Luận văn Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CÁM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG .5

1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững .5

1.1.1 Phát triển bền vững.5

1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững.6

1.1.3 Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững .7

1.1.4 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững.7

1.2 Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững .8

1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế.8

1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội .9

1.2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường .9

1.2.4 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững .10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp bền vững .13

1.3.1 Về điều kiện tự nhiên.13

1.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội .14

1.3.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.15

1.3.4 Sự phát triển của khoa học, công nghệ.15

1.3.5 Yếu tố tổ chức và quản lý.15

1.3.6 Yếu tố quốc tế.16

1.4 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững.16

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một số

nước Châu Á.16

pdf90 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tạo điều kiện thuận lợi để người 34 dân tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Thị xã đặc biệt quan tâm hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở, trao bò sinh sản cho hộ đặc biệt khó khăn giúp họ đảm bảo cuộc sống. Hằng năm, cùng với công tác đào tạo nghề, Thị xã còn làm tốt công tác kết nối cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện nghèo và cận nghèo. Bình quân mỗi năm, hơn 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thị xã, với mức lương bình quân đạt 5-7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, việc hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng được Thị xã thực hiện có hiệu quả. Theo đó, Thị xã đã lắp đạt 72 cụm loa truyền thanh mới tại các xóm thuộc vùng khó khăn, nhằm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân với kinh phí hơn 700 triệu đồng; gần 5.000 hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận, cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Hằng năm, Thị xã cũng thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chính sách liên quan đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. * Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn: Được ổn định và giữ vững, khu vực phòng thủ thị xã Phổ Yên ngày được củng cố vững chắc, sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được tăng cường. Đảng bộ Thị xã và 80% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh. 2.1.4 Môi trường Trước đây, việc ô nhiễm môi trường tại thị xã Phổ Yên ở tình trạng rất báo động. Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn một số hạn chế: Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, làng nghề có xu hướng gia tăng do áp lực từ rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi Ngoài ra, vẫn còn một số điểm “nóng” về môi trường gây bức xúc trong dư luận. Từ cuối năm 2017, tình hình đã thay đổi hoàn toàn, việc ô nhiễm môi trường dần dần được kiểm soát, khắc phục để môi trường: đất, nước, không khí trong mức độ quy chuẩn cho phép. Nhân dân Thị xã Phổ Yên quyết tâm gìn giữ và bảo vệ môi sinh nhằm tích cực góp phần phát triển kinh tế, quốc phòng – an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội một cách bền vững. 35 2.1.5 Kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn Đất sản xuất nông nghiệp là đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Đất chuyện dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng. Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Sau là bảng 2.1 thể hiện hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng phân theo loại đất tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2017) Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng phân theo loại đất tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2017) Chỉ tiêu Tổng diện tích Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất (Ha) 25.889 12.224 6.648 2.697 2.194 Cơ cấu đất sử dụng phân theo loại đất (%) 7,34 10,90 3,58 12,03 17,88 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày một hiện đại, mạng lưới y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, diện mạo đô thị hạt nhân Ba Hàng và khu vực mở rộng ngày càng khang trang. Hệ thống điện: Tập trung bảo dưỡng, duy tu hệ thống điện hiện có và xây dựng bổ 36 sung đường dẫn tới khu công nghiệp mới hình thành khi có nhu cầu và theo Quy hoạch phát phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước và nước sạch nông thôn: - Về thủy lợi từ đầu năm đến nay trên địa bàn các xã đã và đang xây dựng 12,21 km kênh mương từ các nguồn tỉnh và thị xã đầu tư. Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các trạm bơm, hồ đập và hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo nước phục vụ sản xuất. - Xây dựng mới, cải tạo hệ thống điện nông thôn, ngành điện đã đầu tư thực hiện 18 công trình chống quá tải của 18 trạm biến áp trên địa bàn các xã Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Hồng Tiến, Trung Thành, Thành Công với kinh phí đầu tư trên 21,53 tỷ đồng; sửa chữa thường xuyên (thay đồng hồ, đường dây điện,...): 438 triệu đồng. Số trường học xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đã xây dựng mới 02 công trình trường học, cho 18 phòng học các cấp, tổng kinh phí đầu tư: 9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thị xã. - Tập trung duy tu và nâng cấp hệ thống thủy lợi gồm: kiên cố hoá toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng khoảng 30 km, kênh hồ Núi Cốc cấp I + II + III, phát triển thủy lợi vùng đồi (hồ Nước Hai tăng diện tích mặt nước lên khoảng 1.000 ha) tổng chiều dài khoảng 350 km; duy tu bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống các hồ đập (đập Líp - Minh Đức) đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất. - Nâng cấp và xây mới các công trình phòng chống lụt bão, kể cả kè bờ sông để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và kết hợp giao thông. - Xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông thôn phục vụ sinh hoạt . 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.2.1 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, tuy gặp rất nhiều khó khăn, đáng chú ý nhất là sự diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, lũ quét, giá rét, dịch bệnh, và sự biến động của thị trường thế giới), song sản xuất nông nghiệp của thị xã Phổ Yên vẫn đạt được sự phát triển tương đối bền vững. 37 Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định Từ năm 2013 đến năm 2017, tuy mức độ có khác nhau, song trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của thị xã Phổ Yên đều có sự phát triển tương đối khá qua từng năm. ĐVT: Tỷ đồng 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 1,600.0 1,800.0 2,000.0 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2017 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2017 Hình 2.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 – 2017 - Lâm nghiệp: Do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là do đời sống của người dân còn quá khó khăn, trình độ hiểu biết hạn chế và phương thức canh tác lạc hậu, nên việc phát triển bền vững sản xuất lâm nghiệp chưa được quan tâm. Người dân chủ yếu là khai thác, nhưng lại là khai thác theo kiểu tàn phá nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho những nhu cầu bức thiết trước mắt của cuộc sống đang đặt ra là chính. Do đó, nguồn tài nguyên rừng trong vùng bị cạn kiệt rất nhanh, nhiều vùng xưa kia rừng phủ kín, sau một thời gian đã biến thành những vùng đất trống, đồi núi trọc, độ che phủ của rừng đã giảm xuống. Hậu quả là nhiều nơi nguồn nước bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn rửa trôi không canh tác được; lũ lụt, hạn hán diễn ra nhiều hơn, sức tàn phá mạnh mẽ hơn. Trước tình hình đó, nhiều năm trở lại đây, thị xã Phổ Yên đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững. Các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước, các địa phương đã quan tâm đến việc giao rừng cho người dân bảo vệ, có cơ chế và chính sách hỗ trợ để họ có thể làm tốt điều đó. 38 Bảng 2.4 Diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng mới tập trung tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích rừng hiện có 7.998,7 7.891,7 6.255,4 6.311,6 6.334,7 Diện tích rừng trồng mới tập trung 312 300 274 264 253 Nguồn: Niêm gián Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017 Qua bảng 2.2 ta thấy, Diện tích rừng hiện có tại Thị xã Phổ Yên trong giai đoạn năm 2013 – 2017 giảm 1.664 ha. Diện tích rừng trồng mới năm 2013 là 312 ha. Năm 2014 diện tích rừng trồng mới giảm 12 ha so với năm 2013. Năm 2015 diện tích rừng trồng mới giảm 26 ha so với năm 2014. Năm 2016 diện tích rừng trồng mới giảm 10 ha so với năm 2015.Năm 2017 diện tích rừng trồng mới giảm 11 ha so với năm 2016. Diện tích rừng trồng mới tập trung tại Thị xã Phổ Yên giai đoạn năm 2013 – 2017 giảm 18,91%. Bảng 2.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 21,35 28,86 18,89 9,61 14,06 Nguồn: Hạt Kiểm lâm Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 0 10 20 30 40 2013 2014 2015 2016 2017 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2017 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013- 2017 Hình 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 Qua bảng 2.3 và hình 2.2, ta thấy giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành năm 2013 là 21,35 tỷ đồng. Năm 2014 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng 39 7,51 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành giảm 9,97 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành giảm 9,28 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng 4,45 tỷ đồng so với năm 2016. Ngành lâm nghiệp tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 cũng có những khởi sắc mới, diện tích rừng tự nhiên được giao đảm bảo, tỷ trọng ngành chế biến và khai thác gỗ ngà càng tăng, rừng trồng cho trữ lượng gỗ lớn, dịch vụ chế biến lâm sản cũng phát triển hơn. Nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, giờ đây đã được người dân trồng lại rừng. Việc khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng cũng đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, cũng như đầu tư phát triển. Nhiều hộ dân ở các tỉnh có rừng giờ đây đã có thể yên tâm sinh sống và làm giàu từ nghề rừng. - Thủy sản: Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017 thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cũng đã có sự đầu tư tài chính, khoa học và công nghệ ở một mức độ nhất định nhằm khuyến khích phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, tận dụng lợi thế là vùng có mức bình quân nhiệt độ tương đối thấp, một số địa phương đã tiến hành nuôi một số loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, bước đầu cho thấy các loài cá này phát triển tương đối tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Với khoảng 350 ha mặt nước có khả năng sử dụng để chăn nuôi thủy sản, thị xã Phổ Yên là địa phương có tiềm năng đáng kể để phát triển lĩnh vực này, nhưng về cơ bản tiềm năng đó chưa được phát huy tốt, phần nhiều số hộ có diện tích mặt nước vẫn chăn nuôi thủy sản theo lối quảng canh. Thực trạng chăn nuôi thủy sản ở xã Tân Hương là một ví dụ. Xã có 20 ha ao hồ, 4,5 ha ruộng trũng có thể tận dụng để nuôi thủy sản và từng có một hợp tác xã chăn nuôi cá từ hàng chục năm trước. Bắt đầu từ năm 2003, 30 hộ dân trên địa bàn xã đã được tham gia mô hình nuôi cá rô phi đơn tính do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I triển khai (các hộ được hỗ trợ hoàn toàn cá giống và được tập huấn kỹ thuật nuôi). Mô hình đã góp phần cải thiện nhận thức của người dân về chăn nuôi cá và họ đã chú trọng tới nghề này hơn. Nhưng khi mô hình kết thúc, sự hỗ trợ không còn thì phần lớn số hộ đã từng tham gia lại quay về chăn nuôi cá theo lối quảng canh (chăn thả tự nhiên). Vì thế 40 mà năng suất cũng như hiệu quả nuôi cá của người dân trên địa bàn thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 3 tấn cá/ha mặt nước/năm. Tại thị xã Phổ Yên hiện nay, số hộ đầu tư nuôi cá theo hình thức bán thâm canh rất ít (hình thức nuôi thâm canh lại càng hiếm hơn). Nguyên nhân chính là do nhiều người dân chưa nhận thức rõ hiệu quả của chăn nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, thói quen nuôi thả cá một cách tự nhiên của bà con không dễ gì thay đổi. Nhiều người có tâm lý sợ rủi ro, dè dặt và ngại đầu tư hoặc trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên không duy trì nuôi thâm canh khi kết thúc dự án Điển hình như mô hình nuôi cá lóc bông được triển khai từ năm 2006, dù đã chứng minh hiệu quả kinh tế cao nhưng khi không còn sự hỗ trợ, trong số hàng chục hộ dân tham gia thì đến nay chỉ còn 3 hộ duy trì. Có thể nói, việc phát huy tiềm năng chăn nuôi thủy sản ở thị xã Phổ Yên (cũng như nhiều nơi khác) phụ thuộc lớn vào trình độ thâm canh và tư duy làm ăn của người dân. Do đó, ngoài sự quan tâm hỗ trợ thì công tác tuyên truyền, đặc biệt là việc triển khai các mô hình trình diễn như các cơ quan chuyên môn của thị xã đã và đang làm là rất cần thiết (hiện trên địa bàn thị xã Phổ Yên có 2 mô hình chăn nuôi cá được triển khai tại những xã có tiềm năng lớn như: Tân Hương, Đông Cao, Tiên Phong và Đồng Tiến). Nhận thức và hình thức chăn nuôi của người dân sẽ thay đổi theo hướng tích cực khi họ thấy rõ hiệu quả kinh tế có thể thu được 2.2.2 Tình hình phát triển ngành trồng trọt Cây lương thực có hạt 49% Rau đậu các loại, hoa , cây cảnh 11% Cây ăn quả chiếm 17% Cây công nghiệp lâu năm 23% Năm 2016 Cây lương thực có hạt 47%Rau đậu các loại, hoa, cây cảnh 12% Cây ăn quả chiếm 18% Cây công nghiệp lâu năm 23% Năm 2017 Hình 2.3 Sản lượng trồng trọt của thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2016-2017 Qua hình 2.3 ta thấy, sản lượng trồng trọt của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2017. Sản lượng cây lương thực có hạt giảm cho thấy người dân chuyển sang 41 trồng rau đậu các loại, hoa, cây cảnh; cây ăn quả vì đem lại thu nhập cao hơn khi trồng cây lương thực có hạt; cây công nghiệp lâu năm sản lượng giữ nguyên là 23%. Các xã thuộc thị xã Phổ Yên, trong phát triển ngành trồng trọt, đã chú trọng đầu tư thâm canh đối với sản xuất lúa và ngô. Cùng với việc đầu tư xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp đối với hệ thống thuỷ lợi, nhằm cung cấp nước ngày càng kịp thời hơn cho sản xuất lúa và ngô, nhất là ở những vùng có diện tích tập trung tương đối lớn, tăng cường các loại phân có chất lượng, ngành nông nghiệp của các địa phương trong vùng đã quan tâm đưa các giống lúa, giống ngô mới, có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của địa phương mình vào gieo trồng, đồng thời hướng dẫn cho người nông dân áp dụng các tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào sản xuất hai loại sản phẩm này. Nhờ đó, trong những năm vừa qua, năng suất, sản lượng lúa và ngô của các địa phương trong vùng đã tăng khá nhanh và đều qua các năm. - Cây lúa: Diện tích đất trồng lúa giảm dần qua các năm. Năng suất và sản lượng có biến động tăng Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích lúa (ha) 10.198 10.259 10.288 9.832 9.829 Năng suất lúa (Tạ/ha) 51,26 51,58 51,85 52,71 54,92 Sản lượng lúa (Tấn) 52.294 52.919 53.345 51.821 53.977 Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 2.4 ta thấy năm 2013 diện tích lúa là 10.198 ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối diện tích lúa 61 ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối diện tích lúa 29 ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng giảm tuyệt đối diện tích lúa 456 ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối diện tích lúa 3 ha so với năm 2016. Năm 2013 năng suất lúa 51,26 tạ/ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối năng suất lúa 0,32 tạ/ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối năng suất lúa 0,27 tạ/ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng tăng tuyệt đối năng suất lúa 0,86 tạ/ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng tăng tuyệt đối năng suất lúa 2,21 tạ/ha so với năm 2016. Năm 2013 sản lượng lúa 52.294 tấn. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối sản lượng lúa 625 tấn so với 42 năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối sản lượng lúa 426 tấn so với năm 2014. Năm 2016 lượng giảm tuyệt đối sản lượng lúa 1524 tấn so với năm 2015. Năm 2017 lượng tăng tuyệt đối sản lượng lúa 2156 tấn so với năm 2016. Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích ngô (ha) 1.562 1.723 1.901 2.129 1.475 Năng suất ngô (Tạ/ha) 39,44 40,47 41,64 41,69 43,67 Sản lượng ngô (Tấn) 5.035 6.973 7.915 8.875 6.441 Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 2.5 ta thấy năm 2013 diện tích lúa là 1.562 ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối diện tích ngô 161 ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối diện tích ngô 178 ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng tăng tuyệt đối diện tích ngô 228 ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối diện tích ngô 654 ha so với năm 2016. Năm 2013 năng suất ngô 39,44 tạ/ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối năng suất ngô 1,03 tạ/ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối năng suất ngô 1,17 tạ/ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng tăng tuyệt đối năng suất ngô 0,05 tạ/ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng tăng tuyệt đối năng suất ngô 1,98 tạ/ha so với năm 2016. Năm 2013 sản lượng ngô 5.035 tấn. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối sản lượng ngô1.938 tấn so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối sản lượng ngô 942 tấn so với năm 2014. Năm 2016 tăng tuyệt đối sản lượng ngô 960 tấn so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối sản lượng ngô 2434 tấn so với năm 2016. Bảng 2.8 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai lang giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích khoai lang (ha) 1.478 1.587 1.664 1.399 1.326 Năng suất khoai lang (Tạ/ha) 62,34 64,49 67,03 66,33 67,52 Sản lượng khoai lang (Tấn) 9.562 10.235 11.153 9.280 8.953 Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2013 diện tích khoai lang là 1.478 ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối diện tích khoai lang 109 ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối 43 diện tích khoai lang 77 ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng giảm tuyệt đối diện tích khoai lang 265 ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối diện tích khoai lang 73 ha so với năm 2016. Năm 2013 năng suất khoai lang 62,34 tạ/ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối năng suất khoai lang 2,15 tạ/ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối năng suất khoai lang 2,54 tạ/ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng giảm tuyệt đối năng suất khoai lang 0,7 tạ/ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng tăng tuyệt đối năng suất khoai lang 1,19 tạ/ha so với năm 2016. Năm 2013 sản lượng khoai lang 9.562 tấn. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối sản lượng khoai lang 673 tấn so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối sản lượng khoai lang 918 tấn so với năm 2014. Năm 2016 giảm tuyệt đối sản lượng khoai lang 1873 tấn so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối sản lượng khoai lang 327 tấn so với năm 2016. Bảng 2.9 Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích sắn (ha) 608 619 653 653 564 Năng suất sắn (Tạ/ha) 144,94 150,57 148,68 149,25 145,51 Sản lượng sắn (Tấn) 8.199 9.320 9.709 9.746 8.207 Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 2.7 ta thấy năm 2013 diện tích sắn là 608 ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối diện tích sắn 11 ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối diện tích sắn 34 ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng tăng (giảm) tuyệt đối diện tích sắn 0 ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối diện tích sắn 89 ha so với năm 2016. Năm 2013 năng suất sắn 144,94 tạ/ha. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối năng suất sắn 5,63 tạ/ha so với năm 2013. Năm 2015 lượng giảm tuyệt đối năng suất sắn 1,89 tạ/ha so với năm 2014. Năm 2016 lượng tăng tuyệt đối năng suất sắn 0,57 tạ/ha so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối năng suất sắn 3,74 tạ/ha so với năm 2016. Năm 2013 sản lượng sắn 8.199 tấn. Năm 2014 lượng tăng tuyệt đối sản lượng sắn 1121 tấn so với năm 2013. Năm 2015 lượng tăng tuyệt đối sản lượng sắn 389 tấn so với năm 2014. Năm 2016 tăng tuyệt đối sản lượng sắn 37 tấn so với năm 2015. Năm 2017 lượng giảm tuyệt đối sản lượng sắn 1539 tấn so với năm 2016. 