Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Những nội dung được đánh giá tốt bao gồm: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học lần

sau (thứ bậc 7), GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS trong lớp (thứ bậc 8), Kỹ năng sử

dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, ) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để HS

nghe, tốc độ vừa phải) (thứ bậc 9), và những nội dung GV tự nhận thấy mức độ thực hiện thấp: Bài

giảng của GV trang bị cho HS tri thức, kỹ năng và thái độ (thứ bậc 15), GV sử dụng nhiều phương

pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau (thứ bậc 16), GV áp dụng nhiều biện pháp để các

nhóm đối tượng HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài (thứ bậc 17)

Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp, tác giả căn cứ vào kết quả đánh giá thứ bậc và kết quả trị

trung bình nhận thấy rằng theo GV không phải các yếu tố được chọn lựa sắp xếp ở thứ bậc sau là ít

được quan tâm vận dụng trong giờ lên lớp so với các nội dung xếp trước đó mà quan trọng là người

GV phải thật sự uyển chuyển trong việc kết hợp lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật lên lớp sao

cho phù hợp với đặc điểm nội dung bài giảng và đặc điểm đối tượng tiếp thu bài giảng. Kết quả về

trung bình cộng không chênh lệch lớn, qua đó có thể nói rằng GV đã rất thận trọng khi cho ý kiến. Để kiểm chứng điều này có phải là thực trạng dạy học hiện nay, tác giả có trao đổi, trò chuyện với một số GV tin cậy, ý kiến thu được có sự tương đồng với ý kiến khảo sát. Vì thế, có thể kết luận rằng: khảo sát trên cho kết quả đáng tin cậy.

