Luận văn Phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng - Một số giải pháp và kiến nghị

 

Chương I 3

TÀI NGUYÊN NƯỚC VỚI VẤN ĐỀ NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP VÀ LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH 3

I. TÀI NGUYÊN NƯỚC 3

1.Khái niệm về tài nguyên nước 3

2. Phân loại tài nguyên nước 3

3.Vai trò của tài nguyên nước đối với môi trường và xã hội 4

II. NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP VÀ TTCN 5

1. Vai trò của nước cho công nghiệp và TTCN 5

2. Nước thải và xử lý nước thải công nghiệp, TTCN 6

2.1 Sự ô nhiễm nước thải công nghiệp và TTCN 6

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm nước. 6

2.3 Xử lí nước thải công nghiệp 10

III. LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH LÃNH THỔ 11

1. Các khái niệm cơ bản về lãnh thổ kinh tế 11

1.1. Khaí niệm về không gian và không gian kinh tế 11

1.2 Vùng kinh tế 12

1.2.1 Khái niệm vùng kinh tế: 12

1.2.2 Đặc điểm của vùng: 12

2. Quy hoạch vùng lãnh thổ 13

2.1 Mục đích và khái niệm 13

2.2 Nội dung quy hoạch vùng 14

2.3 Vai trò của quy hoạch vùng với môi trường và phát triển bền vững. 14

Chương II 16

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP, TTCN GẮN VỚI NGUỒN NƯỚC VÙNG ĐBSH 16

I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ ĐBSH 16

1 Vị trí địa lý 16

1. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên 16

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 19

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP, TTCN VÙNG ĐBSH 20

1. Vị trí, vai trò của công ngiệp và tiểu thủ công ngiệp trong vùng ĐBSH. 20

Vùng ĐBSH là vùng kinh tế đang thu hút được sự chú ý rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu công ngiệp mới đang được xây dựng chuẩn bị đưa vào sử dụng. Trước năm 1994 vùng mới chỉ có 4 khu công nghiệp đến nay trên toàn vùng đã và đang xây dựng 14 khu công nghiệp với số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng nâng tổng số khu công nghiệp tập trung lên 18 khu. Vùng ĐBSH xác định sẽ giữ vai trò chủ đạo, là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế vùng. 20

Nhiều nhà chiến lược dự báo rằng trong những năm tới một số tỉnh thuộc ĐBSH có khả năng hội nhập vào tam giác phát triển của Đông Nam Á, do đó vai trò của công nghiệp sẽ càng có vị trí quan trọng. Đặc biệt là công nghiệp chế biến mang thế mạnh của vùng, công nghiệp sửa chữa đóng mới tầu thuyền, công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, tin học, viễn thông nghe nhìn. 20

2. Thực trạng phát triển công nghiệp và TTCN trong những năm qua 23

3. Thực trạng phân bố công nghiệp và TTCN vùng ĐBSH gắn với nguồn nước 27

3.1 Thực trạng phân bố của công nghiệp đô thị 27

3.1.1 Thực tế phân bố công nghiệp của thành phố Hà Nội 28

3.1.2 Thực trạng phân bố công nghiệp thành phố Hải Phòng 29

3.1.3 Thực trạng phân bố công nghiệp của các thành phố, thị xã khác 31

Hà Tây 32

3.2 Thực trạng phân bố công nghiệp nông thôn 32

4. Ảnh hưởng của hoạt động công ngiệp và TTCN đến nguồn nước 33

4.1. Thực trạng 33

4.2. Hậu quả của các tác động 36

4.3.Tình hình xử lý các tác động 37

III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NGUỒN NƯỚC VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VỀ NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP, TTCN VÙNG ĐBSH 38

1. Đánh giá tiềm năng nguồn nước vùngĐBSH 38

1.1. Nguồn tài nguyên nước mặt 39

1.2. Nguồn tài nguyên nước ngầm. 41

2. Khả năng khai thác và sử dụng nguồn nước của vùng hiện nay và những năm tới. 43

2.1 Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước 43

2.2 Những tồn tại trong vấn đề cấp nước hiện nay của vùng ĐBSH 46

3 Dự báo nhu cầu về nước cho công nghiệp, TTCN trong những năm tới 47

CHƯƠNG III 51

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 51

I. GIẢI PHÁP : 51

1.Gắn quy hoạnh phát triển công nghiệp và TTCN với quy hoạnh sử dụng nguồn nước. 51

