Luận văn Quá trình chuyển biến kinh tế - Xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010

Mục Lục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1.7

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986 .7

1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh.7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.7

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.19

1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân tỉnh

Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử.22

1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến năm 1985.25

1.2.1. Tình hình kinh tế.25

1.2.2. Tình hình xã hội.34

* Tiểu kết chương 1 . 38

Chương 2.42

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 .42

2.1. Đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Trà Vinh.42

2.1.1. Bối cảnh lịch sử .42

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng .43

2.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh .45

2.2. Những chuyển biến của nền kinh tế tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 48

2.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp.49

2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.55

2.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch .57

2.2.4. Tài chính – ngân hàng.60

2.2.5. Giao thông vận tải.62

2.2.6. Xây dựng cơ bản.64

2.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 .66

pdf158 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình chuyển biến kinh tế - Xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 có 100% số xã được trang bị hệ thống điện thoại tự động, lắp đặt 5.615 máy điện thoại; trong những năm 1991 - 1995, công trình nước sạch nông thôn đã khoan 7.820 cây nước ngầm, trên 50% hộ nông dân sử dụng nước sạch. [20, Tr.122] 2.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 2.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, so với những năm trước thì thời kỳ này đời sống vật chất tinh thần của người dân có những mặt tiến bộ nhất định. Trong 5 năm 1986 - 1990, dân số toàn tỉnh tăng thêm 166.000 người nhưng lương thực bình quân đầu người tăng 4,3%, các sản phẩm khác bình quân đầu người đều tăng; nhu cầu đi lại bước đầu được đảm bảo do cầu đường được xây dựng, tu sửa và thực hiện cơ chế mới trong vận tải nên việc đi lại dễ dàng hơn, năm 1989 phục vụ được 13,5 triệu lượt người tăng 1,3 lần so với năm 1984. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, Nhà nước đầu tư và phát huy mọi khả năng đóng góp của nhân dân để xây dựng thêm bệnh viện, trạm y tế, tăng thêm giường bệnh đưa bình quân 10.000 dân (năm 1989) có 26,4 giường bệnh tăng 33% so với năm 1984; số y bác sĩ cũng được tăng từ 3,2 y bác sĩ năm 1984 lên 9,6 y bác sĩ năm 1989; mạng lưới y tế, cửa hàng bán thuốc, phòng khám ngoài giờ được mở rộng phục vụ nhân dân tốt hơn; nước sinh hoạt vùng nông thôn đã được giải quyết bước đầu, trong 5 năm 1986 - 1990 khoan được 525 giếng nước ngầm phục vụ vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. [58, Tr.9] Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, ngành văn hóa thông tin đã có nhiều cố gắng đưa văn hóa, văn nghệ, phim ảnh đến vùng nông thôn; mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật hàng năm đều tăng, năm 1986 bình quân 1 người chỉ được xem 0,9 buổi diễn đã nâng lên 1,15 buổi năm 1988; hệ thống thông tin đại chúng được mở rộng, truyền hình phát triển. Giải quyết việc làm cho người lao động: trong 5 năm 1986 - 1990 số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm rất lớn, tỉnh đề ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm từng bước giải quyết việc làm cho người lao động: Trong nông nghiệp đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng vụ, thực hiện giao đất, giao rừng cho người lao động, phát triển ngành nghề trong khu vực nông thôn Trong công nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển TTCN, mở rộng kinh doanh dịch vụ để thu hút lao động; đẩy mạnh thực hiện chủ trương giản dân xây dựng vùng kinh tế mới đã đem lại kết quả tốt, trong 5 năm đã điều được 96.000 người trong đó có 32.000 lao động, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng mọi người đều có việc làm, đời sống không ngừng được nâng lên, nhà nước đã chú trọng đầu tư những công trình phúc lợi như nhà trẻ, trạm xá, trường họcđể