Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty Traenco

 

Lời mở đầu 1

PHẦN I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 3

I. Hàng hoá Sức lao động và thị trường hàng hoá sức lao động 3

1. Hàng hoá sức lao động 3

2. Thị trường hàng hoá sức lao động 3

3. Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá sức lao động quốc tế. 4

4. Xuất khẩu lao động. 5

II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 7

1. Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động xuất khẩu lao động. 7

2. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam. 8

III. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 9

1. Quy trình xuất khẩu lao động. 9

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRAENCO 13

I. đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp 13

1. Quá trình thành lập và phát triển 13

2. Đặc điểm quản lý và tổ chức sản xuất của công ty. 13

2.1 Về tổ chức bộ máy quản lý 13

2. Các đơn vị trực thuộc: 17

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 18

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 18

2. Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của công ty 19

3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Traenco 22

4. Tồn tại 25

5. Nguyên nhân: 26

Phần III 28

Những giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở công ty trong thời gian tới 28

1.Hoàn thiện công tác kinh doanh và phát triển thị trường. 28

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh và bộ phận thị trường 28

3. Hoàn thiện công tác tuyển chọn, đào tạo quản lý nguồn nhân lực. 29

4. Một số kiến nghị 31

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty Traenco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ luật lao động. + Phong tục, tập quán nước đến. + Nội dung hợp đồng. + Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Tổ chức khám tuyển. Đưa lao động đi. Quản lý lao động ở nước ngoài. Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng. Tái xuất (nếu pháp luật của nước tiếp nhận cho phép và doanh nghiệp đó yêu cầu). 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động a) Vai trò của Nhà nước. Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nề kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, xuất khẩu lao động càng phải nhận được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt từ phía Nhà nước. Cho nên muốn hay không muốn thì vai trò của nhà nước trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu lao động, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới. Thực tế đã chứng minh, càng ngày xuất khẩu lao động càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coi xuất khẩu lao động là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình. b) Công tác đào tạo cho lao động xuất khẩu. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định và phát triển quy mô lao động trên thị trường lao động quốc tế. Qua thực tế, công ty nào nắm được nguồn lao động và nguồn lao động đó được đào tạo bài bản thì công ty đó sẽ giành được hợp đồng. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất, kinh doanh có công nghệ sản xuất tiên tiến trong hệ thống sản xuất linh hoạt; Đào tạo để tạo ra một môi truờng làm việc lành mạnh cho lao động xuất khẩu; Đào tạo nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người lao động dễ gặp phải như: tai nạn nghề nghiệp, kém hiểu biết về công việc...; Cần coi đào tạo là đầu tư ban đầu không tính lợi nhuận. c) Thị trường lao động quốc tế. Những thập kỉ gần đây, sự liên kết và vốn đã diễn ra mạnh mẽ cùng với việc quốc tế hoá thị trường lao động. Theo đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO) số lượng những người di cư lao động trong thời gian sống ngoài biên giới nước mình đã lên tới 120 triệu người (khoảng 60 nước cung ứng lao động). ở một số nước một loạt ngành kinh tế quốc dân phụ thuộc vào việc nhập khẩu công nhân nước ngoài. Như ở Pháp, công nhân nước ngoài chiếm 25% trong tổng số công nhân xây dựng và 33% trong ngành chế tạo ô tô. ở Bỉ 50% lao động ngành mỏ là công nhân nước ngoài. Thuỵ Sĩ, công nhân nước ngoài chiếm 40% tổng số công nhân xây dựng. Những khu vực chủ yếu có sức thu hút lao động nước ngoài tập trung chủ yếu ở các nước phát triển (khoảng 1/3 ở châu Âu, 20% ở Bấc Mĩ,15% châu Phi,12% ở các nước ả Rập tất cả các nước khu vực Đông Bắc á, Đông và Nam á, Trung và Nam Mĩ cộng lại chưa đến 