1.1. Mục đích 51

1.2. Căn cứ đưa ra giải pháp 52

1.3. Giải pháp 55

1.3.1 Giáo dục tư tưởng 55

1.3.2 Đề xuất giải pháp 56

2. Đề xuât phương án hoạt động của ngànhnước. 61

3. Kết luận 64

II. CÁC KIẾN NGHỊ 65

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách 65

2. Tìm các giải pháp về KHKT trong xử lý nước thải 67

3. Xây dựng hồ chứa nước 68

4. Kết hợp quy hoạch giữa đô thị công nghiệp và nguồn nước 69

5. Kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và hướng phát triển lâu dài 69

6. Tăng cường khai thác nguồn nước ngầm 69

KẾT LUẬN 70

PHỤ LỤC 71

Bảng1: Nhu cầu về nước của một số khu công nghiệp tập trung vùng ĐBSH 71

Tổng nhà nước 71

Bảng 3. Giá trị sản suất công nghiệp vùng ĐBSH 1999 72

Theo giá so sánh 1994 72

Bảng 5: Giá trị sản xuất 1995 - 1999 phân theo địa phương 73

Bảng 6: Số cơ sở sản xuất 1995 - 1998 phân theo địa phương 73

STT 74

STT 74

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng - Một số giải pháp và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng nước ngầm 130000m3/ ngày đêm(mũi khoan thăm dò tại Văn Lâm), hiện nay nhà máy nước Gia Lâm khai thác công suất tối đa 60000m3/ ngày đêm. Hà Nội lượng nước ngầm là 1124928m3/ ngày đêm, hiện nay đang khai thác khoảng 437000m3/ ngày đêm,... Như vậy tổng trữ lượng nước ngầm của Hà Nội cung cấp dồi dào cho các khu công nghiệp hoạt động. Vấn đề chỉ là việc quản lý, khai thác, sử dụng sao cho hiệu quả. 3.1.2 Thực trạng phân bố công nghiệp thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng với 10639 doanh nghiệp (98 doanh nghiệp nhà nước, 39 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 10541 doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 4 khu công nghiệp mới là NoMuRa, Minh Đức, Đình Vũ, Đồ Sơn. Cũng như thành phố Hà Nội các khu công nghiệp cũ trong nội thành thành phố Hải Phòng có mật độ dầy, diện tích sử dụng đất lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế không cao, giá trị đóng góp từ 15% đến 20% tổng giá công nghiệp thành phố. Hoạt động của các cơ sở trong khu công nghiệp cũ có tác động rất xấu đến môi trường thành phố, đặc biệt là môi trường nước. Trong khi nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất còn thiếu thì nước thải, nước dò rỉ tràn lan gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Các con sông trong thành phố như sông Cấm, sông Tam Bạc đã trở thành những con sông ô nhiễm nhất trên toàn quốc. Các khu công nghiệp mới ra đời là giải pháp hữu hiệu để giảm bớt mật độ đơn vị sản xuất trong nội thành mà vẫn tận dụng được thế mạnh của Hải Phòng đó là có hải cảng, có sân bay, có tài nguyên biển,... Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại trong tương lai lại chính là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố. Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hiện nay nước sử dụng của thành phố Hải Phòng chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt khai thác từ hệ thống sông Thái Bình. Khả năng cấp nước của các con sông và tình hình khai thác nước của Hải Phòng như sau: ( đơn vị: m3/ ngày đêm ) Nhà máy Nguồn khai thác (Hệ thống sông Thái Bình) Công suất khai thác Max(năm 2000) Trữ lượng khai thác cho phép An Dương Sông Vật Cách 90000 300000 Vật Cách Sông Vật Cách 60000 Cầu Nguyệt Sông Đa Bộ 90000 200000 Đồ Sơn Sông He 30000 100000 Tổng 270000 600000 (Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư) Hiện nay nhu cầu nước của thành phố Hải Phòng là 300000m3/ ngày đêm. Trong 10 năm tới nhu cầu nước của thành phố ước tính nên đến 53200m3/ngày đêm. Như vậy nguy cơ thiếu nước cung cấp cho Hải Phòng là hoàn toàn có thể xẩy ra. Do đó ngay từ bây giừ vấn đề phát triển các nhà máy, các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt là các khu công nghiệp tập chung phải rất chú ý đến phân bố nguồn nước. Nếu việc quy hoạch công nghiệp của vùng nói chung