Luận văn Thực trạng cảng cá lạch bạng, tỉnh thanh hóa và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng

LỜI CẢM ƠN.1

LỜI CAM ĐOAN.II

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. VI

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ. VI

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CẢNG CÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG

BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.5

1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản .5

1.1.1. Khái niệm về cảng cá.5

1.1.2. Khái niệm cơ bản về cộng đồng và quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng .9

1.2. Tổng quan về cảng cá và tầm quan trọng của cảng cá về KT-XH-MT và

vấn đề sử dụng cảng cá trên thế giới.12

1.3. Hiện trạng cảng cá và tình hình sử dụng cảng cá ở Việt Nam và khu vực

nghiên cứu.14

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬNVÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU .17

2.1. Địa điểm nghiên cứu .17

2.2. Thời gian nghiên cứu .18

2.3. PhƯơng pháp luận.18

2.3.1. Tiếp cận hệ thống.18

2.3.2. Tiếp cận hệ sinh thái .19

2.3.3. Tiếp cận liên ngành .19

2.3.4. Tiếp cận bảo tồn dựa vào cộng đồng .20

2.4. PhƯơng pháp nghiên cứu .21

2.4.1. Hồi cố tài liệu thứ cấp.21

2.4.2. Điều tra thực địa và tham vấn cộng đồng .21

2.4.3. Phương pháp chuyên gia.22

2.4.4. Sử dụng công cụ SWOT, sơ đồ VENN.22

2.4.5. Xử lý số liệu.22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .23

3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .23

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .23

3.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng .26

pdf26 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng cảng cá lạch bạng, tỉnh thanh hóa và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, ngành thủy sản một số địa phương được xác định vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế địa lý, điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển đề ra. Một trong những yếu tố quan trọng đó là quá trình quản lý và sử dụng bền vững hệ thống cảng cá. Cảng cá Lạch Bạng thuộc huyện Tĩnh Gia là trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển nghề cá trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tại cảng cá Lạch Bạng cũng đang gặp phải những khó khăn chung như: Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập và chồng chéo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN & PTNT) quản lý cảng nhưng việc phê duyệt đơn vị đầu tư vào cảng cá, các khoản lệ phí cho các Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt bằng từ 20- 30 năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định. Nguồn thu chủ yếu của Ban quản lý cảng cá từ phí tàu thuyền ra vào cảng nên doanh thu của cảng cá thấp, không đủ bù chi cho các hoạt động, dẫn đến không có kinh phí để tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình cảng; Dịch vụ hậu cần trong cảng như nhà phân loại hải sản, các cơ sở kinh doanh ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho tàu thuyền thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền khai thác. Cán bộ quản lý cảng hầu hết từ các ngành học khác chủ yếu quản lý cảng bằng kinh nghiệm thực tế, ít kiến thức quản lý, do đó công tác quản lý còn nhiều trở ngại, chưa có tính khoa học; số lượng công nhân viên hạn chế và thường phải kiêm nhiệm công việc. [1] Những năm gần đây mặc dù có rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý thủy sản và chính quyền các cấp song tình hình quản lý và sử dụng cảng cá vẫn chưa có chiều hướng tốt hơn. Lực lượng quản lý và ngân sách nhà nước thì hạn chế ... mà khu vực quản lý và thời gian quản lý thì “mọi nơi, mọi lúc”. Vì vậy, việc tìm kiếm, vận dụng áp dụng cách thức quản lý hợp lý, khả thi, ít tốn kém các nguồn lực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương là một công việc hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, khi thực hiện luận văn thạc sĩ tác giả đã chọn đề tài “ 2 Thựctrạng cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng” để nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung khai thác thực trạng quản lý, sử dụng cảng cá Lạch Bạng - một trong những bất cập lớn đang là trở ngại cho việc phát triển bền vững cảng cá tương xứng với tiềm năng phát triển, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp sử dụng bền vững cảng cá dựa vào cộng đồng. Muốn sử duṇg cảng cá hiêụ quả phải dựa vào cộng đồng vì theo kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hê ̣thống quản lý tâp̣ trung hóa đa ̃tỏ ra không đem laị hiêụ quả trong viêc̣ quản lý nguồn tài nguyên ven biển theo cách bền vững . Do đó rất nhiều côṇg đồng ven biển đa ̃đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiêṃ đối với những vùng ven biển của ho ̣. Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng cũng là quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển đư ợc tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi hỏi và dành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận môṭ cách hơp̣ pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ . [20] 2. Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Bảo vệ và sử dụng bền vững cảng cá dựa vào cộng đồng, góp phần phát triển thủy sản bền vững tại địa phương. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hiểu được hiêṇ trạng quản lý , khai thác và sử dụng cảng cá Lạch Bạng: Tập trung mô tả và đánh giá các vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách trong quản lý, điều hành tàu thuyền ra vào cảng, cơ sở hạ tầng cảng cá, công tác hậu cần nghề cá, dịch vụ cho thuê mặt nước và mặt đất, vấn đề sử dụng cảng cá của cộng đồng, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường cảng cá, an ninh trật tự tại khu vực cảng cá. - Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng cảng cá có tính đến yếu tố cộng đồng của cảng cá Lạch Bạng. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững cảng cá Lạch Bạng nói riêng và giải pháp sử dụng cảng cá dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Cơ sở vật chất, quy mô, phương thức quản lý, đối tượng quản lý, sử dụng và 3 các vấn đề liên quan đến cảng cá Lạch Bạng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi địa lý: Do giới hạn về thời gian thực hiện và nguồn kinh phí nên phạm vi nghiên cứu chỉ chọn một xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nơi có cảng cá Lạch Bạng. 2.3.2. Phạm vi vấn đề: - Đánh giá tổng quan hiện trạng cảng cá Lạch Bạng về các mặt: môi trường tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội;cơ chế - chính sách; điều hành tàu thuyền ra vào cảng; cơ sở hạ tầng cảng cá; công tác hậu cần nghề cá; dịch vụ cho thuê mặt nước và mặt đất; vấn đề sử dụng cảng cá của cộng đồng, doanh nghiệp; công tác bảo vệ môi trường; an ninh trật tự tại khu vực cảng cá, xác định các vấn đề quản lý ưu tiên và một khuôn khổ hành động để quản lý hiệu quả cảng cá Lạch Bạng. - Các giải pháp sử dụng bền vững cảng cá Lạch Bạng dựa vào cộng đồng có tính chất nền tảng cho việc xây dựng chiến lược dài hạn về quản lý nguồn lợi thủy sản tại huyện Tĩnh Gia cũng như khắp cả nước trong thời gian tới. - Đánh giá khả năng nhân rộng cơ chế sử duṇg cảng cá bền vững dựa vào cộng đồng ra các cảng cá tương tự khác ở nước ta. 3. Nội dung nghiên cứu: - Thưc̣ trạng cảng cá Lạch Bạng - Tầm quan trọng của cảng cá Lạch Bạng về KT-XH-MT - Những bất cập trong quản lý và sử dụng cảng cá (pháp luật, chính sách, nhận thức của người dân, của các doanh nghiệp v.v). - Các giải pháp chủ yếu là giải pháp dựa vào cộng đồng (sử dụng công cụ SWOT phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) và Phân tích các bên liên quan lồng ghép vào sơ đồ Venn để thấy mức độ liên nhiều hay ít trên cơ sở đó xác định trách nhiệm và quyền lợi theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích). 4.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp phương pháp luâṇ trong nghiên cứu phân tích thưc̣ traṇg cảng cá ; - Cung cấp phương pháp luâṇ trong nghiên cứu tài nguyên dưạ vào côṇg đôṇg; 4 - Tạo tiền đề cho những nghiên cứu về sau có liên quan tới cảng cá không chỉ ở phạm vi xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa, mà còn có thể nhân rộng ra các tỉnh có điều kiện tương tự, để giải quyết những phức tạp trong bối cảnh khai thác, sử dụng chưa hiệu quả hiện nay. