Luận văn Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẾN MÔI TRƯỜNG 7

1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của nó đến môi trường 7

1.2. Vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 35

1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế và trong nước về việc xử lý mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường 41

Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2008 47

2.1. Những điều kiện tự nhiên, xã hội liên quan đến tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ 47

2.2. Đánh giá khái quát về thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Phú Thọ 52

2.3. Những tác động cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ 56

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN, NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 90

3.1. Dự báo những tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ 90

3.2. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ 96

3.3. Các giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường 97

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp (Theo giá thực tế) tăng từ 7.150.428 triệu đồng (năm 2004) lên 15.443.776 triệu đồng năm 2008) [12, tr.47, 192-193]. Do vậy, dẫn đến một thực trạng là sức tiêu thụ tài nguyên và chất thải ra môi trường của ngành công nghiệp là rất lớn. Trong khi đó, trình độ khoa học, công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến hiệu suất sử dụng nguyên nhiên vật liệu thấp, chi phí trung gian cao, sử dụng lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Đã xuất hiện một số điểm nóng về môi trường xung quanh một số cụm, khu công nghiệp, gây hậu quả lớn về môi trường, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ con người và gây bức xúc dư luận xã hội. Cùng với sự tăng trưởng của công nghiệp là sự phát triển với quy mô ngày càng lớn của các làng nghề, đã đem lại những hiệu quả tích cực trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hiện cả tỉnh có 20 làng nghề, gần 500 làng có nghề, với nhiều ngành nghề khác nhau như các ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản như ngành làm bún bánh, chế biến chè, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ, xử lý chế biến nguyên liệu ngành nghề... Mỗi năm khu vực sản xuất này tạo thêm 2.985 việc làm mới. Thu nhập của người lao động đạt 450.000 đến 1,2 triệu đồng/ tháng, cao gấp 1,2 – 3 lần so với thu nhập thuần nông [61]. Nhưng đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn. Bởi phần lớn hầu như không có hệ thống xử lý chất thải, chất thải đều thải trực tiếp ra môi trường. CNH, HĐH đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Phú Thọ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện có khoảng 80% dân cư sống ở nông thôn. Khu vực sản xuất này đã cung cấp việc làm cho hơn 70% lực lượng lao động. Công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp được tích cực triển khai, thực hiện. Các biện pháp thâm canh, tăng vụ tích cực được thực hiện, hình thành những vùng chuyên canh, nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; Trên cơ sở xây dựng 6 chương trình nông nghiệp trọng điểm, với những ứng dụng công nghệ tiên tiến và tư duy sản xuất mới đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ cao: bình quân 8,1%/ năm, đưa sản lượng lương thực tăng từ 26,7 vạn tấn (năm 1997) lên 43 vạn tấn (năm 2006), đồng thời đưa Phú thọ đứng thứ 2 trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc Bộ về sản xuất lương thực [64]. Cuộc cách mạng về giống đã đưa năng suất lúa từ 39,4 tạ/ha (2000) lên 48,9 tạ/ha (2008), bảo đảm an toàn lương thực [12, tr.125]. Kết quả sản xuất nông nghiệp trên đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Nhưng chính sự tăng trưởng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Các loại thuốc bảo vệ thực vật cùng nhiều loại phân hoá học, được sử dụng ở mức độ lớn và không đúng cách, gây nên những tác động xấu đến môi trường. Mặt khác chất thải trong chăn nuôi ngày càng tăng, lại không được xử lý, thải ra gây ô nhiễm trầm trọng. Cùng với sự chuyển biến tích cực của CNH, HĐH các đô thị của tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng lớn. Nhiều khu đô thị mới đã hình thành và các khu đô thị cũ ngày càng được hoàn thiện, mở rộng không ngừng. Điển hình hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn các huyện được chú trọng đầu tư. Sự phát triển của đô thị với những văn minh đô thị đã đã làm thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hàng loạt những vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống cấp thoát nước, an toàn thực phẩm, sự gia tăng dân số phương tiện giao thông cơ giới, tệ nạn xã hội... ngày càng gia tăng đã gây sức ép cho đô thị và cho môi trường. 