Luận văn Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre

LỜI CẢM ƠN0 T. 3

0 TMỤC LỤC0 T . 4

0 TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT0 T. 6

0 TMỞ ĐẦU0 T. 7

0 T1. Lí do chọn đề tài0 T. 7

0 T2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 0 T. 7

0 T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0 T. 8

0 T4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu0 T. 10

0 T5. Cấu trúc của luận văn0 T . 13

0 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO

ĐỘNG0 T . 14

0 T1.1. Nguồn lao động0 T . 14

0 T1.1.1. Các khái niệm0 T. 14

0 T1.1.2. Vai trò của lao động0 T . 19

0 T1.1.3. Cơ cấu lao động và xu hướng thay đổi cơ cấu lao động0 T. 19

0 T1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phát triển và phân bố nguồn lao động0 T . 22

0 T1.2. Sử dụng lao động0 T . 28

0 T1.2.1. Các loại hình sử dụng lao động0 T. 28

0 T1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động0 T . 33

pdf121 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã xác nhận rằng đất đai Bến Tre mang sắc thái đặc thù tiêu biểu cho toàn bộ quá trình hình thành đồng bằng này. Ngược về quá khứ trên 2.000 năm trước, khi biển bắt đầu lùi dần và toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi, thì trên mỗi chặng đường rút lui của biển, những dải giồng cát bắt đầu hình thành. Riêng tại Bến Tre có gần 20 dải giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường lấn biển của vùng cửa sông. Với chiều cao từ 3 đến 5m, các giồng cát ở Bến Tre đã tạo thành dạng địa mạo rất đặc trưng của vùng cửa sông Cửu Long ngày nay. Giữa các dải giồng cát là những trũng giữa giồng, hay phẳng giữa giồng với chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Chính đặc điểm này đã quyết định một số khu vực đất phèn ở Ba Tri, Bình Đại. Những tên gọi "Cù lao Minh", "Cù lao Bảo" ngày xưa của Bến Tre minh chứng rằng trước đây Bến Tre vốn là những cù lao hình thành riêng lẻ do sự lắng đọng phù sa ở cửa sông Tiền, dần dần những nhánh sông chia cắt giữa các cù lao cũng bị lấp nghẽn bởi lượng phù sa ngày càng lớn và các cù lao chắp lại với nhau, tạo nên Bến Tre ngày nay. Bến Tre là tỉnh có tiềm năng dồi dào về đất đai (trên 66% diện tích thuộc loại thuận lợi, hoặc ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính. Các loại đất có nhiều hạn chế đối với một số cây trồng như lúa, dừa, cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm 19% diện tích, trong đó số diện tích có hạn chế quan trọng thật sự chỉ khoảng 10%. Trên quan điểm xây dựng một cơ cấu nông nghiệp toàn diện, Bến Tre có tiềm năng đất đai đa dạng và phong phú, để phát triển sản xuất theo mô hình nông – lâm – ngư nghiệp đồng bộ và hợp lí, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù đất đai ở Bến Tre còn có độ phì tiềm tàng đáng kể, nhưng mức độ sử dụng cho cây trồng còn hạn chế bởi tỉ lệ chất đối kháng khá cao trong đất trồng. Loại bỏ các yếu tố đối kháng này bằng các biện pháp canh tác hợp lí, sẽ làm tăng đáng kể chất lượng và năng suất các loại cây trồng . Ở khía cạnh đơn thuần đất đai, những đánh giá về số lượng và chất lượng đất đôi khi chưa phản ánh hết tác động của đất lên cây trồng (năng suất, tình trạng sinh trưởng). Tuy nhiên, những kết quả điều tra ở Bến Tre cho thấy trong 10 năm qua các biện pháp canh tác không hợp lí đã dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa không tránh khỏi. Một số khu vực, năng suất hoặc giảm sút, hoặc không tăng lên được, mặc dù đã tăng cường lượng phân bón trong mỗi vụ. Ở những khu vực đất bị nhiễm mặn, chỉ gieo trồng một vụ lúa vào mùa mưa và bỏ hoá mùa khô, không có thảm thực vật che phủ. Nhiều nơi ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, rừng ven biển bị khai hoang để trồng lúa, đất mất thảm thực vật che phủ càng bốc mặn nghiêm trọng trong mùa khô, mất kết cấu, nứt nẻ và chuyển biến theo chiều hướng xấu. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc khai thác, sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi dưỡng và cải tạo đất bằng nhiều biện pháp tổng hợp để vừa có hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên. 2.2.2.5. Sinh vật * Thực vật: 2TX2Tưa kia, trước khi con người đến định cư, Bến Tre là một vùng hoang vu bao phủ bởi rừng dày, rậm xen lẫn các trảng lau, sậy hoặc đầm lầy cỏ lác, sen súng v.v... Khởi đầu, những cư dân đến định cư thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Họ bắt đầu chặt cây phá rừng ở xung quanh để xây dựng nhà cửa, lập vườn và lấy đất canh tác, biến rừng thành các thôn xóm, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lúa, rau màu, song song với việc đánh bắt tôm cá, săn bắt thú hoang dại để phục vụ cho nhu cầu sinh sống. Số người đến định cư ngày càng đông, đồng thời với sự gia tăng dân số, thì diện tích rừng ngày càng thu hẹp và ngay cả những khu rừng ngập mặn cũng không thoát khỏi sự đốn phá để khai thác củi gỗ, thiết lập vuông tôm. Đó là chưa kể đến bom đạn và chất độc hoá học trong chiến tranh cũng đã tàn phá một diện tích rộng lớn rừng ngập mặn và vườn cây trong tỉnh. Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm thay đổi được thảm thực vật nguyên thủy một cách sâu đậm. Thay vào đó là những cảnh quan nhân tạo, mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa sạch. Ngày nay, khảo sát thực vật tự nhiên còn sót lại trong tỉnh, ta thấy dấu vết của các quần thể thực vật sau đây: - Quần thể thực vật vùng bưng trũng là phần đất nằm xa sông rạch hoặc xen kẽ giữa các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hoặc thủy triều chiếm một diện tích khá rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Thảm thực vật nguyên thủy khi xưa là khu rừng úng nước với ba kiểu rõ rệt tùy thuộc đặc điểm môi trường: Rừng lá là nơi trũng thấp nước mặn lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê rửa mặn, biến thành những ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa; Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích đã bị khai phá để canh tác lúa, hoặc bị thay thế bởi cỏ năn như trường hợp gặp ở khu vực Đồng Gò của huyện Giồng Trôm; Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hoặc phèn, với cấu trúc gồm nhiều loài thảo mộc như cà na, chiếc, gừa, săn máu, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai v.v... - Quần thể thực vật ven sông, rạch: Bến Tre có một hệ thống sông rạch chằng chịt mang nước ngọt từ trên thượng nguồn ra biển đồng thời lại chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên các quần thể thực vật ven sông rạch thể hiện rõ nét ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng mặn, vùng lợ và vùng ngọt. Ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của triều và gió chướng, nước mặn đã lấn sâu vào trong nội địa và nước sông rạch thường xuyên bị nhiễm mặn. Nơi các đoạn sông rạch nhỏ ven biển và đoạn sông sắp "chết" như sông Ba Lai, quần thể thực vật ven sông là các đai rừng ngập mặn với các loài mắm trắng, đưng chiếm ưu thế. Ở các bãi lầy ven sông thường mọc những loài cỏ chịu mặn như cỏ san sát, lác nước, cỏ lông tượng, cỏ lông công biển. Ở trên đất cao thì có lứt, rau sam biển, ngọc nữ không gai, chùm lé... Riêng các nhánh sông lớn như sông Mỹ Tho, nhờ lưu lượng nước ngọt nhiều của sông Tiền làm giảm độ mặn, ta gặp các quần thể bần chua, dừa nước v.v... Khi đi ngược dòng sông lên đến khu vực không còn chịu ảnh hưởng của nước lợ như ở Chợ Lách xuất hiện các loài thực vật chỉ thuộc môi trường nước ngọt quanh năm với các loài cây thân gỗ như cà na, chiếc, gáo, trâm bầu, bằng lăng nước v.v... xen lẫn với một số cỏ và cây bụi ở bên dưới như lau sậy, dây lùng, chuối nước, nghễ, lục bình, môn nước v.v... - Quần thể thực vật trên giồng cát: Bến Tre đặc biệt có một hệ thống giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, dấu vết của các đồi cát ven biển khi xưa được bao phủ bởi các khu rừng dày nằm ở bên trong rừng ngập mặn với cây thân gỗ có khi cao đến 20 m, thuộc các họ sao dầu, họ trôm xen lẫn một số cây có vết tích của rừng ngập mặn còn sót lại ở chân giồng như các loại tra, tra lâm vồ, cui, mù u, nhàu, mướp xác. - Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển: Đây là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều lên xuống ngày