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các thông tin mới nhất về hiêṇ traṇg cảng cá Lac̣h Baṇg , xã Hải Bình; - Nâng cao nhâṇ thức và vai trò của côṇg đồng trong viêc̣ quản lý và sử dụng cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình; - Đưa ra các giải pháp sử dụng bền vững cảng cá dựa vào cộng đồngvừa tiết kiệm kinh phí vừa huy động được nguồn lực từ các cộng đồng ngư dân, phát huy tính chủ động tại cơ sở, cũng như đưa ra những khuyến nghị phù hợp với tính chất và mục tiêu phát triển của huyện Tĩnh Giavà đặc trưng của cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình; - Góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa cũng như bảo vệmôi trường cảng biển tự nhiên thông qua việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng. 3. Kết cấu của luận văn Luận văn“Thực trạng cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng” ngoài phần mở đầu , kết luâṇ, tài liệu tham khảo, phụ lục có những chương chính như sau: - Chương 1: Tổng quan về cảng cá và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng - Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CẢNG CÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cảng cá Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Cảng cá bao gồm có cầu cảng, bến liền bờ cho tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, có chỗ neo đậu cho tàu thuyền sau khi bốc dỡ hoặc tiếp nhận hàng hóa. Phân loại hệ thống cảng cá, bến cá: Hệ thống cảng cá được phân thành ba loại: Cảng cá loại I; cảng cá loại II và bến cá theo các tiêu chí sau đây: Số TT Tiêu chí Cảng cá loại I Cảng cá loại II Bến cá 1 Vị trí xây dựng Cảng cá nằm tại các cửa sông lớn hoặc vịnh biển lớn và gần ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh đến khai thác thủy sản Cảng cá nằm tại các cửa hoặc trên sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven bờ biển hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương Bến cá năm tại các cửa hoặc trên sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven bờ biển, bãi ngang hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương. 2 Chức năng của cảng, bến Cảng cá trung tâm của khu vực, đầu mối tiếp nhận tàu cá quốc tế Cảng cá loại II Bến bốc chuyển sản phẩm thủy sản và một số dịch vụ hậu cần. 3 Tính chất của cảng, bến Mang tính chất đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực và là trung tâm công nghiệp thủy sản Mang tính chất trung chuyển hàng thủy sản và là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Mang tính chất trung chuyển hàng thủy sản. 4 Cơ sở hạ tầng của cảng cá, bến cá Quy mô hoàn chỉnh, khá hiện đại Quy mô vừa Quy mô nhỏ 5 Trang thiết bị của cảng Trang thiết bị, dây truyền xếp dỡ Trang thiết bị được cơ giới hóa Trang thiết bị thô sơ hoặc bốc xếp 6 hàng hóa đồng bộ phụ thuộc vào lượng hàng hóa qua cảng thủ công 6 Vùng hấp dẫn của cảng Nhiều địa phương có chiến lược phát triển kinh tế Nội tỉnh hoặc nội vùng diện tích nhỏ Phục vụ riêng cho các tụ điểm nghề cá 7 Phương thức vận tải đi đến cảng Đầu mối giao thông thuận lợi cho cả đường thủy, đường bộ Tương đối thuận lợi cho giao thông đường bộ, đường thủy Chủ yếu là đường thủy, đường bộ ít thuận lợi. 8 Lượng hàng hóa thủy sản qua cảng thiết kế Lớn hơn hoặc bằng 15.000 T/năm Lớn hơn hoặc bằng 7.000T/năm; Riêng với cảng ở đảo: lớn hơn hoặc bằng 3000T/năm Lớn hơn hoặc bằng 1.500T/năm 9 Loại tầu lớn nhất cập cảng Tàu cá có công suất từ 400CV trở lên Tàu cá có công suất tư 200CV trở lên Tàu cá có công suất từ 90CV trở lên 10 Số lượt tàu về bến Lớn hơn hoặc bằng 120 lượt/ngày >hoặc = 50 lượt chiếc/ngày >hoặc = 10 lượt chiếc/ngày Bảng 1.1. Phân loại hệ thống cảng cá [7] Cảng cá là công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở của một địa phương. Sự ra đời của cảng cá sẽ có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó. Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cảng cá không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở cảng mà còn nhiều lợi ích khác nữa. Sự xuất hiện của cảng cá, trước tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển nhanh, mạnh cả về các mặt đánh bắt, chế biển hải sản, đóng sửa tàu thuyền, cung cấp cho xã hội một lượng thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Số lượng và quy mô tàu cá (công suất máy, kích thước) ngày càng tăng, hoạt động khai thác ngày càng phát triển khai thác xa bờ, hiệu quả đánh bắt ngày càng cao sẽ tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân điạ phương. [3] Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km 2 cho thấy Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển trong đó tài nguyên và nguồn lợi thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là 5.075.143 tấn, hàng năng có thể khai thác 2.147.444 7 tấn. Riêng năng 2014, ngành thủy sản xuất khẩu đạt 7,924 tỷ USD. Thủy sản đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho hàng triệu người dân ven biển và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Nghề cá của Việt Nam chủ yếu là nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ, khai thác ven bờ. Theo thống kê tại các Sở NNPTNT, tính đến 31/3/2015 toàn ngành thủy sản có 113.725 tàu cá, chủ yếu là tàu vỏ gỗ, trong đó có 29.217 tàu khai thác xa bờ. Từ khi có chủ trương của nhà nước cho vay vốn ưu đãi đóng tàu khai thác xa bờ (Nghị định số 7/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ), số lượng tàu có công suất 400CV trở lên tăng nhanh, đang từng bước phát huy hiệu quả, dự kiến số lượng tàu cá đóng thực hiện theo Nghị định số 67 của Chính phủ là 2.284 chiếc. [18] Cùng với việc phát triển đội tàu cá, yêu cầu về phát triển và hoàn thiện các cảng cá, bến cá trong phạm vi cả nước càng trở nên cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu về neo đậu, làm hàng, cung cấp các dịch vụ hậu cần như nước đá, các kho đông lạnh bảo quản các sản phẩm về bờ trước khi chuyển giao tới khách hàng hoặc vào các nhà máy chế biến, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp ngư lưới cụ, cung cấp nhiên liệu v.v... Đây là những công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của ngành khai thác thủy sản. Cảng cá cũng là nơi thống kê số lượng tàu thuyền theo các nghề khai thác, thống kê chủng loại các đối tượng đánh bắt, qua đó có thể điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng đánh bắt một cách hợp lý. Cảng cá cũng là nơi xác nhận xuất xứ các sả n phẩm đánh bắt . Một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa của cảng cá là cung cấp các thông tin về dự báo ngư trường, thời tiết cho cộng đồng ngư dân nắm bắt kip̣ thời các thông tin về tai nạn tàu cá và tham gia vào việc cứu hộ, cứu nạn trên biển. [3] Quá trình hình thành hệ thống cảng cá Việt Nam Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340 m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng (bình quân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu), công tác hậu cần dịch vụ cho tàu thuyền nghề cá không được đảm bảo, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc dỡ và bảo quản, tiêu thụ kịp thời làm giảm chất 8 lượng và giá trị của sản phẩm sản xuất bị đình trệ. [3] Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 06//1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị số 399/TTg ngày 05/8/1993 của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển kinh tế biển, ngày 07/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam tại Quyết định số 428/TTg từ nguồn vốn ODA của ngân hàng phát triển Châu Á ADB để đầu tư xây dựng 10 cảng cá tại các tỉnh trọng điểm về nghề cá, bao gồm: Cát Bà (Hải Phòng); Cửa Hội (Nghệ An); Xuân Phổ (Hà Tĩnh); Sông Gianh (Quảng Bình); Thuận Phước (Đà Nẵng); Phan Thiết (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); Cà Mau (Cà Mau); Tắc Cậu (Kiên Giang); Trần Đề (Sóc Trăng). Một số doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế đã sử dụng nguồn vốn tự có và huy động các nguồn vốn khác để đầu tư vào các cảng cá các hạng mục sản xuất kinh doanh như: Sản xuất nước đá, trạm cấp nhiên liệu, chế biến khô, cửa hàng dịch vụ, xưởng sửa chữa tàu thuyền, xí nghiệp sản xuất nước mắm... Từ 2001 đến nay, bằng các nguồn vốn được huy động từ các chương trình Biển đông – Hải đảo, ngân sách Trung ương và địa phương đã và đang xây dựng, nâng cấp hàng chục cảng cá, bến cá trong đó có 78 cảng cá đã được đưa vào sử dụng khai thác, đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, lượng