10%). Mặc dù Việt Nam đã nắm bắt được sự vận động của thị trường lao động quốc tế nhưng đến nay, nếu so với các nước xuất khẩu lao động khác ở châu á như Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Inđônêsia thì cơ cấu và quy mô thị trường của ta còn rất khiêm tốn về số lượng và thị trường, ngành nghề ít đa dạng. Trung bình mỗi năm ta chỉ đưa được khoảng trên 30.000 lao động.Trong khi đó Philippin hiện có khoảng 7,5 triệu lao động và mỗi năm thu về khoảng 6 - 8 tỷ USD, Inđônêsia từ 1999 - 2000 đưa được 809.972 lao động trung bình mỗi năm thu 4,67 tỷ USD. ấn độ mỗi năm đưa trên 50.000 lao động (30% là lập trình viên vào Mĩ ) thu về cho đất nước gần 11 tỷ USD ( theo nguồn từ Cục Quản lí lao động với nước ngoài). Trong xu thế toàn cầu hoá tự do luân chuyển lao động, sự xuất hiện và phát triển các ngành nghề mới dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng mở cửa cho lao động nước ngoài của các nước nhập khẩu lao động và chủ trương khuyến khích lao động đi ra nước ngoài làm việc của nhiều nước trên thế giới đã khiến cho thị trường lao động quốc tế trở lên sôi động. phần II: Thực trạng xuất khẩu lao động của công ty traenco I. đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp 1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty xây dựng và thương mại TRAENCO được thành lập ngày 23/2/1991, với tiền thân là đào tạo và sản xuất Giao thông vận tải trực thuộc trường kỹ thuật và nghiệp vụ Giao thông vận tải, sau đó đổi tên thành xí nghiệp thi công cơ giới công trình giao thông và thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 338/CP của Chính Phủ tại Quyết định số 694QĐ/ TCCB - LĐ ngày 13/4/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Ngày 13/9/1996, đổi tên thành Công ty xây dựng và dịch vụ tổng hợp và chuyển về trực thuộc Bộ giao thông vận tải tại quyết định số 2422QĐ/ TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Tiếp theo, ngày 24/6/1998 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ra quyết định số1561/1998/ QĐ - TCCB - LĐ đổi tên “ Công ty xây dựng và thương mại tổng hợp” thành “ Công ty xây dựng và thương mại”, tên tiếng anh là: Transport Engineering Contruction and Trading Corporation, tên viết tắt là: TRAENCO. Công ty có các chức năng hoạt động sau: - Xây dựng công trình giao thông - Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn - Xây dựng công trình dân dụng và dịch vụ về nhà khách - Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị trang trí nội ngoại thất, hàng tiêu dùng - Xuất khẩu lao động - Lắp ráp xe gắn máy hai bánh, sửa chữa, tân trang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dịch vụ hàng hoá. - Bóc đất đá, san lấp mặt bằng, xây dựng cong trình thuỷ lợi. - Kinh doanh than. - Đại lý hàng hải. 2. Đặc điểm quản lý và tổ chức sản xuất của công ty. 2.1 Về tổ chức bộ máy quản lý a) Ban Giám đốc Công ty Đứng đầu là Tổng Giám Đốc, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cơ quan chủ quản trực tiếp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức, đời sống cán bộ công nhân viên và các hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước đã ban hành, có trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Bảo đảm việc làm thường xuyên cho người lao động, ổn định thu nhập cho người lao động trong Công ty. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của công ty trước pháp luật Nhà nước. Các Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc trong điều hành sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật những công việc được Tổng Giám đốc giao phụ trách và uỷ quyền, thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được phân công. b) Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Có nhiệm vụ xây dựng và quản lý kinh tế kế hoạch trong toàn Công ty, có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quí, năm; quản lý các văn bản pháp qui về sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham mưu công tác mở rộng địa bàn hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, về đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, về đầu tư máy móc thiết bị. - Có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra nội dung hợp đồng kinh tế, các biên bản thanh lý hợp đồng ... giữa Công ty với khách hàng theo đúng pháp luật hiện hành. - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thường kỳ và đột xuất cho Tổng Giám đốc và các cơ quan