Luận văn Phương thức hành động nhằm tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 6

CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA 6

NHẬT BẢN 6

I. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NHẬT BẢN TÌM KIẾM VỊ TRÍ CHÍNH TRỊ MỚI 6

1. Nguyên nhân bên ngoài. 6

2. Nguyên nhân bên trong 11

II. CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 14

CHƯƠNG II 17

PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG NHẰM TÌM KIẾM VỊ THẾ 17

CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 17

I. NÂNG CAO SỨC MẠNH KINH TẾ, QUÂN SỰ, VĂN HOÁ NGOẠI GIAO 17

1. Tăng cường sức mạnh kinh tế 17

2. Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp, thoát khỏi sự ràng buộc sau chiến tranh 23

3. Tăng cường hoạt động đối ngoại, mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản thông qua ngoại giao văn hoá. 28

II. NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ ĐỘC LẬP TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO, TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ 31

III. ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN VÀ KHU VỰC 36

IV. NỖ LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NHẬT BẢN TRONG CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, CỐ GẮNG ĐẠT MỤC TIÊU TRỞ THÀNH ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC 49

CHƯƠNG III 54

MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN TRONG THẾ KỈ XXI 54

I. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 54

1. Những thuận lợi 54

2. Những khó khăn của Nhật Bản trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mới 55

II. MỘT SỐ DỰ BÁO 59

III. TÁC ĐỘNG 61

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 73

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 78

MỤC LỤC 80

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương thức hành động nhằm tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
zo Abe khẳng định và bổ sung, phát triển. Trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên 150 ngày của Quốc hội Nhật Bản vào cuối tháng 1-2007, ngoài các vấn đề đối ngoại trên, ông Abe còn chú trọng vào việc “tạo dựng một châu Á cởi mở và có nhiều đổi mới”. Bằng các nỗ lực này Nhật Bản không những cải thiện được quan hệ với các nước láng giềng, mà còn tạo dựng được một hình ảnh ngày càng lớn trong quan niệm của cộng đồng quốc tế. II. NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ ĐỘC LẬP TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO, TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ Được sự đảo bảo an ninh của Mỹ, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản có điều kiện tập trung vào phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc tế, các nhà lãnh đạo Nhật Bản chủ trương không can dự vào các tranh chấp quốc tế mà phó mặc gánh nặng này cho Mỹ và đồng minh. Như cựu Thủ tướng Phucuđa đã phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN tại Manila (Philippin) vào ngày 18-8-1997 rằng: “Nhật Bản là một dân tộc muốn duy trì hoà bình, phản đối vai trò của lực lượng quân sự và trên cơ sở đó, Nhật Bản chủ trương đóng góp sức lực vì hoà bình và thịnh vượng Đông Nam Á, cũng như cộng đồng thế giới” [9; tr435]. Với chủ trương này Nhật Bản đã xác định con đường đi của mình theo đường lối hoà bình, từ bỏ chiến tranh. Chính việc làm này đã khiến cho Nhật Bản phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ và đồng nghĩa với việc không có vị trí chính trị cao trong cộng đồng quốc tế. Chỉ cho tới khi ông Yasuhiro Nakasone lên làm Thủ tướng (nhiệm kỳ 1982-1987), ông mới quan tâm tới vị thế chính trị của Nhật Bản. Ông đã có chủ trương đưa Nhật Bản hướng tới một “quốc gia bình thường”, tuy nhiên vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ Nhật – Mỹ. Nhưng kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khi kinh tế có vị thế lớn, Nhật Bản bắt đầu có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, nhằm vươn lên trở thành một quốc gia chính trị. Để đạt được điều này, nước Nhật phải thay đổi hình ảnh một quốc gia “chạy theo Mỹ” trên nhiều phương diện. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Nhật Bản từng bước tăng cường tính độc lập, chủ động trong hoạt động ngoại giao, trong khi vẫn tiếp tục tuân theo khuôn khổ hợp tác với Mỹ, lấy quan hệ Nhật – Mỹ làm trụ cột là vì: Thứ nhất, do tình hình quốc tế thay đổi, xu thế toàn cầu hoá đang chiếm ưu thế, các quốc gia không ngừng phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy Nhật Bản và Mỹ đều có lợi ích khác nhau. Đối với Nhật Bản, coi Mỹ là đồng minh duy nhất. Nhưng đối với Mỹ, Nhật Bản chỉ là một trong hơn 40 đồng minh của Mỹ mà thôi. Điều này cho thấy rõ hai nước có lợi ích quốc gia khác nhau. Hơn nữa, thế giới đang phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, ngoài quan hệ với Mỹ, Nhật Bản còn nhiều lĩnh vực phải quan tâm khác. Đặc biệt trong việc xử lý các vấn đề ở châu Á, Trung Đông, ô nhiễm môi trường… hai nước có những quan điểm và động thái khác nhau, không đồng nhất như trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ký vào Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Chính Thủ tướng Kozumi đã khẳng định lập trường của Nhật Bản rằng: “Nhật Bản quyết tâm cùng các quốc gia ký hiệp định thúc đẩy thực hiện hiệp định này một cách toàn diện và trên quy mô toàn cầu” [35; tr45]. Trong khi đó Mỹ, một nước công nghiệp lớn lại bỏ qua nghị định thư này. Sự khác nhau này là động lực tiềm tàng để Nhật Bản tăng tính độc lập hơn với Mỹ. Thứ hai là, trong xu thế toàn cầu hoá, các nước tăng cường hợp tác với nhau để phát huy lợi thế so sánh, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của nhau. Vì vậy, nhiều quốc gia đã vươn lên trở thành đối thủ của Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Mỹ không thể giữ vững vị trí siêu cường duy nhất. Ngày nay, thế giới đang chứng kiến các hành động đơn phương của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Mỹ đơn phương hành động trong vấn đề Iraq, từ chối ký vào nghị định thư Tyoto,… Đặc biệt, Mỹ đã phủ định ý tưởng về một quỹ tiền tệ châu Á (AMF) do Nhật Bản đề xuất… Trong cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ, mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã sớm ủng hộ Mỹ, nhưng nhân dân Nhật không đồng tình. Theo điều tra của tờ Mainichi, có tới 65% dân Nhật Bản phản đối Mỹ sử dụng vũ lực… Cho tới nay, nhân dân Nhật Bản có lẽ vẫn chưa thể quên được vụ hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống đất Nhật. Bởi vậy, nó đã khiến Nhật Bản xác định lại quan hệ với Mỹ, trong đó có sự điều chỉnh Hiệp ước phối hợp toàn diện với Mỹ, để có sự độc lập trong chính trị, ngoại giao. Nhật Bản xác định tăng cường tự chủ trong quan hệ với Mỹ là xu hướng ổn định lâu dài trong chiến lược ngoại giao của Nhật Bản. Địa bàn tốt nhất để triển khai chiến lược này chính là châu Á. Vì châu Á là nơi tập trung một loạt các nước lớn, chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp. Tại đó quan hệ giữa Nhật Bản với nhiều nước chưa thực sự suôn sẻ… là nơi Nhật Bản mong muốn cải thiện môi trường quanh mình, gây dựng lòng tin và dành sự ủng hộ của