Luận văn Phân tích tình hình cho vay vốn đối với nông hộ trồng quýt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. Lý do chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.4. Đối tượng nghiên cứu . 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4

2.1. Phương pháp luận . 4

2.1.1 Hộ sản xuất và sự cân thiết phát triển kinh tế hộ gia đình . 4

2.1.2 Khái niệm tín dụng . 4

2.1.3. Vai trò của tín dụng . 5

2.1.4. Chức năng tín dụng . 7

2.1.5. THời hạn của tín dụng . 7

2.1.6 Nguyên tắc của tín dụng . 8

2.1.7 Đảm bảo tín dụng . 9

2.1.8. Rủi ro của tín dụng . 9

2.1.9 Lãi suất của tín dụng. 10

2.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng . 11

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14

2. 2.1 PP thu thập số liệu . 14

2.2.2. PP phân tích số liệu . 14

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG. 15

3.1. Lịch sử hình thành . 15

3.2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Huyện Lai Vung . 15

3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Lai Vung . 17

3.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành . 18

3.2.1. Cơ cấu tổ chức . 18

3.2.2. Chức năng các phòng ban . 19

3.2.3. Qui trình cho vay tại NHNo&PTNT CN H.Lai Vung. 21

3.3. Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT CN Huyện Lai vung từ năm 2006-2008 . 22

