Luận văn Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở đồng bằng Sông Hồng

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN I : CƠ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4

I- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ nông dân 4

1. Xuất phát từ mục tiêu CNH (Công nghiệp hoá). HĐH (Hiện đại hoá) nông nghiệp nông thôn 4

2. Vai trò của kinh tế hộ. 4

3. Từ thực tế những năm đổi mới . 4

II- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 5

1. Nhân tố tự nhiên : 5

2. Nhân tố kinh tế – xã hội 5

III. Xu hướng phát triển kinh tế hộ . 6

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 7

I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng ĐBSH. 7

1. Đăc điểm tự nhiên vùng: 7

1.1 Đặc điểm về xã hội . 7

1.1.1 Dân số và lao động : 7

1.1.2 Cơ sở hạ tầng của vùng . 8

II- Vài nét về quy mô sản xuất kinh doanh . 9

1. Đặc điểm lao động 9

2. Quy mô đất canh tác. 10

3. Thực trạng về vốn sản xuất kinh doanh. 12

4. Cơ cấu sản xuất kinh doanh : 13

5- Kết quả sản sản xuất hàng hoá. 15

6. Những tồn tại và khó khăn của kinh tế hộ trong quá trình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá . 16

6.1 Một số hạn chế của Hộ kiêm, chuyên nghành- nghề. 16

6.2 Các hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp 17

PHẦN III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 18

THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở 18

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . 18

I. Những tác động gián tiếp để phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá: 18

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 18

1.1--Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đáp ứng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. 18

1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưới điện nông thôn. 19

1.3. Cần tiếp tục nâng cấp các công trình thuỷ lợi trong vùng. 19

1.4 Cần kiện toàn và nâng cao năng lực của các trạm trại nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp. 20

2. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ. 21

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong nông nghiệp. 21

4. Mở rộng thị trường cho sản xuất kinh doanh ở ĐBSH. ĐBSH cần chú trọng cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. 23