và Hải Phòng nói riêng không gắn liền với quy hoạch nguồn nước thì trong 10 đến 15 năm nữa vấn đề phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Đi đôi với việc phát triển công nghiệp đô thị, khai thác nguồn nước, thành phố Hải Phòng còn phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo tình trạng ô nhiễm các con sông trong thành phố nhằm mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt của chúng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những thập kỷ tới. 3.1.3 Thực trạng phân bố công nghiệp của các thành phố, thị xã khác Các thành phố như Hải Dương, Nam Định và các thị xã Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Tây, Thái Bình công nghiệp đang trong quá trình phát triển. Trong đó phải chú ý ngay từ bây giờ là việc phát triển quy hoạnh của thành phố Nam Định và thị xã Ninh Bình. Vì trong tương lai đây sẽ là 2 trong 5 đô thị cấp I của vùng ĐBSH (gồm: Hà Nội. Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình). Hiện nay giá trị sản xuất của các cơ sở công nghiệp ở các thị xã và thành phố trên còn nhỏ hẹp(xem biểu 3). Cao nhất là Hải Dương có giá trị sản xuất công nghiệp(1999) khoảng hơn 2000 tỷ đồng, thấp nhất là Ninh Bình chưa được 400 tỷ đồng. Trong thời gian tới công nghiệp đô thị của các thành phố thị xã này sẽ có nhịp độ phát triển mạnhcùng với sự hiện đại hoá của các khu đô thị. Hiên tại nguồn nước cung cấp và phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại đây rất dồi dào. Nhưng không sớm quy hoạch kịp thời thì 10 đến 15 năm nữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bảng1: Trữ lượng nước thăm dò và khai thác ở các đô thị đơn vị: m3/ ngày đêm Tỉnh Trữ lượng(Nước ngầm) Khai thác Nước ngầm Nước mặt Hà Tây 311040 35596 Hải Dương 28512 20000 Hà Nam 89000 10000 Hưng Yên 39744 10000 Nam Định 170000 58000 Ninh Bình 89856 20000 60000 Thái Bình 178848 20000 (Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư) 3.2 Thực trạng phân bố công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân. Thực tế hiện nay cho thấy ngoài thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng các tỉnh còn lại công nghiệp nông thôn đóng góp lớn hơn công nghiệp đô thị. Các cơ sở công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH nằm ngay ở chính tại các địa phương được hình thành chủ yếu từ các làng nghề và xã nghề, tồn tại dưới dạng cá thể hoặc hợp tác xã. Hiện nay công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH có 190000 cơ sở trong dó từ 85- 90% hộ sản xuất cá thể. Sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn gắn liền với sinh hoạt của ngưòi dân trong vùng và phân bố trên bình diện rộng, không tập trung như công nghiệp thành phố. Nguồn nươc cho sản xuất và sinh hoạt của nông thôn vùng ĐBSH chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt hoặc nguồn nước ngầm của tầng thấp. Vì vậy khai thác và bảo vệ nguồn nước cho công nghiệp nông thôn, gắn liền với việc khai thác và bảo vệ nguồn nước sạch cho sinh hoạt nông thôn. Nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực nông thôn vùng ĐBSH nhìn chung rất dồi dào, chất lượng tốt nhưng việc khai thác quản lý và sử dụng quá yếu kém. Các xã hầu như chưa có nhà máy khai thác phục nước cho nhân dân, các công trình cấp thoát nước chưa được quan tâm đúng mức, điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt trầm trọng ở một số làng nghề chế biến nông sản như Hoài Đức-Hà Tây, hay ở mộy số làng nghề dệt nhuộm như Vụ Bản - Nam Định,... Chính vì vậy trong quá trình khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn các cấp, các ngành phải chú đến bảo vệ môi trường làng nghề nói chung và khai thác bảo vệ nguồn nước nói riêng, mới bảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững 4. ảnh hưởng của hoạt động công ngiệp và TTCN đến nguồn nước 4.1. Thực trạng Do quy hoạch trong vùng còn nhiều bất cập của