Luận văn Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững

MỤC LỤC

  

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5

6.1. Quan điểm hệ thống 5

6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 5

6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 5

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1. TÀI NGUYÊN 7

1.1.1. Khái niệm 7

1.1.2. Phân loại Tài nguyên 7

1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc 7

1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần 7

1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên 8

1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại 9

1.1.3. Đánh giá Tài nguyên 11

1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12

1.2.1. Khái niệm 12

1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững 13

1.2.3. Các chỉ tiêu Phát triển bền vững 14

1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 14

1.2.3.1. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái 15

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM 17

2.1. BIỂN ĐÔNG 17

2.1.1. Vị trí địa lí 16

2.1.2. Đặc điểm Biển Đông 17

2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM 18

2.2.1. Nội thuỷ 21

2.2.2. Lãnh hải 24

2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 24

2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế 25

2.2.5. Vùng thềm lục địa 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27

CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 28

3.1. TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 28

3.1.1. Tài nguyên sinh vật 28

3.1.1.1. Tài nguyên động vật 28

3.1.1.2. Tài nguyên thực vật 33

3.1.2. Tài nguyên khoáng sản 35

3.1.2.1. Dầu mỏ và khí đốt 35

3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác 37

3.1.3. Tài nguyên du lịch biển 38

3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển 39

3.1.5. Tài nguyên năng lượng 39

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 40

3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản 41

3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản 41

3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản 43

3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản 44

3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển 45

3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí 45

3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển 48

3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển 49

3.2.3. Ngành hàng hải 50

3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu 52

3.2.5. Ngành du lịch biển 54

3.2.6. Nghề làm muối 56

3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác 57

3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 57

3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường 57

3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển 57

3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển 61

3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để Phát triển bền vững 61

3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển 63

3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản 63

3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí 64

3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí) 65

3.3.2.4. Ngành hàng hải 66

3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển 67

3.3.2.6. Ngành du lịch biển 68

3.3.2.7. Nghề làm muối 68

3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác 69

3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam. 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72

PHẦN KẾT LUẬN 73

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Sự khai thác dầu khí cho phép trong một thời gian tương đối ngắn phát triển ở Đông Nam Bộ những ngành công nghiệp mới do được bổ sung về nguyên liệu cho các nhà máy làm điện quy mô lớn, cho các nhà máy sản xuất phân bón, nguyên liệu để chế biến khí hoá lỏng (LPG) và khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG). 3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác Vùng biển Việt Nam nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương tập trung một trữ lượng Catixtenit (70% là thiếc). Dạng khoáng sản công nghiệp phổ biến trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam và các nước Đông Nam Á là thiếc, titan, gicôni… Ngoài ra, còn có urani - một loại khoáng sản chỉ dành cho ngành vũ khí và năng lượng hạt nhân. Riêng vịnh Bắc Bộ có 40 loài khoáng sản vật nặng, trong đó nhiều nhất là inmênit, rutin, diricon, tuôcmalin… Là những loại khoáng sản rất có giá trị trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Ven biển Đông Bắc và duyên hải Miền Trung có những bãi cát titan rất lớn hoàn toàn lộ thiên, khai thác ít tốn kém. Những bãi cát này có tỷ lệ thạch anh gần như nguyên chất (90 - 95%) là một thứ nguyên liệu rất quý đối với nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp pha lê và khí tài quang học. Phía dưới dải các khu rừng ngập mặn còn chứa một lượng than bùn rất lớn và có độ dày từ 2 - 6 m, tập trung chủ yếu ở các khu rừng ngập mặn như: U Minh, Năm Căn, Kiên Lương… Than bùn có khả năng khai thác và sử dụng làm nhiên liệu cho sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên tính hiệu quả của nó là không cao. Hình 3.15: Cánh đồng muối ở ven biển miền Trung Nguồn: www.bacninh.gov.vn/ Ngoài ra, đáy biển Việt Nam có nhiều loại đất hiếm giá trị, là nguyên liệu cho các ngành chế tạo hợp kim, vật liệu cao cấp với những đặc tính siêu bền, siêu nhiệt…. Khoáng sản quan trọng nhất ở đáy biển là các khối quặng kết hạch rộng đến hàng nghìn km2. Trong đó chứa nhiều kim loại có hàm lượng khoáng cao là mangan (25%), sắt (14%), niken (2%)… Nước biển còn là kho muối khổng lồ và vô tận có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Những địa phương có tiềm năng lớn về khai thác muối là: Phương Cựu, Cà Ná (Ninh Thuận); Vĩnh Hảo (Bình Thuận); Khánh Dương (Quảng Ngãi)… Trên các đảo và các dãy núi ven biển chứa một hàm lượng vôi khá lớn là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp xây dựng. Những khoáng sản này cùng với các nguồn khoáng sản trên đất liền khác sẽ là động lực cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong đó, trước mắt sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. 3.1.3. Tài nguyên du lịch biển Với hơn 3.260 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng trăm bãi tắm biển lớn nhỏ với cát trắng, mịn, đẹp, đầy nắng, nước biển trong xanh trải dài từ Bắc vào Nam và trên một số đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch. Ven bờ biển nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh và hải sản phong phú và đa dạng. Đó là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những vịnh biển và bãi biển Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như: Vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Điều đó đã nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi tắm biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi tắm đã được đầu tư khai thác và có 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã được đầu tư là: vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Phan Thiết - Mũi Né; Hà Tiên - Phú Quốc. Hình 3.16: Tài nguyên du lịch biển vịnh Hạ Long – Quảng Ninh Nguồn: Ven bờ biển Việt Nam lại có thêm những khu rừng ngập mặn với diện tích rộng lớn và sự đa dạng sinh học cao như rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngặp mặn Cần Giờ. Bên cạnh đó, ven biển Việt Nam còn có rất nhiều làng nghề, nhiều lễ hội văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc… Đây cũng là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Ngoài các Tài nguyên phục vụ du lịch kể trên, biển Việt Nam còn có một hệ thống các đảo và quần đảo với các hệ sinh thái đặc trưng, đó là các khu bảo tồn về thiên nhiên với các khu vườn quốc gia như: Vườn Quốc gia Phú Quốc, vườn Quốc gia Côn Đảo, vườn Quốc Gia Cát Bà, vườn Quốc gia Núi Chúa. Bên cạnh các khu vườn Quốc gia này là các khu di tích lịch sử nhân văn nơi còn bảo lưu các quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh giữ nước. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tóm lại, tiềm năng du lịch biển của Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ làm du lịch, chắc chắn du lịch biển sẽ trở thành một ngành quan trọng và có hiệu quả kinh tế rất lớn ở nước ta. 3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển Nước ta nằm trong một vị trí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Nằm gần nhiều tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng (từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) đó là một yếu tố rất thuận lợi trong quá trình phát triển hội nhập khu vực và thế giới. Và đặc biệt là để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển. Ven biển lại có nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc neo đậu tàu thuyền. Nước ta có đường bờ biển dài có thể xây dựng các đường cao tốc ven biển nối liền các khu kinh tế, các thành phố với nhau. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhau về phát triển kinh tế chung giữa các địa phương của cả nước. Ở mỗi vùng trên toàn lãnh thổ nước ta, kéo dài từ Bắc vào Nam có những thế mạnh cụ thể về giao thông vận tải biển: + Bắc Bộ và Trung Bộ có Biển Đông bao bọc với vịnh Bắc Bộ và các vùng vịnh đẹp nổi tiếng, tạo cơ sở hình thành các hải cảng. Trong số này, cảng Cam Ranh (Khánh Hoà) được xếp vào một trong không nhiều cảng hàng đầu của thế giới về mặt tự nhiên. + Ở Nam Bộ ba mặt giáp biển, cũng có nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo. Phía Tây trông ra vùng vịnh Thái Lan rộng lớn… Việt Nam có hàng ngàn đảo với trong đó có một số đảo lớn. Hầu hết các đảo đều có tiềm năng về giao thông vận tải nhưng đáng kể nhất là đảo Phú Quốc và Côn Đảo. 3.1.5. Tài nguyên năng lượng Ngoài các tiềm năng cực kỳ có ý nghĩa kể trên thì vùng biển của Việt Nam còn chứa đựng nguồn dự trữ năng lượng rất đáng kể (trừ dầu khí). Đó chính là nguồn năng lượng từ gió, sóng biển và thuỷ triều... Biển Đông là một vùng biển tương đối kín, nhưng sóng ở đây cũng tương đối lớn để khai thác và tận dụng nguồn năng lượng sạch này. Cùng với sóng biển là thuỷ triều, chúng ta có thể lợi dụng thuỷ triều Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt là đối với những vùng có thuỷ triều lớn. Bên cạnh đó, gió cùng là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho nước ta. Trong tương lai, các nguồn năng lượng bổ sung trên được khai thác thì sẽ góp phần rất có giá trị trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của đất nước. 3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM Kinh tế biển được hiểu theo nghĩa rộng ở đây là bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế được diễn ra trên biển. Bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế trên đất liền nhưng có liên quan trực tiếp đến khai thác Tài nguyên biển. Cụ thể, các ngành kinh tế biển chính của nước ta hiện nay như là: Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, ngành khai thác khoáng sản biển, ngành hàng hải, ngành công nghiệp đóng tàu, ngành du lịch, nghề làm muối, ngành công nghiệp năng lượng. Năm 2005 ước tính quy mô kinh tế (GDP) biển - đảo Việt Nam chiếm khoảng 47,5% GDP cả nước với nguồn thu khoảng 26,1 tỉ USD. Trong đó GDP của riêng kinh tế biển là 22% tổng GDP cả nước tức khoảng 12,2 tỉ USD. Bảng 3.4 : Tổng thu nhập cả nước (GDP) và các ngành kinh tế khác ănm 2005 Các ngành kinh tế Giá trị thực tế (tỉ USD) Tỷ lệ (%) Tổng kinh tế cả nước 55 100 Kinh tế biển - đảo Trong đó (kinh tế biển) 26,1 12,2 47,5 22 Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế biển của GS – TS Bùi Tất