phục vụ nhân dân. 5 năm qua đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được nâng lên một bước nhất là những vùng độc canh cây lúa, vùng đồng bào dân tộc; do sản xuất phát triển nhiều gia đình đã có tích lũy xây dựng nhà tường, mua sắm phương tiện, thiết bị để nâng cao đời sống; tuy nhiên, đời sống của người dân không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, mức hưởng thụ văn hóa ở nông thôn còn ít, đổi mới ở nông thôn chuyển biến còn chậm. Thời kỳ 1991 - 1995, mặc dù còn nhiều khó khăn, tỉnh đã cố gắng tập trung giải quyết đời sống cho nhân dân mà trọng tâm là giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 1993 đã có 17 dự án, được vay vốn 2 tỷ đồng giải quyết cho 2.336 lao động có việc làm; ngoài dự án vay vốn theo chương trình 120, các ngành và đoàn thể được ngân hàng cho vay 6,97 tỷ đồng và huy động đóng góp 1,6 tỷ đồng thông qua phong trào vận động giúp đỡ nhau làm kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân đã giải quyết cho 16.900 người được vay vốn, trong đó đã giúp cho 185 hộ đói nghèo ổn định cuộc sống và 12.300 chị em nghèo từ chỗ không có vốn, đời sống khó khăn đã giảm được đói. [35, Tr.7] Cùng với việc giải quyết việc làm, được sự hỗ trợ của Hiệp hội chữ thập đỏ quốc tế và Hội chữ thập đỏ Trung ương, năm 1993 đã xét trợ cấp cho 85.778 hộ, cất và sửa chữa 113 nhà trị giá 906,5 triệu đồng; xét và giải quyết quyền lợi cho 374 liệt sĩ, 421 trường hợp gia đình có công với cách mạng theo chỉ thị 105 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Công tác chăm sóc đời sống cho các đối tượng chính sách xã hội được quan tâm, kịp thời chuyển đổi lương mới và trợ cấp cho 1.573 cán bộ hưu trí, 200 cán bộ mất sức lao động, 7.202 thương binh các loại. Tỉnh đã chi ngân sách 651 triệu đồng cùng với đóng góp của các ngành, huyện thị và đơn vị để trợ cấp khó khăn cho 21.372 lượt đối tượng nhân kỷ niệm 46 năm ngày thương binh liệt sĩ, xây dựng 71 ngôi nhà tình nghĩa, tặng 32 sổ tiết kiệm trị giá 16 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. [35, Tr.8] Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm, tích cực khai thác mọi nguồn vốn, tổ chức nhiều hình thức liên kết sản xuất, vận động vốn giúp nhau làm kinh tế, lập các dự án nhỏ để tranh thủ vốn từ quỹ quốc gia kết quả năm 1995 đã huy động các nguồn vốn được 15,3 tỷ đồng giải quyết cho nhiều lượt hộ được vay vốn phát triển sản xuất. Trong 5 năm 1991 - 1995 xóa được 19.245 hộ đói, giảm 9.016 hộ nghèo, nhiều vùng địa phương số hộ khá tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng 6% năm. [20, Tr.124] 2.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin Hoạt động văn hóa xã hội thời kỳ 1986 - 1995 phát triển trong tình hình có nhiều thay đổi về mặt thiết chế xã hội trên các lĩnh vực, tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị để định hướng phát triển và thực hiện các mặt công tác xã hội, tập trung nhất là Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1/1993) về chính sách DS - KHHGĐ, những kết quả đạt được đã góp phần ổn định tình hình, thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh. Số lượng học sinh, giáo viên, trường, lớp tỉnh Trà Vinh từ năm 1991 đến năm 1995 Đơn vị tính Năm học 91-92 92-93 93-94 94-95 95-96 1/. Tổng số HS đầu năm - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 2/. Tổng số trường học - Nhà trẻ - Mẫu giáo HS // // // // // Trường // // 172.800 270 5.900 135.360 26.420 4.850 247 9 10 180.479 269 5.862 142.599 26.828 3.857 250 10 13 186.313 271 7.243 143.082 30.594 5.123 255 10 9 198.821 360 8.627 146.727 35.994 7.113 265 9 13 217.343 480 12.548 152.435 42.583 9.297 269 8 13 - Cấp 1 - Cấp 1,2 - Cấp 2 - Cấp 2,3 - Cấp 3 - Trung tâm dạy nghề 3/. Tổng số lớp học - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 - Trung tâm dạy nghề 4/. Tổng số GV - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 - Trung tâm dạy nghề // // // // // // Lớp // // // // // // Người // // // // // // 146 17 53 4 8 - 4.674 19 215 3.670 661 109 - 4.580 20 210 3.203 946 211 - 148 23 42 9 1 - 4.848 17 208 3.863 687 100 - 4.769 22 258 3.229 993 230 - 152 21 43 15 2 3 5.083 17 234 3.950 740 124 9 5.386 28 270 3.764 1.048 263 13 160 13 51 14 2 3 5.252 21 251 3.966 844 161 9 5.764 28 351 3.976 1.132 264 13 166 11 53 13 2 3 5.827 24 400 4.198 996 200 9 