các nhà máy, khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn các khu đông dân cư. Hoạt động TTCN chủ yếu tập trung ở các làng nghề truyền thống. Chính mật độ dày đặc của CN và TTCN tập trung tại các cực đã làm cho lượng nước thải tập trung quá lớn trong phạm vi diện tích hữu hạn gây ra hiện tượng quá tải, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nước trong khu vực Hà Nội và các khu công nghiệp là những nguồn gây nhiễm bẩn lớn đối với nguồn nước trong vùng. Theo những số liệu ban đầu, nước ở các sông, hồ chứa nước thải của thủ đô Hà Nội mức độ nhiễm bẩn đều quá cao, nước có mầu đen chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ, chứa nhiều vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh. Hàm lượng BOD5 50-190 mg/ l, NH4+3-25mg/ l, COD 90- 495 mg/ l, DO < 1 vược tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tổng lượng thải của thành phố khoảng 500.000m3/ ngày đêm trong đó nước thải công nghiệp là 8500-90000 m3/ ngày đêm, chiếm 27- 30% lượng nước thải toàn thành phố. Tất cả lượng nước thải đó được đổ thẳng vào sông Hồng không qua xử lý. Nước ĐBSH còn bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp đổ vào các con sông chảy qua vùng như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình,...Ví dụ như khu công nghiệp Thái Nguyên đang gây ô nhiễm nước sông Cầu, có lúc rất ngiêm trọng. Nước sông biến thành mầu đen, mặt nước nổi bọt kéo dài hàng chục km, nước thải thấm vào giếng gây nhiễm độc, lúa bị chết ở một số vùng. Thành phố Việt Trì thải vào sông Hồng gần 100000m3/ngày đêm trong đó nước thải công nghiệp chiếm 60%. Riêng nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra sông Hồng 55000m3/ ngày đêm, trong đó có chứa dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh: lignin, sulfua, hữu cơ, các acid béo, đặc biệt là các hữu cơ mạnh vòng có chứa clo. Tại Lâm Thao mỗi ngày thải ra sông Hồng khoảng 50000m3/ ngày đêm, song chủ yếu là nước thải công nghiệp, riêng nhà máy Super Photphat Lâm Thao hàng năm đưa vào sông Hồng khoảng 2000 tấn H2SO4(100%). Các nơi như thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây cũng có tình trạng tương tự. Các dòng sông ở các địa phương này như sông Châu Giang(Nam Định), sông Nhuệ(Hà Tây) cũng bị nhiễm bẩn do hoạt động công nghiệp, TTCN ở các địa phương. Nước dưới đất mặc dù dược bảo vệ tốt hơn so với nước mặt nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ bị ô nhiễm. Cũng như nước mặt mối đe doạ lớn nhất đối với nước ngầm là bởi các nguồn chất thải công nghiệp ngày càng nhiều kim loại nặng, nhiều độc tố, nước thải sinh hoạt không kiểm soát được ngày càng lớn, nguyên nhân là do quá trình phát triển công nghiệp hoá ngày càng mạnh mẽ. ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH riêng, những nguồn gây ô nhiễm trên tuy chưa gây nên những hậu quả ngiêm trọng như những nước công nghiệp phát triển ngoại trừ một số vùng có khu công nghiệp cũ, lạc hậu: Như khu Nam Hạ Đình, Pháp Vân(Hà Nội), photphat Lâm Thao,... Hoạt động TTCN chủ yếu diễn ra ở các làng nghề như đã nói ở trên cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường ở các khu vực đó, đặc biệt là môi trường nước. Thực tế cho thấy nguồn nước mặt ở các địa phương này(chủ yếu nước ao, hồ, cống rãnh,...) bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng. Như cụm 1 Hoài Đức - Hà Tây với nghề sản xuất nông sản phẩm, nước ở đây có nồng độ BOD5: 14,52mg/ l, COD: 600mg/ l, ph: 8,0 nước mầu đen có mùi thối,... hay ở Hưng Hà(Thái Bình) có nghề trồng đay, đến mùa thu hoạch lượng đay ngâm lớn làm cho nước sông chuyển mầu xanh rất ngứa,... Nước ngầm ở các địa phương hoạt động TTCN hầu như chưa có hiện tượng ô nhiễm, tuy nhiên việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Đây là một lãng phí rất lớn, vì nước sạch cho sinh hoạt còn thiếu, nước phục vụ cho tươí tiêu thì không