Luận văn Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn. 8

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC

BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 9

1.1. Khái quát chung về bệnh viện công lập và cơ chế tự chủ tài chính đối

với bệnh viện công lập. 9

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại về bệnh viện công lập . 9

1.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập. 13

1.2. Quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ . 16

1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại bệnh viện theo cơ chế tự chủ. 16

1.2.2. Mục tiêu quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ

. 17

1.2.3. Nội dung quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ

. 17

1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. 21

1.2.5. Các công cụ quản lý tài chính tại bệnh viện công lập. 23

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập 24

1.3.1. Các yếu tố khách quan . 24

1.3.2. Các nhân tố chủ quan . 26

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân ngày một tốt hơn. Đồng thời cũng cải thiện được đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để họ yên tâm công tác và phục vụ người bệnh. Năm 2016 nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện là 246,262 tỷ đồng chiếm 76,8% tổng nguồn thu. Trong năm 2016, có hơn 50 Đoàn khách Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của các Quốc gia đến thăm và làm việc tại Bệnh viện như Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Úc, Thụy Điển, Mỹ, Pakistan, Ấn độ, Campuchia, Lào... với mục đích trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu các hoạt động, năng lực, nhu cầu trang thiết bị cũng như đào tạo, hướng phát triển của bệnh viện và ký kết các dự án và triển khai dự án. 1.4.3. Giá trị kinh nghiệm rút ra đối với các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh Trong mục tiêu đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, đổi mới cơ chế tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng, là điều kiện then chốt để các đơn vị sự nghiệp tự chủ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như hiệu quả chi ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ 32 nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên tiết kiệm để đạt hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó việc phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại một số quốc gia và địa phương có thể rút ra một số kinh nghiệm là: Thứ nhất, về phương pháp phân bổ kinh phí NSNN. Cần đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các đơn vị sự nghiệp theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật từng lĩnh vực, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối các đơn vị. Thứ hai, Các đơn vị cần tiếp tục đổi mới toàn diện. Trong đó cốt lõi là: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Mặt khác, việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị, nên các đơn vị cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay các định mức chi tiêu không phù hợp. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị.Thực hiện xây dựng quy chế khoản thu, khoản chi cho các đơn vị trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các đơn vị mở rộng hoạt động tăng nguồn 33 thu. Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Cùng với đó, các đơn vị cần xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết. Thứ ba, quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong đơn vị. Phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc, mở rộng cơ chế khoán, nhất là đối với chi hoạt động thường xuyên để các đơn vị chủ động nhiệm vụ được giao và nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị có hiệu quả. Cùng với việc phân cấp và mở rộng khoản chi cho các đơn vị trực thuộc, các ĐVSNCL cần củng cố và hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong đơn vị, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. Đây chính là cơ sở để đảm bảo cho công tác quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch. Thứ tư, tổ chức hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ và công khai tài chính. Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính là một biện pháp đảm bảo cho các quy định về kế toán và các kỷ luật tài chính được chấp hành nghiêm chỉnh, các số hiệu được ghi chép chính xác, trung thực và có hệ thống. Để thực hiện giải pháp này thì từng đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó, kiểm tra giám sát phải đi kèm phân tích đánh giá tìm ra những ưu khuyết điểm, những khó khăn trở ngại để có hướng sử dụng các nguồn kinh phí đạt hiệu quả cao hơn. 34 Thứ năm, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý tài chính. Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính. Vì vậy nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là yêu cầu cấp thiết đối với các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh. Để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính, thì cần phải có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong thời gian dài. Theo hướng này thì các giải pháp cần thực hiện như sau: Xây dựng bộ máy quản lý tài chính sao cho tinh giản, gọn nhẹ, có tiêu chí tuyển dụng cho cán bộ mới, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được phát huy năng lực, ứng dụng tin học vào công tác tài chính. Thường xuyên cho cán bộ quản lý tài chính tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính, giúp cập nhập kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa khung lý thuyết về bệnh viện công lập (khái niệm, các đặc điểm), trên cơ sở đó đi sâu hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiêp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập (khái niệm, vai trò, nội dung), chương này cũng mô tả các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm của một số bệnh viện trong quản lý tài chính, từ đó rút ra giá trị đối với các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở chương tiếp theo. 35 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh tác động đến quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh TP.Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Tình hình phát triển kinh tế: Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 1.347.369 tỉ đồng, tăng 8,32%, cao hơn so với năm 2018 (8,3%). Tỷ trọng quy mô kinh tế thành phố so với quy mô kinh tế cả nước (5,55 triệu tỉ đồng) là 23,97%, cao hơn năm 2017 và năm 2016 (23,4%), cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP, bằng năm 2018 là 35%, vượt chỉ tiêu bình quân trên nhiệm kỳ 2016 - 2020 là 30% GRDP. Thu hút 36 vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,3 tỉ USD (bằng 101% so cùng kỳ), chiếm 22% tổng đầu tư nước ngoài cả nước năm 2018. Thu ngân sách ước đạt 412.474 tỉ đồng (tăng 3,34% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 và tăng khoảng 9% so với thực thu năm 2018; bình quân thu l.620 tỉ đồng/ngày làm việc). Trong năm 2019, Thành phố đã thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ đề năm 2019: "Năm đột phá thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội và cải cách hành chính". Nhìn lại năm đã qua, thành phố đạt được nhiều kết quả rõ rệt, gắn với sự hài lòng của người dân như công bố 40 thủ tục hồ sơ liên thông tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đạt 33,51%, đạt chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, thành phố tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thành phố đã ủy quyền 85 nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho các sở - ngành, quận - huyện, bước đầu phát huy hiệu quả, tạo sự chủ động cho các cơ quan, đơn vị, góp phân rút ngắn thời gian giải quyết công việc, cải thiện chất lượng phục vụ và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan, tổ chức của thành phố. UBND Thành phố đã ban hành và thực hiện Quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp do thành phố quản lý, góp phần đáng kể ổn định đời sống, động viên công chức, viên chức, lao động trách nhiệm cao hơn, hiệu quả hơn. Cùng với các chỉ tiêu theo Nghị quyết, Thành phố đã thực hiện thêm các nội dung mới như phê duyệt bổ sung nhiệm vụ thi quốc tế “Ý tưởng quy 37 hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức)” và công bố cuộc thi tuyển quốc tế nhằm tìm kiếm ý tưởng về quy hoạch phát triển đô thị để chuyển đổi khu vực phía Đông Thành phố thành khu vực “đô thị sáng tạo và tương tác cao”. Văn hóa - xã hội: Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức chu đáo, trang trọng, thu hút đông đảo người nhân tham gia. Tình hình quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong năm 2019, phạm pháp hình sự tiếp tục được kéo giảm 8,25% so cùng kỳ và là năm thứ 5 liên tiếp kéo giảm phạm pháp hình sự; tỷ lệ điều tra khám phá án được nâng lên 76,98% số vụ xảy ra. Thành phố đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây tổ chức, vận chuyển, mua bán ma túy lớn, thu giữ số lượng lớn ma túy, tăng đột biến so với trước đây, với hơn 1.500 vụ, 3.600 đối tượng; thu giữ gần 345 kg heroin (gấp 3 lần năm 2018); trên 1,3 tấn ma túy tổng hợp (gấp 2 lần năm 2018) và nhiều hợp chất ma túy nguy hiểm khác. Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh các giải pháp xây dựng văn minh đô thị và xây dựng Đảng bộ thành phố trong sạch, vững mạnh. Điểm nhấn là 2019, việc triển khai Chỉ thị số 19 của ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” đã đạt được những kết quả ấn tượng. 322/322 phường, xã, thị trấn đã tổ chức đối thoại với nhân dân (đạt 100%), với 4.514 cuộc đối thoại cấp quận, huyện và phường, xã, thị trấn, đã vận động được 1.366.088 hộ dân ký bản cam kết không xả rác bừa bãi, thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định. Qua 5 tháng quyết liệt triển khai Chỉ thị số 23 ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố đã tích cực vào cuộc với nhiều giải pháp mang 38 tính tổng thể nhằm kéo giảm tình trạng vi phạm xây dựng. Số vụ vi phạm xây dựng bình quân đã được kéo giảm xuống còn 5,4 vụ/ngày (so với trước đây là 8,5 vụ/ngày), hoàn chỉnh Sổ tay "Hỏi - Đáp về xây dựng nhà ở, nhà xưởng" Những kết quả trên đã tạo tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bước vào năm 2020 - năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2015-2020, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, tiếp tục duy trì vài trò đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị là chủ đề năm 2020 được Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng đến hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng thời chỉ đạo quyết liệt việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ thành phố. Thực hiện chủ đề này, Thành phố Hồ Chí Minh xác định ngay từ đầu năm tổ chức các hoạt động như công bố danh mục các sự kiện văn hóa hàng năm của thành phố; tổ chức đối thoại văn hóa hàng tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai thủ tục đầu tư và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố như xây dựng Nhà hát Giao hưởng và nhạc vũ kịch; cải tạo Nhà hát Trần Hữu Trang. Cùng với đó, thành phố tổ chức chu đáo các hoạt động văn hóa, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp đón Xuân Canh Tý với tinh thần: "Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố sạch, Thành phố văn hóa mừng Xuân Canh Tý, mừng Đảng 90 năm". 2.1.2. Tác động của tình hình kinh tế - xã hội đến quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh Thứ nhất, với ngân sách của thành phố hiện còn hạn hẹp, là đầu tàu kinh tế, vì vậy để có nguồn vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, việc tự chủ tài chính đối với các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh là một yêu cầu tất yếu, khách quan. 39 Thứ hai, trong bối cảnh việc xã hội hóa dịch vụ y tế ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động khám chữa bệnh tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, việc cần phải phải thay đổi cùng cách phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ mà sự thay đổi quan trọng đến từ quan điểm xem người bệnh như khách hàng, vì vậy, đây cũng làm một sức ép cần phải tiến tới tự chủ trong quản lý bệnh viện, đặc biệt là tự chủ tài chính. Thứ ba, với mặt bằng thu nhập chung hiện nay của đội ngũ y, bác sĩ trên địa bàn thành phố còn thấp, việc áp lực cần có cơ chế tự chủ tài chính để khuyến khích sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh 2.2.1. Quy mô chi ngân sách và thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh 2.2.1.1. Quy mô chi NSNN cho bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh Các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh hiện nay gồm có bệnh viện thuộc Bộ Y tế (gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống nhất và bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương), trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, bao gồm các bệnh viện cấp thành phố và các bệnh viện cấp Huyện. Theo thống kê hiện nay, có 30 bệnh viện cấp thành phố, 23 bệnh viện cấp Quận, Huyện. Đối với quy mô chi ngân sách cho hệ thống bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố. Nguồn NSNN cấp cho các bệnh viện công bao gồm: kinh phí đảm bảo cho hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ (với BV tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và BV do NSNN đảm bảo toàn bộ); kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên 40 chế và thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ; vốn