Thắng Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế biển Việt Nam năm 2005 (đơn vị %) Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế biển của GS – TS Bùi Tất Thắng Trong các ngành kinh tế biển thì đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%. Trong đó khai thác dầu khí chiếm 64%, hải sản 14%, hàng hải (bao gồm hàng hải và dịch vụ biển) chiếm hơn 11%, du lịch biển hơn 9%; các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như: Đóng tàu và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biển thuỷ sản, thông tin liên lạc… Hiện tại rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 2% (năm 2005). Tuy nhiên, theo dự báo trong tương lai cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, các ngành kinh tế trên sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay. 3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản 3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản Đánh bắt hải sản là một nghề truyền thống có thế mạnh của nước ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng và phong phú. Trong 10 năm thực hiện phát triển mạnh kinh tế biển, ngành đánh bắt hải sản liên tục tăng, với tốc độ tăng khoảng 7,7%/năm. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá đã được xây dựng suốt dọc bờ biển. Chính phủ cũng đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản như cấp giấy phép khai thác hải sản, kiểm tra, theo dõi, giám sát các hoạt động nghề cá trên biển. Kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Theo số liệu thống kê đến năm 2007, cả nước đã có 21.130 tàu đánh bắt xa bờ (tăng 593 chiếc so với năm 2005) với tổng công suất là 3.091.600 CV (tăng 290.500 CV so với năm 2005). Do đó, sản lượng khai thác liên tục tăng từ năm 1981 đến nay. Cụ thể năm 1981 sản lượng là gần 420.000 tấn, năm 2007 là 1.422.300 tấn (tăng 54.800 tấn so với 2005 và 347.000 tấn so với năm 2000). Giá trị khai thác hải sản đã đạt được khoảng trên 28 nghìn tỷ đồng (tăng 5,5 nghìn tỷ so với 2005 và 13 ngàn tỷ so với năm 2001). Trong cơ cấu sản lượng hải sản, cá biển chiếm ưu thế tuyệt đối. Tỉ trọng của cá biển đạt 89,5% (trong đó cá nổi 53,2%, cá đáy 36,3%. Phần còn lại là tôm 7% và mực là 3,5%. Trong cơ cấu khai thác thuỷ sản hàng năm, sản lượng cá liên tục tăng từ 575.000 tấn (1990) lên 722.000 tấn (1995) và lên 2,03 triệu tấn (2006). Thêm vào đó, bình quân hàng năm khai thác 90 nghìn tấn tôm, 100 nghìn tấn mực. Bảng 3.5: Sản lượng khai thác thủy sản từ biển của một số vùng miền trong nước năm 2004 Vùng Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 317.900 16,7 Duyên Hải Nam Trung Bộ 357.000 18,6 Đông Nam Bộ 406.800 21,1 Đồng Bằng Sông Cửu Long 838.300 43,6 Nguồn: Bộ thủy sản Việt Nam Hình 3.17: Bản đồ thủy sản Việt Nam (năm 2007) Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo Về phạm vi khai thác, tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn cả là đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Năm 2004, sản lượng khai thác vùng duyên hải Nam Trung Bộ đạt 357 nghìn tấn (18,6% cả nước), Đông Nam Bộ đạt 406,8 nghìn tấn (21,1% cả nước). Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 838,3 nghìn tấn (43,6% cả nước). Về vùng biển khai thác hải sản thì, 75 - 80% sản lượng hải sản được khai thác tập trung ở vùng biển ven bờ hay vùng lộng (độ sâu đến 30 m), số còn lại (20 - 25%) là ở các vùng khơi (độ sâu 30 - 50 m) và các vùng biển tương đối xa bờ. Trong năm có 2 vụ đánh bắt là vụ Nam từ tháng 4 đến tháng 9 (55% sản lượng) và vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (45% sản lượng). Về ngư cụ, việc đánh bắt bằng lưới kéo (kéo cá, kéo tôm, te, xiệp) chiếm 27,55 sản lượng hải sản khai thác; Bằng lưới vó chiếm 27%; Bằng lưới rê 14,5%, lưới vây 10%; Bằng lưới cố định 6,8%; Bằng câu trực tiếp 4,2%. Tuỳ theo từng thời vụ cá, tàu thuyền di chuyển phù hợp với quy luật phân bố các loài cá trên các ngư trường. Như vậy, vừa tránh thiệt hại do gió bão, vừa tạo được khả năng tăng sản lượng đánh bắt. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hoà. Những hạn chế của ngành khai thác thuỷ hải sản của nước ta: Tốc độ khai thác thuỷ hải sản của nước ta trong 10 năm gần đây tăng nhanh. Song phương tiện đánh bắt loại nhỏ hơn 33 sức ngựa chiếm tới 80% nên chỉ khai thác được các loại thuỷ sản nhỏ, còn non ở ven bờ và các cửa sông, mà khả năng khai thác đánh bắt xa bờ cũng còn rất hạn chế. Nước ta có hơn 500.000 người lao động trong ngành ngư nghiệp. Phần lớn được đào tạo theo kiểu cha truyền con nối. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị, kiến thức khoa học nên thường vi phạm các quy định của ngành thuỷ sản, gây thiệt hại đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ hải sản. 3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để đánh bắt thuỷ hải sản, vùng biển nước ta còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ngành nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển như: Có khoảng 1,5 triệu ha diện tích đầm phá, vịnh kín. Nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Đông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha, vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà 20.000 ha… Nghề nuôi trồng hải sản đã có những bước phát triển khá, tăng nhanh cả về diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn và ngọt (sản lượng nuôi trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; Chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm. Đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998. Về giống loài hải sản để nuôi trồng cũng rất phong phú, chủ yếu là các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôn Hùm, cá Nục, cá Hồng, cua, ghẹ, Bào ngư, nghêu, rong biển, trồng rong Sụn, nuôi Sứa đỏ, San hô, Ngọc trai… Từ năm 1986 đến nay, diện tích và sản lượng nuôi trồng hải sản nước lợ, mặn liên tục tăng lên. Các hình thức và chủng loại nuôi trồng cũng trở nên đa dạng hơn (nuôi tôm, cua, cá trong đầm; Trong lồng, bè - đối với một số loại cá đặc sản và tôm Hùm; Nuôi các loại thân mềm như ốc Hương, Vẹm xanh, Tu hài, ngao, v.v...) Phương thức nuôi cũng càng ngày càng hiện đại hơn: Từ quảng canh sang thâm canh và công nghiệp. Do đó, các sản phẩm đạt chất lượng cao hơn và được xuất khẩu rộng rãi hơn thông qua chế biến. Hiện nay, trước tình trạng nguồn lợi sinh vật đang suy kiệt, ngư dân đã chuyển từ khai thác sang nuôi trồng thuỷ hải sản ở biển. Việc nuôi trồng đến nay đã đạt kết quả khá tốt. Năm 2005, người dân ven biển tỉnh Phú Yên đầu tư 13.5000 lồng và tỉnh Khánh Hoà đầu tư 21.000 lồng nuôi tôm Hùm. Tôm Hùm trở thành loại hải sản nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, cải thiện đời sống ngư dân ven biển. Năm 2001, tổng số lồng nuôi trên biển là 23.989 chiếc. Trong đó số lồng nuôi tôm Hùm là 19.912 chiếc, nuôi cá biển là 4.077 chiếc. Năm 2004 tổng số lồng bè nuôi tôm, cá trên biển đã tăng đến 38.965 chiếc lồng. Trong đó số lồng nuôi tôm Hùm là 30.115 lồng, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng nuôi lồng bè nước mặn năm 2001 chỉ đạt 2.635 tấn, năm 2004 đạt hơn 10.000 tấn. Hình 3.18: Nuôi tôm hùm ở hòn Ông (quần đảo Nam Du – Kiên Giang) Nguồn: www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=8289 Hải sản nuôi trên biển có chất lượng và giá trị hàng hoá cao, thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm nuôi biển rộng mở, được khách hàng thế giới ưa thích. Hiện nay, chúng ta đã sản xuất được giống một số loại như cá Gió, cá Song chấm nâu, cá Sủ chấm (Hồng Mỹ), cá Vược, Bào ngư, ốc Hương, cua… và chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cho nhiều địa phương phát triển sản xuất. Tổng giá trị nuôi thuỷ sản biển (chưa kể giá trị thông qua xuất khẩu) ước đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng tương đương 230 - 240 triệu USD. 3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản Công nghiệp chế biến thủy hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và là cầu nối tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có hơn 390 nhà máy chế biến thủy hải sản. Trong đó, hàng trăm nhà máy được công nhận đạt chuẩn và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998. Hiện