có liên quan. - Quản lý các hồ sơ kỹ thuật (công trình, máy móc, thiết bị ... ) trong toàn Công ty. - Kiểm tra đánh giá các hồ sơ kỹ thuật trình Ban Giám đốc. - Lập và chỉ đạo các biện pháp xử lý các tình huống kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất của các đơn vị trong Công ty. - Lập và chỉ đạo các biện pháp xử lý tình trạng máy móc, thiết bị do công ty quản lý. - Lập và chỉ đạo các định mức vật tư, kỹ thuật cho các máy móc thiết bị do Công ty quản lý các định mức, chi phí sản xuất kinh doanh. - Quản lý các mặt hoạt động sau: Xây dựng Công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, sản xuất vật liệu xây dựng, bóc đất đá san lấp mặt bằng. - Kiểm tra hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị thành viên Công ty. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc. c) Phòng Dự án - Phòng Dự án có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc thống nhất quản lý và điều hành công tác khai thác tìm kiếm việc làm trong phạm vi toàn Công ty; quản lý các dự án đầu tư của Công ty. - Quản lý hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản quản lý của Ngành, địa phương và của Công ty có liên quan để phục vụ cho công tác đấu thầu công trình. - Quản lý và xử lý thông tin về các dự án đầu tư của Nhà nước, các ngành, các địa phương và các tổ chức khác có liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh của Công ty ( từ bước lập kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư ) để báo cáo Tổng Giám đốc. - Phối hợp với các phòng ban đơn vị có liên quan giúp viêc cho Tổng Giám đốc trong quá trình lập kế hoạch đấu thầu và tham gia tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư. - Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cơ chế tìm việc làm của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, khuyến khích cho mọi người trong và ngoài Công ty cùng tham gia tìm việc làm về cho Công ty. - Quản lý các mặt hoạt động: Dịch vụ nhà khách và môi giới, kinh doanh bất động sản. - Kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị thành viên Công ty. -Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc. d) Phòng kế toán tài vụ - Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định của pháp luật. - Ghi chép tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của Công ty và các đơn vị thành viên. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng và giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính Nhà nước. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Lập kế hoạch, dự án huy động vốn đầu tư, vốn lưu động, cân đối nhu cầu vốn. Tổ chức huy động vốn thiếu, điều chỉnh vốn thừa để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. e) Phòng tổ chức lao động - Tiền lương - Tham mưu tổ chức thực hiện các hợp đồng lao động, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và của Công ty đối với Người lao động. - Tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định về tổ chức, cán bộ trong công ty. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động tiền lương. Duy trì trật tự kỷ cương lao động đối với CBCNV. - Thực hiện các quy định của nhà nước và Công ty về công tác quản trị hành chính trong công ty: quản lý đất đai, trụ sở, thiết bị văn phòng, sử dụng dấu ... - Quản lý các mặt hoạt động: Đào tạo Ngoại ngữ, dạy nghề và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Bổ túc nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động. Liên kết với các trường đào tạo cấp cao hơn phục vụ xuất khẩu lao động và du học nước ngoài. Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. f) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi Công ty. - Tổng hợp các thông tin về các chính sách điều hành, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XNK, XK lao động; giúp việc cho Tổng Giám đốc kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị thành viên làm công tác XNK, XK lao động. - Tham mưu về chính sách quản lý, hướng phát triển thị trường và giải quyết các công việc cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh XNK, XK lao động. - Quản lý các mặt hoạt động: XNK vật tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sửa chữa tân trang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Dịch vụ vận tải hàng hoá. XNK thiết bị trang trí nội thất, hàng tiêu dùng. Xuất khẩu lao động. Lắp ráp đóng mới xe gắn máy, xe ô tô các loại. Sản xuất kinh doanh