Luận văn Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG . .6

1.1. Khái niệm, các hình thức và các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo

vệ rừng. 6

1.1.1. Khái niệm , các hình thức . 6

1.1.2. Các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng . 10

1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay . 11

1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ rừng . 12

1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường . 12

1.3.2. Sự tác động kỹ thuật ngành. 12

Tiểu kết Chương 1. 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ

RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG. 14

2.1. Đặc điểm liên quan đến thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà

Bồng . 14

2.1.1 Thực trạng quy định . 14

2.1.2. Thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với cơ cấu

hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng. 32

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở huyện Trà Bồng, tỉnh

Quảng Ngãi . 41

pdf70 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chữa cháy rừng; Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,...); Vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng. Những dịch vụ trên được Nhà nước quy định, hướng dẫn cụ thể. Trường hợp vi phạm xử lý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 157/2013/NĐ- 24 CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. Hiện nay loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng ít dần trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đặc biệt thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. Việc vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật đã gây ra nhiều tác hại về môi trường, đối tựng vi phạm chủ yếu vì lợi ích cá nhân. Nhà nước quy định quản lý và chính sách quản lý. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề được Nhà nước quan tâm nhất hiện nay. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cách phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức. Bác dạy, người cán bộ công chức không có phận sự nào khác ngoài phận sự phục vụ Nhân dân, vì dân mà làm việc. Lề lối làm việc của cán bộ, công chức được Bác nhắc nhở trong nhiều bài viết, lời nói, đặc biệt là trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Trên cơ sở đó pháp luật đã quy định nhiều chuẩn mực, đạo đức của người cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ. Cán bộ, công chức không được: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền 25 hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức... Đối với lĩnh vực quảng lý bảo vệ rừng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định cụ thể: Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật là hành vi giao rừng, thu hồi rừng, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cho phép chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật là hành vi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật là hành vi cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật Hình sự năm 2015. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non. Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Ngày nay việc nuôi gia súc (Trâu, bò, heo...) đã góp phần rất lớn về phát triển kinh tế đất nước nhất là thực hiện các mô hình trang trại của các công ty, hộ gia đình, cá nhân. Để duy trì và phát triển Nhà nước khuyến khích Nhân dân phát triển sản xuất bằng hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất nhiều chương trình, dự án. Tuy nhiên chăn nuôi gia súc không chuồng trại, không quy hoạch vùng chăn nuôi gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như: Phá hoại hoa màu tài 26 sản người khác, gây mất đoàn kết trong dân tác động đến xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chung của cộng đồng và phá hoại tài sản Nhà nước từ các dự án đầu tư trồng rừng. Vì vậy, để làm thay đổi nhận thức này Nhà nước quy định xử lý tại Điều 17 Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong nước và thế gới có rất nhiều cảnh báo loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại hoặc chỉ đơn giản là giống nhập ngoại. Loài ngoại lai là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa đe dọa đa dạng sinh học. Sự bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại của môi trường hệ sinh thái bản địa. Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại. Và bảo đảm không để xảy ra hành vi này được Nhà nước ta quy định, 27 xử lý tại Điều 15 Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. Tài nguyên sinh vật là bao gồm động vật và thực vật, rất nhiều loài đa dạng và phong phú. Trong đó có nhiều loại quý hiếm được Nhà nước quy định (sách đỏ). Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...). Tài nguyên thiên nhiên của nước ta rất đa dạng và phong phú đặc biệt là tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Để bảo vệ các dạng tài nguyên trên Nhà nước có quy định nghiêm cấm khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài 28 nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. Tại khoản 13, điều 12 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Trường hợp vi phạm xử lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoán sả Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật. Giao rừng, cho thuê rừng: Để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Nhà nước tổ chức giao rừng, cho thuê rừng cho các đối tượng là tổ chức, cộng đồng dân cư. Theo điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định dưới năm nghìn hecta thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng. Qua đó, Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định. 29 Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai. Đối với giao rừng sản xuất được quy định như sau: Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý. Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế. Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư. Chính phủ quy định cụ thể việc giao rừng sản xuất. Giao rừng cho Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng. Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương. Các đối tượng được giao thực hiện quản lý và sử dụng theo quy định. Riêng cộng đồng dân cư được quyền và trách nhiệm theo Điều 30 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 30 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đúng thẩm quyền và giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Theo Điều 32 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng: Về chuyển đổi được chuyển đổi quyển sử dụng rừng phòng hộ Nhà nước giao. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hợp pháp từ chủ rừng khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đó; trường hợp nhận chuyển đổi thì chỉ được chuyển đổi cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn. Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước giao và rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng nhưng phải hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư. Được chuyển nhượng rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trên đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng. Được tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao đất hoặc cho thuê. Về cho thuê, cho thuê lại rừng: Được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc Nhà nước cho thuê nhưng thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước 31 giao đất, cho thuê đất, thuê rừng. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn: Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được Nhà nước giao. Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị tăng thêm của rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê do chủ rừng đầu tư. Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nhà nước giao hoặc cho thuê thì chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng, cho thuê rừng. Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được góp vốn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Về thừa kế: Được để thừa kế quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về thừa kế và thừa kế rừng trồng do cá nhân tự đầu tư trên đất được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định của pháp luật về thừa kế. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. Các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước tổ chức xây dựng nhằm phục vụ bảo đảm công việc bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay các công trình được xây dựng chủ yếu các khu vực rừng cần thiết bảo vệ như: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất. Gồm các Công trình: Công trình lâm sinh theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016, là công trình xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, được tạo thành từ việc triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư lâm sinh theo thiết kế, dự toán, gồm: 32 Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp; cải tạo rừng và các hoạt động liên quan khác. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng, theo đó: Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng gồm đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, suối, hồ, đập, kênh, mương, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng. Và các công trình xây dựng các trụ sở quản lý bảo vệ rừng (Trạm bảo vệ rừng)...đây là những công trình cần thiết để phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng tại Khoản 15, Điều 12 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Trường hợp xử lý vi phạm theo Điều 19 Nghị định số Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. Tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng nước ta rất đa dạng và phong phú, đặc biệt các loại động vật và thực vật có giá trị kinh tế rất cao. Do đó, thường xuyên xảy ra các vụ khai thác gỗ và săn bắn các loại động vật hoang dã trái phép. Tại Khoản 16, Điều 12 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Nhà nước nghiêm cấm các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. Trường hợp xử lý vi phạm theo Nghị định số Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Xử lý tùy theo các hành vi xâm hại theo 33 quy định. 2.1.2. Thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng Chính sách pháp luật đối với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng. Tại Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đối với hính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề giảm phá rừng rất cao, khi các hộ dân trong vùng có đủ các yếu tố để ổn định cuộc sống sẻ hạn chế lấn chiếm đất rừng để canh tác. Tuy nhiên, để bảo đảm vấn đề đó thì việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội khác, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng. Trong thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm 34 nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản và Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương có rừng. Pháp luật đối với ba loại rừng. Nhà nước thống nhất phân cấp, quy hoạch và quản lý ba loại rừng. Để góp phần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Bảo vệ và phát triển rừng 35 năm 2004, ngành lâm nghiệp cần phải thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại, xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp. Sau khi ba loại rừng được rà soát, quy hoạch Nhà nước ban hành quy chế quản lý từng loại rừng: Quyết định 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng phòng hộ do Thủ; Quyết định 49/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng sản xuất; Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặt dụng. Đây là cơ sở cho việc tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả. Pháp luật đối với giao đất giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng. Giao đất giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng. Là một trong những hoạt động trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nhằm để đối tượng tham gia được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên việc thực hiện phải đảm bảo theo các quy định. Hiện nay giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Các trường hợp Nhà nước không tổ chức giao, cho thuê những diện tích rừng đang có tranh chấp. Vì diện tích đang tranh chấp tổ chức đầu tư bảo vệ và phát triển không hiệu quả, do đó cần giải quyết triệt để mới tổ chức giao. Bên cạnh đó giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng phải có sự tham gia của người dân địa phương và công bố công khai. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng bảo đảm các điều kiện: Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm 36 quyền phê duyệt, quyết định. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương. Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư. Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp huyện. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy định thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Nghị định 23/2006/NĐ- CP); trách nhiệm giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng quy định tại Điều 30, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP. Trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt theo quy định thì phải có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và quy hoạch ba loại rừng được cấp có thẩm quyền xác lập. Chuyển mục đích sử dụng rừng được Nhà nước quy định các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định sau: Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện phải phù hợp 37 với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển mục đích sử dụng rừng phải theo đúng thẩm quyền và được quy định như sau: Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập, cụ thể: Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng với nhau đối với các khu rừng thuộc quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_bao_ve_rung_tai_huyen_tra_bong.pdf
Tài liệu liên quan