II- Những tác động trực tiếp kinh tế nộng hộ ĐBSH. 25

1. Xu hướng phát triển 25

1.1 Xu hướng thứ nhất : 25

1.2. Xu hướng thứ hai : 26

2. Giải pháp phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá . 26

2.1. Xu hướng phát triển nông hộ loại A: 26

2.2 Giải pháp phát triển nông hộ loại A: 28

2.3. Xu hướng nông hộ loại B: 29

2.4 Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ loại B : 30

2.5 Xu hướng phát triển nông hộ loại C 31

2.6 Giải pháp sẩn xuất hàng hoá ở nông hộ loại C . 32

2.6.1 Giải pháp về lao động. 32

2.6.2 Giải pháp về vốn : 33

2.6.3 Giải pháp về đất đai : 34

2.7 Giải pháp về khuyến nông . 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 trđ/ha . Hà Tây đã thay thế cây màu, cây lương thực như ngô, khoai bằng những loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá tri kinh tế cao như đậu tương lạc vừng mía. Bên cạnh đó một số xã ở Hà Tây có bình quân đất nông nghiệp thấp đã chuyển sang các nghành nghề dịch vụ nâng thu nhập bình quân của mỗi hộ một năm 20 triệu đồng .Tưongtự như vậy số xã ở Thái Bình do bình quân đất canh tác đầu người thấp nên đã chú trọng phát triển nghề phụ như: Chế biến nông sản , thực phẩm, mộc dệt chiếu. ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã phát triển theo hướng đẩy mạnh sản xuất rau màu , phái triển đàn bò sữa , nuôi lợn lạc cùng với phát triển nghề phụ : Gạch ngói , mộc... Nhờ có thị trường tiêu thụ rộng lớn lại nằm trong xu hướng đô thị hoá mạnh mẽ nông dân ngoại thành Hà Nội có điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Sau 10 năm thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp, đến năm 1990 thu nhập của nông dân vùng ĐBSH đã tăng 21,72% so với những năm 81-85 và4,59%năm 1988. Đến nay thu nhập của người dân ở ĐBSH đã tăng gấp hai lần so với năm 1990 . Số hộ giàu chiếm 15%, số hộ nghèo chỉ còn khoảng 17%. Trong những năm đổi mới do nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu nghành nghề nên nhiều địa phương đã có sự phát triển tương đối cao về cơ sở hạ tầng , nhà ở. 6. Những tồn tại và khó khăn của kinh tế hộ trong quá trình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá . 6.1 Một số hạn chế của Hộ kiêm, chuyên nghành- nghề. Hiện nay các hộ chuyên, kiêm nghành ở ĐBSH gặp phải một số khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do thị trường ở các làng nghề còn nhỏ bé, bấp bênh, khả năng cạnh tranh sản phẩm của các làng nghề còn kém. Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề là gia công cho các doanh nghiệp thành thị hoặc bán thẳng cho chủ bao tiêu, tiêu thụ trực tiếp trên thị trường. Theo kết quả điều tra làng nghề thì có 85%sản phẩm của hộ chuyên nghành nghề hay 92,6% với hộ kiêm ở làng nghề tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và 2-2.5% sản phẩm của hộ kiêm và hộ chuyên được xuất khẩu. Phần còn lại là tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh. Nguyên nhân thị trường nhỏ bé bấp bênh như vậy là do : Khả năng tiếp cận với thị trường còn hạn chế. Việc nghiên cứu mẫu mã sản phẩm tại các làng nghềlà công việc phải được chú ý quan tâm thường xuyên, nhưng việc cải tiến mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề trong vùng rất ít hoặc chưa có. Việc thay đổi chủng loại các mặt hàng là hoàn toàn do tự phát, không tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng thì khó có thể chiếm lĩnh thị trường . Mức độ cơ khí hoá, đổi mới công nghệ ở mức thấp, đa số thiết bị là cũ thải loại từ công nghiệp thành thị . Mức độ cơ khí hoá đạt từ 37-40% . Mức trang thiết bị máy móc bình quân cho một lao động là 6114000đ/hộ Trình độ tay nghề của người lao động thấp : Số chủ hộ chưa qua đào tạo 51,5-69,8%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các hộ nghành nghề từ 54-78% (tháng 8/2000) Phát triển làng nghề ở đồng bằng sông hồng đang gây ô nhiễm môi trường (không khí , nước …) do công nghệ lạc hậu và không có công nghệ sử lý chất thải .. Môi trường thể chế cho các làng nghề nói chung và các hộ chuyên, kiêm nói riêng ở ĐBSH chưa thể hiện rõ sự khuyến khích làng nghề phát triển. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( doanh nghiệp tư nhân , Hợp tác xã..) có đăng ký hoạt động nhưng chưa nhiều, mới đạt 6% còn 94% vẫn thuộc loại hình kinh tề hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn . 6.2 Các hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Việc chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ gặp phải một số khó khăn là thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp theo nhu cầu thị trường diễn ra không dễ dàng nhất là trong quá trình hội nhập WTO,AFTA + Thứ nhất: Bản thân người nông dân sản xuất chủ yếu với mục đích tiêu dùng lên quyết định sản xuất chi phối đến cơ cấu sản xuất hướng vào việc thoả mãn nhu cầu gia đình . + Thứ hai: Trình độ phát triển của thị trường là nhân tố chi phối có tính quyết đình đến sự hình thành cơ cấu sản xuất mới, thoát khỏi cơ cấu sản xuất truyền thống . + Thứ ba : Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ bé , sự am hiểu về kỹ thuật , quản lý , về thị trường còn hạn chế nên việc nâng quy mô sản xuất , phát triển ngành nghề mới cũng hạn chế. Tập quán và thói quen của nông dân được củng cố và duy trì tạo ra sức ì trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất . + Thứ tư : Tác động của hệ thống chính sách làm biến đổi đến cơ cấu sản xuất truyền thống , hiệu quả gồm khả năng cung cấp vốn công nghệ cải tiến mở rộng cải tạo đất đai , hệ thống cung cấp nước…. Phần III : Giải pháp phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng bằng sông Hồng . I. Những tác động gián tiếp để phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá: 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó cụ thể hoá quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Nội dung cần tập chung vào quy hoạch hệ thống công trình kết cấu hạ tầng chủ yếu như điện, đường, thuỷ lợi, trạm nghiên cứu thực nghiệm, trạm y tế, chợ, bưu điện, cơ sở chế biến nông, lâm thuỷ sản, các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp… 1.1--Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đáp ứng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Giao thông nông thôn nói chung bao gồm các tuyến đường thuộc tỉnh, huyện, xã nối liền tới các thị trường, các khu vực phi kinh tế nông nghiệp và các dịch vụ xã hội khác, ở đâu có giao thông ở đó có phồn vinh kinh tế- xã hội. Giao thông nông thôn giúp các hộ nông dân, các trang trại đưa nông sản đến ban cho các cơ sở chế biến, đến các đô thị. Ngược lại giao thông nông thôn còn giúp thị trường nông thôn phát triển vì nông thôn là thị trừơng rộng lớn để tiêu thụ các hàng hoá các ngành công nghiệp và sản xuất khác. Giao thông nông thôn tốt sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, nhất là các nông sản tươi sống phục vụ cho tiêu dùng cũng như công nghiệp chế biến, giúp giảm 20-30% chi phí, cước phí trong giá thành sản phẩm. Để phát triển giao thông nông thôn phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp hàng hoá: - Phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đường giao thông trong vùng, nhất là đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm chính quyền địa phương quản lý. Cần có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cho các vùng kinh tế trong nước, cho các vùng hàng hoá tập chung lớn như lúa, cây công nghiệp, rau quả- chăn nuôi phải gắn với giao thông nông thôn, coi giao thông là khâu kết nối giữa các vùng nguyên liệu và chế biến. Đối với hệ thống đường bộ quốc gia cần nâng cấp những tuyến chính và nối kết chúng thành hệ thống, đảm bảo lưu thông hàng hoá,vật tư nông sản trong phạm vi toàn vùng và nối kế với Hà Nội, Hải Phòng và cả nước. Mặt khác, cần nâng cấp chất lượng đường giao thông liên huyện, liên xã phù hợp với yêu cầu phất triển nông nghiệp hàng hoá và khu kinh tế nông thôn. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội các địa phương ( tỉnh – huyện – xã ) đều phải chú trọng giao thông nông thôn, lấy mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ dân sinh để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn. Giải pháp hiện nay và những năm tới là bê tông hoá hoặc nhựa hoá theo tiêu chuẩn đường quốc gia để đảm bảo tính bền vững của hệ thống đường giao thông, cần phải coi trọng chất lượng, làm đến đâu chắc đến đó, nâng cấp đi cùng duy tu, bảo dưỡng và quản lý. Chính quyền cấp xã và thôn có trách nhiệm quản lý đường giao thông nông thôn theo phạm vi của mình, tránh tình trạng “ cha chung không ai khóc” dẫn đến đường vô chủ, xuống cấp. Vốn cho xây dựng giao thông nông thôn nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng phải dựa vào các nguồn nhà nước các doanh nghiệp vốn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi cả các tổ chức quốc tế và một phần vốn do dân đóng góp. Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện thực tế, thu nhập và tích luỹ của nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng còn rất thấp nên cần huy động sức dân đống góp chỉ nên đặt ra ở mức vừa sức dân, chủ yếu là công lao động. Nhà nước cần có chính sách huy động nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư thành thị để phát triển giao thông nông thôn. Bước tiếp theo là đổi mới quản lý chỉ đạo thiết kế, thi công sao cho tiết kiệm và hiệu quả, công khai trong đóng góp và chi tiêu trong xây dựng và nâng cấp đường giao thông. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện nông thôn trong những năm tới, vấn đề chủ yếu là ổn định nguồn điện bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý. 1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưới điện nông thôn. - Cần hòan thiện hệ thống các trạm hạ thế đường dây tải điện đến tận hộ đảm bảo cung cấp điện ổn định chất lượng cao đến hộ nông dân. Kinh phí xây dựng trạm biến thế, hạ thế và hệ thống đường dây chủ yếu từ nhà nước và vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, thực hiện cơ chế khoán cho tư nhân quản lý và bán điện đến hộ nông dân thông qua hợp tác xã. - Giá bán điện ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng cần đảm bảo sự thống nhất tương đối trong phạm vi các tỉnh xung quanh giá điện khu vực thành thị, phần chênh lệch (nếu có) do ngân sách nhà nước bù lỗ nhằm quản sự bất hợp lý hiện nay trong giá bán điện ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng vì nông dân thu nhập chỉ bằng 1/3 dân thành thị nhưng lại phải mua điện với giá cao hơn. Giá bán điện cho các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề cũng cần được xem xét và điều chỉnh theo hướng giảm so với hiện nay để khuyến khích các cơ sở sử dụng điện thay thế các nguồn năng lượng khác gây ô nhiễm môi trường như than, củi… 1.3. Cần tiếp tục nâng cấp các công trình thuỷ lợi trong vùng. - Đặc điểm của chính sách thuỷ lợi là các biện pháp cung cấp nước tưới cho ngành trồng trọt. Nước tưới là một yếu tố đầu vào thể hiện tính bổ trợ cho các đầu vào biến đổi khác. Do đặc điểm nước tưới là hàng hoá công cộng, khi đã sản xuất ra thì không thể ngăn cản người khác sử dụng, vì vậy rất khó hoặc không thể buộc họ trả tiền về việc sử dụng đó. Đặc trưng trên của nước tưới khác hẳn cung cầu so với các loại đầu vào khác dẫn đến chi phí xây dựng hệ thống kênh mương thường rất cao không thể tính vào giá nước để thu của nông dân. Cũng không thể co biện pháp ngăn cản nông dân lấy nước từ nguồn kênh mương sẵn có. Do vậy chúng ta phải thực hiện chính sách cấp kinh phí cho xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nhà nước cần ưu tiên vốn đầu tư nâng cấp các trạm bơm điện hiện có trong vùng để chủ động tưới, tiêu ổn định và đối phó có hiệu quả trước những diễn biến phức tạp về thời tiết (Nhất là mưa lớn và hạn hán) - Giải pháp kỹ thuật là nâng cấp, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, kể cả kênh cấp 1,2,3 và kênh mương nội đồng. Để nâng cấp theo hướng này cần phải có vốn đầu tư của nhà nước và nhân dân. Trong những năm tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước cho thuỷ lợi cho vùng này nên ưu tiên thoả đáng cho chương trình kiên cố hoá kênh mương. - Một vấn đề khác là quản lý và hoàn thiện quan hệ giữa công ty thuỷ nông với chính quyền các xã và ban quản lý các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các công ty thuỷ nông, của các uỷ ban nhân dân xã và các hợp tác xã nông nghiệp trong công tác quản lý, bảo dưỡng các công trình thuỷ nông và thu thuỷ lợi phí. Tăng cường sự tham gia của nông dân bằng cách xây dựng các nhóm thuỷ nông của nông dân hay hợp tác xã làm dịch vụ thuỷ nông để đảm nhận phần lớn chức năng duy tu, bảo dưỡng kênh mương cấp hai và toàn bộ với kênh mương cấp 3 nội đồng. Điều kiện cơ bản để thực hiện theo hướng nay là loại bỏ mâu thuẫn về quyền lợi giữa những người nông dân trong phạm vi công trình thuỷ lợi. 1.4 Cần kiện toàn và nâng cao năng lực của các trạm trại nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp. - Trong những năm tới, các ngành ở trung ương và các địa phương trong vùng cần dành ưu tiên kiện toàn và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng tiến bộ vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến, bảo