đối ứng thực hiện dự án. Cơ chế phân bổ NSNN cho các bệnh viện công có những thay đổi khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Phương thức phân bổ NS cho các bệnh viện công được thực hiện theo hướng “cấp ngân sách ở mức ổn định theo giai đoạn 3 năm”, là một hình thức của cơ chế khoán kinh phí NSNN. Căn cứ trên dự toán được giao, Sở tài chính phân bổ kinh phí cho các bệnh viện công, việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các bệnh viện công tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở định mức giường bệnh. Bảng 2.1. Định mức phân bổ dự toán ngân sách thƣờng xuyên cho các bệnh viện công của Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính: đồng/giường bệnh/năm 2016 2017 2018 Chi chữa bệnh - Bệnh viện thành phố 94.235.000 91.840.000 79.104.000 - Bệnh viện quận huyện 70.760.000 66.426.000 76.621.000 Chi phòng bệnh - Trung tâm Y tế dự phòng 88.855.000 88.855.000 129.290.000 - Công tác phòng dịch (đồng/người dân/năm) 51.400 51.400 48.000 Nguồn: Quyết định giao chỉ tiêu dự toán thu - chỉ NSNN năm 2016, 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Như vậy, những năm gần đây kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các bệnh viện công có xu hướng giảm dần. Điều này được thể hiện thông qua định mức dự toán chi ngân sách thường xuyên của Thành phố cho các bệnh viện khối thành phố giảm từ 94,235 triệu đồng năm 2016 xuống 79,104 triệu đồng năm 41 2017, giảm 16%. Đối với bệnh viện thuộc các quận, huyện định mức chi ngân sách sau khi giảm xuống trong năm 2017 đã tăng trở lại trong năm 2018. Tính chung trong 3 năm, định mức chi ngân sách cho các bệnh viện quận huyện đã tăng 4,6%. Điều này hoàn toàn hợp lý, khi mức độ tự chủ về tài chính của các bệnh viện công tại Thành phố đã tăng lên. Phần lớn nguồn kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên của các bệnh viện có khả năng tự chủ về tài chính chủ yếu lấy từ nguồn thu chi trả BHYT và nguồn thanh toán trực tiếp từ người bệnh. Cùng với đó là sự thay đổi trong xu hướng phân bổ nguồn ngân sách cho các bệnh viện, giảm phân bổ trực tiếp cho bệnh viện sang phân bổ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng thông qua BHYT. 2.2.1.2. Đối với tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ Về thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ tại các bệnh viện công lập của Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các đơn vị đã tự chủ trong xây dựng kế hoạch: kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao và kế hoạch do đơn vị tự xác định để cung cấp các dịch vụ y tế cho xã hội trình các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý chuyên ngành để phê duyệt, theo dõi và giám sát. Trong bối cảnh ngân sách nhà nuớc ngày càng hạn hẹp, việc NSNN cấp kinh phí cho các bệnh viện ngày càng ít dần. Và theo số liệu thống kê về phân loại loại hình các đơn vị sự nghiệp y tế ở trên, ở Thành phố Hố Chí Minh năm 2018 có tới 29/45 bệnh viện khối thành phố thực hiện tự chủ theo phân loại tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Điều này có nghĩa là, từ năm 2018 trở đi, NSNN sẽ chỉ hỗ trợ phần kinh phí hoạt động đầu tư (nếu có) và toàn bộ những chi trả cho hoạt động thường xuyên, bệnh viện sẽ phải tự “chủ động” trang trải. Lĩnh hội và nhận thức sâu sắc được nội dung này, nhiều bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để phát triển chuyên môn kỹ thuật, cử cán bộ đi học trong và ngoài nước để tiếp nhận, ứng dụng các kỹ thuật, nhất là các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Song song với việc đào tạo trình độ nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng chuyên môn trong 42 hoạt động khám, chữa bệnh, các bệnh viện cũng đã đa dạng hóa hoạt động gắn với chuyên môn của mình. Hình 2.1: Số lƣợt khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2017 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Có thể thấy, số lượt khám tại các bệnh viện khối thành phố vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với các cơ sở y tế tuyến quận hay y tế tư nhân, chiếm 56% tổng số lượt khám cả toàn thành phố. Trong giai đoạn từ 2012 - 2017, số lượt khám bệnh của các bệnh viện tăng khoảng 1,3 lần so với 2012. Cụ thể: 43 Bảng 2.2. Số lƣợt khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017 Đơn vị tính: triệu lượt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Điều trị nội trú Điêu trị ngoại trú Điều trị nội trú Điều trị ngoại trú Điều trị nội trú