hai lần, đất bùn lầy lội, mặn nhiều nên chỉ có rừng ngập mặn phát triển. Đây là kiểu rừng cây thân gỗ thấp, chiều cao khoảng 8 – 15m với một tầng cây độc nhất chiếm ưu thế gồm các loài mắm trắng, bần đắng trên đất bùn nhão, đước, đưng, vẹt, tách, dà, sú mọc hỗn giao trên đất bùn chặt ở vị trí cao hơn nên thời gian ngập triều cũng ngắn hơn. Ngoài ra, còn cây chà là, mắm lưỡi đồng mọc trên đất cao, ít khi bị ngập nước. 2.2.2.6. Khoáng sản Bến Tre không có thế mạnh về khoáng sản như An Giang hoặc Kiên Giang. Qui luật phân bố khoáng sản ở Bến Tre có thể tóm tắt như sau: Không có nhiều loại khoáng sản khác nhau, chỉ có một số khoáng sản nhất định nào đó mà thôi. Nếu có loại nào, thì khoáng sản đó thường là dồi dào và khá tinh ròng. Khoáng sản luôn luôn nằm ở dạng bở rời, mà dạng bở rời là dạng kinh tế hơn hết của khoáng sản.Theo khảo sát Bến Tre có các loại khoáng sản sau đây: * Chất vôi, ở dạng đá, bột hoặc tương đương. Mấy mỏ hàu nhỏ ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú đều có chất lượng cao, nhưng trữ lượng không đáng kể. * Than bùn, ở dạng khai thác có lợi. Trầm tích phong phú của bờ biển Đông do sông Tiền đưa ra, đã hạ thấp tỉ lệ than bùn sét nhiều đến mức độ than bùn trở thành đất thấp rất khó sử dụng. * Sạn sỏi thô hạt ở lòng sông mới, vì Bến Tre nằm ở vị trí sát biển quá xa nguồn. * Dạng khoáng sản sẵn có, với mức độ kinh tế chấp nhận được, là cát dùng để san lấp, cát xây dựng và đất sét đủ loại. Trong thực tế, hai loại khoáng sản này đang được người dân Bến Tre triệt để khai thác phục vụ cho kế hoạch xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản. Loại cát lòng sông có giá trị kinh tế cao, tập trung ở phía thượng nguồn của tỉnh như Phú Túc – Phú Đức (Châu Thành), Phước Thạnh (Châu Thành), Sơn Phú (Giồng Trôm), Cồn Phụng (Chợ Lách). * Sét dùng cho sản xuất gạch ngói: trên cơ sở nguyên liệu đã có, từ lâu ở Bến Tre đã hình thành nghề sản xuất gạch ngói đáp ứng cho nhu cầu xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở sản xuất gạch ngói, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 4 triệu viên. Nghề sản xuất gạch ngói phát triển mạnh ở Phú Hưng (thị xã), Tân Thiềng, Sơn Định, Phú Phụng (huyện Chợ Lách). Cho đến nay, việc đánh giá trữ lượng sét gạch ngói trên phạm vi toàn tỉnh chưa đi vào chi tiết. Nguyên nhân một phần do trữ lượng không lớn, mặt khác do mục đích khai thác chủ yếu là để san lấp, cải tạo mặt bằng, không có yêu cầu lớn đặt ra. Tuy nhiên, tại một số mỏ trọng điểm, có giá trị khai thác lâu dài, việc xác định trữ lượng đã được tiến hành. Phân tích những yếu tố về điều kiện tự nhiên cho thấy Bến Tre là tỉnh thích hợp phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Do dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên mà đến nay kinh tế Bến Tre vẫn là kinh tế nông nghiệp. Lao động của tỉnh chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ngày càng được phát triển nhưng chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi du lịch sinh thái của tỉnh đã từng bước được phát triển góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp của tỉnh sang phục vụ trong ngành dịch vụ, đưa kinh tế Bến Tre phát triển hội nhập với kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 2.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội 2.2.3.1. Lịch sử khai thác lãnh thổ Đầu thế kỷ XVII, Bến Tre về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ XVIII đã từng bước làm thay da đổi thịt vùng đất này. Những lưu dân trong quá trình đi tìm "mảnh đất lành" đã hội tụ về dải đất ba cù lao màu mỡ, đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú về kiến thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, xây cất nhà cửa, thói ăn nếp ở, phong tục tập quán và những văn hóa dân gian khác... 2.2.3.2. Dân số và phát triển dân số Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở được công bố, tính đến thời điểm 1.4.2009, Bến Tre có 1.255.809 người, giảm 3,42% so với năm 1999. 