Luận văn Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam

Môc lôc

 Trang

 Trang phụ bìa

 Lời cam đoan

 Mục lục

 MỞ ĐẦU

 Chương 1:

1.1. Khái niệm về nhà ở và công trình xây dựng

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà ở

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhà ở

1.1.1.2. Phân loại nhà ở

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại công trình xây dựng

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm công trình xây dựng

1.1.2.2. Phân loại công trình xây dựng

1.2. Khái niệm và nguyên tắc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.2.1. Khái niệm về quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.2.2. Khái niệm về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.2.2.1. Quan niệm về đăng ký quyền sở hữu tài sản

1.2.2.2. Quan niệm về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.2.3. Nguyên tắc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.3. Khái quát pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

1.4. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của một số nước trên thế giới

1.4.1. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Nhật Bản

1.4.2. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Hàn Quốc

1.4.3. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Liên bang Nga

1.4.4. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Australia

1.4.5. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của Trung Quốc

1.4.6. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản của một số nước trên thế giới

 Chương 2:

2.1. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.1.1. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở

2.1.2. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu công trình xây dựng

2.2. Tác động của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng đối với hoạt động quản lý nhà nước về bất động sản

2.2.1. Về công tác đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.2.2. Về xác định tính pháp lý của nhà ở và công trình xây dựng khi tham gia các giao dịch trên thị trường bất động sản

2.2.3. Về cung cấp các thông tin pháp lý và hiện trạng của nhà ở, công trình xây dựng

2.2.4. Về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.3. Đánh giá pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.3.1. Kết quả thực hiện pháp luật đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.3.2. Hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.3.3. Tính nhất quán trong các quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

2.3.4. Hiệu lực pháp lý của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

 Chương 3:

3.1. Yêu cầu và xu hướng thống nhất pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

3.1.1. Sự phát triển kinh tế - cơ sở thực tiễn để thống nhất hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

3.1.2. Sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản - yêu cầu để thống nhất hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

3.1.3. Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhà ở và công trình xây dựng

3.1.4. Yêu cầu và xu hướng thống nhất trong hệ thống pháp luật

3.2. Định hướng thống nhất pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

3.2.1. Thống nhất một hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cùng với đăng ký quyền sử dụng đất

3.2.2. Xác định đăng ký quyền sở hữu là việc Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cho chủ sở hữu, cũng đồng thời thực hiện công nhận cả hiện trạng, kỹ thuật của các loại tài sản này

3.2.3. Xác định đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện các quyền dân sự về tài sản trong thị trường bất động sản

3.2.4. Thống nhất chế định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng với chế định về hợp đồng, giao dịch bất động sản và thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng bất động sản

3.3. Giải pháp thống nhất pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng

3.3.1. Thống nhất một văn bản quy phạm pháp luật quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng và quyền sử dụng đất.

3.3.2. Thống nhất hình thức đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cùng với đăng ký quyền sử dụng đất

3.3.3. Thống nhất hồ sơ và quy trình đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cùng với quyền sử dụng đất

3.3.4. Hình thành hệ thống thông tin pháp lý về nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất do một cơ quan thống nhất quản lý để phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

