Luận văn Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học Thái Nguyên hiện nay

 

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 7

1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên Việt Nam - Một số vấn đề lý luận 7

1.2. Vai trũ của giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 31

1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là yêu cầu khách quan 47

Chương 2: PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA THANH NIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 62

2.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 62

2.2. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 86

2.3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 92

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 119

 

 

doc124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học Thái Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh viên khó khăn, chế độ học bổng … vẫn còn nhiều tồn tại. Chính sách sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp đang còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Theo thông điệp của Liên hợp quốc nhân ngày quốc tế thanh niên 12 tháng 8 năm 2003, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu thanh niên bị thất nghiệp và 26% thiếu việc làm, trong đó sinh viên gia nhập vào thị trường lao động ước tính 5% tổng số thanh niên. Theo số liệu của cuộc điều tra sinh viên tốt nghiệp (ít nhất sáu tháng) do dự án giáo dục đại học tiến hành năm 1999 tại 51 trường Đại học và Cao đẳng cho thấy: 72,47% sinh viên hiện đang có việc làm; 23,8% sinh viên chưa có việc làm; 3,6% sinh viên đi học thêm [11, tr.21]. Bên cạnh đa số sinh viên ý thức được vai trò của học vấn, chuyên môn trong lập thân, lập nghiệp và cố gắng phấn đấu rèn luyện vẫn còn một bộ phận sinh viên có tư tưởng chạy theo bằng cấp, không chú trọng đến học tập nâng cao trình độ mà cho rằng ra trường chỉ cần “quan hệ”, “chạy chọt” là có thể thành đạt, đặc biệt là trong tình hình hiện nay đã không còn chế độ nhà trường phân công công tác như trước. Chính sách đào tạo và sử dụng gần đây mặc dù có nhiều cải tiến và đổi mới những vẫn chưa thực sự kích thích sinh viên phấn đấu học tập và rèn luyện. Điều này cũng tác động rất lớn tới sinh viên Đại học Thái Nguyên. * Công tác giáo dục đạo đức và quản lý sinh viên Đây cũng là một trong những nhân tố tác động tới sự biến đổi của đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng. Gần đây, càng ngày chúng ta càng ý thức được tầm quan trọng của công tác này, nên rất chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên ngoài xã hội cũng như trong nhà trường. Ngày càng xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với đạo đức tâm sinh lý của sinh viên như các hoạt động tình nguyện, hoạt động về nguồn, tìm hiểu lịch sử … Qua đó, nhiều sinh viên được giáo dục và rèn luyện nên đã ngày càng trưởng thành và hoàn thiện về đạo đức, nhân cách. Thế nhưng, cũng có lúc, có đơn vị đã buông lỏng công tác này, không ý thức được đúng mức tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng và hoàn thành mô hình người sinh viên mới, nên đã không kịp thời can thiệp, ngăn chặn được tình trạng một số sinh viên đã sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm quy chế, có lối sống buông thả thiếu lành mạnh... Với tình trạng xã hội đang có hiện tượng các thang bậc giá trị bị đảo lộn, xáo trộn, sự thiếu gương mẫu về đạo đức của một bộ phận các thế hệ đi trước... đã làm xói mòn niềm tin trong thế hệ sinh viên thì chất lượng của công tác giáo dục đạo đức và quản lý sinh viên ngày càng có tác động mạnh mẽ đến đạo đức của đối tượng này. Sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng không nằm ngoài sự tác động đó. * Nhân tố truyền thống Truyền thống ở đây là truyền thống văn hoá tinh thần và đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình, truyền thống nhà trường. Có những giá trị truyền thống vẫn tiếp tục phát huy tác dụng tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại, có những giá trị truyền thống đã trở nên lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến đạo đức sinh viên hiện nay, trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên. Đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên biết gạn đục khơi trong kế thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp, bổ sung thêm những giá trị đạo đức mới trên cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại. Qua đó, họ ngày càng trưởng thành và có sự phát triển ổn định về mặt đạo đức nhân cách, vừa gắn bó với di sản đạo đức truyền thống, vừa hình thành nên những giá trị đạo đức mới. Một bộ phận sinh viên, hoặc còn phần nào níu giữ những di sản quá khứ đã lỗi thời chậm đổi mới; hoặc phủ định truyền thống, cắt đứt mối liên hệ với quá khứ. Cả hai trường hợp trên đều dẫn tới sự tồn tại thiếu ổn định của đạo đức nhân cách, mâu thuẫn với hiện tại, có thể đưa đến chỗ cực đoan, phá phách, lại căng. Bên cạnh những nhân tố trên còn có nhân tố chủ quan của sinh viên là đối tượng có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý lứa tuổi, hầu hết đang ở giai đoạn quá độ chuyển từ thời kỳ thiếu niên sang giai đoạn trưởng thành, đang trên con