nay, hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có mặt hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng là Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí thứ 7 trên thế giới. Năm 2008, giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt 4,5 tỉ USD. 3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển 3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí Hình 3.19: Các bể dầu khí lớn trên thềm lục địa của Việt Nam Nguồn: www.thongluan.org/ Ngành khai thác dầu thô và khí thiên nhiên trên biển ở nước ta còn rất trẻ và có tấn dầu đầu tiên vào năm 1986. Đến nay, gần 25 năm ngành công nghiệp dầu khí đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và có giá trị đóng góp cao nhất trong các ngành kinh tế có liên quan đến biển, chiếm tới 64% tổng GDP của toàn ngành. Từ năm 1986 đến nay sản lượng khai thác dầu khí đã không ngừng tăng lên. Năm 1986 đạt sản lượng 0,4 triệu tấn. Đến năm 1994 khai thác được 7 triệu tấn, gấp 182 lần so với năm đầu tiên. Năm 1999 khai thác 15,2 triệu tấn. Sản lượng khai thác dầu trong giai đoạn 1995 - 2006 luôn tăng qua mỗi năm. Đỉnh điểm của sản lượng khai thác dầu là năm 2004, Việt Nam khai thác đạt 20,4 triệu tấn. Nếu so với sản lượng năm 1995, tức là cách đó 10 năm thì sản lượng tăng lên gấp 3 lần. Nếu tính từ năm 1986 - 2005 sản lượng dầu đã khai thác tăng lên đáng kể, khoảng 450 lần (tức hơn 18,76 triệu tấn), đồng thời khí đồng hành thu được là 6,89 tỉ m3. Sản lượng dầu thô hầu như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,44 tỉ USD năm 2005. Tuy nhiên, sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam luôn có sự biến động. Cụ thể năm 2004 sản lượng khai thác dầu thô bình quân là 403.000 thùng /ngày thì đến năm 2005 chỉ còn lại là 370.000 thùng ngày tương đương với sản lượng khai thác dầu thô năm 2004 là 20,4 triệu tấn. Việc giảm sản lượng dầu thô từ năm 2005 - 2007 là do điều kiện địa chất ở các mỏ diễn ra phức tạp, có nhiều biểu hiện bất thường. Và nguyên nhân nữa là do sản lượng khai thác mỏ Bạch Hổ giảm xuống. Không những thế, sự kiện nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất liên tục “Lỗi hẹn” (trước đây dự kiến sẽ vận hành năm 2003, sau đó hoãn đến năm 2005, rồi cuối năm 2007, và mãi đến năm 2009 mới hoàn thành), cũng là nguyên nhân chủ quan khiến sản lượng khai thác dầu giảm. Bảng 3.6: Sản lượng khai thác ở các mỏ (1998 - 2005) (Đơn vị: triệu tấn) Tên mỏ 1998 2000 2002 2005 SL % SL % SL % SL % Bạch Hổ 8,9 85,5 10,2 80,7 11,6 76,2 11,9 74 Rồng 0,5 5,0 0,5 4,0 0,5 3,5 0,6 3,8 Đại Hùng 0,3 3,0 0,3 2,5 0,36 2,4 0,4 2,7 PM3 0,25 2,5 0,29 2,3 0,33 2,2 0,39 2,5 Ruby - - 0,56 4,5 1,05 6,9 1,24 7,88 Rạng Đông - - 0,7 6 1,35 8,8 1,45 9,12 Sư Tử Đen - - - - - - - - Tổng 10,0 100 12,61 100 15,21 100 16,0 100 Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tuy sản lượng khai thác hơn 20 năm qua chủ yếu ở mỏ Bạch Hổ đang giảm dần, thì từ năm 2003, dầu thô ở mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng 70.000 thùng/ngày. Trong vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ được đưa vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 39 công ty dầu khí nước ngoài đến từ 34 Quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ 27 dự án khác nhau với tổng đầu tư hơn 7 tỉ USD. Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong khu vực ASEAN về trữ lượng dầu khí và đứng hàng thứ 3 về sản lượng khai thác hàng năm. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, bên cạnh việc mở rộng thăm dò khai thác trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong nước hiện có 7 mỏ dầu đang được khai thác, và tạo ra 7 loại dầu thô có thông số khác nhau từ các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, Bunga Kekwa/Cái Nước và Sư Tử Đen. Đã phát hiện được hơn 20 vị trí có tích tụ dầu khí. Nhìn chung, cả 7 loại dầu thô này đều thuộc loại chất lượng cao hơn dầu thô chuẩn Brent trên thị trường thế giới. Gần đây, lượng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ dẫn vào Phú Mỹ đã được phục hồi, chuyển bằng ống dẫn khí vào đất liền. Đã tạo điều kiện xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng tua bin khí, sản xuất ga hoá lỏng (LPG) dùng trong gia đình. Năm 2002 đã cung cấp được 460.000 tấn LPG, đáp ứng 75% nhu cầu trong nước. Đầu năm 2002, khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông được kết nối với mỏ Bạch Hổ nâng lượng khí đưa vào bờ lên 6 triệu m3/ngày. Đường ống Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh đã được khởi công với công suất vận hành 2 tỷ m3/năm, cung cấp khí cho nhà máy điện Thủ Đức, Nhơn Trạch, Hiệp Phước. Ở khu vực Tây Nam Bộ, tổ hợp khí - điện - đạm Cà Mau cũng được xây dựng gồm 3 dự án: - Dự án 1: Đường ống dẫn khí từ MP3 nối với Cà Mau, công suất thiết kế 2 tỷ m3 khí/năm. - Dự án 2: Xây dựng nhà máy điện Cà Mau, công suất 720.000 kw. - Dự án 3: Xây dựng nhà máy phân đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn phân đạm/năm. Về chế biến dầu khí, đã có những thành tựu đáng kể là xây dựng nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 741.000 tấn/năm đã cho sản phẩm đầu tiên ngày 4/6/2004. Nhà máy đạm Phú Mỹ góp phần đáng kể trong việc bình ổn thị trường phân bón trong nước. Cuối năm 1998, nhà máy lọc dầu tại Cát Lái của Sài Gòn Pettro bắt đầu sản xuất xăng theo tiêu chuẩn Việt Nam và cung cấp cho thị trường khoảng 400.000 tấn xăng/năm. Đặc biệt năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn thô/năm tương 148.000 thùng/ngày. Nếu tính theo các sản phẩm sản xuất ra thì khí hóa lỏng (LPG) (900 - 1000 tấn/ngày), xăng A90 (2.900 - 5.100 tấn/ngày) và A92 - A95 (2.600 - 2.700 tấn/ngày), dầu Diesel (7.000 - 9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320 - 600 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực (650 - 1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000 - 1.100 tấn/ngày). Theo dự kiến công suất trên sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thu xăng dầu ở Việt Nam. Tóm lại, tuy mới ra đời nhưng ngành dầu khí đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực. Trong những năm qua, giá trị khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên liên tục tăng. Năm 1996 là 15.002,7 tỷ đồng, năm 2000 là 45.401,6 tỷ đồng, năm 2005 đạt 86.379,1 tỷ đồng và năm 2006 là 93.645,7 tỷ đồng. Nhìn một cách tổng quát, kể từ năm 1986 - hết tháng 10/2008, ngành dầu khí đã khai thác trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ m3 khí. Mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo một nguồn vốn chủ sở hữu trên 100.000 tỷ đồng. Công nghiệp dầu khí đã đóng góp một phần đáng kể cho sản phẩm xuất khẩu và tăng GDP cho đất nước. Hình 3.20: Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi Nguồn: vietbao.vn/Kinh-te/Nha-may-loc-dau-Dung-Quat-sap-duoc-khanh-thanh/ Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc thăm dò và khai thác cũng như chế biến. Nhiều sự cố rủi ro xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và các hệ sinh thái ven biển. Đặc biệt nghiêm trọng đó là sự cố tràn dầu ở dọc bờ biển miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 1 năm 2007 đã gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân và sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển Khoáng sản biển Việt Nam nhìn chung cũng rất đa dạng với nhiều loại khoáng sản như sa khoáng ven biển có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa Inmenit, Rutin, Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng, Crôm… Những mỏ đang khai thác là Quảng Xương, Thanh Hoá (trữ lượng Ti: 80.198 tấn, Zn: 2.298 tấn), mỏ Cẩm Hoà (trữ lượng Ti: 2.500.000 tấn, Zn: 85.995 tấn), mỏ Kẻ Ninh (trữ lượng Ti: 443.475 tấn, Zn: 35.126 tấn), mỏ Kẻ Sung (trữ lượng Ti: 3.370.000 tấn, Zn: 100.000 tấn), mỏ Đề Gi (trữ lượng Ti: 1.749.599 tấn, Zn: 78.978 tấn), mỏ Hàm Tân (trữ lượng Ti: 1.300.000 tấn, Zn: 442.198 tấn). Những thống kê cho thấy các mỏ sa khoáng Titan, Ziacon, đất h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN UT.doc
  • docbia.doc
  • docdanhmuchinhbang.doc
Tài liệu liên quan