hàng thủy sản qua cảng đạt 1,6 triệu tấn. Sự hình thành hệ thống cảng cá, bến cá dọc bờ biển và tại các đảo bước đầu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của công tác dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền khai thác hải sản, làm cơ sở để phát triển các trung tâm nghề cá của các tỉnh và khu vực thực hiện quản lý các hoạt động nghề cá như: quản lý tàu thuyền, nguồn lợi, môi trường, vệ sinh thủy sản v.v... Tuy nhiên, các cơ sở hậu cần dịch vụ của cảng cá chưa được đầu tư đồng bộ, có những cảng nguồn cung cấp nước ngọt chưa đủ, có cảng chưa có triền đà hoặc xưởng sửa chữa tàu, mỗi khi tàu bị hư hỏng phải đưa đến các địa phương khác sửa chữa gây bất tiêṇ trong viêc̣ đi laị và tốn kém chi phí. Nhiều cảng chưa có kho bảo quản đông lạnh vì vậy mỗi khi cá về bờ phải vâṇ chuyển sang cấp đông taị kho laṇh cảng khác , điều này đã làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoac̣h trong khai thác thủy sản dâñ đến giảm giá thành sản phẩm. [3] 9 Bên caṇh đó , các cảng chưa tổ chức được chợ đấu giá hải sản, hầu hết giá thành sản phẩm đều do chủ nậu đưa ra , do vâỵ xả ra tình traṇg ép giá, hạ giá làm ngư dân bị thua thiệt. Các dịch vụ vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, khu nghỉ ngơi cho ngư dân trong khu vực cảng chưa được quan tâm, chú ý. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng rất phổ biến do nước thải từ việc rửa cá từ các hoạt động dịch vụ khác trong khu vực cảng, rác từ các tàu cá chưa được xử lý thu gom. Một số cảng có nhà máy xử lý nước thải nhưng công suất không đáp ứng nhu cầu thực tế. [3] 1.1.2.Khái niệm cơ bản về cộng đồng và quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng 1.1.2.1. Khái niệm về cộng đồng Cộng đồng xã hội (dân tộc, triết) Chỉ một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhâṇ tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.[21] Tính đa dạng của cộng đồng Phạm vi của cộng đồng về thực tế rất khác nhau. Trong một số trường hợp nó đa dạng đến mức độ mà khái niệm về cộng đồng hình như không thể áp dụng được. Cơ sở cấu trúc của cộng đồng Theo Gene Bawett (2001) thì 4 chuẩn mực sau đây có thể được vận dụng cho mô hình của một cộng đồng: Địa điểm hay lãnh thổ, quyền lợi hay mối quan tâm, luật tục (hương ước) và bản sắc.[10] Địa điểm sinh tụ và cư trú Khái niệm này được vận dụng cho các đặc điểm không gian của một địa điểm tự nhiên như địa lý, sinh thái, môi trường, cảnh quan. Vùng phân bố của các địa điểm tự nhiên trong đó tất cả các cộng đồng nông thôn sinh sống trong phạm vi 10 toàn thế giới được gọi là quần xã sinh vật (biome) tự nhiên. Địa điểm hay lãnh thổ cũng là một hợp phần quan trọng của bản sắc với ý nghĩa là gắn kết và ràng buộc.  Quyền lợi hay mối quan tâm Thể hiện cơ sở vật chất của các cộng đồng như tài nguyên, nguồn của sức khỏe và các mối quan hệ tài sản nhưng nói chung quyền lợi hay mối quan tâm có liên quan đến tài sản như ruộng đất và tiền bạc. Trong đó quyền sở hữu đóng vai trò quyết định.  Luật tục Liên quan đến xây dựng luật và tiêu chuẩn đạo đức được dựng lên dựa trên tương tác của mọi người và sự sản sinh của những quyền lợi hay mối quan tâm của cộng đồng. Luật tục thể hiện luật dựa trên tiêu chuẩn đạo đức trong đời sống hàng ngày và sự kỳ vọng vào hành vi được gắn liền với những tiến trình tổ chức.  Bản sắc Bản sắc là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng. Bản sắc liên quan đến ý niệm cộng đồng ở trong tâm trí. Trong ý tưởng này thì cộng đồng được xem như con đường hai chiều. Trước hết là cách mà các thành viên cộng đồng tự nhìn mình, đặc biệt là chỗ nào cộng đồng phù hợp với sự phụ thuộc của bản thân họ. Thứ hai là bản sắc tập thể - và cơ quan - kết hợp truyền thống chung với tình cảm. Bản sắc cũng liên quan đến tinh thần tập thể, tình cảm tập thể, những truyền thống và giá trị được chia sẻ, dĩ vãng và ý thức của địa phương. Trong phạm vi cộng đồng, bản sắc tập thể tương đồng với cộng đồng là một thể thống nhất, nó rộng hơn bản sắc trong nội bộ họ hàng rất khác nhau. Bản sắc tập thể có tính chất nổi bật bắt nguồn từ “bộ nhớ” tập thể và những truyền thống và nghi thức được chia sẻ. Điều quan trọng hơn cả là bản sắc tập thể có một thực tế nổi bật khi nó được nối kết một cách có ý thức làm cơ sở cho hành động tập thể.