nhiều nước. Do nhiều năm núp dưới ô bảo trợ an ninh của Mỹ, Nhật Bản ít có trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh quốc tế và khả năng tự quyết định trong hoạt động đối ngoại bị hạn chế do quá lệ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, bước sang thế kỉ XXI, Nhật Bản đang tìm kiếm vị thế chính trị mới, cần phải phát huy vai trò quốc tế một cách độc lập, không thể mãi nhờ vào ô đảm bảo an ninh của Mỹ. Như một quan chức Bộ ngoại giao Nhật Bản, ông Sato từng nói: “là nước đồng minh và là đối tác tin cậy nhất dễ nói chuyện nhất của người Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản cần áp dụng hành động thích hợp, không phải chỉ theo đuôi Mỹ. Vì đồng minh không phải là khối cộng đồng chung vận mệnh, mà về cơ bản là công cụ để thực hiện lợi ích lớn nhất của mình” [25; tr9]. Theo quan điểm này, Nhật Bản phải đạt được mục tiêu của mình. Để thực hiện được ý đồ của mình thì Nhật Bản phải có hành động chủ động, nhạy bén trước diễn biến của quan hệ quốc tế, nhưng vẫn tiếp tục trong khuôn khổ hợp tác Nhật – Mỹ. Minh chứng cho sự tự chủ của Nhật Bản, đó chính là việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một vấn đề gây sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Trong vấn đề này, Nhật Bản chứng tỏ vai trò của mình trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh khu vực. Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên đã tiến hành đàm phán để bình thường hoá quan hệ hai nước. Kể từ cuộc đàm phán song phương đầu tiên diễn ra vào tháng 9-1990, Nhật Bản vẫn kiên trì đàm phán, bày tỏ lập trường của mình yêu cầu: CHDCND Triều Tiên phải ngay lập tức từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật… đổi lại, Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ cung cấp năng lượng, lương thực… cho Bắc Triều Tiên. Cùng với các cuộc đàm phán song phương để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật Bản nỗ lực gây sức ép trong đàm phán để an ninh khu vực sớm được bảo đảm. Một sự kiện được coi là Nhật Bản tỏ ra ngày càng độc lập với Mỹ. Đó chính là chuyến thăm Bình Nhưỡng của Thủ tướng Kozumi vào năm 2002. Kết quả của chuyến thăm là Nhật Bản và CHDCND Triểu Tiên đã ra tuyên bố chung Bình Nhưỡng. Hai bên đã đạt được thoả thuận về việc giải quyết vấn đề quá khứ, nối lại thương lượng, thiết lập quan hệ ngoại giao… Hơn nữa, Thủ tướng Kozumi còn cam kết viện trợ của goi trị giá 10 tỷ USD cho CHDCND Triểu Tiên. Việc làm này của Nhật Bản được dư luận đánh giá là đã làm Mỹ không hài lòng. Tiếp đó Nhật Bản còn có nhiều cụôc đàm phán song phương các năm sau đó. Gần đây là cuộc đàm phán để bình thường hoá giữa hai nước được tổ chức tại Hà Nội vào đầu năm 1007. Mặc dù hai nưcớ chưa đạt được thoả thuận cuối cùng. Son nó cũng chứng tỏ nỗ lực của Nhật Bản trong việc cố gắng đảm bảo an ninh khu vực và thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Những nỗ lực trên của Nhật Bản được cộng đồng quốc tế ghi nhận và cho thấy Nhật Bản đang dần có bước đi độc lập hơn trong việc giải quyết tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Cùng với việc tăng cường tính chủ động, độc lập trong hoạt động đối ngoại, Nhật Bản cũng tích cực tham gia các hoạt động quốc tế. Ngoài việc cung cấp tài chính để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Bằng việc thông qua luật phối hợp gìn giữ hoà bình với Liên Hợp Quốc vào năm 1992, đã cho phép lực lượng quân sự của Nhật Bản ra nước ngoài, thực hiện sứ mệnh quốc tế. Xuất phát từ sự thất vọng về chính sách ngoại giao mà Nhật Bản theo đuổi trong cuộc chiến tranh vùng Vinh 