phụ tùng ô tô xe gắn máy; kinh doanh than; dịch vụ hàng hải; kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ; gốm sứ; nông thuỷ sản; các sản phẩm hóa chất, thuốc diệt muỗi, côn trùng; liên doanh gia công sản xuất hàng dệt may. - Kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị thành viên Công ty. - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do Tổng Giám đốc phân công. 2. Các đơn vị trực thuộc: * Các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty ( gồm: các chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, đội công trình, văn phòng đại diện, ban điều hành dự án, Ban chỉ huy công trình ... ) - Là những đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ XSKD do công ty và đơn vị đề ra. - Các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ theo đúng hướng dẫn cụ thể của các phòng ban chức năng trong Công ty. Đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, có lãi, bảo đảm việc làm thhường xuyên cho người lao động và đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. - Hàng năm Công ty căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị để xác định cơ cấu tổ chức, định biên, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phù hợp. - Các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ báo cáo thống kê, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, cân đối chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. Ngoài ra còn các Ban chỉ huy công trường, Ban đại diện Công ty ở một số Tỉnh. Hệ thống sơ đồ tổ chức Công ty xây dựng và thương mại Traenco Tổng Giám Đốc Các chi nhánh Các Phòng ban Phó Tổng Giám Đốc 1 Phó Tổng Giám Đốc 2 Các trung tâm xí nghiệp, đội CT Lao động thường xuyên Công ty quản lý: 665 người - Trình độ CBCNV: + Đại học: 200 người. + Trung học: 150 ngưòi. + Công Nhân kỹ thuật: 312 người. + Thạc sỹ: 03 người. - Lao động ngoài biên chế hợp đồng theo thời vụ, công việc (bình quân năm): 1.727 người. II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2001-2003 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 Giá trị sản lượng Triệu đồng 654.000 850.354 850.000 Tổng doanh thu ″ 350.100 395.126 400.000 Lợi nhuận ″ 1.615 1.650 1.770 Nộp ngân sách ″ 23.719 25.273 26.000 Thu nhập BQ Trđ/ng/thg 1,458 1,550 1,6 Tổng số vốn KD Triệu đồng 16.095 18.250 19.600 Lợi nhuận/Vốn KD % 10 9 9 Bảng số liệu trên cho thấy: - Giá trị sản lượng của công ty năm 2002 đạt 850.354 triệu đồng tăng 30% so với năm 2001 (giá trị sản lượng năm 2002 đạt 354.000 triệu đồng). Tuy nhiên giá trị sản lượng năm 2003 đạt 850.000 triệu đồng giảm 0,04% so với năm 2002. - Doanh thu của công ty đều tăng qua các năm: năm 2002 doanh thu của công ty đạt 395.126 triệu đồng tăng 12,86% so với năm 2001 (doanh thu đạt 350.100 triệu đồng). Năm 2003 doanh thu đạt 400.000 triệu đồng tăng 1,2% so với năm 2002. - Lợi nhuận của công ty năm 2001 đạt 1.615 triệu đồng, năm 2002 lợi nhuận đạt 1.650 triệu đồng và năm 2003 đạt 1.770 triệu đồng tăng 7,3% so với năm 2002. - Nộp ngân sách năm 2002 đạt 25.273 triệu đồng tăng 6,55% so với năm 2001, năm 2003 nộp ngân sách đạt 26.000 triệu đồng tăng 2,88% so với năm 2002. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty đạt khá cao từ 9-10%. Và mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 1,4 – 1,6 triệu đồng, đây là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng thu nhập chung. Mặc dù còn có những khó khăn do sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, do cơ chế còn nhiều bât cập ... nhưng công ty đã cố gắng vươn lên, hầu hết các chỉ tiêu của công ty đều tăng qua các năm. Công ty đã tự bổ sung vốn làm tăng nguồn vốn kinh doanh. Hiệu quả sản xuất của công ty ngày càng tăng tuy chưa cao làm cho thu nhập nguời lao động trong công ty và đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Có được kết quả trên là do nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Bên cạnh việc tích cực tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty đã áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song song với việc đầu tư chiều sâu có chọn lọc những thiết bị công nghệ mới. Công ty rất coi trọng khuyến khích sức sáng tạo tập thể và cá nhân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát huy ý kiến, làm lợi cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời Công ty đã thực hiện cơ chế đổi mới và phát huy quyền tự chủ trong hoạt động SXKD, Công ty mở rộng địa bàn tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình lớn. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào bàn giao sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của công ty a) Số lượng lao động xuất khẩu Bên cạnh hoạt động xây dựng thì hoạt động xuất khẩu lao động góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của Công ty. Thị trường chính của công ty là Nhật Bản, Đài Loan và Malaisya, giai đoạn 2000 – 2003 công ty đã xuất khẩu được số lao động là 7.205 lao động và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động. Bảng 2: Số lao động xuất khẩu của công ty từ 2000 - 2003 Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản Tổng số Tổng số Có nghề Tổng số Có nghề Tổng số Có nghề 2000 427 0 427 2001 688 0 688 2002 1.479 0 963 55 2.497 2003 922 0 2.492 543 179 179 3.593 Tổng số 3.516 0 3.455 543 234 179 7.205 - Toàn bộ số lượng lao động xuất khẩu năm 2000 và 2001 là sang Đài Loan và là lao động phổ thông không có nghề (427 và 688 lao động). - Đến năm 2002 công ty đã xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Nhật Bản. Tổng số lao động xuất khẩu sang 3 nước Đài Loan, Malaysia và Nhật Bản là 2.497 lao động. Tuy nhiên số lao động này vẫn là lao động phổ thông không có nghề. - Năm 2003 tổng số lao động xuất khẩu là 3.593 lao động, trong đó lao động có nghề xuất khẩu sang Malaysia là 543 lao động (chiếm 15,11%) và sang Nhật Bản là 179 lao động (chiếm 5%). b) Thu nhập bình quân của người lao động tại các thị trường Bảng 3: Thu nhập bình quân của người lao động Đơn vị: đồng Đài Loan Malaysia Nhật Bản Thu nhập bình quân 4.384.962 2.600.000 7.000.000 Như vậy là thu nhập ở thị trường Nhật bản là cao nhất 7.000.000 đồng, rồi đến Đài Loan là 4.384.962 đồng và Malaysia là 2.600.000 đồng. Mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập bình quân trong nước, đáp ứng được nhu cầu của người lao động đảm bảo cuộc sống và tích luỹ. c) Cơ cấu lao động xuất khẩu Bảng 4: Cơ cấu lao động nữ trong lao động xuất khẩu của công ty Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản Tổng số Nữ % Tổng số Nữ % Tổng số Nữ % 2000 427 348 81,50 2001 688 468 68,02 2002 1.479 652 44,08 963 55 2003 922 552 59,87 2.492 491 19,70 177 56 31,64 Tổng số 3.516 2.020 57,45 3.455 491 14,21 232 56 24,14 Bảng 3 cho thấy số lao động nữ xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 40-80% (năm 2000 là 81,50%, năm 2001 là 68,02%, năm 2002 là 44,08%, năm 2003 là 59,87%). Nguyên nhân là thị trường này có nhu cầu về lao động phổ thông, giúp việc gia đình... Đối với thị trường Malaysia và Nhật Bản thì lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn và mới từ năm 2003 mới có lao động nữ sang làm việc tại thị trường này. Năm 2003 lao động nữ tại thị trường Malaysia chiếm 19,7% và Nhật Bản chiếm 31,64%. Nguyên nhân ở hai thị trường này thường là công việc nặng nhọc và có nghề. d) Số lao động về nước Bảng 4: Số lao động về nước Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản Tổng số Hoàn thành Trước hạn Tổng số Hoàn thành Trước hạn Tổng số Hoàn thành Trước hạn 2000 21 0 21 2001 120 1 119 2002 218 57 161 2003 580 387 193 57 0 57 9 0 9 Tổng số 939 445 494 57 0 57 9 0 9 Bảng trên cho thấy.: - Tại thị trường Malaysia và Nhật Bản thì 100 % số lao động về nước là về trước thời hạn (Malaysia về 57 lao đông và Nhật Bản là 9). Nguyên nhân số lao động này là do không chịu được áp lực công việc hoặc là không đảm đương được công việc. - Còn tại thị trường Đài Loan số lao động về trước thời hạn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Tổng số lao động về trước thời hạn từ năm 2000 –2003 chiếm 52,61% tổng số lao động về nước. 3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Traenco Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động song Công ty xây dựng và thương mại đã khẳng định được vị trí và năng lực hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của cơ quan quản lý chuyên ngành, Công ty TRAENCO hiện là một trong những doanh nghiệp đứng đầu toàn quốc về lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Ngoài thị trường quen thuộc, Công ty còn chỉ đạo các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động tiếp tục tìm hiểu, đầu tư khai thác những thị trường mới mới như Mỹ, một số quốc gia ở khu vực Trung Đông, Đông Âu... a) Về tiếp cận thị trường lao động Công ty đã tiếp cận và đưa lao động sang thị trường có nhiều tiềm