Luận văn Thực trạng và Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH nội thất MôĐun

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 5

1.1 Khái quát chung về thương hiệu 5

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu 5

1.1.1.1 Trên Thế Giới 5

1.1.1.2 Tại Việt Nam 6

1.1.2 Khái niệm thương hiệu 8

1.1.3 Vai trò của thương hiệu 9

1.1.3.1 Đối với công ty 9

1.1.3.2 Đối với khách hàng 11

1.1.4 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 12

1.1.5 Các yếu tố cấu thành thương hiệu 18

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp 19

1.2 Chiến lược phát triển thương hiệu 20

1.2.1 Phát triển thương hiệu 20

1.2.2 Khái niệm về chiến lược phát triển thương hiệu 20

1.2.3 Một số chiến lược phát triển thương hiệu của một vài công ty trên Thế Giới và Việt Nam` 21

1.2.3.1 Trên Thế Giới 21

1.2.3.2 Tại Việt Nam 25

CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIÊU CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN 34

2.1 Khái quát về công ty TNHH nội thất MôĐun 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MôĐun 34

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của Công ty 35

2.1.1.1 Chức năng 35

2.1.1.2 Nhiệm vụ 35

2.1.1.3 Phạm vi kinh doanh 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 36

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 36

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 37

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 40

2.1.4.1 Tình hình về vốn tài chính 40

2.1.4.2 Tình hình lao động, tiền lương tại Công ty 41

2.1.4.3 Sản phẩm sản xuất 43

2.1.4.4 Năng lực sản xuất 43

2.1.4.5 Khả năng đáp ứng đơn hàng của Công ty 43

2.1.4.6 Kết quả kinh doanh 43

2.2 Thực trạng về thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH nội thất MôĐun. 45

2.2.1 Quy trình xây dựng thương hiệu của Công ty 45

2.2.1.1 Xác lập nhãn hiệu 45

2.2.1.2 Đăng ký bản quyền sử dụng nhãn hiệu 47

2.2.2 Chiến lược phát triển thương hiệu 47

2.2.2.1 Quảng bá thương hiệu 47

2.2.2.2 Xây dựng kênh phân phối hợp lý 48

2.2.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm 49

2.2.2.4 Chính sách về giá 50

2.2.2.5 Chăm sóc khách hàng 51

2.2.3 Kế quả của quá trình xây dựng phát triển thương hiệu 51

2.2.3.1 Những kết quả đạt được 51

2.2.3.2 Những điều chưa đạt được 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN 55

3.1 Giải pháp: 55

3.1.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của Công ty về thương hiệu và phát triển thương hiệu 55