1991. Đó là trong cuộc chiến tranh này Nhật Bản đã đóng góp 13 tỷ USD, song lại không đưa lực lượng quân sự ra hỗ trợ Mỹ, và theo phía Nhật Bản, giải thích đó là điều không được Hiến pháp cho phép. Vì vậy vai trò của Nhật Bản đối với việc đảm bảo an ninh thế giới dường như bị lu mờ. Bên cạnh đó môi trường an ninh khu vực đang thay đổi nhanh chóng; sự lớn mạnh của Trung Quốc về quân sự, kinh tế, tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhật… buộc Nhật Bản phải có những đối sách: kể từ năm 2004,4 Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa vài trò của mình trong các nỗ lưc an ninh quốc tế chung. Gần đây, Nhật Bản đã và đang cố gắng đóng vai trò lớn hơn trong các nỗ lực an ninh quốc tế. Điển hình, trong công cuộc tái thiết đất nước Iraq và chống khủng bố ở Apghanixtan, Nhật Bản đã triển khai 300 nhân viên lực lượng phòng vệ tới hai quốc gia trên để thực hiện sứ mệnh quốc tế. Trong đó có 600 binh sĩ Phòng vệ mặt đất, nhân viên hậu cần và một đội tầu chiến loại nhỏ thuộc lực lượng phòng vệ trên biển [20, tr.3]. Ngoài ra trong các hoạt động cứu trợ khắc phục thiên tai trên thế giới, Nhật Bản là nước có đóng góp tích cực về mặt tài chính, hỗ trợ thuốc men… Đặc biệt trong vấn đề giảm khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Trong cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên của WTO tại Hồng Kông vào 14/12/2005, Ngoại trưởng Nhật Bản đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nước kém phát triển. Không những vậy, Nhật Bản còn kêu gọi WTO nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo… Hành động này của Nhật Bản được các nước nghèo hết sức hoan nghênh. Là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản nâng cao uy tín chính trị của mình. Những nỗ lực của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế thể hiện sự tham gia toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng. Do vậy, hành động của Nhật Bản được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Để tìm kiếm được chỗ đứng phù hợp trên trường quốc tế, những việc làm trên của Nhật Bản là hết sức quan trọng. Có thể coi đây là những thử nghiệm cần thiết để Nhật Bản có thể tham gia giải quyết các công việc quốc tế với vai trò đầy đủ mọi lĩnh vực. Đây cũng là cơ hội để Nhật Bản phát huy vai trò chính trị của mình. III. ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN VÀ KHU VỰC Trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới trong thế kỷ XXI, một mặt Nhật Bản tăng cường, nỗ lực phát triển nội lực đất nước, mạt khác tăng cường hoạt động đối ngoại mở rộng quan hệ quốc tế. Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21, với hàng loạt sự kiện quốc tế diễn ra, môi trường an ninh chính trị quanh Nhật Bản không ngừng biến đổi… Đứng trước thực trạng này Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, điều chỉnh quan hệ với nhiều nước lớn và khu vực trọng điểm để tạo lập cho mình một vị thế chính trị phù hợp. Nếu như trước đây, hoạt động đối ngoại của Nhật Bản chủ yếu nghiêng về quan hệ với phương Tây dựa trên cơ sở liên minh Nhật - Mỹ làm nền tảng, mà ít quan tâm tới các khu vực khác. Thì ngày nay, mức độ toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, cục diện quốc tế thay đổi,, Mỹ khó mà duy trì được vị trí siêu cường duy nhất, nhiều quốc gia và khu vực đang nổi lên mạnh mẽ… Trong đối ngoại, Nhật Bản vẫn lấy quan hệ với Mỹ làm trụ cột, song đã chuyển sang chính sách “nhập Á”, coi châu Á là nơi Nhật Bản có thể phát huy tốt nhất vai trò và vị thế của mình. Vì thế ngay khi bắt đầu với cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông Sinzo Abe đã đưa ra chính sách đối ngoại mới và được đánh giá là “chính sách ngoại giao tích cực”. Chính sách ngoại giao mà ông Abe đưa ra dựa trên ba trụ cột chính: -“Tăng cường đối tác với các nước cùng chia sẻ những giá trị cơ bản về tự do, dân chủ, nhân quyền và phù hợp với quy định của luập pháp; -Tạo dựng một châu Á cởi mở có nhiều đổi mới; -Đóng góp cho hoà bình và ổn định của thế giới. Cốt lõi của ngoại giao Nhật Bản là liên minh Nhật - Mỹ vì thế giới và châu Á”. Dựa trên nguyên tắc trê Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với các đối tác chiến lược và các khu vực. Song trong khuôn khổ bài viết này sẽ đề cập sự điều chỉnh chính sách của Nhật với một số nước và khu vực sau: Đối với Mỹ: Mỹ là đồng minh duy nhất của Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương. Tại sao Nhật Bản lại dựa vào liên minh Nhật - Mỹ để phát triển, chứ không phải một nước nào khác, hay một tổ chức nào. Như chúng ta đã biết. Cũng giống như nước Đức, Nhật Bản cũng là nước bại trận sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh hai nước đều chịu hậu quả nặng nề, mang nhiều yếu tố bất lợi. Song nước Đứca đã nhanh chóng hoà nhập với láng giềng, sớm tham gia EU và NATO. Nhưng trái lại đối với nước Nhật vào thời điểm đó tại châu Á không có tổ chức nào tương đồng. Vì vậy, nước Nhật chỉ có thể dựa vào Mỹ để phục hồi và phát triển. Trong chiến tranh lạnh nhờ được sự đảm bảo an ninh của Mỹ mà kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ”. Mặc dù, gần đây Nhật Bản tỏ ra có những hành động độc lập với Mỹ. Song do môi trường an ninh khu vực và thế giới có sự thay đổi lớn như: tình trạng phổ biến vũ khi huỷ diệt hàng loạt, các nước tăng cường quân sự… Đáng chú ý là vào năm 1998, CHDCND Triểu Tiên đã bắn thử tên lửa qua biền Nhật Bản. Đây là một hành động quân sự bất ngờ, gây sự bất ổn về an ninh khu vực, cuộc chiến chống khủng bố và các cuộc xung đột sắc tộc diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới… thêm nữa sự “trỗi dậy” về mọi mặt của Trung Quốc, một mặt mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế, mặt khác cũng đặt ra những thách thức về an ninh đối với sự ổn định của khu vực Đông Bắc Á nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Do bối cảnh, tình hình trên nên Nhật Bản cho rằng tiếp tục gia tăng quan hệ an ninh với Mỹ là điều quan trọng và cần thiết. Bởi Nhật Bản hiện nay trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới vẫn cần có sự hỗ trợ của Mý phải tăng cường liên minh Nhật - Mỹ nhằm đảm bảo cho an ninh hoà bình của Nhật Bản và cho cả khu vực. Như chúng ta đã biết “Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ” ra đời từ năm 1991, năm 1960 hai nước ký kết gia hạn thêm 10 năm và đến năm 1970 hai bên lại ký kết kéo dài, vĩnh viễn. Trong quá trình phát triển hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ đã được gia ạn và có điều chỉnh. Lần điều chỉnh đầu tien là vào năm 1978 với nội dung sửa đổi là mở rộng thêm khu vực phòng vệ chung Nhật - Mỹ ở Viễn Đông được giới hạn trong phạm vi 200 hải lý nhằm chống lại sự tấn công của Liên Xô. Lần sửa đổi tiếp theo của Hiệp ước này là vào những năm 1980 trong nội dung sửa đổi không khác gì lần trước. Qua mỗi lần điều chỉnh, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được sự gợi ý của Mỹ đã chủ tộng đưa lực lượng của mình ra nước ngoài làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần, viện trợ nhân đạo, cùng quân Mỹ thực hiện sứ mệnh quốc tế. Như trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam (1979), lực lượng phòng vệ của Nhật đã sang làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần, y tế ở Campuchia. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản vượt qua quy định của điều 9 Hiến pháp để đưa quân ra nước ngoài. Lần sửa đổi gần đây nhất của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ là vào những năm 1990, được thể hiện qua hai văn kiện “Tuyên bố chung về an ninh Nhật - Mỹ hướng tới thế kỷ 21” được ký vào tháng 4-1996, và văn kiện “Phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ” (12-1997). Theo các văn kiện này hợp tác an ninh Nhật - Mỹ có vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên cam kết phối hợp hành động giải quyết những xung đột ở khu vực quanh Nhật Bản và giải quyết những vấn đề nảy sinh do sự có mặt của quân Mỹ trên đất Nhật Bản. Điểm đáng chú ý trong hai văn kiên trên là lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tính “chủ động tấn công đối phương”. Song vẫn bị hạn chế trong khuôn khổ khoản 2 điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản. Đặc biệt trong nội dung điều chỉnh hai nước đa đề cập tới khái niệm khu vực phòng thủ chung là “khu vực quanh Nhật Bản”. Song khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng và theo tình hình quốc tế. Khu vực ấy có thể bao gồm cả châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí cả Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư. Như vậy có nghĩa ngàm hiểu rằng theo Nhật Bản, họ có nhiệm vụ đảm bảo an ở các khu vực trên. Mục đích của sự điều chỉnh Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ , Nhật Bản còn nhằm nâng cao vai trò chiến tranh và đối ngoại của mình hơn nữa trong khu vực. Không chỉ tăng cường thiết chặt quan hệ an ninh Nhật - Mỹ, Nhật Bản còn chủ trương nỗ lực đẩy nhanh việc sớm triển khai một hệ thống phòng thủ bảo vệ đất nước. Việc tái bố trí lực lượng lính Mỹ ở Nhật Bản sẽ được thúc đẩy nhằm giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng địa phương. Bởi vì, trong thời gian gần đây do sự đồn trú của lính Mỹ trên đất Nhật đã gây nhiều phiền hà cho dân cư quanh khu vực đóng quân của Mỹ. Điển hình là căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, tiếng ồn của máy bay Mỹ, tình trạng lính Mỹ uống rượu say và quậy phá, đặc biệt là vụ lính Mỹ hiếp dâm một nữ sinh Nhật xảy ra vào tháng 9-1995… đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng địa phương quanh đó. Vì vậy, trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản từng bước thực hiện các chương trình tái bố trí bằng cách lắng nghe tiếng nói trung thực của người dân Okinawa. Như trong sách trắng phòng vệ Nhật Bản năm 2005 đã đề cập “việc tái bố trí lại các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường nhật của cư dân tại các khu vực có đặt căn cứ Mỹ [ 22, tr.10] và do đó chính phủ cần phải dành được sự thông cảm của dân chúng thông qua việc giải thích tình hình và tìm hiểu quan điểm của địa phương”. Để thực hiện được điều này, trong cuộc họp an ninh cấp cao diễn ra vào tháng 2-2005, hai nước cam kết “duy trì khả năng răn đe và năng lực của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng địa phương”. Với việc thiết chặt quan hệ an ninh Nhật - Mỹ, lực lượng phòng vệ của Nhật Bản đã sát cánh bên Mỹ, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động, Nhật Bản đã gửi quân tới Afghanixtan, Iraq… Đồng thời tranh thủ thời cơ Nhật Bản đã thông qua 3 văn kiện: “Dự luật về tấn công quân sự bất ngờ”, “Bản sửa đổi về việc hình thành hội đồng đảm bảo an ninh” và “Bản sửa đổi lực lượng phòng vệ” vào năm 2002. Theo đó, Nhật