3.3.1. Hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 . 22

3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 . 31

3.3.3. Thuận lợi và khó khăn . 36

3.4. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của NH năm 2009. 38

3.4.1. Mục tiêu hoạt động . 38

3.4.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng . 38

Chương 4: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT CỦA

NHNo&PTNT CN H.LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 . 40

4.1. Nhu cầu vay vốn của hộ trồng Quýt . 40

4.2. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt . 42

4.3. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt theo thời gian. 45

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay . 45

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ . 46

4.3.3. Tình hình dư nợ . 48

4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn . 50

4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt . 52

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT TẠI NHNo&PTNT CN HUYỆN

LAI VUNG . 54

5.1. Hiệu quả sử dụng vốn của hộ trồng quýt . 54

5.2. Những thuận lợi và khó khăn . 57

5.2.1. Đối với Ngân hàng . 57

5.2.2. Đối với hộ trồng Quýt. 58

5.3. Một số biện pháp nâng cao hiểu quả cho vay đối với hộ trồng quýt . 59

5.3.1. Đối với Ngân hàng . 59

5.3.2. Đối với hộ trồng Quýt. 59

5.4 Một số biện pháp nâng cao hiểu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT

CN Huyện Lai vung . 59

5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy động . 59

5.2.2. Nâng cao hoạt động cho vay . 60

5.2.2. Một số biện pháp khác . 61

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 64

6.1. Kết luận . 64

6.2. Kiến nghị. 65

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay vốn đối với nông hộ trồng quýt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ đến phòng kinh doanh gặp cán bộ tín dụng để làm hồ sơ vay vốn. (2) Sau khi nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng và lập hồ sơ cho trưởng phòng kinh doanh xét duyệt. (3) Căn cứ vào tờ trình thẩm định đề nghị cho vay của cán bộ tín dụng và hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận trưởng phòng kinh doanh sẽ trình hồ sơ lên giám đốc xét duyệt. (4) Giám đốc xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, nếu cho vay thì Giám đốc ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, nếu không cho vay thì Giám đốc ghi lý do vào đơn xin vay vốn và gửi xuống cho phòng kinh doanh. (5) Trưởng phòng kinh doanh xem lai hồ sơ của Giám đốc gửi xuống và chuyển lại cho cán bộ tín dụng. (6) Cán bộ tín dụng thông báo với khách hàng biết quyết định của Giám đốc là cho vay hay không cho vay. (7) Nếu xét duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng đến phòng kế toán để làm hồ sơ giải ngân. (8) Phòng kế toán làm thủ tục gửi qua phòng ngân quỹ đề nghị giải ngân. (9) Phòng ngân quỹ giải ngân cho khách hàng, khách hàng ký giấy nhận nợ và nhận tiền vay. (10) Khách hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng để biết kỳ hạn đóng lãi, đến kỳ hạn đóng lãi khách hàng đến liên hệ phòng ngân quỹ để đóng lãi. 3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2006 - 2008 3.3.1 Hoạt động kinh doanh từ 2006 - 2008 a) Nguồn vốn kinh doanh Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển, yếu tố không thể thiếu đó là vốn và khả năng phân phối nguồn vốn hợp lý để có lợi nhuận cao và Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung GVHD:TS Lê Khương Ninh SVTH: Hà Thị Minh Thư- 34 - rủi ro thấp nhất. Ngân hàng có nguồn vốn ổn định và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đóng vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín trên thị trường của Ngân hàng. Muốn có đủ nguồn vốn kinh doanh Ngân hàng phải mua các quyền sử dụng vốn tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động, vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên. Bảng 3.1:TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 (Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung) Biểu đồ 3.1:Tổng hợp nguồn vốn của Ngân hàng 143.000 298.430 205.538 171.540 180.145 152.106155.430 357.644351.685 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Vốn huy động Vốn điều hòa Tổng Nguồn Vốn Hình 3.1:BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 - Đối với nguồn vốn HĐ (vốn huy động): ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007ChỉTiêu Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Vốn HĐ 143.000 47,92 171.540 48,78 205.538 57,47 28.540 19,96 33.998 19,82 Vốn ĐH 155.430 52,08 180.145 51,22 152.106 42,53 24.715 15,90 -28.039 -15,56 Tổng 298.430 100,00 351.685 100,00 357.644 100,00 53.255 17,85 5.959 1,69 ĐVT: Triệu đồng Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung GVHD:TS Lê Khương Ninh SVTH: Hà Thị Minh Thư- 35 - - Đối với nguồn vốn ĐH (vốn điều hòa) từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng - không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Qua bảng tổng hợp nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung, có thể thấy được nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung qua ba năm đều tăng, điều này cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng theo thời gian. Tuy nhiên sự gia tăng này không đều, năm 2006 nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung là 298.430 triệu đồng đến năm 2007 là 315.685 triệu đồng tăng 53.255 triệu đồng (tăng 17,85%) so với năm 2006, năm 2008 là 357.644 triệu đồng so với năm 2007 tăng 5.959 triệu đồng tương đương với 1,69 %. Năm 2007 kinh tế huyện có nhiều bước phát triển, nông dân đầu tư sản xuất, các tổ chức kinh tế cá thể mới đưa vào hoạt động, khách hàng đến Ngân hàng vay vốn đầu tư làm hoạt động của Ngân hàng cũng phát triển nguồn vốn tăng. Năm 2008 tình hình kinh tế gặp một số khó khăn như: khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, lãi suất biến động liên tục đã ảnh hưởng Tổng nguồn vồn huy động tại NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung tăng đều qua ba năm. Năm 2006 tổng vốn huy động đạt 143.000 triệu đồng, năm 2007 đạt 171.540 triệu đồng, tăng 28.540 triệu đồng (tăng 19,96%) so với 2006. Năm 2008 huy động được 205.538 triệu đồng tăng 33.998 triệu đồng (tăng 19.82 %) so với năm 2007. Nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng cấp trên có xu hướng giảm cho thấy việc huy động vốn tại Ngân hàng tốt, nhờ vào các dịch vụ như: Ưu đãi các mức lãi suất cho khách hàng, những dịch vụ chuyển tiền nhanh gọn, hướng dẫn thủ tục gửi – rút tiền một cách chu đáo, dễ hiểu và nhanh chóng, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng cao. Do vậy, khách hàng yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đáng kể, hạn chế sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên. b) Tình hình huy động vốn: Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung GVHD:TS Lê Khương Ninh SVTH: Hà Thị Minh Thư- 36 - Bảng 3.2:TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 (Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung) Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số Tiền Số Tiền Số Tiền SốTiền % Số Tiền % 1. Tiền gởi dân cư 90.000 114.154 146.612 24.154 26,84 32.458 28,43 - Không kỳ hạn 2.000 1.000 10.942 -1.000 -50,00 9.942 994,20 - Dưới 12 tháng 19.000 18.398 21.294 -602 -3,17 2.896 15,74 - Trên 12 tháng 69.000 94.756 114.376 25.756 37,33 19.620 20,71 2.Tiền gửi củaTCKT 50.000 52.386 52.227 2.386 4,77 -159 -0,30 3.Tiền gửi của TCTD 3.000 5.000 6.699 2.000 66,67 1.699 33,98 Tổng 143.000 171.540 205.538 28.540 19,96 33.998 19,82 Đơn vị:Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng x Nguồn vốn huy động tăng là do nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng, với mục tiêu phấn đấu là tiếp cận với khách hàng, mở rộng lượng khách hàng thân thiết của Ngân hàng. Năm 2008, lạm phát và suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng vốn huy động vẫn giữ được mức tăng đều, có thể thấy được công tác huy động vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung có nhiều tiến bộ đáng kể. Cụ thể năm 2006 tiền gửi dân cư là 90.000 triệu đồng, năm 2007 là 114.154 triệu đồng, tăng 24.154 triệu đồng (tăng 26,84%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi từ dân cư là 146.612 triệu đồng, tăng 32.458 triệu đồng (tăng 28,43%) so với năm 2007. Tiền gửi của người dân qua ba năm đều tăng, có thể thấy được Ngân hàng đã giữ được niềm tin trong lòng khách hàng, khách hàng ngày càng tin tưởng Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và tiếp cận được các dịch bảo hiểm và của Ngân hàng. Ba năm 2006, 2007, 2008 nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nên vốn huy động của thành phần này tăng chậm năm 2007 và năm 2008 giảm. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đều tăng qua các năm cho thấy các tổ chức này đang là nhóm khách hàng ổn định và có tiềm năng mở rộng của Ngân hàng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn có những vấn đề cần quan tâm, đa số người dân địa phương sống bằng nghề nông, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh…nên phần lớn người dân gửi tiền có kỳ hạn có thể rút tiền không theo kỳ hạn khi có biến cố bất ngờ, nguồn vốn này không ổn định, Ngân hàng khó có thể xem xét đầu tư tín dụng. Đặc biệt các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong những năm gần đây họ chỉ gửi tiền tiết kiệm với loại không kỳ hạn, bởi đây là các doanh nghiệp, bưu điện, điện lực…, nguồn vốn của họ chủ yếu là để quay vòng. Khi họ có khoản tiền dôi ra là họ chuyển ngay gửi vào Ngân hàng, nguồn vốn của họ không ổn định nên họ chỉ gửi tiền loại không kỳ hạn để thuận tiện cho họ khi cần có thể rút