1297875 1294850 1288969 1282821 1277562 1273184 1269350 1264769 1259611 1255809 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Người Biểu đồ 2.1: Dân số Bến Tre giai đoạn 2000 – 2009 Hiện bình quân 1 hộ dân chỉ còn 3,5 nhân khẩu. Về qui mô dân số, Bến Tre đứng thứ 23 cả nước và thứ 7 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm 2009 là âm 0,3% trong khi cả nước là dương 1,2%. Bảng 2.1: Dân số Bến Tre phân theo giới tính (2000 – 2009) Đơn vị: người 2000 2003 2005 2007 2009 Tổng số 1.297.875 1.282.821 1.273.184 1.264.769 1.255.809 Nam 627.895 621.861 617.494 615.321 616.411 Nữ 669.980 660.960 655.690 649.448 639.398 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm 639,4649,4655,7661,0 670,0 627,9 621,9 617,5 615,3 616,4 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Năm Nghìn người Nữ Nam 2000 2003 2005 2007 2009 Biểu đồ 2.2: Dân số Bến Tre phân theo giới tính (2000- 2009) Dân số Bến Tre mang đặc điểm của các nước đang phát triển là có cơ cấu dân số trẻ. Năm 2009 dân số trong độ tuổi lao động từ 15-59 chiếm tỉ lệ cao (chiếm 64% dân số); nhóm vị thành niên, thanh niên (10-24 tuổi) chiếm 30,2% cơ cấu dân số. Tuy nhiên, trên bình diện chung chất lượng cuộc sống của người dân còn nhiều hạn chế như: trình độ chuyên môn - kĩ thuật cùa người dân đa số còn thấp, chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay: số lao động trình độ chuyên môn kĩ thuật từ cao đằng trở lên chỉ có 3,1%. 36,2% gia đình ở nông thôn chỉ xây cất nhà ở tạm bợ, thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản như: nước sạch, nhà vệ sinh... để đảm bảo cuộc sống và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần. 30% trẻ em dưới 5 tuổi không được theo dõi về cân nặng và chiều cao do sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến sự phát triển thể chất cho con mình... Để nâng cao chất lượng dân số cần: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật hôn nhân gia đình, Pháp lệnh dân số; Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo kết hợp với nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản về: giáo dục, y tế, văn hóa...từng bước xóa dần những bất bình đẳng còn tồn tại trong việc hưởng thụ phúc lợi xã hội; Thực hiện việc điều chỉnh quá trình dân số (sinh, tử, di dân), tiếp tục duy trì tốc độ giảm sinh; Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng Là một tỉnh nghèo về kinh tế, Bến tre cần phải đầu tư mạnh về kết cấu hạ tầng để có thể nâng cao tiềm lực kinh tế của tỉnh và thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Hiện Bến Tre đã phá được thế “cù lao” khi hoàn chỉnh hệ thống trục giao thông nội bộ, hoàn thành cầu Rạch Miễu và Hàm Luông nối Bến Tre với các tỉnh lân cận trong Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tỉnh đang đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, cấp nước đô thị và một số vùng nông thôn, từng bước hình thành một số thị trấn, thị tứ tạo việc làm ở nông thôn, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế công - nông - ngư - thương nghiệp và du lịch. Năm 2010 Bến Tre đạt mật độ đường bộ 800km/km². Số điện thoại cố định 17,2 máy/100 dân (Đồng bằng sông Cửu Long là 14,5 máy/100 dân). Tỉ lệ cung cấp nước sạch ở đô thị là 100%, tỉ lệ điện khí hóa 100%. Từ 2005 đến 2010 đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 13.632 tỉ đồng, gồm: Nông lâm thủy sản chiếm 18,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 20,1%, giao thông vận tải bưu điện chiếm 21,2%. Phát triển xã hội 7.952 tỉ đồng, chiếm 35%, gồm Giáo dục đào tạo chiếm 11%; Y tế - văn hoá - thể dục, thể thao chiếm 10,5%; cấp nước đô thị 2,8%; Khoa học-công nghệ chiếm 1,5%; Cơ sở hạ tầng đô thị chiếm 8%; An ninh quốc phòng chiếm 0,2%; Quản lí nhà nước chiếm 1%. Các lĩnh vực khác 1.136 tỉ đồng, chiếm 5% trong tổng vốn đầu tư. 2.2.3.4. Sự phát triển kinh tế Hơn 35 năm sau ngày giải phóng, với sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và với tinh thần “Đồng khởi mới”, tỉnh Bến Tre đã giành nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo đà và mở đường cho bước tăng tốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,13%, đến năm 2010 là 10,1%. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong 10 năm (2000 – 2010) đạt 8,82%. Tăng thu nhập bình quân đầu người từ 5,01 triệu đồng (2000) lên 16,55 triệu đồng (2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2005 - 2010) đạt 389 triệu USD. Tăng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.767 tỉ đồng. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Bến Tre theo khu vực kinh tế (2005 – 2009) Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành của Việt Nam; địa phương có những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn về các lĩnh vực như: thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông du lịch và đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm từ dừa, cầu đường, khu công nghiệp, du lịch; đồng thời thu hút nhân tài, nhằm đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là cơ sở và tiền đề để Bến Tre tạo ra những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Năm 2005 58,44% 15,90% 25,66% Ngành nông- lâm - thủy - sản Ngành công nghiệp - xây dựng Ngành dịch vụ Năm 2009 49,06% 33,89% 17,05% 2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ * Mở rộng và phát triển thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống, chú trọng phát triển thị trường ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. mạng lưới thương nghiệp bán buôn và bán lẻ trên toàn tỉnh được phát triển hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009 là 12.523,7 tỉ đồng tăng hơn 9,5 tỉ so với năm 2000 chỉ có 3.023 tỉ đồng. * Phát triển thị trường ngoài nước theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa thị trường, nhưng có sự lựa chọn một số mặt hàng chủ lực và thị trường trọng điểm, tăng cường xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến và chế biến tinh. Chú trọng nhập khẩu để đổi mới công nghệ, thông qua nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. + Phát triển xuất khẩu: để đẩy mạnh xuất khẩu cần đẩy mạnh xuất những sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: mặt hàng thủy sản, sản phẩm từ cây dừa, ca cao, mía, gạo bên cạnh chú trọng số lượng thì mặt chất lượng cũng là điều rất đáng được quan tâm. Về lâu dài tỉnh cần phải có kế hoạch hợp tác sản xuất với nước ngoài, các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.. và các tỉnh lân cận để hiện đại hóa các ngành công nghiệp chế biến nhằm có thêm nhiều thị trường có uy tính hơn nữa. + Nhập khẩu: các ngành hàng nhập khẩu được xác định trên cơ sở phục vụ cho các ngành sản xuất đã được định hướng để sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. Các ngành hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại. Thiết bị, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhập hàng tiêu dùng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. 2.2.3.6. Giáo dục Hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh ngày càng được hoàn thiện dần với đủ các ngành học, bậc học từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp; với nhiều hình thức giáo dục: công lập, bán công, dân lập; nhiều cơ sở trường học kiên cố được xây dựng ngày càng đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của xã hội. Năm 2009 số trường học mẫu giáo là 134 trường, 358 trường phổ thông, có 10.875 giáo viên phổ thông và 210.346 học sinh trung học. Hiện nay tỉnh đang chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên; xây dựng đạo đức trong nhà trường, ngăn chặn tình trạng gian dối, chạy theo thành tích. Tiếp tục củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào cuối năm 2006, tích cực thực hiện phổ cập trình độ Trung học; Năm 2010 Thành phố Bến Tre đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học; mở rộng qui mô giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh việc thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã. Xây dựng dự án và chuẩn bị các điều kiện thành lập trường Đại học Bến Tre để đào tạo thêm nguồn nhân lực cho địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập cao hơn. Đẩy mạnh liên kết, liên thông trong đào tạo, kể cả liên kết đào tạo đại học chính quy và liên kết đào tạo với các trường quốc tế, nâng số sinh viên đạt 100 sinh viên trên 1 vạn dân trở lên. Phấn đấu trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học ở bậc trung học; tăng tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Xây dựng 40% trường tiểu học, 20% trường trung học cơ sở và 20% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2010, các trường đều được nâng cấp, xây dựng mới, đảm bảo điều kiện học tập. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xem đây là giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập đối với mọi cấp học, bậc học; mở rộng giáo dục Mầm non ở các vùng dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, làng nghề; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên nước ngoài học tập; khuyến khích phát triển các quỹ khuyến học để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách và học sinh giỏi; thực hiện tốt công tác đào tạo đào tạo nghề với qui mô, cơ cấu, bậc học phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và cho xuất khẩu lao động. 2.2.3.7. Mạng lưới y tế Hệ thống cơ sở y tế được hình thành từ tuyến tỉnh đến huyện và xã. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ được đào tạo và phân bổ hợp lí theo tuyến đã đảm bảo khá tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Bệnh viện Cù Lao Minh và Nguyễn Đình Chiểu là hai cơ sở y tế có khả năng khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh. Năm 2009 cả tỉnh có 184 cơ sở y tế trong đó có 10 bệnh viện, 8 phòng khám khu vực, 6 nhà hộ sinh và 160 trạm y tế xã, phường. Năm 2009 có 692 bác sĩ, 771 y sĩ, 786 y tá 241 nữ hộ sinh và 147 kĩ thuật viên trong ngành y tế. Số bác sĩ trên một vạn dân năm 2009 là 5,17. 2.2.3.8. Môi trường và điều kiện làm việc. Trong nông nghiệp, sản xuất phong phú đa dạng, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa. Cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả. Cây ăn trái tăng nhanh về diện tích và sản lượng, chăn nuôi nhất là chăn nuôi bò phát triển mạnh, qui mô chăn nuôi gia đình được mở rộng, bước đầu hình thành nhiều hộ chăn nuôi trang trại, góp phần tích cực vào việc nâng cao thu nhập cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trong tỉnh. nuôi thủy sản tiếp tục phát triển, diện tích nuôi toàn tỉnh khoảng 43.500 ha. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh đã thành công và nhân rộng ra địa bàn 3 huyện ven biển, thu hút được nhiều lao động tham gia. Số tàu thuyền đánh bắt xa bờ tăng nhanh. nông nghiệp và thủy sản góp phần tăng tỉ lệ và thời gian làm việc ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được đầu tư đổi mới trang thiết bị cho các nhà máy hiện có, xây dựng thêm nhiều nhà máy mới hiện đại. Công nghiệp chế biến của tỉnh trong những năm gần đây đã thu hút được sự đầu tư vốn từ nước ngoài. Tỉnh đã hình thành và đưa vào sử dụng cụm công nghiệp Giao Long, hiện đang chú trọng vào xây dựng 2 cụm công nghiệp mới là An Hiệp (Châu Thành) và Bình Phú (Thành phố Bến Tre) ... Hiện khu công nghiệp Giao Long đã thu hút được hàng ngàn lao động trong tỉnh vào làm việc. Thương mại và dịch vụ đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại và siêu thị Bến Tre không ngừng được đầu tư nâng cấp. Các khu du lịch sinh thái cũng đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... Đây là ngành thu hút, giải quyết việc làm cho lao động có các trình độ khác nhau về chuyên môn kĩ thuật. 2.2.3.9. Chính sách về lao động và sử dụng lao động của tỉnh. Ban hành cơ chế, chính sách quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Tỉnh xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế quản lí chung về lao động, việc làm, và giải quyết việc làm, chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động ; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn, thu hút nhiều dư án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kĩ thuật công nghệ cao. Phát triển nguồn lao động, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn lao động hiện có , chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, lực lượng chuyên gia giỏi, các nhà kinh doanh năng động, độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5892.pdf
Tài liệu liên quan