5.4. BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP.60

5.5. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ.61

5.6. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THANH KHOẢN .62

5.7. BIỆN PHÁP KHÁC.63

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.65

6.1. KẾT LUẬN.65

6.2. KIẾN NGHỊ .66

6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan pháp luật.66

6.2.2. Đối với Hội sở chính ngân hàng.66

6.2.3. Đối với EIBCT .67

TÀI LIỆU THAM KHẢO .68- ix -

DANH MỤC BIỂU BẢNG

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H: Đường Lệ Dung Năm 2007 5,08% 94,92% TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn Năm 2006 77,24% 22,76% Hình 2: CƠ CẤU TIỀN GỬI THANH TOÁN TẠI EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 Năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn là 101.283 triệu đồng, với tốc độ tăng 221,60% loại tiền gửi này đạt 325.724 triệu đồng ở năm 2007, nâng mức tỷ trọng từ 77,24% lên thành 94,92% trong tổng tiền gửi thanh toán. Tuy chỉ đạt 87,61% so với tổng tiền gửi thanh toán trong năm 2008 nhưng tiền gửi không kỳ hạn vẫn cao hơn so với loại có kỳ hạn. Do tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp gởi vào nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong kinh doanh và không vì mục đích sinh lời nên đa số doanh nghiệp chọn loại không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm: Đứng vị trí thứ nhất trong tổng vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm với tỷ trọng lần lượt qua các năm là 58,90%; 63,02% và 62,27%. So với năm 2006, tiền gửi tiết kiệm năm 2007 tăng 375.125 triệu đồng tương ứng với 177,60%. Trong năm 2006 EIBCT điều chỉnh lãi suất huy động tiền VNĐ với mức tăng từ 0,01% đến 0,03%/tháng so với biểu lãi suất cũ và để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng, mang lại cho khách hàng những tiện ích thiết thực nhất, EIBCT đã đa dạng hóa các loại kỳ hạn gởi, cụ thể là kỳ hạn 1 tuần 0,3%, 2 tuần 0,4%, và 3 tuần 0,45% do đó thu hút được lượng lớn khách hàng. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ EIBCT cũng điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,25% đến 0,6% cho từng kỳ hạn so với lãi suất huy động trước đó. Thêm vào đó EIBCT còn triển khai nhiều chương trình khuyến mại như: “Vui World Cup đoạt cúp vàng cùng Eximbank” áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm VNĐ và USD, chương trình “Gửi tiết kiệm và du xuân cùng Eximbank” được triển khai từ ngày 26/12/2005 đến hết ngày 14/2/2006. Đây là sự nỗ lực của ngân hàng trong việc gia tăng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Trong năm 2007, EIBCT tăng lãi suất huy Năm 2008 87,61% 12,39%Phân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 27 SVTH: Đường Lệ Dung động USD với biên độ tăng từ 0,02% - 0,1% so với biểu lãi suất cũ. Cụ thể, lãi suất huy động USD sau khi tăng đối với loại kỳ hạn 1 tháng là 4,40%/năm; 3 tháng là 5%/năm; 6 tháng là 5,15%/năm; 9 tháng là 5,18%/năm; 10 tháng là 5,19%/năm. Với mức lãi suất này, EIBCT là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động ngoại tệ cao nhất năm 2007, hấp dẫn các cá nhân có nhiều ngoại tệ gửi vào ngân hàng. Nhưng tốc độ tăng này không được duy trì đến năm sau, do đó năm 2008 tiền gửi tiết kiệm chỉ tăng 171.990 triệu đồng, về số tương đối là 29,33% so với năm 2007. Trong năm này EIBCT cũng tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng: chương trình gửi tiết kiệm vàng hưởng lãi suất bậc thang theo số dư; chương trình tiết kiệm dự thưởng “Vui hè nhộn nhịp, du lịch rộn ràng” từ ngày 05/05/2008 đến hết 02/08/2008; sản phẩm “Tiết kiệm qua đêm 24h” áp dụng từ 14/05/2008; sản phẩm Tiền gửi “Call” 48 giờ áp dụng từ 23/05/2008; “Tiền gửi lãi suất theo thời gian thực gửi” áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm VNĐ 12 tháng từ ngày 01/07/2008; chương trình khuyến mãi “Tặng Thẻ V-TOP với giá trị mua sắm lên đến 40 triệu đồng cho khách hàng gửi VNĐ” áp dụng từ ngày 10/11/2008; chương trình khuyến mãi “Gửi USD - nhận ngay quà tặng” áp dụng từ 20/11/2008. Bên cạnh các ngân hàng khác trong và ngoài nước, thị trường chứng khoán ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân cư nên công tác huy động vốn của ngân hàng gặp không ít trở ngại. Ngược lại với cơ cấu của tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, qua ba năm cũng tăng dần với giá trị là 210.038 triệu đồng năm 2006, 581.803 triệu đồng năm 2007 và 757.549 triệu đồng năm 2008. Do đây là loại tiền gửi tiết kiệm của cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi nên đa số khách hàng chọn loại có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn so với loại tiền gửi không kỳ hạn. Về phía ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định nên có thể tận dụng tối đa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận, do đó ngân hàng đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm tiện ích