[10] 1.1.2.2. Những nguyên tắc quản lý bảo tồndựa vào cộng đồng Tăng quyền lực (trao quyền) Tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh (quyền lực) thực hiện việc kiểm soát quản lý nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phải phụ thuộc. Việc này thường được thực hiện với những cơ quan của chính phủ. Sự tăng quyền lực cũng có nghĩa là xây dựng nguồn nhân lực và khả năng của cộng đồng để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của họ theo cách bền vững. Với tư cách vừa là người sử 11 dụng, vừa là người quản lý tài nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm. Sự công bằng Nguyên tắc công bằng gắn liền với nguyên tắc tăng quyền lực. Sự công bằng có nghĩa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp đối với những cơ hội. Sự bình đẳng còn là quyền được tham gia đóng góp ý kiến, nêu nên nguyện vọng của mình, lập chính sách cho sự phát triển Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bển vững Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thúc đẩy những kỹ thuật và thực hành không chỉ để phù hợp với những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng mà còn là hợp lý về sinh thái. Do đó những kỹ thuật phải thừa nhận sức chịu đựng và tiếp thụ của nguồn tài nguyên và hệ sinh thái. Sự phát triển bền vững có nghĩa là phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến phúc lợi của thế hệ tương lai. Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận giá trị của tri thức và hiểu biết bản địa. Nó khuyên khích việc chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/bản địa trong những quá trình và hoạt động khác nhau của mình. Sự bình đẳng giới Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận vai trò độc đáo và sự đóng góp của nam và nữ giới trong lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất. Nó thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghĩa vào việc quản lý tài nguyên.[10] 1.1.2.3. Các bước chính của cộng đồng tham gia vào dự án bảo tồn (ISOBEL, 1998) Theo Isobel w. Heathcote, 1998, Cộng đồng góp phần tham gia vào dự án bảo tồn theo các bước sau: 12 Hiểu biết về dự án Đồng thuận về thay đổi Thiết Lập quá trình thay đổi Mô tả đặc trƣng của hệ thống Xác định mục tiêu của cộng đồng Xây dựng phƣơng án thay thế cho thay đổi Tuyển chọn các phƣơng án thay thế thích hợp Ổn định các thay đổi Duy trì và giám sát Hình 1.1 Các bƣớc chính của cộng đồng tham gia vào dự án bảo tồn [10] 1.2. Tổng quan về cảng cá và tầm quan trọng của cảng cá về KT-XH-MT và vấn đề sử dụng cảng cá trên thế giới Từ trước đến nay, việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý và sử dụng bền vững cảng cá đã được nhiều nước có nghề cá phát triển thực hiện. Nhiệm vụ quản lý cảng cá của các nước có nghề cá phát triển được gắn chặt với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền, chống đánh bắt bất hợp pháp, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thuỷ sản: - Nhật Bản: Quản lý cảng cá ở Nhật Bản được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấu giá các sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt thòi của người bán cá và đồng thời tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác. Cảng cá không chỉ là cơ sở cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, và ngoài ra còn đóng một vai trò quan trọng như là một cơ sở cho xã hội làng chài. Các nghiên cứu về cảng cá của Nhật Bản đã giúp 13 chính phủ Nhật đưa ra được những biện pháp quản lý cảng cá phù hợp như: Sở cảng cá có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp đánh bắt cá chuẩn bị kế hoạch cảng, đây cũng là cơ quan phụ trách các chính sách về các cảng cá, chuẩn bị phương tiện cho cảng cá, lập kế hoạch bảo dưỡng thích hợp, quản lý và quảng bá bảo vệ môi trường. [4] - Đức: Cảng cá hoạt động theo hai cơ quan, tất cả các phương tiện, cơ sở vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được điều hành bởi các công ty tư nhân. Vai trò của công ty thương mại tại các cảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003467_1_1652_2002762.pdf
Tài liệu liên quan