Luận văn Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam là mô hình doanh

nghiệp nhỏvà vừa, vốn đầu tưít. Vì thếcông việc kinh doanh nhỏlẻ, chỉcó thểxác

định chiến lược kinh doanh trong thời gian ngắn và các công ty du lịch cũng không

nằm ngoài xu hướng chung này. Bên cạnh một sốcác công ty du lịch nhà nước có

vốn đầu tưmạnh thì sốcông ty tưnhân có khảnăng triển khai TMĐT trong du lịch

không nhiều. Nếu tựxây dựng hệthống TTTT thì nguồn vốn không đủ, năng lực

chưa có, trong khi giải pháp thuê ngoài được xem nhưtối ưu nhất thì giá thành còn

cao, nhiều công ty chưa thích ứng được

pdf57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tần suất, xây dựng đồ thị… Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu theo giá trị trung bình: Kết quả các phiếu điều tra sau khi thu về được tổng hợp trên SPSS và phân tích theo giá trị trung bình và chỉ số thống kê. Các số liệu thống kê từ kết quả hoạt động của công ty được xử lý bằng hai phương pháp phân tích chi tiết và biểu đồ minh hoạ. − Phương pháp định tính Phân tích đánh giá thông tin thông qua câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng từ tổng quát toàn ngành đến chuyên sâu về công ty. Phương pháp phân tích tổng hợp theo hình thức quy nạp, đánh giá các vấn đề khác nhau rồi tổng hợp đưa ra các nhận định chung và đặc trưng. 23   3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch 3.2.1 Giới thiệu về công ty OnePay a. Lịch sử hình thành và phát triển − Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePay − Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần − Ngày thành lập: 27/12/2006 − Vốn điều lệ: 8 000 000 000 VND − Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Huy Tường Onepay ra đời trong hoàn cảnh khi tại Việt Nam TMĐT đang phát triển mạnh mẽ nhưng nền tảng TTTT lại chưa phát triển phù hợp với tốc độ của TMĐT. Được đảm bảo bởi hệ thống ngân hàng trong nước và các tổ chức thẻ quốc tế, OnePay được triển khai như một cổng TTTT hoàn thiện giúp các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Hệ thống của OnePay đã được đánh giá cao và ứng dụng bởi các tổ chức doanh nghiệp lớn. Trong hai năm hoạt động của mình, OnePay đã chứng tỏ được vai trò tiên phong của mình trong thị trường TTTT tại Việt Nam và trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong ngành dịch vụ này. Tính đến thời điểm đầu năm 2009 đã có hơn 65 tổ chức doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTTT OnePay cung cấp. Các khách hàng tiêu biểu của OnePay như Jetstar Pacific Airline, Saigontourist, Vietravel, Transviet, Chodientu, Vinasun travel, FPT Online…Các khách hàng sau khi hợp tác với OnePay đều cảm thấy rất hài lòng với các dịch vụ OnePay đã triển khai. b. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Về cơ cấu tổ chức của công ty, hiện nay OnePay có tất cả 18 nhân viên làm việc trong 8 phòng ban bao gồm: − 1 nhân viên phòng hành chính - kế toán − 4 nhân viên phòng Kỹ thuật − 1 nhân viên phòng Hạ tầng thẻ 24   − 5 nhân viên phòng Kinh doanh − 1 nhân viên phòng Marketing − 2 nhân viên phòng Quản lý rủi ro − 1 nhân viên phòng Hạ tầng mạng − 3 nhân viên phòng Hỗ trợ khách hàng Hội đồng quản trị của OnePay gồm có các ông: ông Lê Huy Tường - Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Văn Hiện và ông Trịnh Quốc Huy là uỷ viên. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty OnePay 3.2.2 Tổng quan tình hình liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch a. Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay 25   Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay là trung gian phân phối dịch vụ cổng TTTT của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. OnePay là đại diện của MasterCard ở Việt Nam hợp tác với NHTM Vietcombank để triển khai cổng TTTT. Doanh thu đạt được của OnePay sẽ phải chi trả một phần cho MasterCard theo thoả thuận giữa hai bên. b. Kết quả hoạt động kinh doanh Sau hai năm đi vào hoạt động, OnePay đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong TTTT tại Việt Nam. Xuất phát từ chiến lược của công ty, OnePay đã nhận định ngành du lịch có nhu cầu TTTT cấp thiết nhất ở Việt Nam. Chính vì thế, OnePay đã tập trung đầu tư cung cấp dịch vụ TTTT cho các doanh nghiệp du lịch. Chính ngành du lịch là ngành thu hút nhiều khách quốc tế nhất đến với Việt Nam, những người có thói quen TTTT cao và là thị trường tiềm năng để khai thác. Bảng 3.1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Lượt khách quốc tế (triệu người) 2.92 3.47 3.58 4.1 4.25 Nguồn: Tổng cục Du lịch Trong số hơn 70 khách hàng hiện tại của OnePay thì có đến khoảng hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chính vì vậy các dịch vụ cổng TTTT mà OnePay cung cấp có thể tích hợp trực tiếp trên website của các doanh nghiệp du lịch giúp cho khách hàng khi đăng ký tour có thể TTTT bằng các loại thẻ tín dụng quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch có thể lựa chọn cho mình các SPDV phù hợp với thực tế doanh nghiệp như OneCom, OneCard, OneOrder… Bên cạnh việc tích hợp cổng TTTT trên website doanh nghiệp, OnePay còn hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch các dịch vụ tư vấn xây dựng website, tư vấn xây dựng nhân lực chuyên trách kênh bán hàng trực tuyến, tư vấn các nghiệp vụ TMĐT. Chính nhờ vậy OnePay đã giúp cho các doanh nghiệp du lịch mạnh dạn áp dụng hình thức TTTT trong giao dịch. 26   Kết quả hoạt động trong hai năm đã cho thấy chất lượng dịch vụ OnePay đang cung cấp rất ổn định, tính bảo mật an toàn cao, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho cả doanh nghiệp và sự yên tâm cho những người tiêu dùng. Tỷ lệ các giao dịch thanh toán bị lỗi không đáng kể, dưới 0.01%. Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng số lượng giao dịch và tổng giá trị thanh toán theo quý năm 2008 của OnePay Payment Gateway 3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch a. Môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Trong nước: Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm bước đầu đánh dấu sự phát triển của TTTT thì đến năm 2008 được xem là năm TTTT khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống. Dịch vụ thanh toán thẻ đã có một năm phát triển tích cực. Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng trong nước đã phát hành 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với năm 2007. Đặc biệt số lượng các website chấp nhận TTTT đã nhảy vọt, nếu năm 2007 chỉ có một vài website thì sang năm 2008 đã có trên 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị, doanh nghiệp TMĐT…triển khai thành công dịch vụ TTTT cho khách hàng. Điều này được xem là một tín hiệu tốt, một cơ hội phát triển lớn cho OnePay. Có thể nói hiện nay 80% các doanh nghiệp triển khai hệ thống cổng TTTT hiện đang là khách hàng và đối tác của OnePay. OnePay đang là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTTT hàng đầu tại thị trường nội địa, là doanh nghiệp có các số liệu chính xác nhất về thị trường TTTT tại Việt Nam. Việc dẫn đầu về thị trường TTTT trong nước là điều tất yếu với OnePay. Tuy nhiên các lợi thế cạnh tranh của OnePay 27   cũng đang mất dần đi bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường TTTT. Sự có mặt ngày càng nhiều của các công ty trong ngành TTTT đang đẩy thị trường bước vào cuộc đua gay gắt về thị phần. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng dẫn đầu thị trường trong thời gian tới đòi hỏi OnePay không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà cần phải đa dạng hoá các SPDV. Dưới đây là các thống kê về các ngân hàng và công ty tham gia thị trường TTTT tại Việt Nam: Bảng 3.2: Số lượng các NHTM triển khai dịch vụ Internet Banking Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số lượng 3 5 10 18 29 Bảng 3.3: Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ TTTT STT Công ty Dịch vụ 1 CT CPTM & DVTT OnePay Giải pháp TTTT, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng 2 CT CPDV Thẻ Smarlink Cổng TTĐT Smarlink Thẻ trả trước Chuyển mạch ATM & POS 3 CTCP Mạng thanh toán Vina – Paynet Thanh toán ePOS, POS, mPay Cổng thanh toán điện tử NetCash Thẻ trả trước 4 CT VASC Payment TTTT cho các chủ tài khoản tại NH Ngoại Thương và Kỹ Thương 5 CT CPDV TMĐT VietPay Dịch vụ TTTT Vgold 6 CTCP phát triển Công nghệ PayViet Ví điện tử 7 CT TNHH Là Tôi Cổng TTĐT ToiPay 8 CTDV xử lý dữ liệu Tiến Thành Cổng TTĐT 68Pay 9 CTCP Dịch vụ GTGT trên mạng Việt Phú - Mobivi Cổng TTĐT Mobivi 10 CT TNHH điện thoại di động Hoàng Thông Cổng TTĐT HTPay 11 CT TNHH Phi Bo Cổng TTĐT Fibo 12 CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam VNPay Ví điện tử VnMart 13 CTCP DVTT Cộng đồng Việt Ví điện tử Payoo 14 CTCP Viễn thông Sài Gòn – Saigontel Ví đện tử 28   15 Tồng công ty truyền thông đa phương tiện VTC Cổng TTTT VTCPayGate Nguồn: Báo cáo TMĐT 2007 Quốc tế: Hiện nay TTTT đã rất phát triển trên thế giới với nhiều sản phẩm dịch đa dạng. Bên cạnh TTTT bằng thẻ thanh toán còn có các hình thức thanh toán khác như thẻ thanh toán ảo, thanh toán qua mail, ví điện tử…Chính vì vậy cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành thẻ, các tổ chức thẻ trên thế giới rất căng thẳng. Tính riêng ở Mỹ, hiện nay thị phần thẻ thanh toán của Visa là 44%, MasterCard chiếm 31%, Amex là 20% và Discover 5%. Trong khi đó, Trung Quốc nổi lên là một nước có mức tăng trưởng TTTT lớn nhất thế giới. Trong năm 2008, quy mô TTĐT của Trung Quốc đạt 274,3 tỷ nhân dân tệ, tăng trưởng 181% liên tục trong 4 năm5. Hiện nay trên thị trường TTTT của Trung Quốc, AliPay là tổ chức cung cấp dịch vụ TTTT lớn mạnh nhất với mức thị phần là gần 70%, tiếp theo là ChinaPay và UnionPay. Trung bình mức tăng trưởng hàng năm của AliPay là 112%. Năm 2008, AliPay có thêm 57 triệu thành viên mới đăng ký và tổng số thành viên đã vượt quá 100 triệu người. Các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá thị trường Trung Quốc còn rất tiềm năng và là môi trường cạnh tranh cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ TTTT cả trong và ngoài nước. Biều đồ 3.2: Biểu đồ tăng trưởng khối lượng TTTT từ các công ty cung cấp dịch vụ TTTT lớn của Trung Quốc Nguồn: www.iresearch.com.cn 5 www.chinadaily.com.cn 29   b. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng pháp lý Hệ thống pháp luật hỗ trợ TMĐT là hành lang pháp lý nhằm đưa TMĐT nói chung và TTTT nói riêng hoạt động theo khuôn khổ định hướng phát triển của Chính Phủ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho TMĐT là một trong các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy TMĐT của Việt Nam và thực hiện đề án thúc đẩy kinh tế không dùng tiền mặt. Một số chính sách liên quan đến TTTT đã được ban hành trong thời gian từ năm 2006 đến 2008: Bảng 3.4: Một số văn bản pháp lý liên quan đến TTTT Ngày ban hành Tên văn bản 15/09/05 Quyết định số 222/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010 24/05/06 Quyết định số 