6.063 48 347 4.235 1.160 260 13 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Về GD - ĐT, hệ thống giáo dục phổ thông được phát triển về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, số học sinh đi học ngày tăng, bình quân mỗi năm (1986 - 1990) từ 15.700 – 24.500 học sinh; trong 5 năm đã có 38.800 học sinh tốt nghiệp cấp II, 15.000 học sinh tốt nghiệp cấp III. Học bổ túc văn hóa được duy trì và đẩy mạnh, trình độ văn hóa của cán bộ cơ sở được nâng lên. Trong 5 năm đã cung cấp cho các ngành 4.500 cán bộ trung và đại học và 2.800 công nhân kỹ thuật, riêng đại học tại chức đã cung cấp 1.220 cán bộ và hàng chục cán bộ sau đại học. Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng một số trường để nâng cao chất lượng học tập, hệ thống trường quản lý Nhà nước đã bồi dưỡng được 2.330 cán bộ quản lý các cấp. [58, Tr.7] Thời kỳ 1991 - 1995, sự nghiệp GD - ĐT tiếp tục được đầu tư phát triển, tổng số học sinh các cấp năm học 1994 - 1995 tăng 6,71% so với năm học trước. Ngành giáo dục có nhiều cố gắng bồi dưỡng giáo viên, từng bước thực hiện giáo dục toàn diện trong nhà trường, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất; năm 1995 với nguồn vốn ngân sách nhà nước và vận động đóng góp của nhân dân, tỉnh đã xây dựng mới 284 phòng học nâng tổng số phòng học trong toàn tỉnh 3.039 phòng.do đó tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từ 7,83% năm học 1993 - 1994 còn 5,56% năm học 1994 - 1995. Các chương trình mục tiêu về xóa 3 ca, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học có nhiều tiến bộ, tính đến năm 1995 đã có 28 xã phường, thị trấn được công nhận xóa mù chữ, 40 xã đạt từ 80 đến 90%; công tác giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc cũng được quan tâm phát triển, tổng số học sinh dân tộc năm học 1994 - 1995 tăng 2.480 em so với năm học trước. Về giáo dục chuyên nghiệp, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 1.690 giáo viên các cấp, đào tạo tại chức 567 giáo viên sư phạm trung cấp, 100 giáo viên mẫu giáo, 200 giáo viên cấp 3, gửi đào tạo 20 giáo viên tin học để từng bước đáp ứng như cầu giáo viên trước mắt và lâu dài. Đồng thời, các trung tâm hướng nghiệp và cơ sở dạy nghề trong tỉnh được tiếp tục củng cố, góp phần nâng cao trình độ sinh ngữ và tin học cũng như đào tạo ngành nghề phổ thông cho hàng ngàn lượt người theo học. [38, Tr.10] Kết quả trên cho thấy các mặt của sự nghiệp giáo dục hàng năm đều tăng, nhất là số lượng học sinh, đặc biệt là học sinh THPT, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục có tác dụng tốt. Trước đây, phần lớn các bậc cha mẹ nhất là ở vùng nông thôn cho con em đi học để biết chữ và chỉ học hết cấp 1 hoặc cấp 2, nhưng ngày nay đa số đều phấn đấu cho con học hết cấp 3 và đại học; đặc biệt các bậc cha mẹ còn cho con học từ lứa tuổi mẫu giáo, học thêm ngoài giờ trên lớp, học ngoại ngữ những biểu hiện đó chứng tỏ chính sách nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài của Đảng và Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động văn hóa thông tin, đây là giai đoạn mà mức hưởng thụ văn hóa của người dân nâng lên rõ rệt, sách báo, phim ảnh được phát hành rộng rãi, các phương tiện phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa cũng tăng nhanh; nhiều gia đình ở nông thôn đã có tivi trắng đen, cassette, radio, ở thị trấn hầu hết gia đình đều có, ngoài ra các dịch vụ chiếu phim video cũng phát triển mạnh từ huyện thị đến nông thôn sâu. Đài phát thanh truyền hình từng bước được cải tiến, nâng cao chất lượng tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, kịp thời phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; các huyện thị trong tỉnh đều có đài phát thanh và trạm phát thanh hoạt động thường xuyên, phục vụ tốt công tác trọng tâm của địa phương, đồng thời phổ biến tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thành lập các đội thông tin lưu động của tỉnh, tổ chức tuyên truyền vận động bầu cử Quốc hội khóa VII, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần IV, lần V; tuyên truyền thực hiện chỉ thị 200/TTg, Nghị định 36/CP đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong các ngày lễ lớn thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Năm 1994, tổ chức 9 hội chợ thu hút 85.000 lượt người tham gia, tổ chức 69 buổi tuyên truyền lưu