thu hút nhiều khách hàng. Phát hành giấy tờ có giá: giấy tờ có giá tại EIBCT tăng giảm không ổn định, năm 2006 là 12.672 triệu đồng chiếm 3,53%, năm 2007 là 765 triệu đồngPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 28 SVTH: Đường Lệ Dung tương ứng với 0,08% và 100.902 triệu đồng chiếm 8,29% năm 2008. Do tính chất của các loại giấy tờ có giá là thường có lãi suất cao nhưng kỳ hạn dài và chỉ được rút tiền khi đáo hạn nên người dân ít đầu tư mà thay vào đó họ gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hơn vừa an toàn vừa thu được lợi nhuận nhanh hơn so với giấy tờ có giá. Tóm lại, công tác huy động vốn của ngân hàng trong ba năm qua là tương đối tốt, nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu vào tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là một lợi thế cho ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, tuy nhiên vấn đề đặt ra là ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó phù hợp để vừa đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng vừa có khả năng hoàn trả đúng hạn cho khách hàng khi đến hạn thanh toán. 4.1.2. Chất lượng tài sản có – Asset quality (A) 4.1.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Việc quản trị tốt tài sản Có giúp ngân hàng tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, đảm bào sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản và hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.Phân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 29 SVTH: Đường Lệ Dung 29 SVTH: Đường Lệ Dung Bảng 3: CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tiền và kim loại quý 9.890 1,92 82.953 7,45 35.465 2,77 73.063 738,76 -47.488 -57,25 Tiền gửi tại NHNN 1.540 0,30 10.385 0,93 1.194 0,09 8.845 574,35 -9.191 -88,50 Tiền gửi và cho vay TCTD khác 7.275 1,41 2.605 0,23 764 0,06 -4.670 -64,19 -1.841 -70,67 Các công cụ tài chính phái sinh 0 0,00 17 0,00 2.264 0,18 17 - 2.247 13.217,65 Cho vay khách hàng 489.585 94,96 984.103 88,36 1.079.832 84,42 494.518 101,01 95.729 9,73 Tài sản cố định 3.634 0,70 5.891 0,53 23.506 1,84 2.257 62,11 17.615 299,02 Tài sản có khác 3.638 0,71 27.755 2,49 136.022 10,63 24.117 662,92 108.267 390,08 Tổng tài sản 515.562 100,00 1.113.709 100,00 1.279.047 100,00 598.147 116,02 165.338 14,85 - Tài sản sinh lời 496.860 96,37 986.725 88,60 1.082.860 84,66 489.865 98,59 96.135 9,74 - Tài sản không sinh lời 18.702 3,63 126.984 11,40 196.187 15,34 108.282 578,99 69.203 54,50 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của EIBCTPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 30 SVTH: Đường Lệ Dung 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TS không sinh lời TS sinh lời Tổng tài sản Hình 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CÓ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rất rõ tổng tài sản của EIBCT ngày càng tăng. Ở năm 2006 tổng tài sản đạt 515.562 triệu đồng và với tốc độ tăng hơn 2 lần tài sản của ngân hàng đạt 1.113.709 triệu đồng năm 2007 và đến năm 2008 đạt 1.279.047 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tổng tài sản cũng tăng lên tương ứng. So với năm 2006 thì tổng tài sản năm 2007 tăng lên 598.147 triệu đồng tức tăng 116,02%, năm 2008 cũng tăng lên 165.338 triệu đồng hay về mặt tỷ lệ là 14,85%. Trong tổng tài sản mà ngân hàng đạt được cần phải xem xét tỷ trọng của hai thành phần chính đó là tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Theo bảng số liệu trên, tỷ trọng nhóm tài sản sinh lời có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như trong năm 2006 tài sản sinh lời đạt 496.860 triệu đồng chiếm 96,37% trong tổng tài sản thì đến năm 2007 giảm còn 88,60% và 84,66% trong năm 2008. Nguyên nhân là do tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác năm 2007 giảm 4.670 triệu đồng tương đương với 64,19% so với năm 2006 và đến năm 2008 khoản mục này vẫn tiếp tục giảm 1.841 triệu đồng tương tứng với 70,67% so với năm 2007. Thêm vào đó cho vay khách hàng nhìn chung có tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 là 9,37% không cao bằng so với giai đoạn trước đó là 101,01%. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản sinh lời nên sự thay đổi của chúng cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tài sản sinh lời. Tuy nhiên mức độ giảm xuống là không đáng kể và tỷ trọng của tàiPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 31 SVTH: Đường Lệ Dung sản sinh lời vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản Có. Qua đây có thể thấy phần vốn ngân hàng đem đầu tư kinh doanh là khá lớn do đó việc phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Phần giảm bớt đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời đã được chuyển sang nhóm tài sản còn lại là nhóm không sinh lời. Nhóm tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các tài sản cố định được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro. Với 18.702 triệu đồng