2.3. Những tác động cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ Sự phát triển của CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua, đã đem lại những kết quả to lớn về kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh những tác động tích cực, là những tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, gây tác động xấu tới con người và sinh vật. 2.3.1. Những tác động tích cực 2.3.1.1. Đối với môi trường tự nhiên của Phú Thọ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng phương pháp sản xuất, kinh doanh tiên tiến, tăng cường "sản xuất sạch" nâng cao trình độ, năng lực người lao động, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong bảo vệ và cải thiện môi trường. Từ năm 1997 đến nay Phú Thọ đã triển khai 8 chương trình trọng điểm về áp dụng khoa học, công nghệ mới vào trong các lĩnh vực như nông- lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng hạ tầng, tài nguyên môi trường, xã hội nhân văn, quản lý bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thông tin [63, tr.52]. - Tác động cải thiện môi trường nước: Với những công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nguồn nước, giúp cho Phú Thọ có nguồn nước sạch trong sinh hoạt đồng thời giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn nước thải trong sản xuất. Đối với nguồn nước sinh hoạt: Đa số dân ở thành thị đều được sử dụng nguồn nước sạch do Công ty Cấp nước Phú Thọ cung cấp. Đặc biệt ở Việt Trì và các vùng lân cận, hệ thống cấp nước sạch được đầu tư bằng công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức, với công suất 42.000 m3/ ngày đêm. Bên cạnh đó, Phú Thọ đã được hưởng nguồn nước sạch từ Chương trình Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tính đến hết năm 2007, Phú Thọ đã đầu tư xây dựng 155 công trình cấp nước tập trung cho 94 xã, thị trấn vùng nông thôn, có 7000 công trình cấp nước phân tán, được hoàn thành từ những chương trình dự án khác nhau [23]. Đến hết năm 2008 có khoảng gần 72,4% dân số ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh [22]. Mặt khác, CNH, HĐH cung cấp cho người dân những kiến thức mới về cách bảo quản, sử dụng nước một cách có hiệu quả nhất, thông qua hàng loạt các hoạt động như được tập huấn, tuyên truyền về nước sạch, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước. Nếu trước đây nguồn nước thải bệnh viện đã ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, thì bây giờ, nhờ có công nghệ xử lý nước thải bệnh viện mà ngăn ngừa sự ô nhiễm và lây lan bệnh tật. Bên cạnh đó, lò thiêu huỷ rác thải y tế theo công nghệ của Nhật được tiến hành ở một số bệnh viện tuyến huyện như Yên Lập, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ... Với chương trình này, việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế chuyển từ chôn lấp, hoặc đốt thủ công, sang thiêu huỷ theo đúng quy trình đốt rác, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nước. Đối với nhiều doanh nghiệp, nhờ có công nghệ mới và cách thức sản xuất mới, tiên tiến mà hạn chế nguồn nước thải ra môi trường, đồng thời có thể xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người. Điển hình là Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón chứa lân và hoá chất đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế của đất nước. Gần đây, với công trình cải tạo mở rộng hồ tuần hoàn với dung tích 20.000 m3, dùng để tuần hoàn, làm nguội, tái sử dụng nước làm mát các công đoạn sấy và hấp thụ của các dây chuyền sản xuất a xít. Với sự cải tạo này, lượng nước chảy ra sông Hồng ít và khắc phục việc tràn, rò rỉ mương thải ngầm. Hay với công trình cải tạo chuyển đổi dây chuyền a xít số 1từ lò BKZ đốt quặng pyrít sang đốt lưu huỳnh nguyên tố đã đem lại hiệu quả tích cực. Nếu trước khi chuyển đổi, do công nghệ phải định kỳ thải bùn lắng khu vực a xít rửa, trung hoà bằng vôi, mang theo lượng cặn trong nước thải nhiều. Sau chuyển đổi, nước thải không còn có bùn thải. Một công trình nữa, công trình cải tạo chuyển đổi dây chuyền a xít số 2 từ lò tầng sôi đốt quặng pyrít trộn với lưu huỳnh sang đốt lưu huỳnh nguyên tố, cũng đem lại hiệu quả tích cực. Từ chỗ nước thải mang theo lượng cặn nhiều, do công nghệ phải định kỳ thải bùn lắng khu vực a xít rửa, trung hoà bằng vôi, nay áp dụng công nghệ mới, nước thải không còn có bùn thải. Với những ứng dụng công nghệ mới trong “sản xuất sạch hơn"ở một số doanh nghiệp đã đem lại những kết quả khả quan. Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Hồng Hà, trên cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tuần hoàn nước, sau xử lý đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng nước thải bia không được xử lý, đổ thẳng ra môi trường. Với ứng dụng này, mỗi năm sẽ có 54 000 m3 nước thải được xử lý, trong đó có 13.500 m3 nước được tuần hoàn. Kết quả quan trắc môi trường vào tháng 6 cuối năm 2008 cho thấy các mẫu nước thải đều đạt TCVN 594- 2005. Hay giải pháp tuần hoàn nước làm mát của Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân đã giảm tiêu thụ nước 330.000 m3 nước/ năm, tương đương với giảm 330.000 m3 nước thải tuần hoàn, đồng thời giải pháp trang bị máy rửa chai tự động đã giảm 3.300 m3 nước thải/ năm. Với hệ thống xử lý hoá chất thu hồi bột giấy và tuần hoàn nước thải xeo của công ty cổ phần Sản xuất, thương mại giấy Phong Châu đã giảm tiêu thụ nước, tương đương giảm nước thải: 210.000 m3/năm [40]. Như vậy với những phương pháp sản xuất mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất có thể tiết kiệm được nước, hoặc hạn chế nguồn nước thải ô nhiễm ra môi trường. Đồng thời, có thể xử lý hiệu quả nguồn nước thải, góp phần hạn chế và khắc phục sự ô nhiễm môi trường nước. - Tác động bảo vệ, cải thiện môi trường không khí Với những ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, đã đem lại những hiệu quả tích cực, giảm tiêu thụ điện, tiết kiệm năng lượng, từ đó giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính của nhiều doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thí dụ như việc lắp biến tần cho các động cơ máy làm lạnh, tiết kiệm điện hàng năm, nhờ áp dụng giải pháp là 529. 200 kwh/năm của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Hồng Hà đã đem lại hiệu quả giảm phát thải là 899.640 kg CO2/ 1 năm. Hay việc lắp đặt hệ thống cấp liệu tự động cho máy nghiền xi măng tại phân xưởng thành phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ, làm hạn chế đáng kể bụi phát tán trong không khí, giảm tiêu thụ điện năng 366. 000 Kwh/năm, tương đương phát thải 259 tấn khí nhà kính CO2. Với việc thay thế hệ thống truyền động trục vít của các máy vò chè, bằng hệ thống truyền động mới có hiệu suất cao hơn, Nhà máy Chè Ngọc lập đã tiết kiệm được 6585,6 kwh điện/ năm, tương đương với 10,536 tấn CO2. Bên cạnh đó, việc tiến hành xây nhà kho chứa than hợp lý, thay đổi công nghệ lò kiểu mới đã tiết kiệm, giảm tiêu thụ than đến 120 tấn/ năm, tương đương với việc giảm khoảng 312 tấn khí CO2 phát tán ra không khí. Hay, ứng dụng tuần hoàn nước làm mát của Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân đã giảm tiêu thụ điện 330.000 KWh, tương đương giảm phát thải 238 tấn khí nhà kính CO2. Giải pháp chuyển đổi từ lò hơi đốt than sang lò hơi đốt biomass thải của Công ty giấy Bãi Bằng đã giảm tiêu thụ 1.776 tấn than/ năm, tương đương giảm phát thải 3.267 tấn CO2/ năm và 3,4 tấn SO2/ năm...[40]. Như vậy với những giải pháp trong việc ứng dụng hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đã giúp cho việc tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu đưa vào sản xuất, giảm hao phí điện năng, giảm khí thải, bụi, giúp cho việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp, nông thôn việc xây dựng hầm khí Biogas là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc cung cấp chất đốt cho nông thôn, bảo vệ tài nguyên rừng và nhất là cải thiện môi trường sinh thái ở vùng nông thôn. Tính đến năm 2006, Phú Thọ có 200 hầm khí Biogas [6]. - Bảo vệ thực vật, cải thiện môi trường đất. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Phú Thọ. Thí dụ thuốc trừ sâu TRUTAT 0.32 EC, hoạt chất Azadirachtin 0,32%, phụ gia 99,68% có tác động rộng trong diệt trừ các loại sâu miệng nhai, miệng hút chích trên nhiều cây trồng chính; Thuốc trừ rầy DISARA 10WP, hoạt chất imddacloprid, Buprofezine 6,7%, phụ gia 90% có tác dụng làm tê liệt ức chế sinh trưởng, ngăn cản lột xác; Thuốc trừ bệnh ALOANNG 50SL, hoạt chất chitosan có hiệu quả trừ bệnh đối với nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn, vi rút; Kích thích sinh trưởng GA3, với tác dụng kích thích hạt nảy mầm, cây ra rễ, đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa đồng loạt, tăng năng suất cây trồng... [39]. Đồng thời trên cơ sở quy hoạch, chiến lược sử dụng đất, đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, dựa trên tiêu chí bảo vệ môi trường, với phương thức canh tác đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững, đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc chống rửa trôi, xói mòn, cải tạo, nâng cao chất lượng đất, góp phần giảm diện tích đất thoái hoá, bạc màu. CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển. Là một tỉnh miền núi có thế mạnh về rừng, trong những năm qua, do làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, phát triển, bảo vệ, rừng nên diện tích trồng mới rừng hàng năm tăng lên rõ rệt. Từ năm 2000 đến cuối năm 2006, độ che phủ rừng tăng từ 35,8% lên trên 46,9 %; trồng mới được 27,7 nghìn ha rừng tập trung, đồng thời khoanh nuôi, bảo vệ được 38- 40 nghìn ha [63, tr.51], góp phần tích cực, hiệu quả trong việc cải thiện môi trường không khí, cải tạo đất, phục vụ cho sản xuất trên địa bàn tỉnh. Như vậy, với những ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, cùng với những phương pháp sản xuất hiện đại, những tư duy mới trong quá trình CNH, HĐH đã đem lại những hiệu quả to lớn trong việc khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện môi trường nước, không khí, đất, bảo vệ sức khoẻ con người và sinh vật. 2.3.1.2. Đối với môi trường xã hội của tỉnh Phú Thọ Sự nghiệp CNH, HĐH như luồng gió mới làm thay đổi diện mạo xã hội và nhận thức con người theo chiều hướng tích cực, làm cho nhận thức của con người được nâng lên, góp phần đẩy lùi những tư duy chậm tiến, xoá dần đi những phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới xin, mê tín, dị đoan...trong nếp sống hàng ngày của người dân Phú Thọ. Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, cùng với những tri thức mới đã lĩnh hội được, tích luỹ và phát huy trong quá trình CNH, HĐH những nếp sống văn minh thời công nghiệp hoá đang dần hình thành trong các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhất là nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội...Cưới xin ngày càng đổi mới, theo hướng trang trọng, vui tươi lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc, nhưng không quá nặng nề như trước. Các thủ tục cưới xin có phần đơn giản, gọn nhẹ hơn, nhưng đầm ấm hơn. Việc tang gia đã có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ một cách rõ rệt, theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Bên cạnh đó, các lễ hội có điều kiện để phục hồi, dưới nhiều hình thức như lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo... Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 200 lễ hội truyền thống và hơn 30 lễ hội cách mạng [38]. Đó trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Cũng thông qua lễ hội nhằm đến mục tiêu hướng thiện: Bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, khôi phục có chọn lọc những cái tích cực trong nghi thức truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng, phù hợp với tâm tư, tình cảm, lối sống của nhân dân trong cuộc sống hiện đại. CNH, HĐH đã tạo nền tảng thuận lợi, một môi trường tốt cho văn hoá phát triển. Nếp sống văn minh, đời sống văn hoá tốt đẹp được hình thành, với hàng loạt các phong trào, hoạt động phong phú đa dạng, hấp dẫn. Các nguồn lực xã hội được huy động hiệu quả để xây dựng các thiết chế thể thao ở cơ sở, tôn tạo các di tích Lịch sử, văn hoá, đồng thời phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Đến nay tỉnh phú Thọ có 2055/ 2865 làng, khu dân cư có nhà văn hoá. Tính đến tháng 12 năm 2008, Phú Thọ có 233.022 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (chiếm 74,20%) tổng số hộ ; có 2.098 khu dân cư, làng, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá (chiếm 73,5% tổng số khu dân cư; 250 đơn vị, cơ quan được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp bằng công nhận đơn vị có đời sống văn hoá tốt; 230 cơ quan, đơn vị, xã phường được UBND tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu văn hoá cấp tỉnh [30, tr.19]. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo ngày càng được quan tâm, đầu tư. Quy mô, mạng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng, phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Trình độ cán bộ và giáo viên được nâng cao; chất lượng giáo dục được đánh giá nghiêm túc và được nâng lên theo yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Các cơ sở đào tạo nghề từng bước được nâng cấp, mở rộng quy mô và đa dạng các loại hình dạy nghề. CNH, HĐH còn đem đến những tri thức mới, tiên tiến trên mọi phương diện, đặc biệt về sức khoẻ với những dịch vụ cao cấp, hữu ích. Trên cơ sở đó, giúp cho con người có thể trang bị cho mình những tri thức và hiểu biết, giúp họ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho gia đình. Hệ thống y tế của tỉnh ngày càng được củng cố. Quy mô, năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế được nâng cao, công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt được nhiều kết quả tích cực. Nếu năm 2000, Phú Thọ mới có 16 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện với 11 phòng khám đa khoa khu vực, 269 trạm y tế xã, rất ít cơ sở tư nhân, với tổng số 2. 431 giường bệnh, điều kiện trang thiết bị y tế thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thì đến năm 2008 trên địa bàn có 17 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, với 4 phòng khám đa khoa khu vực, 275 trạm y tế xã, 206 cơ sở tư nhân, với 3. 121 giường bệnh, trang thiết bị khám chữa bệnh được trang bị hiện đại hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, công tác khám chữa bệnh ngày càng được đi vào chiều sâu, trên cơ sở trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm, máy nội soi, xét nghiệm sinh hoá, hệ thống chiếu chụp X- quang, điện tâm đồ, lò đốt rác thế hệ mới... Do có sự đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào lĩnh vực y tế, nên tại một số cơ sở y tế lớn trong tỉnh đã có những ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến ngang tầm tuyến trung ương. Thí dụ tại bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ đã áp dụng siêu âm doopler màu 4 chiều, chụp cắt lớp vi tính CT- SCANE, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, chạy thận nhân tạo, các loại phẫu thuật đạt đến trình độ cao về tay nghề...Trình độ cán bộ y tế cũng ngày càng được nâng cao, để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Đặc biệt, nhân lực y tế của tỉnh trong ba năm gần đây phát triển mạnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cả trong và ngoài công lập, trên tất cả các lĩnh vực y học hiện đại, y học cổ truyền, khám chữa bệnh và y tế cộng đồng. Bác sĩ trở lên có 925 người, tương ứng 6,91 bác sĩ trên 1 vạn dân, tăng 2,09 bác sĩ trên 1 vạn dân so với năm 2005 và cao hơn cả bình quân cả nước. Đồng thời, tăng 0,91 dược sĩ đại học trên 01 vạn dân so với năm 2005 [62, tr.7]. Công tác dân số cũng ngày càng được tăng cường, được quan tâm. Người dân được tiếp thu những kiến thức về dân số và kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản... thông qua hàng loạt các hoạt động như tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số- kế hoạch hoá gia đình, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức chiếu phim ảnh, các buổi văn nghệ, giao lưu, các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức dân số, đội tuyên truyền viên... Bên cạnh đó hệ thống cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình được đầu tư ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, theo hướng thuận tiện, an toàn, đa dạng hoá. Do có sự đầu tư cả về kiến thức và được cung ứng các dịch vụ tiện ích, nên hầu hết mọi người đều biết cách và chủ động trong việc giữ gìn, nâng cao sức khoẻ cho bản thân và gia đình, đảm bảo tốt mức sinh theo đúng kế hoạch. Tỷ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm rõ rệt, nhất là trong những năm gần đây: Từ 7,22% năm 2005 xuống còn 5,8 % năm 2007 [3]. Đặc biệt trong 4 năm gần đây, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện 7 đợt Chiến dịch "Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS- KHHGĐ đến các vùng khó khăn" ở 642 lượt xã, phường, thị trấn, đồng thời đề án xây dựng mô hình kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân được thực hiện tại 12 xã thị trấn ở một số huyện trong tỉnh... do vậy tình trạng sức khoẻ phụ nữ được nâng cao, chất lượng dân số được ngày càng cải thiện tích cực. CNH, HĐH đã thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, do vậy thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh có trên 2000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó riêng Việt Trì có gần 800 doanh nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Đặc biệt, riêng khu công nghiệp Thuỵ Vân- Việt Trì có đến 40 doanh nghiệp hoạt động, thu hút đến 18 972 công nhân lao động. Bình quân hàng năm thu hút từ 7 500 đến 8 000 lao động. Với sự phát triển không ngừng đó, đã mở ra khả năng lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Điển hình như doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất hàng may mặc, với quy mô lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn SeeShin trên 6000 lao động, Công ty trách nhiệm hữu hạn Yakjin trên 4500 lao động.... [32]. Trong 5 năm 2001- 2005 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 74.206 lao động, (bình quân mỗi năm là 14.841 lao động (Trong đó xuất khẩu lao động là 10.471 người), góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 4% xuống còn 3,4 %; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn từ 75,15 lên 80%. Năm 2006, giải quyết việc làm cho 16.420 lao động (Trong đó xuất khẩu lao động là 3.273 người). Năm 2007, giải quyết việc làm cho 16.800 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 3.200 người. Năm 2008, số người được giải quyết việc làm được nâng lên là 18.200 người, (Trong đó xuất khẩu lao động là 3.000 người), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 3,25%; tăng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn lên 84% [42]. CNH, HĐH ở tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy nhanh sự ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Trên cơ sở đó, năng suất lao động tăng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng... đời sống người lao động ngày càng được cải thiện, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo đói của Phú Thọ. Mặt khác, những thành tựu của CNH, HĐH còn tác động đến việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng cho việc xoá đói, giảm nghèo được thực hiện thuận lợi. Sau gần 10 năm thực hiện cuộc vận động vì người nghèo, tạo được quỹ với số tiền 27 tỷ đồng, đã giúp đỡ được hàng ngàn hộ xoá nhà tạm, xây dựng nhà Đại đoàn kết. Từ năm 2000 đến năm 2008, tỉnh hỗ trợ cho xoá được hơn 8.000 nhà tạm cho hộ nghèo [37]. Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo đói còn 17,6% [24]. Có thể nói, CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đã đem lại những thành tựu to lớn và tác động tích cực đến môi trường, kể cả tự nhiên và xã hội của tỉnh. Việc đánh giá đúng mức những tác động đó, chính là căn cứ quan trọng, giúp cho việc đưa ra những phương hướng, giải pháp hữu hiệu trong việc khai bảo vệ và cải thiện môi trường của tỉnh. * Nguyên nhân của những tác động tích cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: - Có được những kết quả trên là do sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ, trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dưới tác động của CNH, HĐH ngày càng sâu sát, hiệu quả. - Việc cụ thể hoá những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, trong giai đoạn CNH, HĐH thành những phương hướng, nhiệm vụ trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách nhanh chóng, chủ động. - Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về bảo vệ và cải thiện môi trường. - Đã có sự tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, phục vụ cho công tác xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường một cách hiệu quả. Có những chủ trương, giải pháp kích thích các doanh nghiệp đầu tư tìm ra những giải pháp, nhằm ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đồng thời, tập trung giải quyết cơ bản những điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường. - Công tác bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội có sự phối kết hợp giữa các sở, ban ngành, đoàn thể được đẩy mạnh. - Công tác bảo vệ môi trường từng bước xã hội hoá. Có sự thực hiện tương đối đồng bộ, giữa các ban ngành đoàn thể, trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và trong việc quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội, để nhằm cải thiện môi trường xã hội. 2.3.2. Những tác động tiêu cực 2.3.2.1. Đến môi trường tự nhiên ở tỉnh Phú Thọ * Tác động làm ô nhiễm môi trường nước: Trong những năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan