Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

MỤCLỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặtvấn đề nghiêncứu ---------------------------------------------------- Trang 1

1.1.1.Sựcần thiết nghiêncứu ----------------------------------------------------------- 1

1.1.2.Căncứ khoahọc và thực tiễn ---------------------------------------------------- 1

1.2.Mục tiêu nghiêncứu -------------------------------------------------------------- 2

1.2.1.Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------- 2

1.2.2.Mục tiêucụ thể--------------------------------------------------------------------- 2

1.3. Phạm vi nghiêncứu------------------------------------------------------------------ 3

1.3.1. Không gian ------------------------------------------------------------------------- 3

1.3.2.Thời gian ---------------------------------------------------------------------------- 3

1.3.3. Đốitượng nghiêncứu ------------------------------------------------------------- 3

1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài ------------------------------------- 3

CHƯƠNG 2: PHƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1. Phương pháp luận ------------------------------------------------------------------ 5

2.1.1. Tíndụng ngân hàng --------------------------------------------------------------- 5

2.1.1.1. Khái niệm------------------------------------------------------------------------- 5

2.1.1.2. Phân loại -------------------------------------------------------------------------- 5

a. Dựa vàomục đích tíndụng----------------------------------------------------- 5

b. Dựa vào thờihạn tíndụng------------------------------------------------------ 5

c. Dựa vàomức độ tín nhiệm đốivới khách hàng ----------------------------- 5

d. Dựa vào phương thức hoàn trảnợ vay --------------------------------------- 6

2.1.2. Chứcnăngcủa tíndụng ----------------------------------------------------------- 6

2.1.2.1. Chứcnăng phân phốilại tài nguyên ------------------------------------------ 6

2.1.2.2. Chứcnăng thúc đẩylưu thông vàsản xuất hàng hóa phát triển----------- 6

2.1.3. Đảmbảo tíndụng ------------------------------------------------------------------ 6

2.1.3.1. Khái niệm------------------------------------------------------------------------- 6

2.1.3.2. Các đặc trưngcủa đảmbảo tíndụng------------------------------------------ 7

2.1.3.3. Các hình thức đảmbảo tíndụng----------------------------------------------- 7

2.1.4 Khái quátvề tíndụng ngắnhạn -------------------------------------------------- 8

2.1.4.1 Khái niệm ------------------------------------------------------------------------- 8

2.1.4.2 Nguyêntắc cho vay ------------------------------------------------------------- 8

2.1.4.3 Điều kiện cho vay --------------------------------------------------------------- 9

2.1.4.4 Đốitượng cho vay--------------------------------------------------------------10

2.1.4.5. Thờihạn cho vay ---------------------------------------------------------------11

2.1.4.6 Lãi suất cho vay ----------------------------------------------------------------11

2.1.4.7Mức cho vay --------------------------------------------------------------------11

2.1.5Rủi ro tíndụng ---------------------------------------------------------------------11

2.1.6Mộtsố chỉ tiêu đánh giá hoạt động tíndụng-----------------------------------12

2.1.6.1 Doanhsố cho vay --------------------------------------------------------------12

2.1.6.2 Doanhsố thunợ ----------------------------------------------------------------12

2.1.6.3Hệsố thunợ ---------------------------------------------------------------------13

2.1.6.4Dưnợ tíndụng ------------------------------------------------------------------13

2.1.6.5Nợ quáhạn/tổngdưnợ--------------------------------------------------------13

2.1.6.6 Vòng quayvốn tíndụng -------------------------------------------------------13

2.1.6.7Vốn huy động trêndưnợ ------------------------------------------------------14

2.2. Phương pháp nghiêncứu --------------------------------------------------------14

2.2.1 Phương pháp thu thậpsố liệu ----------------------------------------------------14

2.2.2 Phương pháp phân tíchsố liệu---------------------------------------------------14

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG

NGẮNHẠNTẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔNTỈNH SÓC TRĂNG

3.1 Giới thiệuvề ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tỉnh Sóc Trăng --------------------------------------------------------------------------15