Bản được chủ động chỉ đạo lực lượng phòng vệ tác chiến trong trường hợp khẩn cấp. Thông qua các hoạt động quốc tế dần dần tạo dựng hình ảnh một nước Nhật Bản sẵn sàng bảo vệ đất nước và chia sẻ các nghĩa vụ an ninh chung trong lòng cộng đồng quốc tế. Tăng cường quan hệ Nhật – Mỹ, Nhật Bản thiết lập cho mình một chỗ dựa quan trọng trên con đường trở thành quốc gia bình thường. Đây là hoạt động quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản với hi vọng sẽ từng bước hợp pháp hoá vai trò chính trị an ninh thông qua việc chia sẻ trách nhiệm với Mỹ, nâng cao vị thế chính trị của mình. Tiếp theo sự điều chỉnh quan hệ với mỹ, Nhật Bản có sự điều chỉnh quan hệ với các nước trong khu vực Đông Á. Trong quan hệ với Trung Quốc, một quốc gia láng giềng của Nhật Bản, Nhật Bản chủ trương hàn gắn quan hệ với Trung Quốc nhằm bảo đảm an ninh khu vực và cùng phát triển. Đặc biệt, trong việc trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nhật Bản cần có sự ủng hộ của Trung Quốc - nước có quyền phủ quyết. Vì vậy, điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc được coi là mục đích chiến lược để Nhật Bản nâng cao vai trò chính trị của mình trên trường quốc tế. Theo quan điểm của các nhà phân tích quốc tế, các nhà nghiên cứu… quan hệ Nhật – Trung kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1972 đến nay là “lạnh về chính trị” và “nóng về kinh tế”, song về cơ bản vẫn tiến triển tích cực. Trong những năm qua, quan hệ kinh tế Nhật Bản - Trung Quốc phát triển vượt bậc và trở thành đối tác thương mại lớn của nhau. Đặc biệt với tiềm lực thị trường lớn, Trung Quốc ngày càng có tầm quan trọng đối với Nhật Bản, “nhu cầu đặc biệt của Trung Quốc đang trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản”. Nếu năm 1992 kim ngạch buôn bán hai chiều Trung – Nhật là 39 tỉ USD, thì đến năm 2001 con số này đã lên tới 89,2 tỉ USD, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu Nhật – Trung lên tới 101,6 tỉ USD [48, tr51]. Hiện nay Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ của Nhật Bản. Về đầu tư, trong suốt thời gian dài, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ ba vào Trung Quốc. Bên cạnh hợp tác kinh tế, Trung – Nhật còn có nhiều hợp tác trong đảm bảo an ninh Đông Á, thúc đẩy cộng đồng Đông Á và tiến trình nhất thể hoá châu Á. Bởi hiện nay GDP của Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tới 83% trong GDP của Đông Á và dân số chiếm 70% dân số của khu vực Đông Á [16; tr52]. Hơn nữa hai nước lại là thành viên của diễn đàn khu vực ARF. Nếu Nhật Bản và Trung Quốc hợp tác tích cực với nhau thì tiến trình hợp tác Đông Á sẽ được đẩy nhanh hơn. Đặc biệt là việc Trung Quốc hoan nghênh Nhật Bản tích cực đóng góp nhiều hơn nữa cho tiến trình hợp tác Đông Á, là cơ hội thuận lợi để Nhật Bản phát huy vai trò của mình ở khu vực. Quan hệ Nhật – Trung trong thời gian qua có tiến triển tích cực nó phù hợp với lợi ích của hai nước. Về phái Nhật Bản, Nhật Bản muốn trở thành nước có vị trí chính trị lớn hơn trên trường quốc tế, vì thế Nhật Bản cần thông qua kinh tế, cải thiện quan hệ với Trung Quốc và tạo dựng uy tín nước lớn với Trung Quốc và từ đó là đối với các nước ASEAN. Còn về phía Trung Quốc muốn xích lại Nhật Bản vì hiện nay Trung Quốc đang trên đường cải tổ để trở thành nước lớn về kinh tế. Vì vậy Trung Quốc đang cần sự hỗ trợ về kinh tế, khoa học, kĩ thuật của Nhật Bản, mặt khác còn cần tạo môi trường hoà bình ổn định xung quanh mình để tập trung phát triển kinh tế. Chính vì vậy quan hệ hai nước luôn “nóng về kinh tế”. Tuy nhiên, giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều trở ngại mang tính lịch sử . Đó chính là việc phía Nhật Bản phủ nhận hoàn toàn chính sách xâm lược nước ngoài của chủ nghĩa quân phiệt trước đây. Thêm nữa trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã cho xuất bản sách giáo khoa lịch sử phổ thông mà theo quan điểm của Trung Quốc trong cuốn sách có nhiều sự kiện sai sự thật. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo Nhật Bản, điển hình là cựu Thủ tướng Kozumi thường xuyên đến thăm đền Yasukuni nơi thờ cúng 2,5 triệu lính Nhật chết trận, trong đó có 14 người bị cho là tội phạm chiến tranh trong Đại chiến Thế giới thứ hai. Những hành động này đã gây sự phẫn nộ không chỉ trong dân chúng Trung Quốc mà ngay cả một bộ phận người dân Nhật Bản. Trong vấn đề Đài Loan, Nhật Bản luôn nhấn mạnh biên từ nguyên tắc một Trung Quốc, không ủng hộ Đài Loan độc lập. Song, gần đây lại xuất hiện sự kiện Nhật Bản cấp thị thực cho cựu Tổng thống Đài Loan, Lý Đăng Huy tới Nhật Bản. Xét về mặt đối ngoại, đây là hành động khó chấp nhận được của Nhật Bản, nhất là khi quan hệ chính trị hai nước không mấy êm ả. Nó là nhân tố cản trở sự phát triển quan hệ hai nước Trung – Nhật. Cùng với sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự. Một mặt là cơ hội để Nhật Bản tăng cường sức mạnh kinh tế, mặt khác nó cũng trở thành thách thức đối với việc Nhật Bản phát huy vai trò chính trị ở Đông Á. Vị thế của Nhật Bản ở Đông Á bị cạnh tranh và trong con mắt của người Nhật, Trung Quốc đang và sẽ trở thành mối đe doạ với họ. Đứng trước những thách thức trên, ngay khi trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Abe đã rất coi trọng việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, ông xác định: Chúng ta (Nhật Bản) sẽ xây dựng mối quan hệ cùng có lợi trên cơ sở lợi ích chiến lược chung, do đó người dân cả hai nước đều được hưởng lợi. Bằng chiến lược ngoại giao thiện chí, ngay khi nhậm chức thủ tướng cuối năm 2006, ông Abe đã tiến hành thăm Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Abe được dư luận đánh giá là rất tốt đẹp và đã mang lại thành công tốt đẹp trong việc hàn gắn quan hệ hai nước vốn “nóng”, “lạnh” thất thường. Hai nước đã ra thông cáo Trung – Nhật, khẳng định sẽ thúc đẩy đối thoại, tiếp tục thúc đẩy hơn nữa sự ổn định và phát triển quan hệ hai nước, cùng nhau giải quyết những bất đồng dựa trên những lợi ích chung nhằm đạt được sự tồn tại của một nền hoà bình và hữu nghị. Đồng thời hai nước cũng thúc đẩy hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy tiến trình hội nhập Đông Á, ủng hộ việc cải tổ hợp lý và cần thiết của Liên Hợp Quốc. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Abe nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt và thân thiện từ phía Trung Quốc, góp phần cải thiện quan hệ hai nước, cùng hướng tới lợi ích chung. Đáp lại lời mời của thủ tướng Nhật Bản, đầu năm 2007, chủ tịch Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm Tokyo vào cuối tháng 4. Chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Ôn Gia Bảo nhằm khẳng định và thắt chặt hơn nữa quan hệ láng giềng Trung – Nhật. Hai nước cũng đã ra tuyên bố chung phát triển quan hệ Trung – Nhật nhằm giải quyết những bất đồng cùng nhau hợp tác đảm bảo an ninh khu vực. Cho tới nay quan hệ Trung – Nhật được hàn gắn và đang trên đà phát triển. Với chiến lược ngoại giao hoà bình, Nhật Bản đang cố gắng tạo cho mình một môi trường ổn định, cùng Trung Quốc hợp tác giải quyết những trở ngại giữa ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc-QTH003.doc
Tài liệu liên quan