đều(dư thừa về mùa lũ, hạn hán về mùa khô) trong khi nguồn nước ngầm phong phú, dồi dào lại không được khai thác hiệu quả. Vậy để phát triển CN, TTCN đồng thời sử dụng hiệu tài nguyên nước, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường trong tương lai thì ngay bây giờ rất cần xem xét và điều chỉnh, quy hoạch công nghiệp, TTCN một cách khoa học nhất. Gắn quy hoạch CN, TTCN với quy hoạch nguồn nước. Đồng thời phải có giải pháp cụ thể về chính sách về công nghệ, về vốn để sử lý tình trạng ô nhiễm trước mắt. 4.2. Hậu quả của các tác động Trên bình diện rộng ô nhiễm môi trường nước vùng ĐBSH ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên có nhưng khu vực, nhưng địa phương tình trạng ô nhiễm nguồn nước trở lên hết sức nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân. Đặc biệt các khu vực đô thị Hà Nội, Hải Phòng,... hay một số làng nghề như nấu chì ở xã Chỉ Đạo - Hải Dương, dệt nhuộm ở Vụ Bản - Nam Định. Về phương diện bảo vệ sức khoẻ, tính chất hoá lý và sinh học của chất thải công nghiệp nói chung là rất độc nó chứa nhiều kim loại nặng như Pb, NH+, MN+, Hg+,...nhiều các chất hữu cơ, các huyền phù, các vi sinh vật gây bệnh,... Do đó người dân rất dễ mắc bệnh từ các bệnh thông thường các bệnh như dạ dầy, thương hàn, dịch tả, kiết lỵ,... đến các bệnh nguy hiểm như viêm gan, rối loạn tuần hoàn lão, ung thư,... Nước thải công nghiệp, TTCN có ảnh hưởng đến nông nghiệp: Nước sẽ làm đất nhiễm muối, muối sẽ làm kìm hãm quá trình sinh học trong đất và trong các tế bào thực vật, làm cho đất đóng thành cục do các chất keo. Trong chăn nuôi gia súc việc chăn thả gần các nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng sẽ dẫn đến sự giảm sút về sản lượng và trọng lượng. Nước thải công nghiệp và TTCN còn có ảnh hưởng đến các dòng sông: Khi nước bị nhiễm bẩn làm cản trở rất lớn đến mức độ sinh sản bình thường và phát triển của cá. Một số loài cá bị chết do chất thải đã đổ vào sông hồ hoặc chết vì nguồn thức ăn đã bị tiêu diệt. Một số con sông do bị ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp và TTCN đã không còn đủ khả năng tự làm sạch, chất hữu cơ đổ ra ngày một nhiều, nồng độ ôxy hoà tan trong nước ngày một giảm,... Ví dụ như Hà Nội có 4 con sông là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, là nơi thải không qua sử lý của một loạt nhà máy xí nghiệp trong nội thành. Một số khu vực, nước thải công nghiệp và TTCN đã gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm: Do đặc điểm lan truyền và thẩm thấu của nước, khi nước ngầm bị ô nhiễm kéo theo ô nhiễm nguồn đất vì vậy có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội vùng. Ví dụ như khu Văn Điển, khu Vĩnh Tuy,... 4.3.Tình hình xử lý các tác động Nghị định của chính phủ về hướng dẫn thi hành luận bảo vệ môi trường (tháng 10/ 1994) điều 8 chỉ rõ: ’’Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luận về: Đánh giá tác động môi trường. Bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường. Phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”. Điều 22 còn chỉ rõ: “Các tổ chức cá nhân, có hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường”. Về những biện pháp chống nhiễm bẩn nghị quyết 37 QN/ TW về chính sách khoa học kỹ thuật nhấn mạnh: ”Cần đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, chú trọng đề suất các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước trong lao động sản xuất và sinh hoạt, nhất là tại các khu công nghiệp và các thành phố.” Mặc dù có những nghị định, nghị quyết cụ thể như trên nhưng một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong đó có các công ty, xí nghiệp lớn vẫn chưa thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và xây dựng hệ xử lý chất thải theo luận định. Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường trong toàn vùng bước đầu đã được hình thành nhưng chưa được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu khoa học. Công tác quan trắc, giám sát chất lượng của các thành phần môi trường tự nhiên còn rất rời rạc, hạn chế về mức độ chính xác, tổ chức dự báo còn thiên về định tính nhiều hơn định lượng. Chiến lượng, kế hoạnh bảo vệ môi trường chưa được chú ý đúng mức, thực hiện chưa đồng bộ. Các công tác phòng chống ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm còn chậm, giải quyết vấn đề môi trường còn mang tính chất sự vụ nhiều hơn là có chủ trương thống nhất về mặt chiến lược và xây dựng kế hoạnh phòng, chống toàn diện, bài bản, hiệu quả. Các công trình sử lý chất thải và bảo vệ môi trường cho khu dân cư, khu công cộng, khu công nghiệp và TTCN chưa được nghiên cứu và thực hiện đúng mức. Đặc biệt là công tác quy hoạnh các bãi rác và sử lý nước thải cho công nghiệp còn rất yếu kém, gây ảnh lớn đến môi trường sống của người dân và là nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước trong vùng. Rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cũng đến lúc cần đặt ra một cánh ngiêm túc và cần thiết. Xem xét vấn đề ô nhiễm nói chung của các dạng tài nguyên và tài nguyên nước nói riêng (một dạng tài nguyên rất động) phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ toàn diện môi trường, không thể tách rời các hiện tượng nhiễm bẩn tài nguyên nước với việc nhiễm bẩn các dạng tài nguyên khác như không khí, khí quyển, tài nguyên đất,... và ngược lại. III. Đánh giá tiềm năng nguồn nước và dự báo nhu cầu về nước cho công nghiệp, ttcn vùng đbsh 1. Đánh giá tiềm năng nguồn nước vùngĐBSH ĐBSH là vùng đông dân cư, đất đai mầu mỡ và nằm sát biển. ĐBSH lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mật độ sông ngòi dày đặc, các hệ thống sông ngòi được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, nguồn nước ngầm phong phú. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH, trong đó có công nghiệp và TTCN. Tuy nhiên nước là tài nguyên tái sinh chứ không phải là tài nguyên vô han, do đó để sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ cho phát triển KT - XH ta phải nghiên cứu nguồn nước trong vùng. 1.1. Nguồn tài nguyên nước mặt Vùng ĐBSH có một mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá dầy và phân bố tương đối đều trên toàn lãnh thổ. Chỉ tính riêng các sông có chiều dài từ 10km trở lên đã có hơn 100 con sông với tổng chiều dài trên 15000 km, mật độ lưới sông thay đổi từ 0,5 đến 2 km /km2. Chúng được hình thành bởi hai hệ thống sông lớn Sông Hồng và Sông Thái Bình Nguồn nước của các con sông và các ao hồ có liên hệ chặt chẽ với chế độ mưa nên lưu lượng dòng chảy cũng phụ thuộc vào chế độ mưa. Nước ta có lượng mưa lớn nên dòng chảy sông ngòi cũng lớn, dòng chảy sông ngòi còn phụ thuộc địa hình hướng chảy. Do đặc điểm địa lý của vùng ĐBSH Nên lượng nước ở các nơi đổ về là rất lớn. Lượng dòng chảy đổ ra biển hàng năm qua các cửa sông ở ĐBSH khoảng 600km3/năm. Một trong những đặc điểm chính của tài nguyên nước mặt của nước ta nói chung và của ĐBSH nói riêng là sự phân bố không đều và giao động rất phức tạp theo thời gian. Những vùng mưa lớn có modun dòng chảy đạt trên 70 thậm chí 100l/s/km2 vùng có dòng chảy nhỏ có nơi chỉ đạt 5l/s/km2 chênh lệnh nhau đến 20 lần. Mùa lũ tập trung đến 80,5% lượng nước cả năm còn mùa cạn chiếm khoảng 19,5% lượng nước. Như sông Hồng mực nước sông cao nhất 12,35m (mùa lũ 1986) và thấp nhất 2,07m (mùa cạn1988), lượng dòng chảy lớn nhất 14000m3/s(1986) nhỏ nhất 448m3/s(1989) Biểu2. Lưu lượng nước bình quân một số con sông lớn trong vùng như sau TT Tên sông Lưu lượng bình quân năm Lưu lượng bình quân tháng kiệt nhất 1 Sông Hồng 3540 m3/ s 1220 m3/ s 2 Sông Cầu 52.2 m3/ s 12.2 m3/ s 3 Sông Thương 31.9 m3/ s 1.75 m3/ s 4 Sông Lục Nam 43.2 m3/ s 4.23 m3/ s 5 SôngThái Bình 1010 m3/ s 200 m3/ s (Nguồn DSI) Biểu 3. Khí hậu theo thống kê nhiều năm