3.1.1Sự hình thành và phát triển-------------------------------------------------------15

3.1.2 Cácsản phẩmdịchvụ cungcấp cho khách hàng -----------------------------15

3.1.3Cơcấutổ chức quản lý chi nhánh -----------------------------------------------16

3.2 Tình hình hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh -----------------------------19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁCYẾUTỐ ẢNHHỞNG ĐẾN HOẠT

ĐỘNG TÍNDỤNG NGẮNHẠN

4.1 Phân tích cácyếutố ảnhhưởng đến tình hìnhdưnợ -----------------------22

4.1.1 Tình hìnhdưnợ ngắnhạn giai đoạn 2004-2006 ------------------------------22

4.1.2 Phân tích cácyếutố ảnhhưởng đến doanhsố cho vay-----------------------28

4.1.3 Phân tích cácyếutố ảnhhưởng đến tình hình thunợ ------------------------34

4.2 Phân tích cácyếutố ảnhhưởng đếnnợxấu ----------------------------------40

4.3 Đánh giá hoạt động tíndụng ngắnhạn ----------------------------------------43

4.4Tổnghợp các nhântố ảnhhưởng -----------------------------------------------45

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG

NGẮNHẠN

5.1 Giải phápvềtăng trưởng tíndụng ngắnhạn---------------------------------50

5.2 Giải pháp nâng cao chấtlượng tíndụng --------------------------------------53

5.3 Giải pháptăngcườngvốn huy động -------------------------------------------55

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1Kết luận ------------------------------------------------------------------------------58

6.2 Kiến nghị -----------------------------------------------------------------------------59

a. Đốivớicơ quan chứcnăngtỉnh -------------------------------------------------59

b. Đốivới ngân hàng -----------------------------------------------------------------59