112/2006QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 29/12/06 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 23/02/07 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 08/03/07 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 03/07/07 Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh Đây là những văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cho các giao dịch trực tuyến trong hoạt động TMĐT, góp phần thúc đẩy TMĐT và TTTT phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ ban hành các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật và các thông tư hướng dẫn vẫn còn chậm, thủ tục rườm rà tạo nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, sự nhất quán trong nhiều văn bản luật còn hạn chế gây những trở ngại cho doanh nghiệp khi áp dụng triển khai. c. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng viễn thông Trong bốn năm kể từ năm 2005, khi TMĐT bắt đầu phát triển ở Việt Nam, cùng với tốc độ gia tăng người dùng internet, các nhà cung cấp dịch vụ internet đã không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ và tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất 30   lượng ở Việt Nam. Điều này đối với người dùng là rất có lợi khi mà giá thành hạ, chất lượng đường truyền không ngừng tăng lên, băng thông liên tục được mở rộng. Nó khiến cho các giao dịch trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Đây là những thuận lợi với TMĐT nói chung và TTTT nói riêng. Đặc điểm TTTT trong ngành du lịch phần lớn là thanh toán quốc tế vì vậy đòi hỏi chất lượng băng thông kết nối quốc tế phải ổn định. Mặt khác, hai hệ thống máy chủ của OnePay đặt tại Mỹ, các thông tin giao dịch phải gửi sang Mỹ mới thực hiện được, vì vậy băng thông kết nối quốc tế rất quan trọng. Chất lượng băng thông có ổn định thì giao dịch mới diễn ra thông suốt. Hiện tại chất lượng băng thông quốc tế đã liên tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT. Bảng 3.5: Tình hình phát triển internet Việt Nam STT Tình hình phát triển internet 1 Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế đến Việt Nam 52 902 Mbps 2 Tổng băng thông kênh kết nối trong nước 62 876 Mbps 3 Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm chung chuyển VNIX 36 287 517 Gb Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam d. Các yếu tố đến từ khách hàng Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam là mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đầu tư ít. Vì thế công việc kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có thể xác định chiến lược kinh doanh trong thời gian ngắn và các công ty du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng chung này. Bên cạnh một số các công ty du lịch nhà nước có vốn đầu tư mạnh thì số công ty tư nhân có khả năng triển khai TMĐT trong du lịch không nhiều. Nếu tự xây dựng hệ thống TTTT thì nguồn vốn không đủ, năng lực chưa có, trong khi giải pháp thuê ngoài được xem như tối ưu nhất thì giá thành còn cao, nhiều công ty chưa thích ứng được. Về mặt chiến lược kinh doanh nhiều công ty du lịch còn thói quen thụ động trong kinh doanh, không chủ động tạo các kênh tiếp xúc với khách hàng, thường phụ thuộc nhiều vào mùa du lịch hay các chương trình du lịch do các cấp tỉnh thành phố phát động để thu hút khách du lịch. Trong thời kỳ hội nhập các doanh nghiệp 31   cần mạnh dạn hơn trong việc tạo các kênh quảng bá, tiếp xúc với khách hàng như TMĐT, mạng xã hội…hay các văn phòng đại diện nước ngoài nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần đồng bộ hệ thống TTTT nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch quốc tế trong thời kỳ hội nhập. 3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu 3.3.1 Kết quả phân tích từ các dữ liệu sơ cấp a. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ OnePay đang cung cấp. Bảng 3.6: Kết quả thống kê các dịch vụ OnePay đang triển khai Statistics OneCom OneOrder OneBill OneCard OnePos Other N Valid 20 20 20 20 20 20 Missing 0 0 0 0 0 0 Mean .8000 .1000 .0000 .5500 .2500 .0000 Std. Deviation .41039 .30779 .00000 .51042 .44426 .00000 Sum 16.00 2.00 .00 11.00 5.00 .00 Percentiles 25 1.0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 50 1.0000 .0000 .0000 1.0000 .0000 .0000 75 1.0000 .0000 .0000 1.0000 .7500 .0000 ϖ Sau khi xử lý các phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng của OnePay, ta thấy phần lớn các công ty du lịch lữ hành đều sử dụng dịch vụ OneCom (80%), và OneCard (55%). Điều này cho ta thấy OneCom và OneCard phù hợp với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhất hiện nay, chúng cung cấp giải pháp TTTT cho phép doanh nghiệp xác thực thẻ thanh toán và có thể thu tiền ngay của khách hàng thông qua hệ thống website của doanh nghiệp. OnePos cũng được một số doanh nghiệp du lịch ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng chủ yếu là cho các loại thẻ nội địa như của Vietcombank, ViettinBank hay BIDV… Trong khi đó các SPDV khác như OneBill & OneOrder có số doanh nghiệp ứng dụng rất thấp, hầu như chưa có, OneBill có 2 doanh nghiệp nhưng không trong ngành du lịch, OneOrder chưa có doanh nghiệp nào ứng dụng. Điều này cho thấy 32   những SPDV này không phù hợp với hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Chính vì thế để đẩy mạnh việc ứng dụng TTTT trong ngành du lịch,OnePay nên tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ OneCom, OneCard cũng như đưa ra những SPDV mới phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong ngành du lịch. ϖ Việc tiến hành tích hợp hệ thống cổng TTTT trên website các doanh nghiệp được OnePay đặt lộ trình trung bình từ 10 – 15 ngày, bao gồm các bước như cấp Merchant ID, tích hợp hệ thống, cài đặt 3D – Secure, thử nghiệm và khai trương hệ thống. Qua thăm dò từ các khách hàng của OnePay cho thấy việc triển khai này được OnePay thực hiện rất chuyên nghiệp, quy củ và chính xác. Cá biệt chỉ có với một số doanh nghiệp chuyên biệt ngoài ngành du lịch như Pacific Airline, FPT Data (không quá 5%) thời gian triển khai vượt quá 20 ngày. Biều đồ 3.3: Tỷ lệ thời gian triển khai hệ thống TTTT ϖ Từ việc phân tích các yếu tố khiếu nại của khách hàng đến doanh nghiệp, mức độ ngưng trệ hệ thống trong thời gian hoạt động và mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các SPDV ta có bảng thống kê như sau: Bảng 3.7: Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Sum Mean Std. Deviation Muc do khieu nai cua KH 20 .00 1.00 8.00 .4000 .50262 Muc do ngung tre he thong 20 .00 2.00 10.00 .5000 .68825 Muc do hai long cua DN 20 4.00 5.00 95.00 4.7500 .44426 Valid N (listwise) 20 33   Theo đó trong số 8 doanh nghiệp đã từng nhận được khiếu nại/ phàn nàn của khách hàng thì mức độ khiếu nại chỉ đạt 0.5 điểm trên thang điểm 5 với sai số chuẩn là 0.50262. Điều này là phù hợp với việc đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp với SPDV của OnePay (đạt 4,75 trên thang điểm 5). Như vậy ta thấy các hệ thống cổng TTTT của OnePay hoạt động rất ổn định và các doanh nghiệp là khách hàng cảm thấy rất hài lòng về chất lượng dịch vụ. Bảng 3.8: Ước tính ảnh hưởng của mức độ khiếu nại khách hàng và mức độ ngưng trệ hệ thống đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 5.092 .070 72.604 .000 Muc do khieu nai cua KH -.395 .119 -.447 -3.330 .004 Muc do ngung tre he