năm 2006 tài sản không sinh lời đã tăng 108.282 triệu đồng tức 578,99% và đạt được trị giá là 126.984 triệu đồng vào năm 2007. Tiếp tục đà tăng trưởng này tài sản không sinh lời năm 2008 đạt 196.187 triệu đồng tăng 69.203 triệu đồng hay 54,50% so với năm 2007. Sự tăng trưởng về tỷ trọng của tài sản không sinh lời làm giảm thu nhập của EIBCT nhưng có thể phòng tránh rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Đây là một sự đánh đổi giữa lợi nhuận và thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động của ngân hàng biến động theo hướng chưa tốt vì sự giảm sút của tài sản sinh lời làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của ngân hàng, hơn nữa đây có thể là biểu hiện của những khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong kinh doanh do phải chịu áp lực lớn về thanh khoản hoặc ngân hàng không có đủ khả năng tìm kiếm những khách hàng có uy tín và những cơ hội tốt. 4.1.2.2. Phân tích tình hình tín dụng Khi đánh giá chất lượng tài sản Có chủ yếu tập trung vào đánh giá về tài sản sinh lời bởi đây là nhóm tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và đây cũng là loại tài sản chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong nhóm tài sản sinh lời cho vay và đầu tư là hai khoản mục chủ yếu. Đối với EIBCT đầu tư vào chứng khoán hay các hính thức khác hầu như là không có nên phân tích tài sản sinh lời lúc này là phân tích khoản mục cho vay. Chất lượng tín dụng của những khoản cho vay này sẽ quyết định phần lớn chất lượng của tài sản Có của ngân hàng. ¯ Tình hình dư nợ Dư nợ tín dụng là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đề cập đến hoạt động tín dụng. Đối với những ngân hàng có mức dư nợ cao thì quy mô hoạt động rộng và nguồn vốn mạnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng EIBCT cấp tín dụng dưới nhiều hình thức và thời hạn khác nhau.Phân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 32 SVTH: Đường Lệ Dung Qua ba năm tình hình dư nợ tín dụng của EIBCT có nhũng biến đổi nhất định được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: DƯ NỢ CHO VAY CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 410.853 83,27 859.922 86,74 964.263 88,01 449.069 109,30 104.341 12,13 Trung dài hạn 82.532 16,73 131.498 13,26 131.376 11,99 48.966 59,33 -122 -0,09 Tổng dư nợ 493.385 100,00 991.420 100,00 1.095.639 100,00 498.035 100,94 104.219 10,51 Nguồn: Phòng tín dụng EIBCT Năm 2006 tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 493.385 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợ tăng 100,94% so với năm 2006 và đạt 991.420 triệu đồng. Có được kết quả này là do ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Bên cạnh đó tháng 10/2006 ngân hàng EIB đã kết thúc giai đoạn chấn chỉnh củng cố theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đây là một mốc quan trọng đối với ngân hàng mở ra giai đoạn tăng tốc phát triển. Vì vậy không chỉ vốn huy động tăng mà dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay đối với các ngành kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng như ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thương mại du lịch. Đến năm 2008 tốc độ tăng tổng dư nợ giảm xuống chỉ tăng 10,51% so với năm 2007 đạt 1.095.639 triệu đồng. Do trong năm này hoạt động các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn làm giảm nhu cầu vay vốn. Như vậy, nhìn chung thì hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn được nâng cao qua các năm. Dư nợ tín dụng của ngân hàng theo thời hạn bao gồm hai hình thức là ngắn hạn và trung - dài hạn, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dưPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 33 SVTH: Đường Lệ Dung nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 410.853 triệu đồng chiếm 83,27%, dư nợ trung và dài hạn đạt 82.532 triệu đồng chiếm 16,73% tổng dư nợ. Tương tự ở các năm sau dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng nhiều hơn và ngày càng tăng với 86,74% năm 2007 và 88,01% năm 2008. Tương ứng với tỷ trọng ngày càng tăng của dư nợ ngắn hạn là sự giảm dần của dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân là do ở Cần Thơ đa số các doanh nghiệp vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc trang trải các khoản phải thu của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Trong khi đó các nhu cầu vốn trung và dài hạn đáp ứng cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định hay đầu tư vào dự án kinh doanh thì không nhiều. Hơn nữa ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, do đó doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng lớn làm cho dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cao hơn trung và dài hạn. Tuy nhiên dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng 59,33% tương đương 48.966 triệu đồng trong năm 2007. Do trong năm này ngân hàng tiếp nhận được nhiều hồ sơ vay vốn của các khách hàng lớn như