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động vốn mới như phát hành giấy tờ có giá dưới dạng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, bậc thang, gửi góp, dự thưởng… với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…Do vậy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng cao. Đặc biệt trong năm 2005 do mở rộng mạng lưới thanh toán rộng khắp nên đã làm cho chi phí dịch vụ thanh toán tăng cao. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 22 - SVTH: Lâm Ngọc Châu CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN. 4.1.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2004-2006 ( Xem bảng 2 trang 27) Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.123.008 triệu đồng, năm 2005 cơ cấu dư nợ đạt 1.483.264 triệu đồng, tăng 360.256 triệu đồng tức tăng 32,08% so với 2004 nhưng tốc độ tăng này có xu hướng tăng chậm lại. Cụ thể năm 2006 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.700.178 triệu đồng, tăng 216.914 triệu đồng tương đương tăng 14,62% so với năm 2005. * Đối với Doanh nghiệp Nhà nước: Đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2005 giảm mạnh so với 2004. Năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 18.787 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ chỉ còn 4.488 triệu đồng, giảm 14.299 triệu đồng tức giảm 76,11% so với 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này đã giảm mạnh, cụ thể doanh số cho vay giảm 30.431 triệu đồng hay giảm 59,97% so với năm 2004 điều này là do trong năm 2005 số doanh nghiệp Nhà nước giảm so với năm 2004, từ 3 doanh nghiệp giảm xuống còn 2 dooanh nghiệp, bên cạnh đó thì do ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư là giảm cho vay lĩnh vực quốc doanh và tập trung cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh nên đã làm cho doanh số cho vay giảm. Tuy nhiên đến năm 2006, chỉ tiêu này lại tăng trở lại và tăng khá cao, cụ thể tăng đến 8.100 triệu đồng tương đương tăng 180,48% so với năm 2005 nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở khu vực này đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời do giá cả các mặt hàng tăng cao nên các doanh nghiệp có lời nhiều, sử dụng vốn vay Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 23 - SVTH: Lâm Ngọc Châu có hiệu quả, đảm bảo trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng cho nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này do đó doanh số dư nợ tương đối cao. * Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cũng như doanh nghiệp nhà nước, tình hình dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng liên tục qua ba năm tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại, chẳng hạn năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 139.432 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 376.870 triệu đồng, tăng 237.438 triệu đồng tức tăng 170,29% so với 2004 và đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 497.376 triệu đồng, mức độ tăng chỉ còn tăng 120.506 triệu đồng tương đương tăng 31,98% so với 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ đối với khu vực này tăng liên tục là do trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mộc lên ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương đối lớn nên cần vốn nhiều hơn để sản xuất, mặt khác việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần thiết cho các doanh nghiệp vay vốn nên các doanh nghiệp đã đến ngân hàng vay vốn ngày càng nhiều làm cho doanh số dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng. * Đối với hợp tác xã: Trong khi doanh số dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua ba năm thì đối với hợp tác xã thì chỉ tiêu này lại có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2004 doanh số dư nợ đạt 565 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 410 triệu đồng, giảm 155 triệu đồng tức giảm 27,43% so với 2004 nguyên nhân là do ngân hàng đã hạn chế giảm doanh số cho vay khu vực này và tập trung thu hồi nợ do đó làm cho doanh số thu nợ tăng dẫn đến dư nợ ngắn hạn giảm. Đến năm 2006 do chính sách mở rộng cho vay phát triển kinh tế địa phương, ngân hàng đã tăng cường cho vay đối với các hợp tác xã nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên 267 triệu đồng, tức tăng 65,12% so với năm 2004. * Đối với Hộ sản xuất kinh doanh: Trong những năm gần đây, dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng có tốc độ tăng tương đối phù hợp, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất có xu hướng tăng lên, số hộ dư nợ tăng và dư nợ bình quân một hộ cũng tăng khá. Đặc biệt trong ba năm gần đây kinh tế trang trại, các hộ nuôi trồng thủy sản, chế Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 24 - SVTH: Lâm Ngọc Châu biến nông lâm sản, chăn nuôi lợn công nghiệp phát triển tương đối mạnh, kinh doanh có hiệu quả nên nhu cầu vốn cũng tăng lên. Bên cạnh đó nhiều hộ có con em đi xuất khẩu lao động, hộ làm dịch vụ vận tải, kinh doanh nhà hàng, sản xuất vật liệu xây dựng... cũng cần số vốn vay lớn. Bởi vậy đây là những nhân tố quan trọng làm cho dư nợ bình quân một hộ sản xuất có xu hướng tăng cao. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 964.224 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 1.101.496 triệu đồng, tăng 137.272 triệu đồng tương đương tăng 14,24% so với 2004 và đến năm 2006 chỉ tiêu này đạt 1.189.537 triệu đồng, tăng so với 2005 là 88.041 triệu đồng tức tăng 7,99%. Sự gia tăng này được thể hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau: Bảng 3: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 416.425 416.708 447.006 283 0,06 30.298 7,27 - Trồng trọt 312.006 291.422 307.194 -20.584 -6,59 15.772 5,41 - Chăn nuôi 104.419 125.286 139.812 20.867 19,98 14.526 11,59 2.Thủy sản 250.714 266.537 241.820 15.823 6,31 -24.717 -9,27 3.Ngành khác 297.085 418.251 500.711 121.166 40,78 82.460 19,72 Tổng cộng 964.890 1.101.496 1.189.537 137.272 14,24 88.041 7,99 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng) - Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp biến động tăng không đáng kể qua các năm. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 416.425 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 416.708 triệu đồng, tăng 283 triệu đồng tương đương tăng 0,06% so với năm Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 25 - SVTH: Lâm Ngọc Châu 2004 và đến năm 2006, cơ cấu dư nợ ngắn hạn lĩnh vực này lại đạt 447.006 triệu đồng, tăng lên 30.298 triệu đồng tức tăng 7,27% so với 2005. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn trong năm 2005 tuy có tăng nhưng tăng chậm là do doanh số cho vay ngành trồng trọt giảm, trong khi đó doanh số thu nợ của ngành này lại tăng lên nghĩa là ngân hàng đã tập trung thu hồi nợ đối với lĩnh vực này cho nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn giảm. Tình hình dư nợ năm 2006 tăng là do các trang trại đã phát triển mạnh mẽ nên ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi tăng, hơn nữa do năm 2005 ngân hàng đã thu hồi nợ đối với ngành trồng trọt tương đối tốt và để hỗ trợ vốn cho nông dân khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất thì ngân hàng đã chủ trương cho vay lại đối tượng này vì thế doanh số cho vay ngành trồng trọt cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế đã làm cho tình hình dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng lên. - Đối với ngành thủy sản: So với ngành nông nghiệp thì ngành thủy sản biến động không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 250.714 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 266.537 triệu đồng, tăng 15.823 triệu đồng hay tăng 6,31% so với năm 2004. Và đến năm 2006 thì chỉ tiêu này chỉ còn 241.820 triệu đồng, giảm 24.717 triệu đồng tương đương giảm 9,27% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tuy tăng trưởng nhưng dịch bệnh đầu năm 2004 đã ảnh hưởng nhiều đến hộ nuôi, tình hình nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, nuôi trái vụ cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý và năng suất chung, bên cạnh đó vụ kiện bán phá giá tôm mang tính áp đặt của Mỹ đối với Việt Nam đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các hộ sản xuất, tuy nhiên ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn cho những hộ nông dân vay trả nợ sòng phẳng, đặc biệt ngân hàng đã mạnh dạng đầu tư mới cho nhiều mô hình sản xuất khác. Đối với những nông dân còn nợ ngân hàng, có thiện chí trả nợ nhưng vì những nguyên nhân thất mùa thì ngân hàng cũng hỗ trợ đầu tư để bà con nông dân có cơ hội làm ăn, trả nợ ngân hàng, tạo bước đột phá cho chuyển dịch kinh tế địa phương. - Đối với các ngành khác: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 26 - SVTH: Lâm Ngọc Châu Doanh số dư nợ ngắn hạn đối với các ngành khác cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 297.085 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 418.251 triệu đồng, tăng so với 2004 là 121.166 triệu đồng tức tăng 40,78% nhưng đến năm 2006 mức tăng dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này là 82.460 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ còn đạt 19,72% so với 2005. Nguyên nhân dẫn đến doanh số dư nợ ngắn hạn tăng là do ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn cho nên doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng tăng