3.1.2 Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho Công ty 56

2.1.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 57

2.1.4 Chú trọng hơn công tác sáng tạo mẫu sản phẩm tạo nên sự độc đáo về chất liệu, mẩu mã, màu sắc 58

2.1.5 Giải pháp về chính sách giá 59

2.1.6 Giải pháp mở rộng kênh phân phối 59

2.1.7 Giải pháp hoàn thiện công cụ phát triển thương hiệu 60

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty

63

3.2.1 Đối với vấn đề thuộc về Công ty TNHH nội thất MôĐun 63

3.2.2 Đối với cơ quan quản lý về mặt nhà nước 65

3.2.2.1 Xây dựng hệ thông pháp luật đồng bộ hoàn thiện 65

3.2.2.2 Trừng phạt nghiêm khắc những vụ vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu.

66

3.2.2.3 Tổ chức kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp 67

3.2.2.4 Nâng cao trình độ của các cơ quan chức năng 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH nội thất MôĐun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương hiệu. Như vậy, theo đặc điểm của hình thức nhượng quyền kinh doanh thì người nhượng quyền không chỉ nhượng thương hiệu mà còn nhượng cả bí quyết kinh doanh, cách điều hành quản trị thương hiệu. Còn bên nhận quyền sẽ tiếp nhận quyền sử dụng thương hiệu, quyền kinh doanh thương hiệu và tiếp nhận cả “công nghệ” sản xuất cũng như công nghệ vận hành, quản trị thương hiệu. Và để cho mô hình này thành công thì đòi hỏi cả hai bên (bên nhượng quyền và bên nhận quyền) phải thực hiện đúng những cam kết đã đề ra. Từ khi thành lập đến nay chỉ với hơn 10 năm (1996) Trung Nguyên đã có sự phát triển vượt bậc, tốc độ phát triển của Trung Nguyên vào khoảng 20-30%/năm. Doanh thu năm 2003 của Trung Nguyên là 70 tỷ đồng, năm 2004 đạt 100tỷ và năm 2005 là 150 tỷ đồng. Đồng thời Trung Nguyên chiếm giữ một lượng quán cà phê khổng lồ là 1000 quán, mặt khác các quán cà phê của Trung Nguyên có địa điểm hết sức thuận lợi, và địa hình lý tưởng. Có được thành công này phần lớn do Trung Nguyên đã áp dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh (franchising). Nhờ áp dụng phương thúc này mà số lượng các quán nhượng quyền của Trung Nguyên tăng lên nhanh chóng từ 500 nhà phân phối trong nước năm 2003 đến cuối năm 2006 Trung Nguyên đã có 1000 nhà phân phối tại Việt Nam. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm số lượng nhà phân phối của trung Nguyên đã tăng lên gấp đôi và giữ kỷ lục của Việt Nam. Mặt khác, nhờ phương thức nhượng quyền kinh doanh mà Trung Nguyên đã có được những nhà phân phối với địa điểm lý tưởng mà địa điểm kinh doanh chính là một trong những yêu tố quan trọng nhất tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Cụ thể là đầu năm 2006, ông Đặng Lê Nguyên Vũ (chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Trung Nguyên) đã có chuyến khảo sát trên khắp các tỉnh Miền Nam để tìm địa điểm kinh doanh và ông đã bỏ ra 2 triệu USD để đầu tư và kí kết hợp đồng chuyển nhượng. Đến cuối năm 2006, số hợp đồng chuỷên nhượng của các quán này đã được các nhà đầu tư nước ngoài trả 8 triệu USD, đây chính là thành công của Trung Nguyên khi áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh. Tuy nhiên, có lẽ do việc áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh quá ồ ạt, làm cho hình ảnh của Trung Nguyên bị giảm sút đáng kể. Trung Nguyên không thể kiểm soát được hàng ngàn đối tác thuê thương hiệu ở từng chi tiết nhỏ như: cung cách phục vụ, giá cả, thức ăn và vấn đề vệ sinh thực phẩm… đó là chưa kể rất nhiều quán cà phê trung Nguyên nhưng đã từ rất lâu rồi không còn bán cà phê Trung Nguyên nữa. Nhượng quyền lúc này trở thành con dao hai lưỡi đe doạ thương hiệu Trung Nguyên. Nguy cơ ngày càng cao khi ngày càng có nhiều “đại gia” kinh doanh cà phê vào cuộc như Highland, Windors, Zenta… và sắp tới là Starbucks (Mỹ). c. Chiến lược về phân biệt giá. Ngày nay, các quán nhượng quyền của Trung Nguyên đã trở nên không đồng nhất về giá. Khi vào các quán cà phê của Trung Nguyên, người ta có thể thấy sự khác nhau về giá cả, chất lượng cũng như cung cách phục vụ tại các quán này. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự khác nhau rất lớn. Với 14000 đồng, bạn có thể đến một quán rộng rãi, mát mẻ, trang trí theo phong cách núi rừng, nghe nhạc nhẹ nhàng và người phục vụ trong trang phục Tây Nguyên sẽ mang lại cho bạn một ly số 4 thơm lừng. Với 10.000 đồng, bạn vẫn có một ly số 4 đó tại một quán nhỏ hơn, chật hơn và nhiều thuốc hơn. Hình ảnh Tây Nguyên ở đây được thu nhỏ trong một vài bài hát hoặc ảnh treo tường. Thậm chí chỉ với 7.000 đồng, bạn vẫn thưởng thức được một ly cà phê ưa thích tại một quán Trung Nguyên bình dân, với những chiếc ghế nhựa không đồng bộ và các trang trí sơ sài trong một không gian chật hẹp. Chỉ có điều là những người phục vụ dường như không vui vẻ lắm, ly cà phê hơi nhạt hơn và thường thì những cố gắng để tìm thấy nét văn hoá Tây Nguyên ở đây không mang lại kết quả gì. Cả ba dạng quán trên đều dễ dàng tìm thấy ở TP.hồ Chí Minh. Mục đích của Trung Nguyên khi thực hiện chiến lược phân biệt giá này là nhằm vào việc tối đa hoá lợi nhuận. Song điều này có ổn không đối với một doanh nghiệp đang áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh. Một doanh nghiệp luôn lấy chất lượng, sự phục vụ tận tình và một không gian bài trí mang đậm phong cách Tây Nguyên là mục tiêu tồn tại. Vì vậy, đến với Trung Nguyên người ta không chỉ để thưởng thức một ly cà phê thơm ngon mà còn đến với một không gian mang đầy chất Tây Nguyên huyền bí, đem lại cho khách hàng một cảm giác thư giãn nhẹ nhàng. Vậy liệu những khách hàng của Trung Nguyên sẽ nghĩ gì khi họ bước chân vào những quán cà phê để thưởng thức một ly "số 4" với giá 10.000 hoặc 7.000 đồng với phong cách phục vụ không được thoải mái và hình ảnh về Tây Nguyên của các quán này dường như không còn. Có lẽ trong tâm trí khách hàng lúc này hình ảnh của thương hiệu Trung Nguyên cũng chẳng có gì khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường, không có gì đặc biệt cả. Có thể nói chiến lược này cực kỳ mạo hiểm, nó giúp cho Trung Nguyên có thể thu lợi nhuận trước mắt, nhưng về lâu dài thì liệu khách hàng có thể phân biệt được Trung Nguyên với các quán khác không nếu như trước cửa của các quán này không mang biển hiệu với khẩu hiệu "khơi nguồn sáng tạo" của Trung Nguyên. d. Chiến lược về PR. Trong thành công của Trung Nguyên thì PR đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm đầu thành lập, có rất nhiều bài viết, phóng sự về hiện tượng cà phê này và 100% bài viết đều mang nội dung tích cực. Có thể nói, chính PR đã làm nên cơn sốt Trung Nguyên. Điều gì đã gây sự chú ý của công chúng mục tiêu đến vậy? Có thể liệt kê ra rất nhiều lý do khác nhau: - Trung Nguyên đã lấy truyền thống trồng cà phê ngàn năm của vùng đất Tây Nguyên huyền bí để tạo nên một bản sắc văn hoá riêng cho mình, lấy khung cảnh Tây Nguyên huyền diệu để tạo nên một không gian lý tưởng đầy thơ mộng cho việc thưởng thức những ly cà phê thơm ngon. Giá trị của những ly cà phê lúc này không chỉ dừng lại ở hương vị thơm ngon của nó mà nó còn đựơc gia tăng bởi khung cảnh huyền bí và thơ mộng với những cô gái trong trang phục Tây Nguyên dịu dàng. Chính vì vậy khách hàng đến với Trung Nguyên không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn để thư giãn, để tìm hiểu thêm một nét văn hoá mang đặc trưng phong cách Tây Nguyên. - Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh điều này là nguyên nhân của hàng loạt những bài viết về Trung Nguyên. Và một điều không thể thiếu trong việc tạo nên cơn sốt Trung Nguyên là kinh nghiệm và sự sáng tạo của những người quản lý và điều hành công ty cộng thêm với bí quyết rang say cà phê đặc biệt. - Lịch sử hình thành, Trung Nguyên xuất hiện vào đúng thời điểm thị trường cà phê ở Việt Nam còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhu cầu thưởng thức cà phê đã trở thành nét văn hoá mang đậm bản sắc của người dân Nam Bộ. Điều đáng nói là trong giai đoạn này, các quán cà phê chủ yếu mang tính chất gia đình nhỏ lẻ, nguồn cung cấp không rõ ràng, không có tính hệ thống và hầu như không có chiến lược phát triển marketing dài hạn. Và sự xuất hiện của Trung Nguyên lúc này với chiến lược marketing cụ thể đã tạo nên một hiện tượng cà phê trên thị trường. Tuy nhiên ngày nay, mối quan tâm của phương tiện truyền thông đối với Trung nguyên nhạt đi, đơn giản vì hai chữ Trung Nguyên đã quá quên thuộc với khách hàng, sự quên thuộc cũng là lúc hiện tượng không còn. PR chỉ có thể là que diêm làm bùng cháy, chứ không phải là hòn than để duy trì ngọn lửa thương hiệu. Mặc dù ngày nay Trung nguyên đang rất nỗ lực củng cố cho khía cạnh PR của mình thông qua các hoạt động: Tăng cường các hoạt động truyền thông cho thương hiệu như: (2003) đã phối hợp với báo Thanh Niên, Hội Niên Hiệp thanh niên Việt Nam phát động phong