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Một số ý kiến của HS cho rằng GV ít quan tâm đến trong tiến trình bài giảng và trong hoạt động giảng dạy nói chung có sự khác biệt lớn về thứ bậc so với GV tự đánh giá. Điều này phản ánh đúng thực trạng đang tồn tại cần khắc phục trong các nhà trường THPT như đã phân tích ở phần trên - Hai ý kiến đánh giá của GV và HS đối với các nội dung về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV đa số đều được đánh giá khá tốt, tuy có chênh lệch về thứ bậc ở một số nội dung nhưng không đáng kể. Điều đó cho thấy GV và HS đánh giá tương đối đúng thực trạng . 2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu. 3,56 0,70 9 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 3,96 0,68 6 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV. 3,30 0,97 10 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau. 3,87 0,56 7 Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học. 4,10 0,61 1 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS. 3,27 0,73 11 GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ. 3,78 0,70 8 Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của HS. 3,97 0,58 5 GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi. 4,05 0,59 2 GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá HS. 4,01 0,62 3 GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. 4,00 0,57 4 Qua kết quả điều tra cho thấy: Theo kết quả khảo sát cho thấy thực trạng về việc thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được đánh giá khá tốt. Những biện pháp tối ưu được GV quan tâm thực hiện trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS như: Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học (thứ bậc 1); GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi (thứ bậc 2); GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá HS (thứ bậc 3); GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy (thứ bậc 4); Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của HS (thứ bậc 5) Cũng từ kết quả trên cho thấy, mức độ đánh giá trên đáng tin cậy. Tuy nhiên, qua thăm dò thực tế, trong số các biện pháp tối ưu theo đánh giá của GV (thứ bậc 1,2,3,4,5) thì biện pháp GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy (thứ bậc 4) chưa được thực hiện đồng bộ. Biện pháp này nếu được quản lý thực hiện tốt chắc chắn sẽ cải tiến được chất lượng dạy học ở địa phương. Biện pháp: GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ (thứ bậc 8) thực tế chưa có sự thay đổi. Hình thức kiểm tra giữa kỳ thường vẫn là bài kiểm tra viết thông thường và kiểm tra tập trung ở một số bộ môn như: Văn, Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ, điểm số này có thể được sử dụng tính vào điểm kiểm tra viết 45 phút. Cách đánh giá kết quả học tập của HS theo lối truyền thống này mang tính định lượng, mặt tốt là kiểm tra được nội dung chương trình HS đã học, mặt trái là chưa đánh giá toàn diện quá trình học tập của HS trong đó có những vấn đề liên quan đến việc đổi mới dạy học như: phát huy tính tích cực của HS; làm việc nhóm; chuẩn bị trước giờ học... Biện pháp Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV (thứ bậc 10 trên 11 biện pháp) cho thấy nhận thức của GV đã được thay đổi theo quan điểm đổi mới tư duy kiểm tra đánh giá. Thực trạng cũng cho thấy các dạng câu hỏi theo kiểu kiểm tra học thuộc đã giảm dần, ngay cả trong các bộ môn khoa học xã hội như sử, địa. Tuy chưa được thực hiện đồng bộ do hạn chế trong nhận thức GV, nhưng nếu các đề thi tập trung do Sở tổ chức; các đề thi thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của Bộ làm tốt điều này thì chắc chắn sẽ thay đổi được nhận thức của GV, khi đó họ sẽ có sự điều chỉnh. GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS (thứ bậc 11) được đánh giá ở mức độ trung bình. Kết quả này rất đáng tin cậy vì thực trạng hiện nay GV rất ít phê nhận xét đối với những thiếu sót trong bài kiểm tra của HS. Qua trò chuyện thăm dò kiến của GV, qua tổng kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đa số GV đều cho rằng chỉ có các môn khoa học xã hội vẫn duy trì tốt còn các môn học khác hầu như không nhận xét hoặc nhận xét chung chung, qua loa. Một nguyên nhân khách quan là một số môn hiện nay theo quy định được kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho nên GV cũng không nhận xét cụ thể đối với những sai sót để HS có thông tin điều chỉnh kiến thức, kỹ năng làm bài, việc nhận xét chỉ ra những thiếu sót của HS là điều cần thiết vì vậy CBQL cũng nên có biện pháp cải tiến thực trạng này. Bảng 2.9. ý kiến của HS về mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu. 3,19 0,92 7 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 3,48 1,03 3 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra. 3,19 1,06 8 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau. 3,65 0,99 2 Đề thi, kiểm tra bám sát nội dung môn học. 3,71 1,06 1 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS. 3,29 1,19 5 GV sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra. 3,42 1,09 4 Điểm số phản ánh chính xác trình độ học tập của HS. 3,25 1,14 6 Tất cả các môn thi đều có công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi. 3,19 1,31 9 Kết quả điều tra cho thấy: Đề thi, kiểm tra bám sát nội dung môn học (thứ bậc 1); GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau (thứ bậc 2); GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố (thứ bậc 3); GV sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra.(thứ bậc 4); GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS (thứ bậc 5); Điểm số phản ánh chính xác trình độ học tập của HS (thứ bậc 6); GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu (thứ bậc 7); Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra (thứ bậc 8); Tất cả các môn thi đều có công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi( thứ bậc 9).  Nhận xét ý kiến đánh giá của HS với ý kiến đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Theo kết quả này, ý kiến của HS có sự tương đồng với ý kiến tự đánh giá của GV ở các nội dung: Đề thi bám sát nội dung kiểm tra môn học (thứ bậc 1); GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu (thứ bậc 7); Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra (thứ bậc 8); Với kết quả này cho thấy điểm đáng chú ý là: GV cần phải quan tâm đến việc cung cấp thông tin về hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá để qua đó HS có thể định hướng đúng phương pháp học tập, kỹ năng kiểm tra trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy các nội dung: GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau (thứ bậc 2); Tất cả các môn thi đều có công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi (thứ bậc 9) là những nội dung mà HS nhận xét có sự khác biệt lớn so với nhận xét của GV. Tuy nhiên xét về trung bình cộng không có sự thay đổi lớn. Theo ý kiến đánh giá của HS, các em cho rằng GV chưa công bố đáp án kèm thang điểm sau khi kiểm tra. Qua tìm hiểu tại các trường THPT, một số GV thường không công bố đáp án, biểu điểm sau kiểm tra, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Thực trạng này cần phải được cải tiến. Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL đánh giá kết quả học tập của HS so với yêu cầu của mục tiêu. Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Môn học Môn toán 3,30 0,46 1 Các môn khoa học tự nhiên 3,20 0, 48 2 Các môn khoa học xã hội 2,76 0, 43 3 Ngoại ngữ 2,50 0, 73 4 Thái độ học tập Tích cực 3,10 0, 66 1 Chủ động 2,90 0, 80 2 Sáng tạo 2,40 1,27 3 Kết quả điều tra cho thấy kết quả về môn học được đánh giá theo thứ bậc từ cao trở xuống: Toán, Các môn khoa học tự nhiên, Các môn khoa học xã hội và cuối cùng là Ngoại ngữ; còn về thái độ học tập thì theo các thứ bậc: tích cực, chủ động và sáng tạo. Kết quả này phản ánh thực tế tại các trường. Nói cách khác, qua ý kiến đánh giá, các CBQL trả lời có tinh thần trách nhiệm hoặc cách trả lời thang đo có độ ứng nghiệm cao. Điều đáng chú ý ở đây là đánh giá kết quả học tập của HS chỉ ở mức trung bình. Trong đó các môn khoa học tự nhiên được đánh giá ở mức gần khá, còn các môn còn lại được đánh giá trung bình, điều này phù hợp với thực tế và nhận thức của HS. Các em HS ở bậc học THPT luôn quan tâm và dành nhiều thời gian cho các môn học này vì đây là các môn học thuộc khối A mà các em đã chọn lựa để thi vào đại học. Còn các môn khoa học xã hội đa số các em ít ham học, hay nói cách khác đa số các em không đầu tư vì các môn này có ít ngành nghề và có lợi ích kinh tế thấp hơn so với các ngành nghề khoa học tự nhiên. Mặt khác, để hấp dẫn, lôi cuốn HS học tập tốt các môn khoa học xã hội, chúng ta cần phải chú ý đến chương trình học, PPDH, nội dung KTĐG... Về thái độ học tập: Tính chủ động và sáng tạo của HS được CBQL đánh giá trung bình là rất phù hợp với đa số HS. Đa số các em dựa vào các thầy cô giáo, chưa tích cực tự giác, chủ động học tập, đặc biệt ít HS có tính sáng tạo trong học tập. Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá của CBQL về Hoạt động giảng dạy của GV 1. Chuẩn bị giảng dạy: TB ĐLTC Thứ bậc -Xây dựng kế hoạch giảng dạy 3,96 0,88 1 -Thiết kế giáo án 3,93 0,78 2 -Chuẩn bị phương tiện dạy học 3,50 0,90 3 2.Chất lượng giờ lên lớp: -Đáp ứng yêu cầu mục tiêu dạy học 3,50 1,10 2 -Thực hiện chương trình 3,70 0,83 1 -Đổi mới phương pháp 3,33 0,84 3 -Sử dụng phương tiện dạy học 3,03 0,71 6 -Ứng dụng công nghệ thông tin 3,03 1,15 7 -Kiểm tra, đánh giá 2,90 1,53 8 -Phát huy tính tích cực học tập của HS 3,23 0,77 4 -Phát huy tính chủ động học tập của HS 3,23 0,85 5 -Phát huy khả năng sáng tạo học tập của HS 2,83 1,05 9 3. Sinh hoạt chuyên môn, tự học: Dự giờ 3,73 0, 82 1 Thao giảng 3,73 0, 78 2 Hợp tác nhóm 3,43 0, 85 3 Tự học 3,13 0, 77 5 Trao đổi với đồng nghiệp 3,36 0, 55 4 Nhận xét, góp ý giờ dạy 2,90 1,80 6 Qua kết quả điều tra cho thấy:  Về chuẩn bị giảng dạy: Các nội dung đều được đánh giá khá trong đó: Xây dựng kế hoạch giảng dạy (3,.96); Thiết kế giáo án (3,93) và Chuẩn bị phương tiện dạy học (3,50). Theo nhận xét của CBQL, GV có sự chuẩn bị giảng dạy tốt ở các khâu xây dựng kế hoạch và thiết kế giáo án. Tuy nhiên, đối với khâu chuẩn bị phương tiện dạy học chưa được quan tâm đúng mức  Về chất lượng giờ lên lớp: - Được đánh giá khá: Thực hiện chương trình (3,70); Đáp ứng yêu cầu mục tiêu dạy học (3,50) - Được đánh giá mức độ trung bình: Đổi mới phương pháp; Sử dụng phương tiện dạy học;ứng dụng CNTT; Kiểm tra, đánh giá; Phát huy tính tích cực học tập của HS; Phát huy tính chủ động học tập của HS; Phát huy khả năng sáng tạo học tập của HS. Ý kiến đánh giá của CBQL cho thấy chất lượng giờ lên lớp của GV còn rất nhiều hạn chế, trong đó các vấn đề yếu kém nhất vẫn là năng lực phát huy tính sáng tạo của HS; các hoạt động: ĐMPP; Sử dụng phương tiện dạy học; ứng dụng CNTT; Kiểm tra, đánh giá chưa được GV tập trung thực hiện tốt. Ý kiến đánh giá này cũng có sự tương đồng với ý kiến đánh giá của GV và HS.  Về sinh hoạt chuyên môn, tự học: - Được đánh giá mức độ khá: Dự giờ (3,73); Thao giảng (3,73) - Được đánh giá mức độ trung bình:Hợp tác nhóm; Tự học; Trao đổi với đồng nghiệp và Nhận xét, góp ý giờ dạy. Kết quả này cho thấy, công tác sinh hoạt chuyên môn, tự học tại các trường còn rất nhiều điểm yếu và mang tính cá nhân, GV chưa có cái nhìn tích cực trong hợp tác và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp; hoặc trong nhận xét và góp ý giờ dạy cho đồng nghiệp, người góp ý chưa thật sự thẳn thắng, người được góp ý vẫn thường bảo thủ, tự ái, thiếu hợp tác, lắng nghe nhận xét để điều chỉnh những khiếm khuyết của cá nhân. Tóm lại, ý kiến nhận xét của CBQL về hoạt động giảng dạy của GV đã chỉ ra những điểm mạnh, cũng như những tồn tại nhất định. So sánh với ý kiến đánh giá của GV và HS không có sự khác biệt lớn. Tác giả tổng hợp ý kiến của cả ba đối tượng khảo sát cho thấy hoạt động giảng dạy của các trường THPT trên địa bàn TP. Vũng Tàu bên cạnh những mặt tích cực đã thực thi tốt còn nhiều những tồn tại cần được chấn chỉnh, cải tiến. Bảng 2.12. Các mặt đánh giá của GV Nội dung TBĐH ĐLTC Thứ bậc Thiết kế bài giảng 3,92 0,28 2 Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp 4,07 0,33 1 Phương pháp và kỹ thuật lên lớp 3,86 0,36 3 Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học 3,25 0,33 4 Kết quả thống kê cho thấy các biện pháp giảng dạy được tính theo TBĐH cho kết đánh giá mức độ thực hiện lần lượt từ cao xuống thấp. Cụ thể: Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp; Thiết kế bài giảng; Phương pháp và kỹ thuật lên lớp; Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học. Kết quả này cho thấy: Lịch trình và khả năng quản lý lớp được quan tâm thực hiện tốt, việc quản lý lớp tốt trong giờ lên lớp sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng giờ lên lớp. Khâu thiết kế bài giảng tuy có TBĐH thấp hơn (3,92) song kết quả đánh giá này ở mức độ khá do đó cũng thể hiện sự quan tâm không nhỏ của GV đối với hoạt động giảng dạy; Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học có trị trung bình thấp nhất và xếp thứ bậc cuối cùng và theo mức đánh giá biện pháp này được đánh giá ở mức độ trung bình. Như vậy, so sánh với các biện pháp trên cùng bảng 2.11 có thể kết luận biện pháp này ít được GV quan tâm thực hiện hơn. Để có đánh giá chính xác, tác giả dùng phương pháp chuyên gia phỏng vấn một số đối tượng GV đáng tin cậy, kết quả đã khẳng định mức độ đánh giá trên đúng với thực trạng. Đây cũng chính là cơ sở xác lập biện pháp cải tiến thực trạng. Bảng 2.12. Các mặt đánh giá của GV theo giới tính  Khi kiểm nghiệm F được dùng và 2 cột trị số F và P có trong bảng: - Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó; - Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó. Kết quả thống kê cho thấy: Nhìn vào cột P không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Nhóm nam và nhóm nữ vừa có cùng quan điểm vừa có sự khác biệt trong đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp giảng dạy. Cụ thể như sau: - Nam đánh giá cao hơn nữ: Thiết kế bài giảng; Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp. Nội dung Nam Nữ F P TBĐH ĐLTC TBĐH ĐLTC Thiết kế bài giảng 3,95 0,26 3,89 0,29 1,58 0,21 Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp 4,09 0,30 4,05 0,35 0,59 0,44 Phương pháp và kỹ thuật lên lớp 3,86 0,35 3,86 0,37 0,00 0,99 Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học 3,21 0,30 3,28 0,35 1,74 0,18 - Nữ đánh giá cao hơn nam: Áp dung tri thức và phương pháp; Kỹ năng vào giờ học - Nam đánh giá như