vùng ĐBSH Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tb Nhiệt độ C 15,7 16,9 19,8 23,2 27,1 28,3 28,3 28,5 27,8 26,9 24,3 17,6 23,1 Độ ẩm % 85 87 87 86 82 83 83 85 84 82 82 82 84 Mưa mm 31,5 39,8 50,3 108 202 248 382 328 219 160 54,3 24,9 18,5 Bayhơi mm 54,5 84,3 54,8 68,9 99 95,4 93,8 76,6 76,6 78,8 70,5 65,9 88,3 (Nguồn Bộ khoa học CN&MT) Về chất lượng nguồn nước mặt: Nhìn chung nguồn nước mặt sông Hồng còn tương đối tốt. Hầu hết các sông ngòi trong vùng có độ đục bình quân từ 50-400 g/m3 trừ sông Hồng đạt xấp xỉ 1000g/m3. Các con sông chính, sông lớn trong vùng hầu như không chứa các yếu tố ô nhiễm hoá học. Số liệu phân tích nguồn nước sông Hồng một con sông có độ chịu tải ô nhiễm lớn nhất trong vùng cho kết quả như sau: Độ khoáng hoá trung bình là 170 -180mg/l, độ cứng tương nhỏ 1,8 - 2,0mg/l, ph trung bình là 7,1-7,3 nước sông thuộc loại hydrocacbonat, nhóm canxi kiềm có các ion HCO+ và CaZ+ chiếm ưu thế. Tuy nhiên cục bộ ở một số khu vực, một số con sông đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đặc biệt những con sông chảy trong thành phố Hà Nội, Hải Phòng đã bị ô nhiễm nặng lề mà nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp, TTCN. Một số ao hồ, sông ngòi trong khu vực làng nghề cũng bị ô nhiễm nặng như làng nghề sản xuất nông sản phẩm ở Cụm I - Hoài Đức - Hà Tây. Dệt nhuộm ở Vụ Bản, Nam Định.. Vì vậy đã đến lúc chúng ta phải xác định được rằng nguồn nước mặt tuy rất sẵn, nhưng không phải là tài nguyên vô hạn có thể tái sinh vô điều kiện, tất cả các dòng sông chỉ chịu tải được ở mức độ nhất định. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước, của vùng. 1.2. Nguồn tài nguyên nước ngầm. Tầng nước ngầm của ĐBSH rất phong phú, được đánh giá là có chất lượng tốt được phân bố như sau: Thứ nhất: Tầng chứa nước không áp - trầm tích holoxen: phân bố rộng rãi trên phần lớn diện tích vùng, tầng chứa nước chủ yếu là cát, cát pha, chiều dầy từ 7m- 19m. Thành phần hoá học của nước chủ yếu là nước nhạt khoáng hoá thấp, hàm lượng sắt hơi cao(5-10mg/l). Hiện nay các giếng khoan UNICEP phần lớn dùng ở tầng chứa này. Thứ hai: Tầng chứa áp lực yếu-trầm tích Plectoxen: lớp chủ yếu là cát, cát pha, cuội sỏi chiều dầy từ 15- 20m. Thành phần hoá học gồm nước nhạt, khoáng hoá tương đối cao, nước mềm, hàm lượng sắt vừa, NO2 và NH4 cao. Thứ ba: Là tầng chứa nước áp lực - trầm tích cuội sỏi pleixtoxen chiều dầy lớp chứa nước 2,9- 69,5m trung bình 30,5m. Lớp nước áp lực có quan hệ mật thiết với lớp nước áp lực thấp đồng thời có quan hệ thuỷ lực với các dòng sông. Theo điều tra cho những năm có lượng nước trung bình thì trừ lượng nước ngầm ở một số địa phương như sau: Biểu 4: Điều tra trữ lượng nước ngầm cho năm nước trung bình STT Địa điểm Trữ lượng Đơn vị 1 Hà Nội 18,92 m3/s 2 Hà Đông 3,66 m3/s 3 Vân Lâm 1,59 m3/s 4 Từ Sơn 0,83 m3/s 5 Hải Dương 0,33 m3/s 6 Hải Phòng 0,34 m3/s 7 Thái Bình 2,07 m3/s 7 Ninh Bình 1,04 m3/s 9 Phủ Lý 1,03 m3/s 10 Hưng Yên 3,46 m3/s Tổng trữ lượng nước ngầm trong vùng theo như các nhà nghiên cứu đưa ra là 25- 30 m3/s (tương đương 2160000- 2592000 m3/ngày đêm) nhưng phân bố không đều. Thành phố Hà Nội có trữ lượng nước rất lớn 18- 92m3/s trong khi đó thành phố Hải Dương chỉ có trữ lượng 0,33m3/s. Nếu xét trên quan hệ giữa ngành sản xuất và vấn đề cấp nước thì tồn tại một số khó khăn. Như Thái Bình là một tỉnh thuần nông, công nghiệp và TTCN còn có bước phát triển chậm so với vùng, lại có nguồn nước mặt dồi dào nguồn nước có trữ lượng lớn. Trong khi đó các thành phố Hải Phòng, Hải Dương đông dân cư, công ngiệp và TTCN phát triển mạnh rất cần nguồn nước lớn và sạch thì lại không có. Các con sông ở hai thành phố này chất lượng nước xấu, nước ngầm trữ lượng nhỏ. Do đó về lâu dài các nhà quy hoạch cần chú ý đến việc gắn quy hoạch phát triển công ngiệp và TTCN với quy hoạch sử dụng nguồn nước. Về chất lượng nguồn