quản nông sản. Các cở sở cần ưu tiên đầu tư trạm, trại, giống cây lương thực, cây thực phẩm, một số cây ăn quả (nhãn, vải, cam ), trạm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn thịt theo hướng nạc hoá, gia cầm, ứng dụng phương pháp tự động hoá trong ngành chăn nuôi. - Nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật với phương châm: chất lượng cao, giá thành hạ để tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu trước đây các cơ sở lai tạo giống chỉ chú trọng năng suất cao thì hiện nay yêu cầu đòi hỏi chuyển sang giống có năng suất cao, nhất là giống lúa ngô, rau quả, thịt lợn, thịt gia cầm là những sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng và lợi thế. Việc nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giảm hao hụt cũng cần đầu tư thoả đáng. Để thực hiện giải pháp trên cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau: + Tăng cường đầu tư vốn và cán bộ khoa học – kỹ thuật có năng lực của trung ương và địa phương cho các trạm, trại với chế độ trách nhiệm và đãi ngộ hợp lý. + Tập chung cao độ cho các lĩnh vực lai tạo và nhân giống cây con, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, khuyến nông, khuyến ngư, công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản. + Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý sản xuất trong cơ chế thị trường + Bồi dưỡng và nâng cao dân trí nông dân trong vùng theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá vốn là thế mạnh và tiềm năng to lớn của ĐBSH. 2. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ. - Công nghiệp chế biến nông sản là một nhóm ngành chế biến tiến hành chế biến những nguyên liệu từ nông nghiệp. Trong nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc, việc chế biến nông sản chủ yếu được tập chung trong phạm vi các hộ gia đình. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá việc chế biến nông sản trở thành dịch vụ kỹ thuật được thực hiện cả trong và ngoài hộ gia đình nông dân và trở thành ngành công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn. Nguyên liệu và sản phẩm chế biến rất đa dạng, do đó công nghiệp chế biến nông sản có nhiều ngành nghề chế biến lương thực, cụ thể là lúa gạo, ngô, khoai, sắn…chế biến thực phẩm như cá, tôm, thịt, sữa, đường, rượu… - Công nghiệp chế biến nông sản là một bộ phận hợp thành của công nghiệp chế biến, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá rình cơ nhiệt hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đưa lại hiệu quả kinh tế cao. - Trong nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp chiếm vị trí thống trị, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, sản xuất chủ yếu là để tiêu dùng. Đặc trưng của kinh tế tự nhiên là lực lượng sản xuất hết sức thấp kém, lạc hậu, công cụ lao động thủ công. Khi chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất ra sản phẩm để bán mà muốn bán được sản phẩm và bán được giá cao thì phải thông qua công nghiệp chế biến. Sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản sẽ tạo thị trưòng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, công nghiệp chế biến nông sản vừa có vai trò trực tiếp và vừa có vai trò gián tiếp tới sự phát triển nông nghiệp hàng hoá, tạo cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp là khâu đột phá để công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện để nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh mẽ hơn. 3. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong nông nghiệp. + Dịch vụ sản xuất nông nghiệp vốn là những khâu của quá trình sản xuất được tách riêng ra. Người trồng lúa tự túc, tự cấp bản thân họ vừa sản xuất, vừa tự phục vụ quá trình sản xuất của mình. Nhưng để sản xuất hàng hoá hộ với tư cách là đơn vị chủ sản xuất, kinh doanh, có nhưng hạn chế về vốn, vật tư kỹ thuật, khả năng ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh,nên nhu cầu dịch vụ tăng. Tuy vậy người nông dân chỉ sử dụng dịch vụ khi nào họ không tự đảm nhận được hoặc dịch vụ đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Dịch vụ nông nghiệp gắn với khai thác và sử dụng tiềm năng sinh vật do đó tính thời vụ rất khắt khe. Đối với cây lúa chẳng hạn, trong một chu kì sinh trưởng nhu cầu về dinh dưỡng rất khác nhau, mỗi giống lúa cũng có nhu cầu về các điều kiện nước tưới, tiêu, phân bón, thời vụ gieo cấy không hoàn toàn giống nhau vì vậy dịch vụ tốt là yếu tố tăng năng suất cây trồng. Thời tiết khí hậu có tác động mạnh mẽ tới hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết và khí hậu vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ của người sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi tuỳ theo diễn biến của thời tiết và khí hậu trong nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, người nông dân sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Hầu hết nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân được tính toán và thoả mãn chỉ trong phạm vi kinh tế gia đình: chọn giống vụ sau ngay từ sản phẩm thu được từ vụ này, phân bón là phân chuồng do chăn nuôi gia súc đem lại hoặc là do phân xanhtự trồng hay tự kiếm, làm đất bằng sức kéo trâu bò tự nhiên. Người nông dân ít nghĩ đến sử dụng điều kiện sản xuất ngoài gia đình mình, sản xuất và tái sản xuất gần như khép kín trong phạm vi gia đình nên người nông dân không có điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật , kỹ thuật chỉ dựa vào kinh nghiệm và sự thuận hoà của thời tiết là chính. Hiệu quả và năng suất lao động thấp, nông sản hàng hoá rất ít, sức mua hạn hẹp, tất cả các điều kiện trên cho biết hộ tự cấp tự túc hầu như không có nhu cầu dịch vụ sản xuất nông nghiệp. - Trong nền nông nghiệp hàng hoá, người nông dân sản xuất ra sản phẩm không chỉ để tiêu dùng mà còn chủ yếu để trao đổi mua bán. Sản xuất hàng hoá hình thành và nó chịu tác động của quy luật vốn có của mình, đòi hỏi chủ thể tham gia phải rất linh hoạt tìm mọi cách để giảm hao phí lao động xã hội cá biệt so với lao động xã hội cần thiết để làm giảm chi phí và có lãi. Muốn vậy họ phải cải tiến kỹ thuật , áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động cải tiến mẫu mã, chất lượng, nhanh chóng đưa ra thị trường những hàng hoá thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, diễn ra trong một không gian rộng lớn đối tượng của nó chịu tác động của thời tiết và khí hậu…..cho nên để có nhiều sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường phải có dịch vụ. Dịch vụ đầu vào, đầu ra, và dịch vụ quá trình sản xuất sẽ làm cho quy mô xản xuất được mở rộng năng suất lao động được nâng cao……. + Dịch vụ nông nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển nó thể hiện ở chỗ góp phần mở rộng quy mô sản xuất .Khi dịch vụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá được bảo đảm, tổ chức thực hiện tốt sẽ trở thành chất kích thích nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh mẽ hơn. Công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp phát triển sẽ tác động vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững. - Công nghiệp chế biến nông sản dựa vào dịch vụ thông tin về thị trường mà xác định được cần sản xuất cái gì, bao nhiêu, chất lượng như thế nào và thời gian cung cấp ra sao, từ việc xác định đó các cơ sở chế biến nông sản có kế hoạch cần nguyên liệu từ nông nghiệp cung cấp cho nhà máy bao nhiêu, chất lượng, thời gian cung cấp. Để thực hiện được điều này, các cơ sở làm dịch vụ nông nghiệp để cung ứng vốn cho hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi công cụ lao động cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, thu mua nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến. - Để phát huy vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với nền nông nghiệp hàng hoá cần có những điều kiện sau: + ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hoá thì việc hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất sẽ tạo khả năng cho các đơn vị sản xuất ra những nông sản có chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường. + Đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn cho phá triển công nghệ chế biến nông sản vào dịch vụ nông nghiệp. Vốn đầu tư xây dựng mới một số doanh nghiệp chế biến nông sản để sản xuất những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn và xây dựng một số cơ sở làm dịch vụ nông nghiệp cần thiết. Vốn đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, hiện đại hoá và đổi mới thiết bị để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. + Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định. Để công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp phát huy được vai trò của mình, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp phải phát triển theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá. Cần có nhiều cơ sở nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp với số lượng lớn, chủng loại phong phú, chất lượng cao, hình thành và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản theo hướnh tạo lập, củng cố và phát triển các vùng nguyên liệu tập chung chuyên canh với quy mô lớn, chất lượng cao. Việc xây dựng các vùng nguyên liệu phải đi đôi với việc xây dựng các cơ sở chế biến nông sản và cơ sở làm dịch vụ nông nghiệp, đồng thời phải đảm bảo hài hoà giữa ba lĩnh vực này. 4. Mở rộng thị trường cho sản xuất kinh doanh ở ĐBSH. ĐBSH cần chú trọng cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. - Thị trường nội địa của ĐBSH bao gồm thị trường nội vùng và thị trường ngoại vùng. Khi mở rộng thị trường ĐBSH trong quá trình sản xuất hàng hoá cần đặc biệt chú ý tới thị trường các thành phố lớn và khu công nghiệp. Mặt khác, sự hình hành chiến lược thị trường cụ thể phải tuỳ thuộc vào trong mặt hàng mà ĐBSH có thế mạnh so với các vùng khác vươn ra thị truờng nước ngoài là hướng chiến lược có vị trí quan trọng trước mắt và lâu dài. Một số thị trường nước ngoài chủ yếu và những sản phẩm mà các thị trường này cần cung cấp: Hàn Quốc: với các sản phẩm gạo, bắp, thịt, cá, hoa quả, ớt, các sản phẩm sữa, đậu phộng, vừng… Thị trường Indonexia có nhu cầu đậu tương, gạo, ngô, đay, sợi, hàng mỹ nghệ, hàng ren. Malayxia có nhu cầu về nhập khẩu các mặt hàng gạo, lạc, đậu, hải sản, đá xây dựng…Thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường thuận lợi nhất cho tất cả các sản phẩm hàng hoá của ĐBSH vì đây là thị trường gần và tương đối dễ tính đối với hàng hoá của Việt Nam. Thị trường này có nhu cầu lương thực thuỷ sản, nguyên liệu, kim loại. Ngoài ra ĐBSH còn có một số thị trường ấn Độ và châu Âu cũng có nhu cầu về nhập khẩu nông sản. Để thâm nhập vào các thị trường trên thì ĐBSH có hai con đường là tự tạo sản phẩm hay nhập của các vùng khác trong cả nước, cả hai con đường này đều phải trải qua giai đoạn chế biến sản phẩm rồi mới xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến là một trong những giải pháp chủ động nhất để mở rộng thị trường cho ĐBSH. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản mới có thể làm dịu bớt sự tác động của tính mùa vụ đối với sản xuất nông sản và do đó mới làm cho việc cung ứng nông sản phẩm ăn khớp với nhịp điệu tiêu dùng vốn rất ít co dãn. Để kết hợp tốt giữa quy hoạch phát triển nuôi trồng với công nghiệp chế biến của cả vùng, trên cơ sở yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến, uỷ ban nhân dân các tỉnh cần phối hợp với nhau để quy hoạch vùng nguyên liệu chỉ đạo công tác giống để đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Nếu quy hoạch phát triển tốt công nghiệp chế biến sẽ góp phần ổn định sản xuất và thị trường nông sản chưa qua chế biến do đó góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư ĐBSH. - Cần hình thành một tổ chức chính thức hoặc phi chính thức về xúc tiến thương mại chung cho vùng. Do các địa phương ĐBSH có nhiều đặc điểm giống nhau, nếu trong tỉnh phát triển một cách rời rạc, thiếu liên kết thì có thể các quyết định sản xuất kinh doanh sẽ triệt tiêu lợi ích của nhau. Nhiệm vụ của tổ chức này là nắm chắc thông tin về quy mô và cơ cấu. Nhu cầu thị trường và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp toàn vùng Thay đổi căn bản căn cứ quyết định cơ cấu hàng hoá tham gia thị trường từ khả năng của vùng là chính sang yêu cầu thị trường là chính, tổ chức xúc tiến thương mại có nhiệm vụ nắm rõ nhu cầu thị trường cả về số lượng và đặc tính. Ví dụ cũng là thị trường gạo nhưng thị trường nào cần gạo gì, khối lượng bao nhiêu? Những tiêu chuẩn về hàng hoá đó là gì? …Để từ đó mới đối chiếu khả năng về thổ nhưỡng, khí hậu kỹ thuật canh tác, giống… hiện tại ở ĐBSH có thể sản xuất được sản phẩm như vậy không? Đây là quy định sản xuất trên cơ sở đề cao vai trò của thị trường. Để có một quyết định đúng đắn để chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá thì những giải pháp liên quan đến kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố có ý nghĩa. Nâng cao vai trò của các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác thông qua hệ thống khuyến nông. Hình thà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc799.doc
Tài liệu liên quan