thong -.368 .087 -.571 -4.255 .001 a. Dependent Variable: Muc do hai long cua DN Đồng thời khi tiến hành hồi quy phân tích với các dữ liệu thu thập được ta thấy các hệ số ước lượng B0 = 5.092; B1 = - 0.395; B2 = - 0.368. Điều này cho ta biết trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nếu mức độ phàn nàn của khách hàng tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của doanh nghiệp với SPDV OnePay cung cấp giảm đi 0.395 điểm, hoặc nếu mức độ ngưng trệ hệ thống thanh toán từ phía OnePay tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ sẽ giảm đi 0.368 điểm. b. Thực trạng sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch trong việc triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến Sau khi phân tích các số liệu từ phiếu điều tra, có đến 60% các doanh nghiệp du lịch chưa đào tạo lực lượng chuyên trách để vận hành kênh bán hàng trực tuyến. Trong khi đó tỷ lệ sử dụng thành thạo máy vi tính của các doanh nghiệp chiếm khoảng 75%. Đồng thời nhu cầu các doanh nghiệp du lịch cần đào tạo nhân viên chuyên trách dưới hai hình thức là gửi nhân viên đi học và đào tạo tại chỗ lên đến 95%. Từ các thực tế này, OnePay cần phải cung cấp các hình thức hỗ trợ doanh 34   nghiệp tốt nhất trong việc triển khai hệ thống TTTT như là tư vấn xây dựng nhân lực chuyên trách kênh bán hàng trực tuyến, tư vấn các nghiệp vụ về TMĐT. Bảng 3.9: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp du lịch. Nhân lực chuyên trách Nhu cầu đào tạo Trình độ sử dụng máy vi tính Có Không Mở lớp Gửi NV Tại chỗ 95% Tỷ lệ 40% 60% 5% 40% 55% 25% 60% 15% c. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch khi triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến Từ kết quả điều tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trước và sau khi triển khai hệ thống TTTT của OnePay, ta thấy 100% các doanh nghiệp đã có tăng trưởng về lượng khách hàng quốc tế đến với Việt Nam với các mức tăng trưởng khác nhau. Bảng 3.10:Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế sau khi triển khai hệ thống TTTT Descriptive Statistics N Sum Mean Std. Deviation Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Tang duoi 20% 20 2.00 .1000 .06882 .30779 Tang tu 20% den 50% 20 3.00 .1500 .08192 .36635 Tang tu 50% den 70% 20 4.00 .2000 .09177 .41039 Tang tu 70% den 100% 20 5.00 .2500 .09934 .44426 Tang tu 100% den 200% 20 6.00 .3000 .10513 .47016 Tang tren 200% 20 .00 .0000 .00000 .00000 Valid N (listwise) 20 Theo đó 30% doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng của khách quốc tế là từ 100% đến 200%, 25% doanh nghiệp có mức độ tăng từ 70% đến 100% và 20% doanh nghiệp tăng từ 50% đến 70%, chiếm tỷ lệ rất cao về mức độ tăng trưởng. Điều này góp phần lý giải về chất lượng dịch vụ TTTT OnePay đang cung cấp. 35   Bảng 3.11: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sau khi triển khai hệ thống TTTT Descriptive Statistics N Sum Mean Std. Deviation Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Tang duoi 50% 20 6.00 .3000 .10513 .47016 Tang tu 50% den 70% 20 5.00 .2500 .09934 .44426 Tang tu 70% den 100% 20 5.00 .2500 .09934 .44426 Tang tren 100% 20 4.00 .2000 .09177 .41039 Valid N (listwise) 20 Tương ứng với mức tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế là mức tăng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh những chiến lược marketing quảng bá du lịch Việt Nam thì phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu trên thế giới cũng là một nhân tố nhằm góp phần gia tăng doanh thu và hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Theo kết quả điều tra, có đến 20% số doanh nghiệp sau khi triển