 KẾT LUẬN

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống nhất quản lý; - Đối với đất có công trình thì chỉ nên cấp một mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và QSDĐ thống nhất, trong đó tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các thông tin về tài sản sẽ được ghi cho phù hợp trong giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này là cơ sở để Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho người có quyền, đồng thời là cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu đưa các tài sản này tham gia giao dịch trên thị trường BĐS. Chương 2 Thùc tr¹ng ph¸p luËt viÖt nam vÒ ®¨ng ký quyÒn së h÷u nhµ ë vµ c«ng tr×nh x©y dùng 2.1. ph¸p luËt vÒ ®¨ng ký quyÒn së h÷u nhµ ë vµ c«ng tr×nh x©y dùng 2.1.1. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở Nghiên cứu hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho thấy: Mảng pháp luật này được ban hành, sửa đổi, bổ sung theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, quy định khá cụ thể, điều chỉnh các vấn đề về đăng ký quyền sở hữu nhà ở như: điều kiện được đăng ký, trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký, thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu... Trước khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo Nghị định số 60/CP của Chính phủ. Sau khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành, hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở tạm thời dừng lại do quy định: “Nhà nước thống nhất cấp một GCNQSDĐ đối với các loại đất” (Điều 48). Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người dân về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, ngày 15 tháng 7 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2005/NĐ-CP. Theo Nghị định này, người tạo lập hợp pháp nhà ở sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; đối với QSDĐ, họ sẽ được cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật đất đai. Như vậy, một BĐS được cấp hai giấy chứng nhận (một giấy chứng nhận quyền sở hữu cấp cho nhà ở và một giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho đất ở). Mặc dù còn một số nội dung chưa hợp lý, nhưng Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng lấp “khoảng trống” về đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho người dân. Sau đó, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP bị thay thế bởi quy định của Luật Nhà ở năm 2005. Luật Nhà ở được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp lần thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật Nhà ở năm 2005 là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất từ trước đến nay quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, đăng ký quyền sở hữu nhà ở được thực hiện thông qua việc Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các chủ sở hữu nhà ở. Tại thời điểm ban hành Luật này, cũng có một số ý kiến còn băn khoăn về quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; bởi vì theo Điều 48 Luật đất đai năm 2003, thì Nhà nước thực hiện cấp GCNQSDĐ cho mọi loại đất (bao gồm cả đất có nhà ở). Các tài sản trên đất (bao gồm nhà ở và công trình XD) sẽ được "ghi nhận" trong GCNQSDĐ. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký BĐS. Nếu Luật nhà ở quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì sẽ mâu thuẫn với quy định của Luật đất đai năm 2003. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện, Luật Nhà ở đã chứng minh được sự cần thiết phải có quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các chủ sở hữu. Mặc dù vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu để có những sửa đổi cho phù hợp với thực tế, nhưng các quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở của Luật Nhà ở đã không chỉ xử lý được những bất hợp lý của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP mà còn đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Luật Nhà ở quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) như sau: “a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ SDĐ ở, chủ sở hữu căn hộ chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở; b) Trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là chủ SDĐ ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” (Điều 11). Để hướng dẫn nội dung nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2006; cụ thể là: Thứ nhất, có hai loại hình đăng ký quyền sở hữu nhà ở: (i) Trường hợp nhà ở và đất ở đều thuộc một chủ hoặc nhà ở và căn hộ chung cư thì thực hiện đăng ký luôn cả quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở (nhà ở và đất ở sẽ được cấp chung một giấy chứng nhận); (ii) Những trường hợp nhà ở và đất ở khác chủ sở hữu (như cho mượn đất, cho thuê đất để XD nhà ở), thì thực hiện đăng ký nhà riêng và đất riêng (đối với nhà ở sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; còn người có đất sẽ được cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai). Quy định này nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh giữa người có quyền sở hữu nhà ở và người có QSDĐ ở. Thứ hai, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Pháp luật về nhà ở quy định UBND cấp tỉnh thực hiện cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở của tổ chức (bao gồm cả tổ chức nước ngoài), nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân và nhà ở của cá nhân nước ngoài. UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở của cá nhân (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam). Thứ ba, về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Đối với những trường hợp do UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận thì cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ là Sở XD; đối với trường hợp do UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận thì do cơ quan có chức năng quản lý nhà ở (tuỳ theo từng địa phương có thể do Phòng Quản lý đô thị, Phòng Công thương hoặc Phòng KT) đảm nhận việc xử lý hồ sơ và trình ký giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm: (i) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Thông tư số 05/2006/TT-BXD của Bộ XD; (ii) Giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở (như hợp đồng mua bán, tặng cho, giấy phép XD, văn bản thừa kế...); (iii) Bản vẽ sơ đồ nhà ở. Thời hạn cấp giấy chứng nhận là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngoài quy định về cấp mới lần đầu, pháp luật về nhà ở cũng quy định cụ thể các trường hợp cấp đổi do giấy chứng nhận bị rách nát, hư hỏng và cấp lại do bị mất giấy chứng nhận. Thời hạn cấp đổi là 15 ngày; thời hạn cấp lại là 90 ngày (kể cả thời gian thông báo mất giấy chứng nhận). Một điểm khác biệt giữa quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cấp GCNQSDĐ ở, đó là khi sang tên do mua bán, tặng cho, thừa kế... nhà ở gắn liền với QSDĐ ở, người nhận quyền sở hữu nhà ở sẽ được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới; còn đối với GCNQSDĐ thì chỉ thực hiện ghi tên vào trang 4 của giấy chứng nhận. Theo Điều 9 của Luật Nhà ở năm 2005, Nhà nước chỉ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi chủ sở hữu có yêu cầu. Quy định này thể hiện quan điểm coi việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở không phải để xác lập quyền sở hữu mà chỉ để Nhà nước công nhận một người nào đó có quyền sở hữu trên thực tế. Đây là cơ sở pháp lý để người tạo lập hợp pháp nhà ở thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở. Trong trường hợp chủ sở hữu không có yêu cầu thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cũng không có nghĩa là họ sẽ không được sở hữu nhà ở; bởi vì trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đã xác lập cho mình quyền sở hữu thông qua việc tạo lập hợp pháp nhà ở bằng các hình thức như XD, nhận tặng cho, nhận thừa kế...; Nghiên cứu pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho thấy rằng, những vấn đề liên quan đến nhà ở được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật do nhiều Bộ, ngành khác nhau ban hành. Các quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, về công chứng hợp đồng và đăng ký thế chấp nhà ở đang được triển khai thực hiện tại các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, vấn đề nhà ở nói chung và đăng ký quyền sở hữu nhà ở nói riêng liên quan mật thiết đến các quy định của Luật đất đai. Mặc dù, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa Luật nhà ở và Luật đất đai về vấn đề đăng ký quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ; song kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Do vậy, ngày 20 tháng 11 năm 2007, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 07/2007/QH12 về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2008, trong đó quy định: "Rà soát, sửa đổi những những vướng mắc trong Luật đất đai, Luật Nhà ở và các luật có liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; sửa đổi, bổ sung ngay những quy định chưa phù hợp trong các văn bản hướng dẫn thi hành những luật này, bảo đảm tính thống nhất, rõ ràng, sát thực tế...Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở Luật đất đai, giao cho một cơ quan đầu mối thực hiện, đơn giản hoá hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đối với tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc". Tiếp đó, ngày 09 tháng 01 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008, trong đó giao Bộ TN&MT phối hợp với Bộ XD và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định về cấp GCNQSDĐ và các tài sản gắn liền với đất theo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, tại thời điểm đó do vướng mắc về nguyên tắc lập pháp và yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa, nên quy định thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận cho cả nhà ở và đất ở nêu trong Nghị quyết số 07/2007/QH12 đã không được thực hiện và Chính phủ cũng không thể ban hành Nghị định cấp chung một loại giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP. Để xử lý bất cập nêu trên, tại kỳ họp lần thứ năm, Quốc hội thứ XII, Quốc hội đã thông qua Luật số 38/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2009). Trong đó có nội dung sửa đổi Điều 48 của Luật đất đai năm 2003 theo hướng: quy định thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận cho cả nhà và đất; đó là cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành về việc thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận, nên Bộ TN&MT cũng chưa thể ban hành Thông tư quy định mẫu giấy chứng nhận này. Trên thực tế, để đáp ứng yêu cầu giao dịch BĐS của các chủ thể trong XH, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo cho phép các địa phương tiếp tục thực hiện cấp “sổ đỏ” và “sổ hồng” theo Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 cho đến khi có mẫu giấy chứng nhận mới do Bộ TN&MT phát hành. Như vậy, đến nay mặc dù đã có quy định nhưng trên thực tế các địa phương vẫn chưa thể thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận cho cả nhà và đất. 2.1.2. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu công trình xây dựng Đến thời điểm hiện nay, mặc dù Quốc hội đã có quy định đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình XD và QSDĐ theo một mẫu giấy chứng nhận thống nhất, nhưng trên thực tế việc đăng ký quyền sở hữu công trình XD vẫn được điều chỉnh bởi Nghị định số 95/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ XD. Trước khi Nghị định số 90/2006/NĐ-CP được ban hành, vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và công trình XD được thực hiện theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP. Sau khi Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ra đời, việc công nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Nghị định mới, còn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD vẫn thực hiện theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP. Nghiên cứu nội dung Nghị định số 95/2005/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD có thể rút ra những vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, quy định những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD, bao gồm: (i) Những công trình được đầu tư XD mới, mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế (ii) Hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu theo hợp đồng thì phải có hợp đồng được lập theo quy định, kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình của bên chuyển dịch; đối với trường hợp XD mới thì phải có Giấy phép XD. Những trường hợp tạo lập công trình XD trước ngày Nghị định số 95/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải có GCNQSDĐ hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật đất đai năm 2003 hoặc có xác nhận của UBND cấp xã về việc tạo lập công trình... Thứ hai, quy định một số công trình không thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, bao gồm: (i) Những công trình XD thuộc sở hữu toàn dân; (ii) Công trình XD đã có quyết định hoặc thông báo giải toả, phá dỡ hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền; (iii) Các công trình XD nằm trong khu vực cấm XD hoặc lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng; (iv) Các công trình XD mà Chính phủ Việt Nam và các nước có cam kết khác; Thứ ba, quy định mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD khác với mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD được cấp riêng biệt với GCNQSDĐ. Người có quyền sở hữu công trình XD được cấp giấy sở hữu công trình theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP; còn người có QSDĐ được cấp GCNQSDĐ theo pháp luật về đất đai. Thời hạn sở hữu công trình XD tương ứng với thời hạn thuê đất (nếu là thuê đất) và được ghi cụ thể trong giấy chứng nhận. Do hầu hết công trình XD được XD trên đất thuê, nên thời hạn sở hữu công trình XD là từ 50 năm đến 70 năm; Thứ tư, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP không quy định cụ thể các loại hợp đồng, giao dịch về công trình XD và việc công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc đăng ký thế chấp đối với công trình XD. Do đó, về nguyên tắc, các giao dịch cũng như thủ tục công chứng các hợp đồng về công trình XD được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về công chứng; đối với việc đăng ký thế chấp thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (BLDS năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và các văn bản hướng dẫn thi hành); Thứ năm, pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm chuyển quyền sở hữu công trình XD như đối với nhà ở. Quyền sở hữu công trình XD sẽ được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu công trình theo nguyên tắc quy định tại Điều 168 của BLDS năm 2005. 2.2. t¸c ®éng cña ph¸p luËt vÒ ®¨ng ký quyÒn së h÷u nhµ ë vµ c«ng tr×nh x©y dùng ®èi víi ho¹t ®éng qu¶n lý nhµ n­íc vÒ bÊt ®éng s¶n 2.2.1. Về công tác đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng Nhìn chung, hệ thống pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD vẫn chưa thống nhất và chưa đồng bộ. Tài sản nhà ở, công trình XD và QSDĐ luôn là một khối tài sản thống nhất trong quá trình sử dụng cũng như trong các giao dịch. Tuy nhiên, tính đến trước ngày 01 tháng 8 năm 2009, pháp luật lại có sự phân chia, tách biệt hoạt động đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng các tài sản này thành hai hệ thống với những quy định khác nhau. Tồn tại này đã tác động không nhỏ đến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng tại địa phương. Cùng là một BĐS, nhà ở và công trình XD luôn luôn gắn liền với đất đai, nhưng cơ quan quản lý hoạt động đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản này lại có sự khác nhau. Bộ TN&MT, Sở TN&MT cấp tỉnh, Phòng TN&MT cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký QSDĐ. Các Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở TN&MT và Phòng TN&MT hoặc Phòng TN&MT (đối với các huyện chưa thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ) tiến hành đăng ký QSDĐ. Trong khi đó, Bộ XD thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở, công trình XD. Cơ quan quản lý XD địa phương đảm nhận việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở, công trình XD. Với việc pháp luật phân chia thành hai đầu mối cơ quan thực hiện quản lý và đăng ký quyền sở hữu đối với đất đai và nhà ở, công trình XD; đồng thời, mỗi loại BĐS này lại có trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký khác nhau cho thấy: Sự phân định hai loại cơ quan đăng ký về BĐS là nhà ở, đất ở thể hiện mặt ưu điểm là cơ quan đăng ký BĐS có sự độc lập trong hoạt động và không bị phụ thuộc vào các cơ quan khác. Ví dụ: Cơ quản lý về XD do nắm được hồ sơ pháp lý và hiện trạng của BĐS, sẽ quản lý tốt quy hoạch XD, cũng như việc cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình XD...Tuy nhiên, sự phân chia cơ quan quản lý và thực hiện đăng ký quyền sở hữu BĐS là nhà ở, đất ở khác nhau cũng bộc lộ hạn chế trong quá trình thực thi, cụ thể là: Hồ sơ, giấy tờ pháp lý được lưu giữ tại 2 cơ quan (cơ quan TN&MT và cơ quan XD) nên việc tiếp cận thông tin về BĐS của các chủ thể tham gia giao dịch nhà ở, đất ở gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Hơn nữa, do đăng ký quyền sở hữu về nhà ở, đất ở được thực hiện theo hai quy trình thủ tục khác nhau, nên việc xác định tính pháp lý của các giấy tờ nhà ở, đất ở trong giao dịch đối với những BĐS này mất nhiều thời gian, phức tạp. Bởi lẽ, cùng một hoạt động chuyển dịch hoặc phân chia tài sản là nhà ở, đất ở nhưng phải làm thủ tục ở hai cơ quan và chỉnh lý thông tin trên hai bộ hồ sơ đất ở và nhà ở. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan TN&MT và cơ quan XD thì hoạt động đăng ký quyền sở hữu về nhà ở, đất ở gặp nhiều khó khăn, phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó, quy định về cơ quan thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD chưa cụ thể, pháp luật chỉ quy định chung cơ quan đăng ký là cơ quan quản lý nhà ở và công trình XD. Trên thực tế, hệ thống cơ quan quản lý nhà ở và công trình XD được tổ chức không thống nhất ở các địa phương: Ở cấp tỉnh, cơ quan này là Sở XD, nhưng ở cấp huyện, có nơi giao cho Phòng công thương, có nơi lại phân công cho Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng KT. Ví dụ tại TP Hồ Chí Minh, gần 2/3 số quận, huyện giao chức năng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD cho Phòng quản lý đô thị thực hiện. Trong khi đó, gần 1/3 số quận, huyện còn lại giao chức năng này cho Phòng TN&MT đảm nhiệm; còn tại thành phố Đà Nẵng thì chức năng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD lại được giao cho cơ quan TN&MT thực hiện…Thực tế này đã dẫn đến sự không thống nhất trong tổ chức thực thi pháp luật, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành và hướng dẫn thực hiện từ trung ương đến địa phương. Tuy hiện nay pháp luật đã quy định thống nhất vào một đầu mối thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng BĐS cho ngành TN&MT, nhưng do Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn nên các địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các quy định được ban hành trước ngày 01 tháng 8 năm 2009. 2.2.2. Về xác định tính pháp lý của nhà ở và công trình xây dựng khi tham gia các giao dịch trên thị trường bất động sản Xác định tính pháp lý của BĐS là việc xác định các giấy tờ về BĐS có hợp pháp hay không. Giấy tờ về BĐS được coi là hợp pháp khi tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức, trình tự, thủ tục và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người quản lý hoặc sử dụng BĐS. Theo quy định hiện hành, nhà ở, công trình XD có Giấy chứng nhận quyền sở hữu do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó ghi cụ thể hiện trạng, đặc điểm và tên chủ sở hữu, thì mới được coi là có đầy đủ tính pháp lý. Các loại giấy tờ khác như giấy phép XD, di chúc, bản án, quyết định của Tòa án...là những giấy tờ hợp lệ, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở và công trình XD. Về nguyên tắc, để bảo đảm sự chính xác về tính pháp lý của nhà ở và công trình XD, chủ sở hữu phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng quyền sở hữu đối với tài sản này. Khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu, cơ quan đăng ký sẽ thẩm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trạng nhà ở, công trình XD, sau đó mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu. Hiện nay, việc xác định tính pháp lý của BĐS nói chung và nhà ở, công trình XD nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc làm này không chỉ là cơ sở để cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về BĐS, mà còn là cơ sở để BĐS được tham gia các giao dịch trên thị trường. Chỉ sau khi có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, thì mới có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ sở hữu có quyền định đoạt các tài sản này thông qua các giao dịch mua bán, tặng cho, chuyển đổi, thế chấp, để thừa kế... Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền xác định tính pháp lý của các tài sản nhà ở và công trình XD. Nghiên cứu các quy định về lĩnh vực này có thể rút ra những nội dung đáng chú ý sau đây: - Nhà ở, công trình XD phải được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định; - Kết quả của việc đăng ký quyền sở hữu là chủ sở hữu sẽ được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình XD và được ghi vào Sổ đăng ký quyền sở hữu; - Giấy chứng nhận quyền sở hữu là cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình về tài sản. Như vậy, thông qua hoạt động đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, các cơ quan chức năng sẽ biết được cụ thể hiện trạng và hồ sơ lý lịch pháp lý của nhà ở, công trình XD, nắm được tên chủ sở hữu v.v. Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ quản lý có hiệu quả các hoạt động XD, cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình XD; chứng thực các giao dịch về nhà ở, công trình XD; thu thuế về sử dụng nhà ở, công trình XD. 2.2.3. Về cung cấp các thông tin pháp lý và hiện trạng của nhà ở, công trình xây dựng Đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD nhằm ghi nhận các thông tin về nguồn gốc, hiện trạng sử dụng cũng như lý lịch pháp lý của nhà ở và công trình XD. Các thông tin này được cơ quan đăng ký lưu giữ không chỉ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về nhà ở, công trình XD mà còn cung cấp cho các chủ thể khi có yêu cầu để đàm phán, xác lập giao dịch về nhà ở và công trình XD. Hơn nữa, chỉ thông qua hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở, công trình XD mới có cơ sở để xác định tính đúng đắn của các thông tin liên quan như diện tích, địa điểm, số tầng, kết cấu, mục đích sử dụng BĐS, những hạn chế trong việc sử dụng…Sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh và ghi vào Sổ đăng ký sở hữu thì các thông tin này mới có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao. Trong hoạt động quản lý nhà nước, các thông tin về BĐS có vai trò hết sức quan trọng giúp cơ quan chức năng có sở sở để giải quyết các công việc liên quan. Ví dụ: Khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, các thông tin do cơ quan đăng ký quyền sở hữu cung cấp sẽ giúp Nhà nước xác định ai là người có đủ điều kiện để được bồi thường; có căn cứ để XD phương án bồi thường; xác định thiệt hại để áp giá bồi thường v.v. Hơn nữa, thông tin thu thập được qua đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình XD sẽ giúp cơ quan thuế xác định nghĩa vụ và mức thuế mà chủ sở hữu nhà ở, công trình XD phải nộp cho Nhà nước. Đối với các tranh chấp, khiếu kiện về quyền sở hữu nhà ở, công trình XD thì các thông tin về hiện trạng sử dụng, giấy tờ pháp lý, thông tin về chủ sở hữu …sẽ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Tòa án đưa ra phán quyết. Đối với hoạt động của thị trường BĐS, nếu những người tham gia giao dịch trên thị trường nắm được thông tin pháp lý về nhà ở, công trình XD thì họ sẽ tránh được các rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm độ an toàn cho các giao dịch về nhà ở và công trình XD. Ngoài ra, thị trường BĐS được cung cấp nhiều thông tin về nhà ở, công trình XD chính xác sẽ giúp Nhà nước có những điều chỉnh về chính sách nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, công khai và minh bạch; đồng thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường v.v. Tuy nhiên, do pháp luật quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu BĐS là nhà ở, đất ở khác nhau, nên trên thực tế không phải lúc nào và bất cứ ở đâu chủ đầu tư, kinh doanh BĐS và người dân cũng đều được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về nhà, đất. Quy định về nghĩa vụ cung cấp các thông tin về nhà, đất đã được ban hành song do thiếu cơ chế pháp lý đồng bộ, cụ thể và rõ ràng nên việc thực thi còn tồn tại nhiều hạn chế. Hơn nữa, do tồn tại hai hệ thống cơ quan quản lý thông tin về BĐS, nên sự phối hợp trong việc cung cấp thông tin còn gặp nhiều khó khăn, ngay cả khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước. Ví dụ: Khi cơ quan tư pháp yêu cầu giải đáp các mâu thuẫn trong thông tin về BĐS do những người có liên quan đưa ra. Sự việc sẽ trở lên vô cùng phức tạp nếu cơ quan tư pháp nhận được câu trả lời trái ngược nhau từ phía các cơ quan quản lý thông tin về BĐS là nhà, đất. Mặc dù thông tin pháp lý về nhà ở, công trình XD có ý nghĩa rất quan trọng trong giao lưu dân sự, nhưng trên thực tế việc cung cấp rộng rãi, công khai các thông tin này cho công chúng còn gặp nhiều hạn chế. Pháp luật hiện hành về nhà ở quy định chỉ thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở khi chủ sở hữu có yêu cầu. Do vậy, cơ quan quản lý không thể nắm được mọi thông tin liên quan đến nhà ở, công trình XD trên địa bàn mình quản lý. Mặt khác, công tác thực hiện đăng ký quyền sở hữu còn mang tính thủ công, không có hệ thống cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền sở hữu nhà ở,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31350.doc
Tài liệu liên quan