trào "Sáng tạo thương hiệu Việt" nhằm khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam dùng hàng Việt Nam; cũng trong năm Trung Nguyên đã phối hợp với Tờ báo kinh tế Sài Gòn, Đại học kinh tế, Việt Nam Marcom tổ chức buổi giới thiệu chương trình "xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam". Bên cạnh đó Trung Nguyên đã đóng góp hàng chục tỷ đồng vào các hoạt động như: quỹ bảo hộ người nghèo, nhà tình thương, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam và các học bổng hỗ trợ HSSV…. Năm 2005, kết hợp với ĐTH Việt Nam sáng lập quỹ "khơi nguồn sáng tạo" của chương trình khởi nghiệp nhằm cung cấp vốn kinh doanh khởi nghiệp cho các bạn trẻ với trị giá đóng góp hơn 2 tỷ đồng… e. Chiến lược về nhân viên Trung Nguyên là một trong những tập đoàn thương mại và sản xuất lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn điều lệ lên đến 150 tỷ đồng. công ty đã thành lập ba nhà máy sản xuất cà phê phin và cà phê hoà tan và trà với những dây truyền sản xuất hiện đại tại các tỉnh Ban Mê Thuột - Lâm Đồng - Bình Dương. Ngoài ra Trung Nguyên còn có các tri nhánh tại Hà Nội - Đà Nẵmg - Cần Thơ cộng với việc phát triển hệ thống bán lẻ với hơn 1000 cửa hàng tiên ích khắp nước Việt Nam. Để có thể duy trì và phát triển được bộ máy cồng kềnh như thế này không phải là một vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động nhiệt tình với công việc. Nhận thức rõ vấn đề: để có một thương hiệu thành công thì doanh nghiệp không chỉ cần có một nhà lãnh đạo tài tình mà điều quan trọng không kém đó là doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên giỏi, lành nghề và nhiệt tình với công việc, chính vì vậy Trung Nguyên luôn coi nhân viên chính là tài sản quan trọng nhất của công ty, là nhân tố mang lại sự thành công cho công ty. Phương pháp phát triển nhân viên của công ty là tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người, từ một sinh viên mới ra trường cho đến những nhân viên muốn tìm kiếm một mục tiêu và thử thách mới. Bên cạnh đó nhân viên của doanh nghiệp được trả một mức lương rất cạnh tranh, hệ thống lương bổng và chính sách phúc lợi rõ ràng, chặt chẽ được xem xét hàng năm. Ngoài ra công ty còn cung cấp cho nhân viên những khoá huấn luyện và môi trường làm việc tốt nhất nuôi dưỡng lòng hăng say và tự phát triển, giúp cho nhân viên có đủ tự tin và từ đó phục vụ phát triển công ty, phát triển thương hiệu một cách hoàn hảo. Có thể nói, chiến lược đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên của Trung Nguyên là một chiến lược cực kỳ đúng đắn. Đặc biệt với bối cảnh: ngày nay, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc Tế (WTO), hàng loạt các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sắp tới sẽ vào Việt Nam và việc đầu tiên mà họ thực hiện đó là việc thu hút nhân tài (đặc biệt là đối với những nhân tài trể tuổi) bằng các chính sách như: có một mức thu nhập cao, một công việc tốt và một môi trường năng động… Đây là điều mà rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm tới. Tuy nhiên ông tổng Giám Đốc của công ty Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ đã xác định được 5 yếu tố có thể đem lại sự thoả mãn cho nhân viên là: "thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và cơ hội thăng tiến. Nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng nằm ở nội dung công việc còn nguyên nhân gây nên sự bất mãn nằm ở môi trường làm việc. Nếu không thể trả lương cao hơn đối thủ thì điều quan trọng là phải tạo cho họ một môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hoá công ty". Chính vì nhận thức này mà Trung Nguyên đã có một đội ngũ nhân viên giỏi, lành nghề, nhiệt tình với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN 2.1 Khái quát về công ty TNHH nội thất MÔĐUN. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn MoDun Tên công ty : CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN Tên giao dịch: MODUN FURNITURE CO., TLD. Địa chỉ: 62, Đường 284 Cao Lỗ, P4, Q8, Tp.HCM Điện thoại: (08) 38507741 – 38507742 FAX: (08) 38509695 Email: modun@modun.com.vn Website: Hình thức sở hữu: Công Ty TNHH Tổng số vốn điều lệ: 1.500.000.000đ Công ty TNHH Nội Thất MôĐun được thành lập theo quyết định số 4102011510 ngày 4/9/2002 do sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp. Trước đây công ty TNHH Nội Thất MôĐun được thành lập trên cơ sở tiếp nhận và phát triển của cơ sở sản xuất gỗ đã hoạt động được 12 năm. Công ty TNHH Nội Thất MôĐun hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng. Tuy là một đơn vị mới thành lập nhưng đã qua 12 năm kinh nghiệm trong nghề nên các sản phẩm hoàn thành của công ty đều đạt chất lượng cao, mặt dù trong nền kinh tế mở hiện nay vấn đề cạnh tranh để tồn tại trong các ngành nghề cao nên khi một công ty mới thành lập gặp không ít khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu. Nhưng với tốc độ phát triển này trong tương lai Công ty MôĐun sẽ phát triển mạnh. Công ty luôn cố gắng hoàn thành và phát triển vững mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã và đang hoàn thành nhiều dự án của khách hàng trong nước và ngoài nước. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã thay đổi và phát triển vững mạnh từ một cơ sở sản xuất nhỏ công ty đã có 1 phân xưởng sản xuất riêng và 1 văn phòng đại diện, bên cạnh đó công ty còn góp phần tạo công ăn việc làm cho 60 lao động và cho ra hàng loạt sản phẩm mới đa dạng về kiểu dáng và chức năng cũng như màu sắc rất tiện lợi nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất với phương châm. “ Nơi Nào Cần Ngăn, Chúng Tôi Có Vách ’’ Từ một cơ sở nhỏ với mức doanh thu không đáng kể nay mức doanh thu của công ty đã tăng lên theo từng năm. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Chức năng Tổ chức và hoạt động sản xuất và thương mại. Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và liên kết với các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tư vấn xây dựng thiết kế nội thất văn phòng. Thiết kế trang trí nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Xây dựng dân dụng, công nghiệp. Sản xuất và lắp đặt các sản phẩm: vách ngăn văn phòng, vách ngăn di động, vách ngăn có bánh xe, vách ngăn nhôm - kính, trần thạch cao, nội thất văn phòng, sàn nâng kỹ thuật, quầy lễ tân, kệ tủ hồ sơ, tủ ,bàn, ghế với đội ngũ nhân viên trẻ , năng động phục vụ tận nơi. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên Công ty có nhiệm vụ đăng ký giấy phép kinh doanh hoạt động theo pháp luật và có chế độ quản lý tài chính kế toán theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. Công ty thực hiện chính sách về lao động tiền lương theo quy định của bộ lao động. Mở rộng liên kết với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời Công ty còn có nhiệm vụ xây dựng tốt phong trào an ninh chính trị và trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Nâng cao lực lượng lãnh đạo của bộ máy quản lý và vai trò đoàn thể đối với đội ngũ cán bộ góp phần vào việc tổ chức, cải tạo hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với nhà nước: Công ty phải lập báo cáo tài chính theo định kỳ để nộp thuế lên cơ quan thuế. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và đối với địa phương. Đối với công nhân viên trong Công ty: thực hiện luật lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống tinh thần và vật chất cho công nhân viên. Không ngừng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao mức sống cho nhân viên Công ty. 2.1.2.3 Phạm vi kinh doanh Thi công các công trình dân dụng công nghiệp Sản xuất và lắp đặt các sản phẩm: vách ngăn văn phòng, vách ngăn di động, vách ngăn có bánh xe, vách ngăn nhôm - kính, trần thạch cao, nội thất văn phòng, sàn nâng kỹ thuật, quầy lễ tân, kệ tủ hồ sơ, tủ ,bàn, ghế với đội ngũ nhân viên trẻ , năng động phục vụ tận nơi. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH nội thất MôĐun đã tiến hành phân công công tác và sắp xếp tổ chức các phòng ban nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của Công ty. Theo quy định về tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH nội thất MôĐun, bộ máy quản lý bao gồm: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Phó Giám Đốc Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ Quản đốc xưởng Nhân viên kinh doanh Nhân viên thiết kế Thủ kho KCS Bảo vệ Nhóm mộc Nhóm vách Kế toán vật tư GIÁM ĐỐC Nhân viên lễ tân Nhân viên hành chánh Phụ trách hành chính- nhân sự 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban a. Giám đốc công ty: Chức năng: Lãnh đạo điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban hành chiến lược, mục tiêu và phương hướng phát triển Công ty. Nhiệm vụ: Lập dự thảo các chiến lược, mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty. Ban hành các chính sách, quy chế quản lý các hoạt động của Công ty. Tổ chức và duy trì các điều kiện công tác, điều kiện môi trường làm việc tốt nhất để đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm đời sống và phát triển cho cán bộ Công ty. Đảm bảo môi trường sản xuất và làm việc phù hợp theo pháp luật Việt Nam. Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy định chức năng và nhiệm vụ cho các đơn vị. Quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và bổ nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp khác, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, … cán bộ nhân viên toàn Công ty. b. Phó giám đốc: Chức năng: Phối hợp và hỗ trợ giám đốc trong việc tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo và các qui định của Nhà Nước Việt Nam liên quan đến hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám Đốc trong phạm vi được phân công hoặc ủy quyền. Được thay mặt Giám Đốc ký các văn bản và giải quyết công việc thuộc phạm vi mình được phân công phụ trách. Nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động chuyên môn định kỳ hay đột xuất trong phạm vi trách nhiệm quản lý và sau đó phải báo cáo Giám Đốc về nội dung chương trình và kết quả họp. Thừa ủy quyền của Giám Đốc làm việc với các đối tác về các vấn đề liên quan đến các hợp đồng đã ký kết. Quyết định phân công, phân quyền cho các phòng ban có liên quan trong việc điều động, phân công, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác. c. Phòng hành chánh nhân sự: Chức năng: Tham mưu cho ban Giám Đốc Công ty về cơ cấu tổ chức, chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong toàn công ty. Tổ chức các chương trình đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về nhân sự cho công ty theo từng giai đoạn phù hợp. Thực hiện công tác lao động tiền lương, hành chánh quản trị, hành chánh văn thư. Giám sát công tác triển khai và thực hiện các chính sách, nội quy, quy định của Công ty. Nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Giám Đốc về chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên trong toàn Công ty, đồng thời triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ nhân viên Công ty. Thực hiện và kiểm soát công tác chấm công, nghỉ phép của cán bộ nhân viên trong Công ty. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, ...Quản lý và cung cấp cơ sở vật chất. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong toàn Công ty. Nhận và chuyển công văn, cập nhật thông tin chính sách. Quản lý và kiểm soát việc sử dụng con dấu theo đúng qui định Công ty. Thực hiện công tác thanh toán các chi phí hành chính, điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm và các dịch vụ khác,... trong Công ty. d. Phòng kinh doanh: - Xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn về cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, chủ động tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng, giá cả hợp lý để phục vụ sản xuất và kinh doanh. - Phân tích đánh giá nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường hiện có và thị trường tiềm năng. Thường xuyên nghiên cứu lập báo cáo về thông tin thị trường các loại sản phẩm của công ty (công nghệ, mẫu mã, sản lượng, thị phần…), từ đó đề xuất chiến lược sản xuất, phương án kinh doanh với từng mặt hàng, thị trường cụ thể. e. Phòng tài chính kế toán: Chức năng: Đảm bảo việc thu chi hợp pháp để cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm hệ thống hóa các nguyên tắc tài chính kế toán áp dụng trong Công ty để kiểm soát những thông tin về lợi tức hàng năm, chi phí, thuế, tài sản, tổng kết những kết những kết quả về tài chính trong kinh doanh, … nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức hệ thống ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc thu chi, nhập xuất tại doanh nhiệp. Tham mưu cho ban Giám Đốc trong quá trình phân tích hoạt động kế toán nhằm phát hiện khai thác những khả năng tiềm tàng, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính, đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh Lập báo cáo tài chính, quyết toán, báo cáo thống kê kịp thời theo đúng qui định, chế độ Nhà nước. Tìm nguồn hàng cung ứng cho hoạt động sản xuất của Công ty. Lập cơ sở dữ liệu nhà cung ứng. f. Phân xưởng sản xuất: Chức năng: Mục tiêu hàng đầu của phân xưởng là sản xuất đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, đúng thời điểm với giá thành dự kiến. Triển khai thi công đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đã ký kết với khách hàng. Phân xưởng sản xuất có trách nhiệm không ngừng cải thiện quá trình sản xuất bằng cách xác định cách thức sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, năng lượng, nhiên liệu một cách có hiệu quả, cũng như sử dụng tốt nhất trình độ chuyên môn của đội ngũ sản xuất. Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất có hiệu quả, đạt kế hoạch, đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo về tiến độ, chất lượng và an toàn trong sản xuất. Đảm bảo việc sắp xếp và bảo quản mọi tài sản, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm được tốt và ngăn nắp. Tự xây dựng và ký kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm với bán Giám Đốc Công ty trên cơ sở cân đối và phát huy năng lực thiết bị, con người hiện có. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp trong bộ phận. Thực hiện công tác lắp đặt thi công theo yêu cầu của Công ty 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.1.4.1 Tình hình về vốn tài chính Bảng 1.1. Tổng số vốn kinh doanh của Công ty (2008 - 2010) Đơn vị tính: nghìn đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Vốn cố định 5.125.000 5.580.000 6.170.000 Vốn lưu động 5.660.000 6.464.000 7.680.000 Tổng VKD 10.875.000 12.044.000 13.850.000 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 1.1, ta có thể thấy nguồn vốn của công ty luôn tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua ( tính từ thời điểm năm 2008-2010) có hiệu quả. Công ty đã biết huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn từ bên ngoài (Ngân Hàng...) , các sản phẩm do công ty kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, do đó công ty đã đem một phần lợi nhuận bổ sung vào vốn kinh doanh. Vốn cố định cũng tăng do ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. 2.1.4.2 Tình hình lao động, tiền lương tại công ty Đặc điểm phương thức kinh doanh của công ty là hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp ở những địa phương cách không xa Thành Phố Hồ Chí Minh quá 150km để tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi ở các địa phương đó nên số lao đông của công ty là ít so với các công ty có cùng quy mô. Bảng 1.2. Trình độ lao động trong công ty (tính đến 31/12/2010) Đơn vị tính: người PHÂN CẤP TRÌNH ĐỘ Các cấp lãnh đạo Nhân viên các phòng ban Công nhân Tổng Trên đại học 0 0 0 0 Đại học, cao đẳng 3 7 0 10 Trung cấp, các trường dạy nghề 0 0 15 15 Công nhân bậc 1- 4 0 0 20 20 Lao động phổ thông 0 0 15 15 Tổng 3 7 50 60 Nguồn: Phòng hành chính Qua bảng 1.2, ta thấy lực lượng cán bộ chủ chốt bao gồm 3 người thì đều qua các trường lớp đào tạo chuyên môn. Tuy rằng so với qui mô, lực lượng cán bộ còn mỏng, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn khá đồng đều, nên đội ngũ cán bộ của công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Còn đối với công nhân trong xưởng sản xuất, mặc dù số công nhân qua các trường lớp đào tạo còn ít, nhưng luôn có ý thức tuân thủ nội quy làm việc, chịu khó học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để sản phẩm làm ra có chất lượng cao nhất, đảm bảo tiến độ xuất hàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đây là một trong những điều kiện khá quan trọng tạo đà cho sự phát triển của công ty trong thời gian qua. Bảng 1.3. Thu nhập bình quân đầu người của Công ty (2008 - 2010) Đơn vị tính: nghìn đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Khối sản xuất 2.400 2.800 3.600 Khối tạo mẫu 5.500 5.900 6.300 Khối hành chính, kinh doanh. 3.300 3.900 4.500 Nguồn: Phòng hành chính, kế toán Như vậy, người lao động trong công ty có thu nhập khá ổn định đảm bảo cuộc sống và tạo động lực làm việc. Nhìn chung chính sách tiền lương hợp lý, tiên tiến và theo hiệu quả công việc. Đặc biệt công ty có quan tâm đãi ngộ xứng đáng đối với lao động chất xám. Ta thấy khối tạo mẫu có thu nhập trung bình cao hơn hẳn các khối khác đã chứng minh công tác tạo mẫu cho sản phẩm được công ty chú trọng đặc biệt. Điều này là hóan toàn hợp lý khi mà việc sáng tạo mẫu sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN - LUAN VAN- CLPTTH.doc
  • docba1.doc
  • docdanh mục bảng6.doc
  • docdanh muc cac tu viet tat5.doc
  • docloi cam doan2.doc
  • docloi cam on3.doc
  • docmuc luc44.doc
  • docnhan xet cty.doc
  • docnhan xet cua gvhd.doc
Tài liệu liên quan