ra dễ dàng. Còn nguồn vốn của dân cư gửi vào Ngân hàng với mục đích là để tích lũy vốn nên họ có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, hộ có tái chính ổn định thì họ thích gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì mong muốn có lãi suất cao hơn, hộ có nguồn vốn không ổn định thì họ gửi tiết kiệm Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi bậc thang thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ khi cần có thể rút được ngay. b) Đánh giá tình hình huy động vốn: Vốn huy động có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của Ngân hàng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hay lợi nhuận của Ngân hàng, bởi lãi suất vốn huy động thường thấp hơn lãi suất trả lãi nếu sử dụng vốn điều chuyển. Để đánh giá tình hình huy động qua các năm ta phân tích các chỉ tiêu sau để biết mặt mạnh và yếu trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Bảng 3.3:CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Vốn huy động (Triệu đồng) 143.000 171.540 205.538 2.Tổng nguồn vốn (Triệu đồng) 298.430 351.685 357.644 3.Dư nợ cho vay (Triệu đồng) 264.000 308.511 333.342 4.Vốn huy động / Tổng NV (%) 47,92 48,78 57,47 5.Vốn huy động / Dư nợ (%) 54,17 55,60 61,66 (Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung) Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung. Năm 2006, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm 47,92% sang năm 2007 tỷ trọng này chiếm 48,78% tăng 0,86 %, đến năm 2008 chi tiêu này là 57,47% tăng 8,69% so với năm 2007. Hiệu quả huy động vốn tăng theo thời gian nhưng chưa cao so với tiềm năng phát triển của địa phương. Một số nguyên nhân có thể thấy là: Tại thời điểm này nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi huy động còn ít. Người dân còn tâm lý ngần ngại khi đem tiền đến gửi Ngân hàng, họ còn thói quen giữ tiền trong nhà hoặc mua vàng cất giữ. Lãi suất tiền gửi còn thấp, người dân có tiền thường tam gia vào thị trường tài chính phi chính thức (cho vay lãi suất cao, chơi hụi…).Tuy nguồn vốn huy động đạt tỷ trọng không cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này cho thấy Ngân hàng cũng dần dần phát huy Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi được những bước phát triển của mình trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Vốn huy động / Dư nợ: Năm 2006 vốn huy động trên dư nợ cho vay đạt 54,17%, năm 2007 chỉ tiêu này đạt 55,60% tăng 1,43% so với năm 2006, đến năm 2008 chỉ tiêu này là 57,47% so với năm 2007 tăng 1,87%. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, điều nay cho thấy công tác huy động vốn và cho vay có xu hướng ngay càng ít phụ thuộc nhiều vào vốn vay của Ngân hàng cấp trên, đồng thời thể hiện được tính hiệu quả của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú, gửi tiết kiệm bậc thang với lãi suất hấp dẫn, chuyển tiền nhanh, các chương trình khuyến mãi có tặng phẩm hay quảng cáo, đặc biệt là trong quá trình hoạt động thì Ngân hàng đã tạo được uy tín cho mình và tạo được lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng cao. Ngân hàng từng bước đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng và tự chủ được nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên với kết quả đạt dduocj như vậy Ngân hàng cần phải phấn đấu hơn nữa để huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. c) Hoạt động cho vay tại NHNo & PNTN CN Huyện Lai Vung Đầu tư cho hộ sản xuất ngoài thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước còn mang lại lợi ích cho Ngân hàng. Đối với NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung thì cho vay hộ sản xuất là chủ yếu, thông qua việc cho vay thì Ngân hàng thu được lợi tức để bù đắp cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Ngân hàng giúp khách hàng có vốn để phục vụ sản xuất, ngược lại khách hàng giúp cho Ngân hàng có thêm chi phí để hoạt động. Nhằm củng cố thị trường vốn tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời tiếp tục khai thác và tìm kiếm những dự án đầu tư có hiệu quả Doanh số cho vay: Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng phát ra để cho vay trong một khoản thời gian nhất định, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa chưa thu hồi. Doanh số cho vay thường xác định theo tháng, quí, năm. Bảng 3.4: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Doanh số cho vay 345.460 472.871 624.627 127.411 36,88 151.756 32,09 Doanh số thu nợ 524.374 471.809 600.661 -52.565 -10,02 128.852 27,31 Dư nợ 258.214 309.267 333.342 51.054 19,77 24.074 7,78 Nợ quá hạn 4.669 4.822 10.947 153 3,27 6.125 127,02 (Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung) Năm 2006 doanh số cho vay của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung là 345.460 triệu đồng, đến năm 2007 là 472.871 triệu đồng tăng 127.411 triệu đồng (tăng 36,88%) so với năm 2006, đến năm 2008 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 624.627 triệu đồng tăng 151.756 triêu đồng (tăng 32,09) so với năm 2007. Doanh số cho vay tăng khá ổn định qua ba năm, năm 2008 tốc độ tăng có thấp hơn năm trước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, trong năm này kinh tế địa phương phát triển chậm lại so với năm 2007. Nền kinh tế địa phương phát triển, nhu cầu vốn để người dân đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, vốn tự có của gia đình có thể hạn chế quy mô sản xuất, do đó họ cần phải vay vốn phuc vụ cho sản xuất kinh. Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng, từ các tổ chức kinh doanh, hộ sản xuất, công nhân viên,… thời gian gần đây người dân có xu hướng vay vốn đi xuất khẩu lao động nên doanh số vay tăng đáng kể. Sự gia tăng của doanh số cho vay cũng phải kể đến việc ban hành một số quy định có lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng như Quyết định số 546 đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/06/2002 về việc cho phép thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng với khách hàng. ĐVT:Triệu đồng Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi Quyết định này cho phép các tổ chức tín dụng được quyền chủ động xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, khách hàng cũng được vay vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi thông dòng vốn cho Ngân hàng Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng cung như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản cho vay đã giải ngân trong khoản thời gian nhất định.Việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt đông tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng chứng tỏ vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng. Năm 2006 doanh số thu nợ của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung đạt 524.374 triệu đồng, năm 2007 là 471.809 triệu đồng giảm 52.565 triệu đồng (giảm 10,02%) so với năm 2006, sang năm 2008 doanh số cho vay là 600.661 triệu đồng tăng 128.852 triệu đồng (tăng 27,31) so với năm 2007. Ta thấy doanh số cho vay năm 2007 tăng nhưng doanh số thu nợ giảm là do trong năm này doanh số cho vay trung hạn tăng (tăng 91% so với năm 2006), trong năm này lại xảy ra nhiều dịch bệnh:lùn xoắn lá, rầy nâu…sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, nhưng nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng. Doanh số thu nợ tăng là cho doanh số cho vay tăng, do sự phấn đấu của cán bộ tín dụng, nền kinh tế phát triển nên thu nhập của người dân tương đối ổn định làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một điểm xác định, Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản Ngân hàng cần phải thu về. Việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn cho thấy chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tổng dư nợ của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung năm 2006 đạt 258.214 triệu đồng, năm 2007 là 309.267 triệu đồng tăng 51.054 triệu đồng (tăng 19,77 %) so với năm 2006, sang năm 2008 tổng dư nợ là 333.342 tăng 24.074 triệu đồng (tăng 7,78 %) so với năm 2007. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tương đối chậm do cơ chế cho vay và quy định của Ngành có phần chặt chẽ hơn. Mặt khác, trong giai đoạn này kinh tế có nhiều biến động, dịch bệnh, thiên tai…nên tổng dư nợ năm 2008 chỉ tăng 7,78 % so với năm 2007. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ cũng tăng đáng kể. Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Nợ quá hạn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung năm 2006 là 4.669 triệu đồng, năm 2007 nợ quá hạn là 4.822 triệu đồng tăng 153 triệu đồng (tăng 3,27 %) so với năm 2006, năm 2008 là 10.947 triệu đồng tăng 6.125 triệu đồng (tăng 127,02 %) so với năm 2007. Dư nợ qua ba năm đều tăng, đáng quan tâm là năm 2008 tăng khá mạnh 127,02 %, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này. Do ảnh hưởng từ môi trường như dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu phá hại, dịch cúm gia cầm cùng với sự biến động của giá cả thị trường nhất là biến động về giá cả vật tư nông nghiệp, về giá con giống, vật nuôi làm cho việc sản xuất kinh doanh thua lỗ. Mặt khác, do các thương lái chậm thanh toán tiền cho người dân nên họ không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Để hạn chế sự gia tăng của chỉ tiêu này cán bộ tín dụng cần có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ trước hạn như: gửi giấy báo nợ đến tận Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi tay người dân khi đến hạn bởi một phần do bận rộn trong công việc, một phần do nhận thức của người dân chưa cao, thêm vào đó có hộ lại cố ý để nợ quá hạn do nguồn thu từ đồng vốn này cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất của Ngân hàng, cán bộ tín dụng cần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay. 3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 – 2008 NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung cũng như các tổ chức kinh doanh khác, muốn hoạt động hiệu quả trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và có hiệu quả. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí. Mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để làm tăng lợi nhuận, trước hết Ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể công nhân viên của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung đạt được kết quả đáng kể sau. Bảng 3.5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CN H.LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi (Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung) Biểu đồ 3.2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 10.588 39.720 64.530 50.114 30.600 55.944 39.526 9.120 8.586 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2.006 2.007 2.008 Năm Triệu đồng 1.Tổng Thu Nhập 2.Tổng Chi Phí 3.Lợi Nhuận Hình 3.2:BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 Tổng Thu Nhập: Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ Tiêu Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % 1.Tổng Thu Nhập 39.720 50.114 64.530 10.394 26,17 14.416 28,77 Từ hoạt động TD 38.750 49.000 50.500 10.250 26,45 1.500 3,06 Từ hoạt động phi TD 970 1.114 14.030 144 14,85 12.916 11,59 2.Tổng Chi Phí 30.600 39.526 55.944 8.926 29,17 16.418 41,54 CP từ hoạt động TD 20.150 29.557 40.115 9.407 46,68 10.558 35,72 CP từ hoạt động PTD 10.450 9.969 15.829 -481 -4,60 5.860 58,78 3.Lợi Nhuận 9.120 10.588 8.586 1.468 16,10 -2.002 -18,91 Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi Hình 3.3:BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN THU NHẬP CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 Nguồn thu của Ngân hàng từ hai nguồn: Thu từ hoạt động tín dụng và từ hoạt động phi tín dụng. Từ bảng số liệu có thể thấy thu nhập của Ngân hàng qua ba năm đều tăng, năm 2006 thu nhập của Ngân hàng là 39.720 triệu đồng sang năm 2007 là 50.114 triệu đồng tăng 10.394 triệu đồng (tăng 26,17 %),đến năm 2008 là 64.530 triệu đồng tăng 14.416 triệu đồng (tăng 28,77 %). Thu nhập của Ngân hàng tăng là do Ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ đối các thành phần kinh tế, thêm vào đó với mạng lưới kinh doanh đến tận các xã, cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị phần của ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Nhìn vào biểu đồ cho thấy hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng,năm 2006 chiếm 97,56 %, năm 2007 chiếm 97,78 % đến năm 2008 là 78,00 %.Trong hai năm 2006, 2007 thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu nhưng đến năm 2008 nguồn thu này giảm gần 20% trong tổng nguồn thu của Ngân hàng. Điều đó cho thấy những biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, để đẩy mạnh sản xuất lãi suất cho vay giảm, nợ quá hạn tăng do khách hàng làm ăn thua lỗ. Thấy được những khó khăn này, Ngân hàng phát triển các hoạt động phi tín dụng như:chuyển tiền, dịch vụ thanh toán…, thu nhập của các hoạt động này tăng lên chiếm 22,00 % tổng thu nhập, góp phần làm tốc độ tăng thu nhập của Ngân hàng không giảm mà còn tăng cao hơn năm 2007. 2006 2007 2008 2,44 % 97,56 % 5 5 97,78 % 78,00 % 2,22 % 5% 22,00 % %%%% Thu từ hoạt động phi tín dụng Thu từ hoạt động tín dụng Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ trồng Quýt tại NHNo&PTNT CN Huyện Lai Vung xi TỔNG CHI PHÍ Chi phí của Ngân hàng có thể chia thành hai loại: Chi cho hoạt động tín dung (trả lãi tiền vay) và chi cho hoạt động phi tín dụng (chi hoạt động dịch vụ, trả lương cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, chi mua trang thiết bị và một số khoản chi khác). Chi phí của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung năm 2006 là 30.600 triệu đồng, sang năm 2007 là 39.526 triệu đồng tăng 8.926 triệu đồng (tăng 29,17 %) so với năm 2006, đến năm 2008 chi phí là là 55.944 triệu đồng tăng 16.418 triệu đồng (tăng 41,54 %) so với năm 2007. Tốc độ tăng chi phí của Ngân hàng khá cao là do mở rộng hoạt động tín dụng, mở rộng mạng lưới dịch vụ như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nhiều vốn từ trung ương (chi phí của nguồn vốn này cao hơn chi phí của nguồn vốn huy động tại Ngân hàng).Năm 2007 chi phí cho hoạt động phi tín dụng giảm là do trong năm này hoạt động phi tín dụng chưa được đầu tư phát triển, còn hoạt động tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh dẫn đến dư nợ và nợ quá hạn tăng. Năm 2008 loại chi phí này tăng 5.860 triệu đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphân tích tình hình cho vay vốn đối với nông hộ trồng quýt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp.pdf
Tài liệu liên quan