nữ: Phương pháp và kỹ thuật lên lớp Bảng 2.13. Các mặt đánh giá của GV theo thâm niên công tác Các mặt đánh giá của giáo viên dưới 5 năm từ 6 đến 15 năm từ 16 đến 25 năm 25 năm trở lên F P TB ĐH ĐL TC TB ĐH ĐL TC TB ĐH ĐL TC TB ĐH ĐL TC Thiết kế bài giảng 3,93 0,25 3,89 0,30 4,00 0,17 3,92 0,36 0,93 0,42 Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp 4,06 0,26 4,08 0,33 4,15 0,26 4,02 0,46 0,65 0,57 Phương pháp và kỹ thuật lên lớp 3,90 0,23 3,83 0,36 3,94 0,26 3,80 0,57 0,87 0,45 Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học 3,29 0,32 3,22 0,30 3,20 0,34 3,33 0,45 1,00 0,39 Kết quả thống kê cho thấy: Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trên cột P; Các nhóm GV có thâm niên công tác khác nhau đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp giảng dạy khác nhau cụ thể như sau: - Thiết kế bài giảng: Nhóm GV có thâm niên công tác từ 16 đến 25 đánh giá cao nhất, tiếp theo là nhóm GV công tác dưới 5 năm, tiếp theo là nhóm GV công tác từ 25 năm trở lên và cuối cùng là nhóm GV công tác từ 6 đến 15 năm. - Giảng dạy theo lịch trình và khả năng quản lý lớp: Nhóm GV có thâm niên công tác từ 16 đến 25 đánh giá cao nhất, tiếp theo là nhóm GV công tác từ 16 đến 15 năm, tiếp theo là nhóm GV công tác dưới 5 năm và cuối cùng là nhóm GV công tác từ 25 năm trở lên. - Phương pháp và kỹ thuật lên lớp: Nhóm GV có thâm niên công tác từ 16 đến 25 đánh giá cao nhất, tiếp theo là nhóm GV công tác dưới 5 năm, tiếp theo là nhóm GV công tác từ 6 đến 15 năm trở lên, cuối cùng là nhóm GV công tác trên 25 năm. - Áp dung tri thức và phương pháp, kỹ năng vào giờ học: Nhóm GV có thâm niên công tác trên 25 đánh giá cao nhất, tiếp theo là nhóm GV công tác dưới 5 năm, tiếp theo là nhóm GV công tác từ 6 đến 15 năm trở lên và cuối cùng là nhóm GV công tác từ 15 đến 25 năm. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP.Vũng Tàu 2.4.1. Thực trạng công tác tổ chức, quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL về việc tổ chức thực hiện công việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững: - Mục tiêu, 2,73 1,74 1 -Kế hoạch, 2,43 2,02 2 -Chương trình dạy học. 1,33 1,91 3 CBQL đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và GV: -Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học 3,70 1,29 1 -Kiểm tra, 1,40 1,79 2 -Phê duyệt. 0,96 1,51 3 CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào: -Trình độ đào tạo 3,46 1,10 2 -Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 3,50 1,10 1 -Nguyện vọng của GV 2,03 1,90 3 -Điều kiện cụ thể của GV 1,40 1,88 4 -Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn; nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV 1,16 1,82 5 CBQL phân công khối lượng giờ giảng cho từng GV: -Không vượt tiêu chuẩn qui định, 3,72 0,52 3 -Đảm bảo tính vừa sức. 1,20 1,86 4 CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy. 4,03 0, 18 1 CBQL kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị 3,96 0, 80 2 Kết quả điều tra cho thấy:  Về CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững: - Được đánh giá mức độ trung bình: Mục tiêu và Kế hoạch, - Được đánh giá mức độ kém: Chương trình dạy học. Theo đánh giá trên cho thấy việc hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu kế hoạch và chương trình dạy học chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Điều này cũng đúng với tình hình thực tế. Đặc biệt là chương trình dạy học. Mỗi CBQL chỉ có thể nắm vững duy nhất chuyên môn của mình tuy nhiên họ phải điều hành, chỉ đạo GV thực hiện chương trình cho tất cả các môn học. Phần lớn việc triển khai cho GV được thông qua các tổ trưởng chuyên môn. Mặc khác hiện nay giáo trình của ta cũng có nhiều điều bất cập giữa người triển khai và người thực hiện ở rất nhiều vấn đề, vì thế CBQL cũng có khó khăn trong việc triển khai đến GV. Đây chính là thực trạng yếu kém trong cách quản lý. Tuy nhiên, để khắc phục điều này phải có sự chỉ đạo chung từ phía Bộ GD&ĐT thông qua sự phản hồi của đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy.  Về CBQL đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và GV: - Được đánh giá mức độ khá: Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học. - Được đánh giá mức độ kém: Kiểm tra, Phê duyệt. Qua đánh giá trên cho thấy CBQL đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch. Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng và là một trong những kỹ năng quản lý không thể thiếu được cùa CBQL. Việc yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch giảng dạy vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lý điều hành công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số CBQL rất ít quan tâm việc kiểm tra, phê duyệt việc lập kế hoạch giảng dạy của GV.  