tiệm vàng Minh Phát, doanh nghiệp tư nhân Tiến Liên, công ty cổ phần CAWACO… Năm 2008 dư nợ trung và dài hạn giảm 0,09% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước buộc các ngân hàng tăng lãi suất huy động, theo đó lãi suất cho vay cũng tăng lên khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói ngân hàng đã mở rộng công tác cho vay nhưng chỉ chủ yếu là cho vay ngắn hạn còn công tác cho vay trung và dài hạn thì biến động không đều lúc tăng lúc giảm và luôn chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng số cho vay. Vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những món vay mà ngân hàng cho khách hàng vay thường là những món vay tương đối lớn và nếu cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng trung hạn và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng vay trung và dài hạn khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao tính hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. Đứng về phía ngân hàng thì đây là một điều tốt vì tín dụng ngắn hạn ít rủi ro hơn và khả năng quayPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 34 SVTH: Đường Lệ Dung vòng vốn nhanh hơn. Còn đối với các doanh nghiệp vay vốn thì khó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh nếu như chỉ vay vốn ngắn hạn. ¯ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Bảng 5: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số cho vay 1.594.740 6.626.405 7.918.451 Doanh số thu nợ 1.527.679 6.128.370 7.814.232 Dư nợ 493.385 991.420 1.095.639 Nợ xấu 16.847 17.989 34.142 Dư nợ bình quân 459.855 742.403 1.043.530 Dư nợ/Vốn huy động (lần) 1,38 1,07 0,90 Nợ xấu/Dư nợ (%) 3,41 1,81 3,12 Hệ số thu nợ (%) 95,79 92,48 98,68 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,32 8,25 7,49 Nguồn: Phòng tín dụng EIBCT Ø Tổng dư nợ trên vốn huy động 1,38 1,07 0,90 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ/Vốn huy động Hình 4: DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008Phân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 35 SVTH: Đường Lệ Dung Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng không giống nhau giữa dư nợ và nguồn vốn huy động làm cho chỉ số này thay đổi thường xuyên. Nhìn chung, trong hai năm 2006 và 2007 ngân hàng khai thác khá tốt nguồn vốn huy động trong cho vay, cụ thể chỉ tiêu này trong năm 2006 là 1,38 lần và năm 2007 là 1,07 lần và trong cả hai năm đều lớn hơn 1. Tuy nhiên chỉ tiêu này ngày càng giảm xuống và đến năm 2008 chỉ còn là 0,90 lần. Nguyên nhân là do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn làm cho thị phần cho vay của ngân hàng giảm xuống, mặt khác do ngân hàng theo đuổi chính sách tín dụng an toàn nên hạn chế cho vay những món vay có độ rủi ro cao, điều này cũng hạn chế sự tăng trưởng dư nợ ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2008 ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao làm lãi suất cho vay cũng tăng theo ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do vậy với số vốn huy động lớn mà việc sử dụng vốn lại chưa hiệu quả sẽ làm cho vốn bị ứ đọng, làm tăng chi phí cho ngân hàng. Ø Nợ xấu trên tổng dư nợ 3,12 1,81 3,41 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 % Nợ xấu/Dư nợ Hình 5: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như mức độ rủi ro của ngân hàng, giúp đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ hình vẽ cho thấy nợ xấu trên tổng dư nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ này là 3,41% sang năm 2007 giảmPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 36 SVTH: Đường Lệ Dung xuống còn 1,81%. Qua hai năm tỷ lệ này vẫn đảm bảo thấp hơn 5%. Cùng với việc tăng dư nợ tín dụng ngân hàng cũng nổ lực trong công tác thu nợ nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh gây tổn thất cho ngân hàng. Tại EIBCT hồ sơ vay vốn của khách hàng được xem xét và thẩm định kỹ trước khi ký quyết định cho vay, trong quá trình cho vay cán bộ tín dụng luôn theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Qua đó, các món vay được thu hồi đúng hạn và tránh phát sinh thêm nợ quá hạn mới. Đây chính là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ trong ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc giám sát nợ vay. Hơn nữa trong quá trình thẩm định, EIBCT đã và đang sử dụng thêm dịch vụ đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước (CIC). Khai thác tối đa những tiện ích và thông tin hữu ích do CIC cung cấp đã giúp EIBCT có thêm được nhiều kênh thông tin để hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Năm 2008 tỷ lệ này tăng đến 3,12% do trong năm các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nên khó có thể hoàn trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng. Ø Hệ số thu nợ 98,68 92,48 95,79 88 90 92 94 96 98 100 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 % Hệ số thu nợ Hình 6: HỆ SỐ THU NỢ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng, cho