Điều trị ngoại trú Điều trị nội trú Điều trị ngoại trú Điêu trị nội trú Điều trị ngoại trú Lượt khảm Khối BV Thành phố 1,127,914 3,658,808 1,076,708 3,863,155 1,115,847 3,919,006 1,176,377 4,056,380 1,190,564 4,526,248 18,320,786 Khối BV Quận huyện 248,997 347,244 286,959 356,387 322,681 467,824 318,600 736,708 307,758 1,233,268 10,987,933 Khối BV Tƣ nhân 146,553 607,930 165,140 566,195 172,285 593,577 211,538 611,565 214,974 632,180 3,314,497 Tổng Số 1323,464 4,613,982 1,528,807 4,785,737 1,610,813 4,980.407 1,706,515 5.404,653 1,713,296 6,391,696 32,623,216 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Hoạt động khám - chữa bệnh tại các bệnh viện bao gồm: hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh không bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo yêu cầu. Trong quá trình thực hiện tự chủ, hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu đã và đang được các bệnh viện nâng cao, phát triển cả về sổ lượng, lẫn chất lượng. 2.2.1.3. Về thực hiện tự chủ trong tổ chức bộ máy và nhân sự * Về tổ chức bộ máy Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, giản lược và hiệu quả là nội dung không kém phần quan trọng. Bởi chỉ khi có được sự bố trí, sắp xếp và tổ chức bộ máy một cách hiệu quả, mọi hoạt động trong đơn vị mới được vận hành một cách “trơn tru” nhất. - Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng của Thành phố gồm có: + Tuyến thành phố gồm 32 bệnh viện (10 bệnh viện đa khoa và 22 bệnh viện chuyên khoa) và Trung tâm cấp cứu 115; 44 + Tuyến quận, huyện: tiến hành sáp nhập “Bệnh viện quận, huyện (hạng III) vào Trung tâm y tế quận, huyện” trực thuộc Sở Y tế (trừ bệnh viện quận, huyện hạng II trở lên) trước ngày 1/1/2010 Cụ thể, 14 Trung tâm Y tế và 14 bệnh viện quận, huyện hạng III như sau: Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 1, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 3, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 5, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 7, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 9, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 10, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 11, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận 12, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận Gò vấp, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận Tân Bình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận Phú Nhuận, Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện Cần Giờ, Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện Nhà Bè, Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện CủChi Theo Quyết định 4606/QĐ-UBND ngày 05/09/2016 về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV, lộ trình và thời gian thực hiện sáp nhập như sau: - Từ năm 2018 đến quý 1 năm 2019: tổ chức sáp nhập 14 bệnh viện quận, huyện (hạng III) vào 14 trung tâm y tế quận, huyện nêu trên. - Từ quý II năm 2019 đến trước quý IV năm 2020, tổ chức bàn giao nguyên trạng 23 trung tâm y tế quận, huyện và 9 bệnh viện được xếp hạng II trở lên về Sở Y tế quản lý theo đúng quy định. 9 bệnh viện hạng II trở lên bao gồm: Bệnh viện quận Thủ Đức, quận 2, quận 4, quận 6, quận 8, Tân Phú, Bình Thạnh, Bình Tân, và huyện Bình Chánh. *Về tổ chức bộ máy tại các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hầu hết các đơn vị đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, xây dựng lại Điều lệ tổ chức, hoạt động cho đơn vị mình trình Sở Y tế phê duyệt, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ có khả năng triển khai và phù hợp với năng lực của đơn vị. Trên cơ sở đó, tổ chức lại, sáp nhập, chia tách, giải thể các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phù họp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để thành lập các tổ chức mới hoạt động có hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch, với điều lệ và phương án phát triển của đơn vị, đáp 45 ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, các đơn vị đã tổ chức lại, thành lập mới các tổ chức sự nghiệp thuộc đơn vị để phát triển chuyên môn, hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ như khoa khám bệnh theo yêu cầu do các chuyên gia, thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm khám; tổ chức các khoa dịch vụ theo yêu cầu; giường bệnh có đầy đủ tiện nghi hơn để đa dạng hóa các l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_tai_chinh_trong_don_vi_su_nghiep_cong_lap_t.pdf
Tài liệu liên quan