động có 67.000 tham dự, phát hành 3 số nội san văn hóa văn nghệ, hoàn thành xây dựng bia chiến thắng, nhà trưng bày đền thờ Bác Hồ, cải tạo rạp hát Thái Bình, tiếp tục thi công nhà văn hóa dân tộc Khmer. Phối hợp với các ngành làm tốt công tác quản lý các loại hình văn hóa không lành mạnh, lập thủ tục đăng ký 129 đầu máy, cấp giấy phép cho 130 điểm chiếu video, quản lý tốt công tác in ấn và phát hành các tập san, báo ảnh Cùng các ngành liên quan đã kiểm tra trên lĩnh vực văn hóa, phát hiện 545 vụ hoạt động kinh doanh trái phép, 131 tụ điểm chiếu băng hình trái phép, tịch thu 1.422 băng video, 391 băng cassette, phạt 53,7 triệu đồng. [38, Tr.10] Tuy nhiên trong giai đoạn này việc quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực văn hóa phẩm chưa chặt chẽ, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện những ấn phẩm mang nội dung không lành mạnh, thậm chí có nội dung mang tính kích động, đồi trụy, phản động ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng chính quyền các cấp và ngành văn hóa tỉnh kịp thời xử lý, trấn chỉnh tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của Nhà nước. 2.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành y tế Trà Vinh chịu những tác động to lớn của nền kinh tế thị trường, thực hiện phương châm xã hội hóa công tác y tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, từ năm 1986 đến năm 1995 ngành y tế tỉnh đã kịp thời nắm bắt thời cơ, vận dụng triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đạt nhiều thành tựu. Đến năm 1995, toàn tỉnh có 2 bệnh viện tỉnh với 500 giường bệnh bằng với số giường bệnh năm 1992; có 7 bệnh viện huyện với 390 giường bệnh; 10 phòng khám khu vực tăng hơn 4 phòng so với năm 1992 với 100 giường bệnh và 65 trạm y tế với 325 giường bệnh. Cán bộ y tế hiện có là 1.489 người tăng 21,96% so với năm 1992, trong đó bác sĩ 197 người tăng 18,78% so với năm 1992; y sĩ 582 người, dược sĩ đại học 10 người, dược dĩ trung cấp 57 người. [38, Tr.40] Một thành tựu quan trọng khác của ngành y tế tỉnh là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Với phương châm dự phòng là chính, ngành y tế tỉnh đã chủ động, tập trung làm tốt công tác ngăn ngừa, phòng tránh các dịch bệnh theo mùa, thường xuyên đảm bảo cơ số thuốc điều trị ở các tuyến y tế cơ sở. Năm 1995, khám và điều trị bệnh cho 486.179 lượt người, tiêm chủng mở rộng đủ liều cho các cháu trong độ tuổi đạt 85,4%, uống Vitamin A đạt 98%, đồng thời làm tốt công tác cấp giấy phép cho các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Trà Vinh là tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, phía Nam tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài hơn 65km. Trên địa bàn 8 huyện, thị có 105 xã, phường, thị trấn với dân số hơn 1 triệu người, đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 30%. Cuộc sống sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên và người dân Trà Vinh có thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh và ít chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, ở các phum sóc trên đất giồng cát hoặc trong vùng đất thấp có kinh rạch ngang qua, bà con thường có thói quen đổ các chất phế thải, xác thú vật chết, kể cả phóng uế làm ô nhiễm nguồn nước mặt và môi sinh. Để giải quyết nước sạch sinh hoạt người cho dân trong thời gian qua, tỉnh đã xây được 30 trạm cấp nước quy mô vừa tại các trung tâm cụm xã, 88 trạm cấp nước nhỏ, khoan hàng ngàn cây nước sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, kể cả việc cấp 7.850 lu chứa nước mưa và 1.060 bộ lọc nước cho các hộ sử dụng, nhưng hiện còn 17.650 hộ cần hỗ trợ về nước sinh hoạt. Trong nuôi thuỷ sản có nhiều hộ không áp dụng quy trình từ khâu sử dụng thức ăn cho đến làm vệ sinh ao hồ, tất cả đều thải ra kênh rạch và dòng sông. Bố trí thời vụ nuôi không đồng nhất, chung một dòng sông có người xả nước ra thì người khác lại lấy nước vào, từ đó môi trường vùng nuôi thuỷ sản thường xuyên bị ô nhiễm. Việc phát triển các vùng nuôi tôm ven biển lại tăng thêm số lượng khoan cây nước ngầm, nhu cầu nước ngọt khoảng 5 vạn m3/ha/vụ, có nguy cơ dẫn đến nhiễm mặn nguồn nước ngầm do sự lún sụt địa tầng cạn kiệt mạch nước ngầm vào mùa khô. Để giải quyết triệt để các vấn đề trên, tỉnh đề ra nhiều giải pháp như tăng cường công tác khuyến nông và khuyến