khai hệ thống TTTT đã có mức doanh thu tăng gấp đôi, 50% tăng gấp rưỡi và 30% tăng dưới 50%. d. Thực trạng việc đánh giá tác động giữa môi trường và thanh toán trực tuyến Khi đưa ra câu hỏi đánh giá mức độ trở ngại đối với việc thu hút TTTT từ phía các khách du lịch nội địa, ta nhận được kết quả đánh giá từ phía các doanh nghiệp cho rằng nhận thức của người tiêu dùng về TTTT vẫn là trở ngại lớn nhất. Tổng số điểm đánh giá mức trở ngại là nhận thức về TTTT là 73 điểm với mức điểm trung bình là 3.65 điểm. Đứng thứ hai và thứ ba trong đánh giá mức độ trở ngại là nguồn lực triển khai kênh bán hàng trực tuyến và hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Điều này phù hợp với những đánh giá bên trên về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch khi triển khai kênh bán hàng trực tuyến. Nó cho thấy tình trạng chung của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cả ngành TMĐT nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực khi triển khai TTTT. 36   Bảng 3.12: Mức độ trở ngại đối với việc triển khai TTTT ở Việt Nam Descriptive Statistics N Sum Mean Std. Deviation Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Nhan thuc NTD ve TTTT 20 73.00 3.6500 .18173 .81273 Ha tang co so ky thuat 20 62.00 3.1000 .17622 .78807 Nguon luc kenh ban hang 20 65.00 3.2500 .27023 1.20852 Moi truong xa hoi va tap quan tieu dung 20 47.00 2.3500 .10942 .48936 Chi phi giao dich 20 46.00 2.3000 .10513 .47016 Valid N (listwise) 20 Trong khi đó, khi được hỏi về hiệu quả của hệ thống TTTT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp đều đánh giá tác dụng lớn nhất khi triển khai TTTT là nâng cao hiệu quả kinh doanh, có tổng điểm 92 với mức điểm trung bình 4.6 điểm, tiếp đó là tăng cường khả năng cạnh tranh (4.35 điểm) của các doanh nghiệp khi triển khai TTTT và tăng doanh thu (4.05 điểm). Bảng 3.13: Mức độ tác động của hệ thống TTTT đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Descriptive Statistics N Sum Mean Std. Deviation Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Mo rong kenh thanh toan 20 71.00 3.5500 .18460 .82558 Thu hut khach hang moi 20 75.00 3.7500 .17584 .78640 Nang cao hinh anh cua cong ty 20 76.00 3.8000 .15560 .69585 Tang doanh thu 20 81.00 4.0500 .18460 .82558 Giam chi phi KD 20 53.00 2.6500 .19568 .87509 Nang cao hieu qua hoat dong cua DN 20 92.00 4.6000 .11239 .50262 Tang cuong kha nang canh tranh 20 87.00 4.3500 .15000 .67082 Valid N (listwise) 20 37   3.3.2 Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp a. Đánh giá sự phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến trong ngành du lịch Từ kết quả thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam, hiện nay trên cả nước có 485 doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó có khoảng 50 công ty đã triển khai thành công hệ thống TTTT trên website của mình. Điều đó chứng tỏ thị trường này đối với các nhà cung cấp dịch vụ TTTT còn rất tiềm năng khi mới chỉ có 10% số doanh nghiệp triển khai TTTT. Cũng trong 485 doanh nghiệp du lịch này, cũng chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có website, phù hợp với các sản phẩm OneCom, OneCard của OnePay. Số còn lại 70% doanh nghiệp chưa có website là những khách hàng tiềm năng của gói sản phẩm OneOrder hay OnePos khi OnePay đưa ra giải pháp thanh toán không cần website. Điều này đã đánh trúng đặc điểm của các doanh nghiệp lữ hành nhỏ khi chưa thể đầu tư hệ thống hoàn chỉnh cho TTTT. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của OnePay với các nhà cung cấp dịch vụ TTTT khác trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch.pdf
Tài liệu liên quan