năng và đã đáp ứng được các yêu cầu của thị trường đó. Công ty Traenco đã đưa một lượng lớn lao động sang thị trường Đài Loan. Ưu thế của thị trường Đài Loan đối với các công ty cung ứng lao động Việt Nam nói chung và Traenco nói riêng là: vị trí địa lý rất gần, chỉ cách Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh 3 - 4 giờ bay. Thời tiết, khí hậu cũng tương tự với điều kiện thời tiết, khí hậu Hà Nội. Chắc chắn lao động Việt Nam sẽ không gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường khí hậu như đã gặp phải ở các thị trường khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, LIBYA...). Về phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có nhiều nét tương đồng với dân ta, vì cũng mang sắc thái của nền văn hoá á Đông. Ngoài thuận lợi nêu trên, tiền lương trả cho người lao động nước ngoài làm việc ở Đài Loan là tương đối cao so với nhiều thị trường khác. Bên cạnh thị trường Đài Loan công ty cũng đã tiếp cận được với thị trường Malaysia và Nhật Bản. Số lượng lao động xuất khẩu ngày càng lớn và cơ cấu ngành nghề ngày càng phong phú Công ty còn từng bước xây dựng quy chế tín dụng, phối kết hợp với ngân hàng địa phương tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn để tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình gắn kết doanh nghiệp với các chính quyền địa phương sẽ tạo cơ hội cho công tác tạo nguồn và tuyển chọn lao động. Tham gia hội chợ lao động thủ đô để quảng bá về công tác xuất khẩu lao động, tạo điều kiện để người lao động được tiếp xúc trực tiếp với công ty, không phải qua bất cứ một khâu trung gian nào . b) Về công tác đào tạo lao động xuất khẩu Nhằm nâng cao chất lượng lao động trước khi đưa sang làm việc ở các thị trường, đảm bảo phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động trước mắt và lâu dài lao động trước khi xuất khẩu được công ty đào tạo tại các trung tâm. Ngoài ra công ty đã phối hợp với một số địa phương có số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động tại công ty mở các lớp đào tạo ngay tại đó để giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở cho người lao động. Công ty rất chú trong tới công tác đào tạo để nâng cao chất lượng lao động. Đây là công tác trọng tâm không những để phát triển thị trường xuất khẩu lao động cho công ty mà còn để nâng cao uy tín nguồn nhân lực xuất khẩu của công ty trên thị trường lao động quốc tế . Hàng năm, công ty tổ chức nghiên cứu thị trường xuất khẩu loại hàng hoá đặc biệt tại các khu vực trên toàn thế giới, nghiên cứu khẩn khai thị trường sức lao động trong nước, định ra phương hướng hoạt động trước mắt và lâu dài cho khối đào tạo giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho các đối tượng tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hoá sức lao động nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng có hiệu quả và củng cố nâng cao uy tín trên trường thế giới . *Đánh giá công tác đào tạo nghề tại công ty Hiện nay công ty đào tạo nghề chủ yếu là gửi học viên đi học nghề tại các cơ sở và trung tâm dạy nghề. Chương trình đào tạo nghề cho học viên tuân thủ đúng quy trình đào tạo và cũng có những ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của công ty. Đối với các đơn hàng đòi hỏi nghề thì phía đối tác trực tiếp thử tay nghề sau đó cử chuyên gia sang tổ chức đào tạo, công ty chỉ hỗ trợ địa điểm, kinh phí và quản lý. Tuy nhiên, Công ty đã khắc phục đối với từng nghề cụ thể, lao động sau khi được tuyển sẽ được bổ túc tay nghề do các chuyên gia của chính nhà máy đó sang đào tạo. Đánh giá công tác đào tạo ngoại ngữ tại Công ty Công ty đã xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung ứng nguồn nhân lực hiệu quả cho xuất khẩu lao động. Đây là chương trình đào tạo mà Traenco xây dựng từng bước có hiệu quả, học viên tham gia khoá học tiếp thu nhanh và đáp ứng khâu tuyển chọn của đối tác nước ngoài. Điều này giúp cho Traenco nhanh chóng nâng cao uy tín với bạn hàng trong quá trình đào tạo lao động xuất khẩu. Mặc dù khả năng ngoại ngữ của gần 90% học viên là còn rất hạn chế (do trình độ văn hoá, tuổi và thời gian đào tạo quá gấp) nhưng hầu như số lao động gặp rủi ro phải về nước trước thời hạn do khả năng ngoại ngữ kém là rất hãn hữu ( chỉ chiếm từ 1 - 1,5% số lao động phải về nước trước thời hạn) mà phần đa là do ý thức kém, tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28687.doc
Tài liệu liên quan