biết số tiền ngân hàng thu được từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ của ngân hàngPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 37 SVTH: Đường Lệ Dung qua các năm có sự tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng đạt 95,79% và giảm dần xuống 92,48% năm 2007 và lại tăng lên 98,68% năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng đẩy mạnh cho vay làm cho doanh số cho vay tăng mạnh với tốc độ tăng là 315,52% so với năm 2006, cao hơn so với sự tăng trưởng của doanh số thu nợ với mức 301,16% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ cũng tăng trưởng với tốc độ khá cao 27,51% so với năm 2007, lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay là 19,50% so với năm 2007. Nhìn chung, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở mức tốt, trong 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được trên 92 đồng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng được duy trì và phát triển đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa, có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay đi đôi với tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ø Vòng quay vốn tín dụng 3,32 7,49 8,25 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vòng Vòng quay vốn tín dụng Hình 7: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Qua ba năm vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,32 vòng sang năm 2007 đạt 8,25 vòng. Năm 2008 vòng quay có giảm nhưng không đáng kể, đạt 7,49 vòng. Có được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những biện phápPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 38 SVTH: Đường Lệ Dung hữu hiệu đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn như gọi điện nhắc nhở khách hàng về khoản nợ gần đáo hạn hay đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng, ngoài ra việc thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng một cách chặt chẽ, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có khả năng trả nợ đúng hạn cũng là một nhân tố giúp gia tăng doanh số thu nợ của ngân hàng, qua đó đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn tín dụng. Tóm lại, qua phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng cho thấy xu hướng hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực. Nhìn chung doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua các năm đều tăng trong đó các khoản cho vay, thu nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Qua đó cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định, mạnh dạn cho vay đối với các đơn vị làm ăn hiệu quả, có phương án vay vốn và nguồn trả nợ có tính khả thi cao, tránh phát sinh thêm nợ quá hạn, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. 4.1.3. Năng lực quản lý – Management ability (M) Năng lực quản lý của ban điều hành ngân hàng được thể hiện ở hiệu quả trong kinh doanh, uy tín của ngân hàng trong môi trường kinh doanh, sự tuân thủ pháp luật và quy chế hoạt động. Hiện nay, EIBCT hoạt động theo mô hình quản lý dọc và chịu sự quản lý của hội sở chính. Với mô hình này, sự quản lý của ban lãnh đạo là rất chặt chẽ từ Hội sở chính cho đến các chi nhánh các cấp. Bên cạnh đó, năng lực quản lý kinh doanh của ban Giám đốc EIBCT có thể được đánh giá là khá tốt. Tại EIBCT ban lãnh đạo bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc giám sát các hoạt động của các phòng ban, đây là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh việc quản lý, kiểm soát các hoạt động của nhân viên, ban giám đốc còn thường xuyên duy trì chính sách đào tạo phù hợp nhằm cập nhật kiến thức và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Không chỉ cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các trường đại học chuyên ngành, ngân hàng còn tự tổ chức đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản trị ngân hàng. Thêm vào đó ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên từ yếu tố vật chất đến tinh thần và tạo không khí thoải mái khi làm việc. Đối với nhân viên hoànPhân tích hoạt động kinh doanh của EIBCT theo mô hình CAMEL GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 39 SVTH: Đường Lệ Dung thành tốt mục tiêu được giao ngân hàng luôn có những chính sách động viên tinh thần nhân viên kịp thời để có họ có thể làm việc tốt hơn như khen thưởng, tổ chức các chuyến đi du lịch cho nhân viên nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm. Năng lực quản lý của ngân hàng được thể hiện rõ qua thị phần và lợi nhuận ngày càng tăng lên trong số các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bảng 6: THỊ PHẦN CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ ĐVT: % Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 1. Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ 11,67 9,11 2. Ngân hàng NN & PTNT Cần Thơ 25,48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61166 .doc
Tài liệu liên quan