tuy nhiên do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn nên đã trả nợ cho ngân hàng dễ dàng vì thế doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng cao nên doanh số dư nợ có xu hướng tăng chậm Doanh số dư nợ tuy tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại là do tốc độ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự biến động qua các năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2005 tăng 158.144 triệu đồng tức tăng 9,77% so với năm 2004 nhưng doanh số thu nợ năm 2005 chỉ tăng 19.788 triệu đồng tương đương tăng 1,42% so với năm 2004. Vì thế làm cho doanh số dư nợ năm 2005 so với năm 2004 tăng cao, tăng 360.256 triệu đồng tức tăng 32,08%. Đến năm 2006 trong khi tốc độ tăng của doanh số cho vay chỉ đạt 42,69% so với năm 2005 thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ lại tăng đến 63,66% so với năm 2005, chính vì thế đã làm cho tốc độ tăng của doanh số dư nợ có xu hướng tăng chậm lại. 18787 139432 565 964224 4488 376870 410 1101496 12588 497376 677 1189537 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2004 2005 2006 DNNN DNNQD HTX HSX Hình 2: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 27 Bảng 2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 18.787 4.488 12.588 -14.299 -76,11 8.100 180,48 2.DN ngoài quốc doanh 139.432 376.870 497.376 237.438 170,29 120.506 31,98 3.Hợp tác xã 565 410 677 -155 -27,43 267 65,12 4.Hộ sản xuất kinh doanh 964.224 1.101.496 1.189.537 137.272 14,24 88.041 7,99 Tổng cộng 1.123.008 1.483.264 1.700.178 360.256 32,08 216.914 14,62 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 28 - SVTH: Lâm Ngọc Châu 4.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1. DNNN 50.740 20.309 100.403 -30.431 -59,97 80.094 394,38 2. DNNQD 521.422 653.571 1.008.963 132.149 25,34 355.392 54,38 3. Hợp tác xã 657 642 1.455 -15 -2,28 813 126,64 4. HSX kinh doanh 1.046.356 1.102.797 1.425.204 56.441 5,39 322.407 29,24 Tổng cộng 1.619.175 1.777.319 2.536.025 158.144 9,77 758.706 42,69 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng) Ghi chú: - DNNN: doanh nghiệp nhà nước - DNNQD: doanh nghiệp ngoài quốc doanh - HSX: hộ sản xuất Với tốc độ tăng của doanh số cho vay, cụ thể năm 2005 tăng 158.144 triệu đồng tương đương tăng 9,77% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 758.706 triệu đồng tương đương tăng 42,69% so với năn 2005 đã cho ta thấy ngân hàng rất chú trọng cho vay trong ngắn hạn vì cho vay ngắn hạn ít có rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả cao nên ngân hàng đầu tư nhiều. Mặt khác trong năm 2006 nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều thuận lợi hơn so với các năm qua nên họ tích cực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, bên cạnh đó nông dân lại là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng cho nông dân vay để trồng trọt và chăn nuôi nên họ chỉ vay theo thời Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 29 - SVTH: Lâm Ngọc Châu vụ và thường thời hạn cho vay chỉ khoảng 12 tháng trở lại. Nông dân là khách hàng chủ yếu của ngân hàng bởi vì ngân hàng ngân hàng đã thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận linh hoạt giữa ngân hàng nông nghiệp với khách hàng, áp dụng lãi suất mềm dẻo nhằm thu hút khách hàng nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, gắn lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Vì những lý do trên đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm. 2536025 1777319 1619175 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 1 2 3 T ri ệ u đ ồ n g Hình 3: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN GIAI ĐOẠN 2004-2006 4.1.2.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Trong cơ cấu doanh số cho vay ta thấy doanh số cho vay của các thành phần kinh tế có sự tăng giảm không ổn định. Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp nhà nước thì doanh số cho vay năm 2004 là 50.740 triệu đồng, năm 2005 là 20.309 triệu đồng, giảm so với 2004 là 30.431 triệu đồng tức giảm 59,97%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước khắc phục được khó khăn về vốn, công nghệ và thị trường do đó nhu cầu vay vốn cũng giảm. Mặt khác do chi nhánh ngân hàng đã chuyển 2004 2005 2006 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 30 - SVTH: Lâm Ngọc Châu đổi cơ cấu đầu tư: giảm cho vay ở khu vực kinh tế quốc doanh và tập trung cho vay ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2006 chỉ tiêu này đạt 100.403 triệu đồng, tăng 80.094 triệu đồng tương đương tăng 394,38% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 giá cả các mặt hàng như giá mía, xăng dầu… tăng cao mà các doanh nghiệp nhà nước quan hệ với ngân hàng nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng chủ yếu gồm công ty mía đường, công ty khai thác đánh bắt hải sản do đó họ cần số lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất của mình cho nên doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2006 đối với doanh nghiệp nhà nước lại tăng cao. 4.1.2.2. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Theo số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên tục qua ba năm. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 521.422 triệu đồng, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 653.571 triệu đồng, tăng 132.149 triệu đồng tức tăng 25,34% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng cao và đạt mức 1.008.963 triệu đồng, tăng 355.392 triệu đồng tức tăng 54,38% so với 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số và do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất nhiều hơn làm cho nhu cầu về vốn cũng tăng theo. Do đó làm cho doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. 4.1.2.3. Đối với hợp tác xã: Doanh số cho vay đối với hợp tác xã cũng biến động không ổn định. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 657 triệu đồng, năm 2005 thì doanh số cho vay ngắn hạn là 642 triệu đồng, giảm 15 triệu đồng tức giảm 2,28% so với năm 2004, bước sang năm 2006 thì doanh số cho vay lại có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, doanh số cho vay năm 2006 đối với đối tượng này đạt 1.455 triệu đồng, tăng lên đến 813 triệu đồng tức tăng 126,64% so với 2005. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 31 - SVTH: Lâm Ngọc Châu Nguyên nhân của sự gia tăng này là do hợp tác xã mở rộng quy mô hoạt động nên họ cần số vốn nhiều hơn để sản xuất. Bên cạnh đó thì do chính sách mở rộng phát triển kinh tế địa phương, ngân hàng đã tăng cường khối lượng cho vay trong đó cũng tăng cường cho vay đối với thành phần hợp tác xã. Vì vậy đã làm cho doanh số cho vay đối với thành phần này có xu hướng tăng lên trong năm 2006. 4.1.2.4. Đối với hộ sản xuất kinh doanh: Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 363.678 373.324 365.200 9.646 2,65 -8.124 -2,18 Trồng trọt 269.084 252.736 266.324 -16.348 -6,08 13.588 5,38 Chăn nuôi 94.594 120.588 98.876 25.994 27,48 -21.712 -18,01 2.Thủy sản 142.819 103.635 118.297 -39.184 -27,44 14.662 14,15 3.Ngành khác 539.859 625.838 941.707 85.979 15,93 315.869 50,47 Tổng cộng 1.046.356 1.102.797 1.425.204 56.441 5,39 322.407 29,24 (Nguồn: Phòng Tín Dụng) Một điểm nổi bật trong đầu tư là vốn tín dụng được dành phần lớn cho hộ sản xuất kinh doanh. Trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng lên liên tục qua 3 năm. Cụ thể doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh năm 2004 là 1.046.356 triệu đồng, năm 2005 đạt 1.102.797 triệu đồng, tăng 56.441 triệu đồng tức tăng 5,39% so với 2004 và bước sang năm 2006 thì doanh số cho vay đạt 1.425.204 triệu đồng, tăng 322.407 triệu đồng tương đương tăng 29,24% so với năm 2005. Vì đây là đối tượng, khách hàng chính của ngân hàng cho nên những đối tượng này rất được ngân hàng đặc biệt chú trọng đồng thời việc hỗ trợ vốn cho đối Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 32 - SVTH: Lâm Ngọc Châu tượng này cũng chính là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Mức tăng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất được thể hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau: 363678 373324 365200 142819 103635 118297 539859 625838 941707 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Tr iệ u Đ ồn g Nông Nghiệp Thủy Sản Ngành khác Hình 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT * Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng tập trung phần lớn ở hai ngành trồng trọt và chăn nuôi: Dựa vào biểu đồ trên cho thấy doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay là 363.678 triệu đồng, 2005 là 373.324 triệu đồng tăng 9.646 triệu đồng tương đương tăng 2,65% so với năm 2004, nhưng đến 2006 doanh số cho vay lĩnh vực này chỉ còn 365.200 triệu đồng, giảm 8.124 triệu đồng tức giảm 2,18% so với 2005. - Đối với ngành trồng trọt doanh số cho vay năm 2004 là 269.084 triệu đồng, năm 2005 là 252.736 triệu đồng, giảm 16.348 triệu đồng tức giảm 6,08% 2004 2005 2006 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 33 - SVTH: Lâm Ngọc Châu so với 2004. Nguyên nhân là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công thương nghiệp và dịch vụ, bên cạnh đó do trong năm 2004 bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh làm cho các hộ sản xuất bị thất thu nên một số hộ nông dân vay vốn chưa trả được nợ dẫn đến tình hình thu nợ năm 2004 chậm nên còn tồn đọng dư nợ nhiều cho nên ngân hàng đã chủ trương giảm cho vay ngành này. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngắn hạn lại có xu hướng tăng trở lại, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 tăng 13.588 triệu đồng tương đương tăng 5,38% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 giá cả một số mặt hàng đặc biệt là giá lúa đã ổn định trở lại, điều đó đã khuyến khích người dân vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất do đó đã làm doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. - Về cho vay chăn nuôi, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện cho vay phát triển đàn heo và đàn bò theo mục tiêu ổn định tăng tốc. Tổng doanh số cho vay năm 2004 là 94.594 triệu đồng, đến cuối năm 2005 là 120.588 triệu đồng, tăng 25.994 triệu đồng tức tăng 27,48% so với 2004. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây do dịch cúm gia cầm phát triển mạnh nên giá cả các sản phẩm làm từ heo, cá… tăng lên rất cao đặc biệt là trong năm 2005 trên địa bàn Tỉnh Sóc trăng đã phát triển các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ đặc biệt là các trang tại chăn nuôi cá sấu, cá lóc… phát triển mạnh nên nhu cầu cần vốn sản xuất cũng gia tăng. Đến năm 2006 doanh số cho vay ngành chăn nuôi lại có chiều hướng biến động giảm chỉ còn đạt mức 98.876 triệu đồng, giảm 21.712 triệu đồng hay giảm 18,01% so với 2005. Nguyên nhân là do giá cả biến động càng cao như giá các loại thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh tăng cao làm cho chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi cao, mặt khác thì do dịch bệnh lan tràn trên diện rộng làm cho giá thành của các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trả được nợ vì vậy ngân hàng giảm cho vay trong lĩnh vực này. * Đối với lĩnh vực thủy sản: Doanh số cho vay ngành thủy sản năm 2004 là 142.819 triệu đồng, năm 2005 đạt 103.635 triệu đồng, so với năm 2004 thì chỉ tiêu này giảm 39.184 triệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 34 - SVTH: Lâm Ngọc Châu đồng tương đương giảm 27,44%. Nguyên nhân là do tình hình ngành thủy sản năm 2005 có nhiều chuyển biến xấu, thị trường chế biến xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng từ đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải giảm tiến độ xuất khẩu để tìm thị trường mới. Đến năm 2006 doanh số cho vay ngành thủy sản lại tăng lên và đạt mức 118.297 triệu đồng, tăng 14.662 triệu đồng tương đương tăng 14,15% so với 2005. Nguyên nhân là do trong năm với sự nỗ lực của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kết hợp với ngành thủy sản hướng dẫn bà con cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, thả giống đúng lịch thời vụ đã làm cho số hộ nông dân nuôi tôm có lời cao nên người dân đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này cho nên nhu cầu về vốn để mua thức ăn và các loại thuốc thú y thủy sản cũng tăng cao. Chính vì thế doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực thủy sản năm 2006 lại tăng lên. * Đối với các ngành khác: Doanh số cho vay ở các ngành khác năm 2004 là 539.859 triệu đồng, năm 2005 là 625.838 triệu đồng, tăng 85.979 triệu đồng hay tăng 15,93% và đến năm 2006 doanh số cho vay đối với các đối tượng này đạt 941.707 triệu đồng, tăng 315.869 triệu đồng tức tăng 50,47% so với 2005 là do trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển nhiều ngành nghề nên tình hình cần vốn sản xuất cũng gia tăng đáng kể. 4.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu nợ. Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 46.721 34.608 92.303 -12.113 -25,93 57.695 166,71 2.DNNQD 516.668 416.133 888.457 -100.535 -19,46 472.324 113,50 3.Hợp tác xã 542 797 1.188 255 47,05 391 49,06 4.HSX kinh doanh 833.344 965.525 1.337.163 132.181 15,86 371.638 38,49 Tổng cộng 1.397.275 1.417.063 2.319.111 19.788 1,42 902.048 63,66 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng) Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng - 35 - SVTH: Lâm Ngọc Châu Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.397.275 triệu đồng, năm 2005 doanh số thu nợ là 1.417.063 triệu đồng, tăng 19.788 triệu đồng tức tăng 1,42% so với 2004 và đến 2006 chỉ tiêu này đạt tới 2.319.111 triệu đồng, tăng vọt lên tới 902.048 triệu đồng tương đương tăng 63,66% so với 2005. Điều này cho thấy ngân hàng đã không ngừng chú trọng việc thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thế đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm. 46721 516668 542 833344 34608 416133 797 965525 92303 888457 1188 1337163 0 200000 400000 600000 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng.pdf
Tài liệu liên quan