2.2.3 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi và người dân ở đây đã chú ý khai thác lợi 44 thế để phát triển ngành sản xuất quan trọng này. Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, các cơ sở tạo và tuyển chọn giống, các cơ sở thú y giúp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, địa phương cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các phương thức chăn nuôi tiến bộ, các quy trình chăn nuôi khoa học. Nhờ đó, ngành chăn nuôi của thị xã Phổ Yên đã có sự phát triển tương đối nhanh và đồng đều, cũng như hướng nhiều hơn đến thị trường. Chăn nuôi của thị xã Phổ Yên chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm. Ngoài ra, trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, nên nhiều loại động vật, trong đó có cả các loài động vật hoang dã cũng được người dân quan tâm nuôi dưỡng. Trong đó đáng lưu ý là ngựa, dê, rắn,... Bảng 2.10 Số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, ngựa tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Trâu Nghìn con 11,84 11,15 10,96 9,17 9,17 Bò Nghìn con 9,92 9,44 9,30 9,66 9,71 Lợn Nghìn con 115,67 117,37 125,21 179,67 161,64 Gia cầm Nghìn con 1.024 1.182 1.311 1.751 1.774 Dê Con 190 195 235 240 261 Ngựa Con 104 82 62 65 66 Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Qua bảng 2.8 ta thấy trong giai đoạn 2013 – 2017 số lượng trâu giảm 2,67 nghìn con. Số lượng bò giảm 0,21 nghìn con. Số lượng lợn tăng 45.97 nghìn con. Số lượng gia cầm tăng 750 ngìn con. Số lượng dê tăng 71 con. Số lượng ngựa giảm 38 con. Số lượng gia cầm và lợn ở giai đoạn này đang rất ổn định không có dịch bệnh và giá cả thị trường đang có lợi cho người chăn nuôi. Do người dân ứng dụng khoa học – công nghệ, kỹ thuật cao lên sức kéo giảm do vậy số lượng trâu, bò, ngựa giảm. Thị xã Phổ Yên hiện có khoảng trên 11 nghìn trang trại, gia trại, hộ nông dân chăn nuôi. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn còn ít, chưa có liên kết trong sản xuất và tiêu thị nguồn thịt gia súc, gia cầm. Riêng với chăn nuôi lợn, trong những năm gần đây tình trạng tăng đàn diễn ra nhanh, năm 2014 tổng đàn lợn trên địa bàn thị xã là trên 110 nghìn con, năm 45 2016 tổng đàn đã tăng lên gần 180 nghìn thuộc 77 trang trại. Cùng với khó khăn chung của người chăn nuôi trên toàn quốc cũng như của tỉnh, hiện nay người chăn nuôi của thị xã đang gặp nhiều khó khăn về duy trì vốn sản xuất, tình trạng thua lỗ, mất khả năng tái đàn, duy trì đàn khi giá lợn hơi giảm mạnh trong thời gian dài. Lắng nghe những đề xuất của người chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc thú y và các ngân hàng, doanh nghiệp trên địa bàn, lãnh đạo thị xã Phổ Yên đã chỉ đạo các giải pháp trước mắt và lâu dài như tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đề xuất các cơ chế hỗ trợ kịp thời; kêu gọi các đơn vị giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các ngân hàng trên địa bàn cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét các biện pháp như miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn, ưu tiên nguốn vốn để người chăn nuôi phục hồi sản xuất. * Đánh giá chung quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững về kinh tế tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: Có thể khẳng định về mặt kinh tế nông nghiệp của thị xã Phổ Yên thời gian vừa qua đã phát triển theo hướng bền vững. Điều này có thể thấy rõ qua một số tiêu chí sau đây: Giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng và tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung của từng lĩnh vực nói riêng cũng đạt cao và đều qua các năm. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính của toàn vùng đều tăng qua từng năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thu được trên một ha của các địa phương trong vùng đã tăng khá tăng trong những năm gần đây. Thị xã Phổ Yên đã đạt được nhiều kết quả q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_nong_nghiep_ben_vung_tai_thi_xa.pdf
Tài liệu liên quan