Về CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào: - Được đánh giá mức độ khá: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ - Được đánh giá mức độ trung bình: Trình độ đào tạo - Được đánh giá mức độ kém: Nguyện vọng của GV, Điều kiện cụ thể của GV, Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn; nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV. Kết quả đánh giá trên cho thấy khi phân công chuyên môn, CBQL rất quan tâm đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn các yếu tố khác ở mức độ thấp hơn. Đánh giá này rất đúng với thực trạng. Có thể nói năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là thước đo chuẩn nhất để CBQL dựa vào đó phân công giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên trong phân công giảng dạy nếu CBQL biết kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV trong một số trường hợp có thể thì việc làm này sẽ động viên được GV giảng dạy tốt. Nhưng thực tế cho thấy, ở không ít đơn vị, CBQL chưa quan tâm đến điều này và cũng không ít CBQL khi phân công chuyên môn lại không đặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng đầu đối với một vài đối tượng nào đó do cả nể hay vì một lý do nào khác điều này ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của HS.  Về CBQL phân công khối lượng giờ giảng cho từng GV - Được đánh giá mức độ khá: CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy, Không vượt tiêu chuẩn qui định, CBQL kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị. Kết quả đánh giá trên cho thấy CBQL luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong phân công cũng như giám sát kế hoạch giảng dạy của GV. Trong phân công có căn cứ vào chuẩn quy định số tiết giảng dạy đối với GV. - Được đánh giá mức độ kém: Đảm bảo tính vừa sức. Kết quả đánh giá này có thể nói là chưa đảm bảo độ chính xác. Vì khi phân công chuyên môn, bất kỳ CBQL nào cũng phải dựa vào chuẩn quy định về số tiết giảng dạy và đây cũng là yếu tố đảm bảo tính vùa sức. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng khi phân công do mặt bằng về trình độ, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV không đồng đều. Do đó đôi khi sẽ có tình trạng CBQL phải phân công cho GV có khả năng tốt đảm nhiệm nhiều tiết hơn, thậm chí vượt quá giờ quy định. Thực trạng này khá phổ biến và hầu như diễn ra ở hầu hết các trường hiện nay. 2.4.2. Tổ chức-quản lý thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL về việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc CBQL lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV. 3,30 0, 53 2 CBQL tổ chức sinh hoạt học thuật cho GV. 3,23 0, 50 3 CBQL tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. 3,50 0, 90 1 CBQL tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV. 3,23 0, 81 3 CBQL tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho GV: - Xây dựng giáo trình điện tử 0,83 1,34 5 - Ứng dụng công nghệ thông tin 3,06 1,31 1 - Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy 1,10 1,60 4 CBQL tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho GV 2,40 0,96 3 CBQL kiểm tra và xử lýkịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ 3,06 1,25 1 Kết quả điều tra cho thấy: Nhận thức của các CBQL về tổ chức thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV cũng rất rạch ròi, CBQL đã mạnh dạng chỉ ra những điểm mạnh và những khiếm khuyết trong công tác tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho GV. - Được đánh giá khá: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV - Được đánh giá ở mức TB khá: Lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV; Tổ chức sinh hoạt học thuật cho GV; Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, Sử dụng phương pháp dạy học cho GV; Ứng dụng CNTT - Được đánh giá kém: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho GV; Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy; Xây dựng giáo trình điện tử. 2.4.3. Tổ chức, quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL về việc tổ chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc CBQL phổ biến cho GV các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp 4,13 0,89 1 CBQL phổ biến cho GV các qui định sử dụng: - giáo trình chính, 2,83 1,89 3 -tài liệu giảng dạy, 2,00 2,03 4 -tài liệu tham khảo đối với từng môn học. 1,20 1,86 5 CBQL có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu do GV tự biên soạn trong công tác chuyên môn. 3,60 1,10 2 CBQL quán triệt đến từng GV: - nội dung chương trình môn học, 3,56 1,45 1 - đề cương chi tiết môn học. 1,36 1,97 4 CBQL tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng dạy một môn học 3,16 1,14 2 CBQL yêu cầu GV tìm hiểu HS để chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng. 3,03 0,99 3 CBQL tổ chức cho GV trao đổi về: - phương pháp giảng dạy, 2,70 1,44 4 - kỹ năng sử dụng các thiết bị mới. 0,90 1,49 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD096.pdf