nước ngầm: Chất lượng nguồn nước ngầm vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá là tốt. Tuy nhiên tại một số vùng đã thấy xuất hiện hiện tượng bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong khu vực. Như tại các khu vực Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai(Hà Nội) chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng Hg+, Fe2+, Mg2+, NH4+, vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó chúng ta cần sớm xem xét và khắc phục tình trạng này, tránh ô nhiễm trên diện rộng. 2. Khả năng khai thác và sử dụng nguồn nước của vùng hiện nay và những năm tới. 2.1 Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước Hiện nay lượng nước bình quân đầu người vùng ĐBSH rất cao đạt trên 17000m3/năm cao nhất trong toàn quốc và cao gấp hơn 3 lần trung bình thế giới. Mặc dù vùng ĐBSH đang là vùng kinh tế phát triển đứng thứ hai sau vùng Nam Bộ nhưng so với thế giới nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé, do đó nhu cầu về nước chưa cao. Hiện nay nhu hằng năm của vùng là 311,792m3/s (khoảng 500- 600m3/s/năm) trong khi đó nguồn nước mặt cung cấp toàn vùng là 3530,0m3/s. Như vậy hệ số khai thác mới đạt 8,83% lượng nước được cấp. Do đặc điểm nguồn nước của ĐBSH như đã nói ở trên là phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, vì vậy lượng nước sủ dụng chỉ đạt 8,83% tổng lượng nước được cấp nhưng vào những tháng mùa khô đặc biệt là tháng 3 tỷ lệ sử dụng lại vượt mức cho phép 30%. Biểu 5:Điều tra cân đối nguồn nước trên một số vùng Stt Tên sông Nguồn nước Nhu cầu sử dụng Hệ số(%) 1 Sông Hồng 1220 m3/s 734,5 m3/s 62,7 2 Sông Thái Bình 200 m3/s 49,975 m3/s 24,99 3 Sông Luộc 107 m3/s 29,3 m3/s 27,4 4 Sông Trà Lý 68,2 m3/s 28,46 m3/s 41,70 5 Sông Đáy 230 m3/s 26,25 m3/s 11,6 6 Sông Ninh Cơ 120 m3/s 8,21 m3/s 6,67 Như vậy trong quá trình quy hoạch nguồn nước vấn đề cân đối sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả cao nhất, không làm ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất của các ngành trong đó có công ngiệp và TTCN là rất quan trọng. Hiện nay lượng nước khai thác phục vụ ba lĩnh vực chính nước sinh hoạt, nước tưới tiêu, nước cho công ngiệp và TTCN vùng ĐBSH như sau: Thứ nhất: Nước phục vụ sinh hoạt khoảng 1,5.109 m3/ năm bằng khoảng 12,3% lượng nước mặt hàng năm của sông Hồng, bằng khoảng 2,5% lượng nguồn nước(nước mặt + nước ngầm) ĐBSH. Thứ hai: Phục vụ nước tưới tiêu lớn gấp 6-7 lần lượng nước sinh hoạt tức là khoảng 8,83.109 m3/năm. Thứ ba: Phục vụ nước cho công ngiệp và TTCN, với một lượng nhỏ hơn rất nhiều 0,65.109 m3/năm. Biểu 6: Công suất khai thác nước tại các địa phương vùng ĐBSH. (đơn vị: m3/s) STT Địa phương Tổng công suất C/suất nước mặt C/suất nước ngầm 1 Hà Nội 6,51 6,51 2 Hải Dương 1,05 0.23 0,82 3 Hà Tây 0,69 0,69 4 Ninh Bình 1,59 0.88 0,71 5 Hưng Yên 0,103 0.023 0,08 6 Hải Phòng 3,07 1.25 1,82 7 Thái Bình 1,69 0.23 1,46 8 Nam Định 3,54 0.64 2,86 9 Nam Hà 0,568 0,568 Tổng 18,361 3,293 15,068 (Nguồn văn phòng dự án quy hoạch ĐBSH) Trên đây là là lượng nước khai thác phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động công ngiệp và TTCN là chủ yếu. Ngoài ra trong vùng còn có 31 hệ thống thuỷ nông với tổng công suất 283 m3/s. Theo dự báo trong những năm tới nhu cầu về sử dụng nước có một số biến đổi, đặc biệt là nước cho các khu đô thị(ước tính đến năm 2010 tổng lượng nước cho các khu đô thị trong vùng là 25,341 m3/s) tăng gấp 2 lần lượng nước hiên nay. Từ những số liệu trên ta đưa ra được kết luận: Hiện nay vùng có nền công ngiệp mới phát triển, số thành thị các khu công ngiệp và các điểm tập trung dân cư chưa có nhiều nên lượng nước dùng cho công ngiệp và TTCN và sinh hoạt đạt giá trị quá bé nhỏ so với nguồn nước tự nhiên. Việc khai thác và sử lý nước còn manh mún và thiếu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3838.doc
Tài liệu liên quan