ngư; áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng” trong canh tác lúa; sử dụng nông dược theo bốn đúng “đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều và đúng cách”; sử dụng phân bón hoá học hợp lý, có kết hợp phân bón hữu cơ cho cây trồng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tiêm phòng gia súc gia cầm đầy đủ và xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Thực hiện chỉ thị 200/TTg của thủ tướng Chính phủ về “đảm bảo vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn”, năm 1995 tỉnh đã giải tỏa trên 7.000 cầu tiêu trên sông rạch, ao hồ, xây dựng mới 1.500 cầu tiêu hợp vệ sinh ở các khu đông dân cư, đóng mới 1.800 giếng nước sạch phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân. [38, Tr.12] 2.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân cả nước trãi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ giành thắng lợi hoàn toàn, tỉnh Trà Vinh cũng hòa cùng phong trào đấu tranh cách mạng đó và bao gia đình, bao người con thân yêu của quê hương Trà Vinh đã nằm xuống, họ đã cống hiến một phần thân thể của mình cho sự bình yên của quê hương đất nước. Năm 1995, ngành lao động thương binh xã hội đã triển khai thực hiện pháp lệnh “ưu đãi những người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những người hoạt động kháng chiến, người có công giúp cách mạng” và pháp lệnh phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tỉnh đã hoàn thành thủ tục tuyên dương và truy tặng danh hiệu anh hùng cho 735 bà mẹ, số bà mẹ hiện còn sống là 334 người và được các ngành, các đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời; xét duyệt hồ sơ để công nhận là liệt sĩ, thương binh và giải quyết các chính sách cho những người đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên tổ chức thăm viếng, tặng quà và trợ cấp khó khăn trên 3 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách nhân các ngày lễ, tết, đồng thời bằng nhiều nguồn kinh phí với số vốn 1,892 tỷ đồng xây dựng 124 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và mẹ Việt Nam anh hùng. [38, Tr.12] Từ khi pháp lệnh đối với người có công ra đời, nhiều chế độ chính sách của tỉnh được sửa đổi cho phù hợp và nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp; pháp lệnh ưu đãi, Nghị định 28/CP của Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự phấn khởi trong các đối tượng chính sách và được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ đó phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo trong đối tượng chính sách được tập trung chỉ đạo và ngày càng đạt hiệu quả thiết thực như con thương binh, liệt sĩ có điều kiện đi học được hưởng trợ cấp ưu đãi, các đối tượng chính sách và người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế giúp cho họ được chữa bệnh theo chính sách bảo hiểm y tế hiện hành. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội, các đối tượng xã hội khác cũng được tỉnh quan tâm giúp đỡ, nhất là đối tượng người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ coi được trợ cấp để ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Những đối tượng quá khó khăn được tập trung nuôi dưỡng, dạy nghề miễn phí; những người bị thiên tai được trợ giúp ban đầu ổn định cuộc sống. Với những chính sách đó, tỉnh đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 13,8% năm 1985 xuống còn 8,47% năm 1995. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII: công tác DS - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề KT - XH hàng đầu, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trà Vinh là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, khoảng 1 triệu dân, tốc độ tăng dân số tự nhiên các năm trước khá cao (năm 1984 là 2,45%), nhưng đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Mục tiêu giảm tỷ lệ tăng dân số được quan tâm từ năm 1989, sau đợt tổng điều tra dân số, đặc biệt là từ năm 1992, khi công tác dân số trở thành chính sách quốc gia thì công tác này mới thực sự được quan tâm chỉ đạo. Kết quả tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm dần từ 2,12% năm 1992 xuống còn 2% năm 1995. Công tác DS - KHHGĐ được chú ý và thực hiện tốt ở nhiều nơi, nhiều cặp gia đình thấy được ích lợi của việc sinh con theo kế hoạch, thấy được cảnh nghèo đói do đông con và những hậu quả của nó nên tự giác thực hiện các hiện pháp hạn chế sinh con. Cụ thể: năm 1989 đã có 115.000 người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng 1,6 lần so với năm 1985; năm 1995 có 32.000 người áp dụng các biện pháp tránh thai, trong đó đặt vòng mới 11.462 người, triệt sản 1.117 người. [38, Tr.11] Ngoài ra, tỉnh đã tăng cường đội ngũ cộng tác viên dân số, nâng cấp một số trạm y tế và trung tâm y tế để phối hợp khám chữa bệnh và làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Năm 1995, có 58 trạm y tế, 8 trung tâm y tế của các huyện được trang bị dụng cụ đặt vòng và triệt sản, từ đó làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh xuống 2%. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, chương trình chăm sóc phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật được phối hợp thực hiện có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 55% năm 1994 xuống còn 46% năm 1995. Đã tiếp nhận 109 cháu mù câm điếc nuôi dạy ở trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật và 39 cháu được nuôi dưỡng ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, đã phối hợp các tổ chức y tế từ thiện thực hiện vá môi cho hơn 390 cháu. [38, Tr.12] 2.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Việt Nam là một quốc gia có nhiều tộc người cùng sinh sống, đoàn kết với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng, có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên và xây dựng đất nước, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng đối với cách mạng cả nước, trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Tỉnh Trà Vinh có khoảng một triệu dân, trong đó đồng bào Khmer chiếm hơn 30% số dân, là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc Khmer cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bào Khmer trong tỉnh đa số sống bằng nghề nông, đời sống nghèo khó vì ít đất sản xuất và do hoàn cảnh đông con học thức ít. Công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong tỉnh cũng được quan tâm phát triển, trong những năm 1986 - 1990 chuyện cứu đói cho đồng bào Khmer là việc làm thường xuyên của các ngành, các cấp ở Trà Vinh. Những năm 1991 - 1995, nhờ chính sách đầu tư phát triển ngày càng nhiều của Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh, cụ thể là Nghị quyết 22-NQ/TW, tháng 11/1989 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT - XH miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nghị quyết 01/TU của tỉnh ủy về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhằm giúp đồng bào Khmer giải quyết cái đói, đi đến bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỉnh Trà Vinh đã kịp thời đề ra những chính sách thiết thực, thích hợp cho từng giai đoạn, từng ấp, xã, huyện cụ thể, để giúp đồng bào Khmer có việc làm, cuộc sống ngày càng khá hơn. Nhờ đó, số hộ nghèo giảm nhanh từ trên 50% năm 1992 xuống còn 35,4% năm 1995; chính sách giao dục đối với đồng bào Khmer cũng được cải thiện, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp được tỉnh đầu tư cải tạo nâng cấp xây dựng mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh tăng dần theo các năm, số học sinh dân tộc Khmer được xét tuyển, cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày một tăng; cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư được đồng bào Khmer ủng hộ, hưởng ứng tích cực. Hàng năm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer đều được tỉnh tổ chức chu đáo, trọng thể. Trình độ dân trí của đồng bào Khmer ngày càng cao, tính đến năm 1995, số học sinh là người dân tộc Khmer đang theo học ở các cấp học trên 68.457 em; số giáo viên toàn tỉnh có 6.700 người, trong đó giáo viên người dân tộc thiểu số là 1.903 người, chiếm 28,4%; số y bác sĩ toàn tỉnh là 1.336 người, trong đó người dân tộc có 104 người, chiếm 7,8%; bình quân y bác sĩ trên 1 vạn dân là có 1 người dân tộc Khmer. 2.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa Cuộc đấu tranh chống tàn dư văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới, những hiện tượng văn hóa không lành mạnh được triển khai từ ngay sau giải phóng và việc xây dựng con người mới, lối sống mới trở thành nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của sự nghiệp cách mạng xã h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_18_9627208438_9493_1869260.pdf
Tài liệu liên quan