đường học tập, rèn luyện và định hình nhân cách, đạo đức. Vì thế, họ chịu sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh một nền kinh tế - xã hội mở cửa. Một số lại thụ động chưa thích nghi với môi trường thay đổi. Một số sinh viên, do tâm lý của tuổi trẻ chưa thật sự ổn định, lại ham thích và chạy theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thay đổi. Những khát khao, mơ ước của tuổi trẻ nếu không được định hướng đúng đắn, sẽ được thực hiện bởi những hành vi tiêu cực, nhất là với đối tượng ít kinh nghiệm sống, ý thức chưa thật sự ổn định như sinh viên. 1.3.2. Yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay và những giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên cần được phát huy Đạo đức mới hay đạo đức cộng sản bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, được hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng, còn đạo đức xã hội chủ nghĩa là một giai đoạn của đạo đức cộng sản. Xã hội - xã hội chủ nghĩa giáo dục cá nhân những nguyên tắc đạo đức như lòng trung thành với sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản; lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; tinh thần đoàn kết với những người lao động ở tất cả các nước, các dân tộc; tinh thần lao động tận tuỵ vì hạnh phúc của xã hội; chủ nghĩa tập thể và tinh thần tương trợ trên tình đồng chí; đức tính giản dị và khiêm tốn trong sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cá nhân. Việc xây dựng đạo đức mới hiện nay cần tuân thủ những nguyên tắc chung như sau: - Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới. - Lao động tự giác sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới. - Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế. - Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Trên cơ sở những nguyên tắc chung về xây dựng đạo đức mới, có thể đưa ra những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên như sau: - Xây dựng và phát triển đạo đức mới cho sinh viên theo những chuẩn mực đạo đức cộng sản đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục đạo đức truyền thống. Lấy việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc giáo dục đạo đức cộng sản, kiên trì, bền bỉ, không nóng vội chủ quan, nêu gương sáng về đạo đức cho sinh viên noi theo. Xây đi đôi với chống, sáng tạo các hình thức giáo dục đạo đức đa dạng, phong phú phù hợp với sinh viên. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên cần hướng đến những nội dung giáo dục đạo đức cụ thể như: giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết sống có lý tưởng và hoài bão cao đẹp; vừa tích cực học tập và học tập giỏi, có trình độ văn hoá cao, có khả năng nhanh chóng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để lập thân, lập nghiệp, vừa nhiệt tình với các hoạt động xã hội, tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng; có tinh thần sáng tạo và sáng tạo không ngừng; vừa tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại, vừa kế thừa và tiếp tục phát huy các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc. Từ đó hướng đến hình thành những giá trị đạo đức mới, có lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật trung thực trong học tập và thi cử, có bản lĩnh của tuổi trẻ, không chạy theo kiểu sống đua đòi, ích kỷ và vụ lợi, cũng biết hoà nhập cùng thế giới nắm vững các kỹ năng cùng hợp tác và chung sống. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên cần phát huy những giá trị đạo đức truyền thống sau của thanh niên: Thứ nhất: Tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên định mục tiêu mà Đảng và Bác đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các phong trào thanh niên, sinh viên mà Đảng và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam đã đề ra, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Tinh thần yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên sâu sắc nhất của con người và đã được củng cố qua hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia dân tộc. Khi lòng yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống, chi phối một cách có ý thức mọi hành vi ứng xử của con người, nó trở thành chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước là một giá trị truyền thống của dân tộc ta, truyền thống đó đã được các thế hệ người Việt Nam nói chung và thế hệ thanh niên sinh viên Việt Nam nói riêng kế thừa và phát huy. Nếu như trước đây trong kháng chiến chống Pháp, yêu nước của thanh niên sinh viên là gác bút nghiên xung phong vào Vệ quốc quân, người lên đường “Nam tiến”, người đi sơ tán lên vùng rừng núi, căn cứ địa cách mạng để tiếp tục học tập trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, với mục tiêu tái thiết đất nước sau này. Hoà bình lập lại sau năm 1954, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Sinh viên miền Bắc lại hăng hái đi đầu, người tích cực học tập, người rời giảng đường vào Nam tham gia chiến đấu. Tại miền Nam, sinh viên đã xuống đường biểu tình chống hành động xâm lược và can thiệp, phản đối Mỹ - Diệm đàn áp Phật giáo và dân lành, phát động và hình thành sâu rộng phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, “Tiếng hát những người đi tới”... khơi dậy lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ và cổ vũ đấu tranh. Thì ngày hôm nay, trước bối cảnh thế giới đầy biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn về xu thế toàn cầu hoá và sự nghiệp đổi mới của đất nước, thì yêu nước của đạo đức mới ở người sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng, là yêu nước xã hội chủ nghĩa, là lòng tự hào dân tộc, tự hào về những gương anh hùng bất khuất, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của tổ quốc. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu từng bước nâng cao đời sống của nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Tinh thần yêu nước chân chính hiện nay còn được thể hiện trong đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và quyền bình đẳng của dân tộc. Trong xây dựng đất nước giàu mạnh, tinh thần yêu nước của sinh viên hiện nay còn được thể hiện ở tình yêu đối với những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình hoặc trở thành bóng mờ hay bản sao chép của người khác [13, tr.30]. Yêu nước của sinh viên hiện nay còn là việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Như nghị Quyết Đại hội IX đã đưa ra, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hay "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không một phần lớn tuỳ thuộc vào thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành bại của dân tộc. Thứ hai: Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hy sinh gian khổ, cần cù sáng tạo dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn là những đức tính nổi bật, đã ăn sâu vào cách sống của bao thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là một trong những truyền thống quý báu của thanh niên Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Thanh niên Việt Nam luôn nêu cao tinh thần hăng hái, sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn. Truyền thống này được thể hiện ở việc hàng loạt những thanh niên ưu tú của dân tộc đã không ngại hy sinh gian khổ xung phong tình nguyện ra chiến trường để cứu lấy tổ quốc, dân tộc. Điển hình như phong trào "Ba sẵn sàng"; "Năm xung phong" … Còn hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta tiến hành đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì truyền thống này càng cần phải phát huy, đặc biệt là trong đội ngũ sinh viên Việt Nam nói chung và đội ngũ sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng. Cụ thể hơn là các phong trào tuổi trẻ Việt Nam hôm nay tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đặc biệt là những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng khó khăn. Tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình nguyện, tổ chức thường xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh, thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện, đảm nhận các việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là xung kích thực hiện các chương trình dự án, xung kích bảo về Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhận thức được rõ âm mưu "Diến biến hoà bình" của các thế lực thù địch…. Thứ ba: Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo. Truyền thống đoàn kết của thanh niên Việt Nam được bắt nguồn từ lòng yêu nước và là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước của dân tộc. Với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công", tinh thần đoàn kết của thanh niên đã được phát huy cao độ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để tinh thần đoàn kết của thanh niên vẫn phát huy được sức mạnh của nó trong điều kiện mới, thế hệ thanh niên sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Thái nguyên nói riêng cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn về đối tượng của xã hội hiện đại. Bước vào thiên niên kỷ mới, nhân loại đang sống trong một thế giới với nhiều mối quan hệ phức tạp. Xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo ra những cơ hội, cả những thách thức to lớn đối với sự phát triển trên mọi lĩnh vực của xã hội ta. Vì vậy, nếu trước đây tinh thần đoàn kết của thanh niên giúp dân tộc ta trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm cứu nước, thì ngày nay, tinh thần đó phải được kế thừa và đổi mới trong điều kiện mới. Tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung, giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên nói riêng. Nó được các thế hệ thanh niên sinh viên Việt Nam, trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên kế thừa và phát huy. Hiện nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh trong xã hội ta nhiều hiện tượng không lành mạnh trái với đạo lý, một trong những hiện tượng đó là sự nổi lên của chủ nghĩa cá nhân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội” [38, tr.172]. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cho sinh viên, trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng chính là hạn chế những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ của chủ nghĩa cá nhân, hướng họ tới một cuộc sống cân bằng, lành mạnh "Mình vì mọi người, mọi người vì mình". Nếu như trong cách mạng tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo được thể hiện dưới góc độ tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người lúc họ gặp khó khăn hoạn nạn, thì trong thời kỳ đổi mới nó trở lên sâu sắc hơn với tính tự giác cao, có tổ chức và rộng khắp nhằm cứu trợ cho các đồng bào những vùng bị hoạn nạn thiên tai, mất mùa … với phương châm "lá lành đùm lá rách", nhiều quỹ được phát động như: "Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi" được lập ra và lôi cuốn nhiều người tham gia. Đặc biệt phong trào "hiến máu nhân đạo" là phong trào có tỷ lệ thanh niên sinh viên tham gia nhiều nhất. Qua các phong trào như vậy, sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng đã tiếp nhận và thấm thía tình cảm, yêu thương đùm bọc giữa người với người. Cốt lõi của cuộc sống cao đẹp trước đây cũng như hiện nay. Thứ tư: Truyền thống hiếu học cần cù sáng tạo dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn. Đây là một truyền thống đẹp của người thanh niên Việt Nam mà sinh viên hôm nay cần phát huy. Nếu như hiếu học của các thế hệ cha anh đi trước là hướng vào nội dung giáo dục đạo lý làm người và học để giữ làng, giữ nước, thì hiếu học ngày nay không chỉ có thế mà còn phải đặc biệt hướng thế hệ thanh niên sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên vào việc trau dồi kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh….nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong điều kiện khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, người thanh niên sinh viên phải phát huy kỹ năng tự học, không ngừng tự nâng cao trình độ của mình - không chỉ học ở nhà trường, học ở sách vở mà còn học ở mọi lúc, mọi nơi, học để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quản lý và quân sự … say mê sáng tạo trong thực tiễn để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc. Cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có hoài bão lớn là những đức tính nổi bật, đã ăn sâu vào cách sống của bao thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường với việc giải quyết một loạt các vấn đề như: Sở hữu, tổ chức, quản lý, phân phối ... Cơ chế thị trường đã góp phần nâng cao tính tự chủ của các chủ thể kinh tế và kích thích mạnh mẽ tính tích cực sáng tạo của người lao động trong sản xuất và đời sống. Nền kinh tế thị trường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng, hiệu quả của hoạt động lao động, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi người lao động trong đó phải luôn có tính sáng tạo, không ngừng đổi mới hoạt động của mình để có thể đạt hiệu quả cao. Môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ đòi hỏi sự cần cù, kiên trì lao động theo kiểu trước đây, quanh năm "con trâu đi trước cái cày theo sau", lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà ít có sự đổi mới sáng tạo. Ngày nay, cần cù phải song hành với cải tiến, sáng tạo. Giáo dục tinh thần lao động cần cù không biết mệt mỏi, không ngại khó khăn cho thế hệ thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay, trong đó có đội ngũ sinh viên Đại học Thái Nguyên, phải đi đôi với việc kích thích họ luôn đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, sáng tạo trong học tập, lao động để có thể đạt kết quả cao, đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống và vì sự phát triển lâu dài của đất nước. Gần đây, các cuộc thi tài về khả năng phát minh và sáng tạo của sinh viên như: Robocon, thắp sáng tài năng kinh doanh, trí tụê Việt Nam, khởi nghiệp …đã chứng tỏ rằng thế hệ thanh niên sinh viên Việt Nam có tiềm năng sáng tạo, không thua kém gì thanh niên sinh viên thế giới. Vấn đề là chúng ta cần có cơ chế kích thích và sử dụng hợp lý những tài năng đó. Chương 2 PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA THANH NIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA THANH NIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 2.1.1. Tổng quan về Đại học Thái Nguyên Thực hiện nghị quyết Đại hội VIII về việc xây dựng các trung tâm đào tạo lớn và chất lượng cao ở các vùng, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định 31/CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh, gồm các trường Đại học Cơ điện (nay là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp), Đại học Nông nghiệp 3 (nay là Đại học Nông - lâm), Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên), Đại học Y khoa (nay là Đại học Y Dược) và trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc (nay là Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật). Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên không ngừng phát triển, hoàn thiện theo mô hình của một trường đại học vùng. Có thể chia quá trình phát triển của Trường thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1994 – 2000, Đại học Thái Nguyên có 6 đơn vị trực thuộc (05 trường và 1 trung tâm). Giai đoạn này có 5 trường thành viên ban đầu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đông Bắc, Đại học Đại cương và một số khoa chuyên môn trực thuộc đại học được thành lập thêm. Các đơn vị này sau đó sát nhập vào Trường Đại học Sư phạm. Giai đoạn 2000 – 2005, là giai đoạn phát triển và trưởng thành của nhà trường. Đại học Thái Nguyên có 10 đơn vị trực thuộc (5 trường Đaị học, 01 trường Cao đẳng, 02 Khoa chuyên môn, 1 Trung tâm Giáo dục quốc phòng và 01 Trung tâm nghiên cứu). Giai đoạn này có 05 đơn vị đào tạo trực thuộc được thành lập, gồm Khoa Công nghệ thông tin (2001); Khoa Khoa học tự nhiên (2002); Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh (2004); Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (2005); Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên từ đơn vị trực thuộc trường thành viên của đại học nâng cấp thành đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên (2002). Giai đoạn này, chỉ có các đơn vị đào tạo, chưa có các đơn vị phục vụ đào tạo. Giai đoạn 2006 – 2009, là giai đoạn phát triển để hoàn chỉnh. Đại học Thái nguyên có 19 đơn vị thành viên gồm 06 trường Đại học (Đại học Y dược, Đại học Sư phạm, Đại học khoa học, Đại học Nông lâm, Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh); 01 trường Cao đẳng (Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật); 02 khoa chuyên môn (Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Ngoại ngữ); 01 Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ; 04 viện, trung tâm nghiên cứu; 05 đơn vị phục vụ đào tạo. Giai đoạn này có 09 đơn vị mới được thành lập, đó là Nhà xuất bản (2007), Trung tâm học liệu (2007), Bệnh viện thực hành (2007), Khối cơ quan Đại học (2007), Khoa Ngoại ngữ (2008), Viện nghiên cứu khoa học sự sống (2008), Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội và nhân văn miền núi (2008), Viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp (2008) và Trung tâm hợp tác Quốc tế (2009). Đồng thời nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thành trường Đại học Khoa học (2008). Giai đoạn này, thành lập các đơn vị nghiên cứu phục vụ đào tạo. Việc thành lập các viện nghiên cứu đặt tiền đề cho sự phát triển của Đại học Thái Nguyên thành đại học nghiên cứu. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ giảng viên gồm 2900 cán bộ viên chức. Trong đó có 2112 giảng viên gồm 205 tiến sĩ, 60 giáo sư, phó Giáo sư, gần 1000 thạc sĩ, 413 giảng viên chính, 402 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, bác sĩ nội trú. Đại học Thái Nguyên đang đào tạo 116 ngành học bậc đại học, 53 ngành học bậc thạc sỹ, 18 ngành học bậc tiến sĩ. Các hệ đào tạo hiện nay rất đa dạng, ngoài hệ chính quy, còn có các hệ vừa học vừa làm, cử tuyển, chuyên tu, văn bằng hai, liên kết đào tạo. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường còn thấp kém, thiếu nơi làm việc, thiếu giảng đường, thiếu ký túc xá. Những khu giảng đường cũ đã xuống cấp trầm trọng. Ngày 01/08/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 660/TTg về việc quy hoạch tổng thể và đầu tư bước một cho Đại học Thái Nguyên. Song kinh phí được cấp hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư thấp, mặt khác phần lớn học sinh, sinh viên thuộc khu vực miền núi, đồng bào các dân tộc thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí nên nguồn thu từ học phí thấp. Trang thiết bị phục vụ đào tạo cũng thiếu thốn, không đủ phương tiện nghe nhìn tối thiểu, như hệ thống phóng thanh không có hoặc không đủ tiêu chuẩn. Việc lắp đặt mạng Internet, mạng LAN tại giảng đường còn hạn chế. Phần lớn các phòng thí nghiệm ở các trường thành viên đã xuống cấp. Khoa Công nghệ thông tin, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật … không đủ máy tính cho sinh viên thực hành. Trường mới đầu tư xây dựng một Trung tâm học liệu (năm 2007), nhưng tài liệu ít, chưa phong phú. Thư viện của các trường thành viên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu của giáo viên và sinh viên. Ký túc xá và khu vực chơi giải trí cho sinh viên còn thiếu thốn, phần đông sinh viên vẫn phải thuê nhà trọ mặc dù nhà trường đã chú tâm xây dựng ký túc xá. Trường đã được Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đầu tư cho khu ký túc xá sinh viên với 11 nhà 3 tầng, trang thiết bị hiện đại, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên. Phương hướng chung của Đại học Thái Nguyên là thực hiện "Đề án quy hoạch phát triển Đại học Thái nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo khoa học của vùng đến năm 2020" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Mục tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu đến năm 2011, trở thành một đại học điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông được ứng dụng sâu rộng trong quản lý, điều hành, giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên, phấn đấu đến năm 2015, 80% cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học. Đẩy mạnh đào tạo sau đại học. Số hoá toàn bộ giáo trình các môn học (1800 môn), các tài liệu tham khảo chính. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm theo hướng hiện đại, chuyên sâu có khả năng tạo ra các sản phẩm khoa học có tầm cỡ quốc gia và quốc tế; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất thông qua hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các tỉnh trong vùng. Đẩy mạnh nghiên cứu, liên kết đào tạo quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của đại học trong nước và khu vực. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đủ giảng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN.doc
Tài liệu liên quan