Luận văn Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003

LỜI MỞ ĐẦU Trang

CHƯƠNG I – CƠ SỞ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ

TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

I. Tổng quan về Thị trường Thuỷ sản Mỹ

1. Sơ lược tình hình kinh tế Mỹ

2. Tổng quan về ngành thuỷ sản Mỹ

2.1. Khai thác thuỷ sản

2.2. Nuôi trồng thuỷ sản

2.3. Chế biến thuỷ sản

2.4. Năng lực xuất, nhập khẩu thuỷ sản Mỹ

2.4.1 Xuất khẩu thuỷ sản

2.4.2 Nhập khẩu thuỷ sản

3. Hệ thống phân phối và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Thuỷ sản Mỹ

3.1. Hệ thống phân phối thuỷ sản Mỹ

3.2 Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng của thị trường thuỷ sản Mỹ

4. Hệ thống pháp luật Mỹ đối với mặt hàng thuỷ sản

4.1 Khái quát Luật Thương mại và chính sách nhập khẩu Mỹ

4.1.1 Luật Thương mại Mỹ

4.1.2 Chính sách nhập khẩu Hoa Kỳ đối với các nước đang phát triển

4.2. Cơ chế quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ

4.2.1. Quy định về thuế

4.2.2 Quy định về xuất xứ hàng thuỷ sản nhập khẩu

4.2.3. Quy định về nhãn hiệu và thương hiệu

4.2.4. Hàng rào kỹ thuật và hàng rào an toàn vệ sinh dịch tế

II. Tiềm năng và cơ hội của thị trường thuỷ sản Mỹ đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản

III. Điều kiện và tiềm năng của Việt Nam đối với xuắt khẩu Thuỷ sản

1. Tiềm năng thuỷ sản Việt Nam

2. Năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam

2.1 Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

2.2 Nuôi trồng thuỷ sản

2.3 Chế biến thuỷ sản

IV. ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997-2003

 

 

I. Một số nét chính về xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam trong những năm vừa qua

1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1990-2003

2. Những thành tựu và khó khăn của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

2.1. Thành tựu

2.2. Những khó khăn của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003

1. Quan hệ Thương mại Thuỷ sản Việt Mỹ

1.1. Vài nét về quan hệ Thương mại Việt Mỹ

1.2. Quan hệ thương mại thuỷ sản Việt Mỹ

1.3 Hiệp định Thương mại Việt Mỹ với các vấn đề đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003

2.1 Đánh giá tổng quan

2.2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

2.3. Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh

2.3.1 Mặt hàng tôm

2.3.2 Mặt hàng cá

2.3.3 Nhóm mặt hàng khác

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

2.4.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh

2.4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam

2.5. Cơ hội, thách thức và các vấn đề đặt ra đối với thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

2.5.1 Cơ hội

2.5.2 Thách thức và các vấn đề đặt ra

2.6 Bài học kinh nghiệm cho thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG III- ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

A. Định hướng phát triển Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010

I. Định hướng chung của thuỷ sản Việt Nam

1. Quan điểm, mục tiêu

2. Định hướng phát triển

II. Định hướng phát triển thị trường Mỹ

B. Gải pháp tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

I. Nhóm giải pháp vĩ mô

 

1. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển

1.1. Tạo lập môi trường cạnh tranh năng động để nâng cao tính linh hoạt cho các doanh nghiệp

1.2. Cho phép doanh nghiệp FDI có quyền xuất khẩu

1.3. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ trợ cấp và trợ giá xuất khẩu

1.4. Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho hoạt động xuất khẩu

1.5 Kiện toàn hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo tính tương thích với Luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt Mỹ

1.6. Xúc tiến mạnh mẽ quan hệ đối ngoại Việt – Mỹ. Đấu tranh chống bảo hộ

1.7. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu, hướng mạnh về xuất khẩu thuỷ sản

2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

2.1 Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu thuỷ sản

2.2 Phát triển mạnh mẽ các loại hình địch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu thuỷ sản

2.3 . Thúc đẩy sự liên hiệp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

2.4. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ quy mô lớn và có trọng điểm

III. Nhóm giải pháp trung mô - Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành Thuỷ sản, mở đường cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ

1. Giải quyết vấn đề năng lực sản xuất nguyên liệu

2. Giải quyết vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của thuỷ sản xuất khẩu

3. Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản xuất khẩu

4. Giải quyết các vấn đề khó khăn về giá thuỷ sản

IV. Nhóm giải pháp vi mô - Các doanh nghiệp phải nâng cao sự chủ động trong việc tạo cơ hội xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ

1. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ

2. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng

2.2 Hoàn thiện phương thức xuất khẩu và phát triển mạng lưới phân phối thuỷ sản trên thị trường Mỹ

3. Chủ động tăng cường sự hiệp lực giũa các doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một chiến lược chung thâm nhập thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ

 

 

 

doc156 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8% trong tổng thị phần thị trường Mỹ. Chúng ta mong đợi con số này sẽ tăng lên khi năm 2003 kết thúc. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn cho thấy những sự tăng trưởng đầy tiềm năng. Kế hoạch và dự báo của Bộ Thuỷ Sản trong năm 2003 cho thị trường Mỹ là 800 triệu USD[41] kim ngạch là tương đối khả thi vì xuất khẩu thuỷ sản thường tăng mạnh vào các dịp cuối năm do các đơn đặt hàng thường tập trung mạnh vào thời điểm này, cùng với sự cải thiện của nhu cầu thị trường thế giới. Bảng II.9 dưới đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2003 và thị phần chiếm lĩnh của thị trường Mỹ. (Số liệu của năm 2003 là số liệu dự báo của Bộ Thuỷ Sản) Bảng II.9: Tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam (Ng Nguồn: - Hội thảo thị trường Mỹ 2002 - Bộ Thuỷ Sản và tính toán của tác giả Với sự gia tăng liên tục của kim ngạch, tỷ trọng của xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đã được cụ thể hoá thành những ưu thế so với các thị trường khác. Mỹ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu thị trường của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 1997 xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 5,1% trong tổng số giá trị xuất khẩu thuỷ sản cả nước, năm 2000 là 22,24%. Nhưng đến năm 2001 giá trị tăng lên 489 triệu USD, chiếm 27,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, đánh dấu giai đoạn chiếm vị thế dẫn đầu của thị trường truyền thống Nhật Bản. Cũng từ năm 2001, Nhật thôi không giữ vị thế là ‘thị trường nhà’ của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị phần giảm từ 27% năm 2000 xuống còn 26% năm 2001, xuống còn 26,6% năm 2002 và 25,4% 6 tháng đầu năm 2003. Trong khi Mỹ liên tục gia tăng thị phần với những con số tương ứng là 32,4% và 39%. Điều này chứng tỏ, thuỷ sản Việt Nam đã bước đầu thành công với chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mình, xây dựng được thêm một thị trường đối trọng quan trọng trong thế cân bằng thị trường. Cũng có nghĩa sẽ cởi bỏ bớt những gánh nặng và áp lực từ thị trường độc nhất Nhật Bản. Một tín hiệu đáng mừng là, nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào Mỹ, ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm một tỷ trọng đáng kể trong một vài năm trở lại đây. Tỷ trọng này đang có xu hướng gia tăng với tốc độ rất đáng ghi nhận, trên 65%. Đặc biệt, riêng trong 2 năm 2000 và 2001 thuỷ sản vào Mỹ vươn lên thành mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này. Bảng sau đây cho thấy rõ điều này. Bảng II.10 : Giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2003 (Đơn vị : Triệu USD) Mặt hàng 2001 2002 % Tăng Tỷ trọng (%) 2001 2002 Tổng kim ngạch 1.065,3 2.421,1 17,3% - - Dệt may 47,5 975,8 1.954 4,5 40,3 Thuỷ hải sản 482,4 673,7 39,7 45,28 27,82 Dỗu thô 225,2 147,1 - 34,7 21,13 6,07 Giày dép 114,2 196,6 - 72,2 10,71 8,12 Cà phê 60 39,5 20,5 5,63 1,63 (Nguồn : Vụ Kế hoạch – Thống kê, Bộ Thương Mại) Có thể thấy rằng, thủy sản đóng vai trò không chỉ quan trọng đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mà ngay cả với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trong những năm sắp tới, sau khi dệt may tạo được bước bứt phá ngoạn mục, Việt Nam sẽ có 2 mặt hàng chủ lực mới (cùng với dầu thô) vào thị trường Mỹ đó là dệt may và thủy sản. Sự gia tăng kim ngạch thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ trong những năm vừa qua là nỗ lực không mệt mỏi của ngành thuỷ sản trong việc hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, chứng tỏ sự hiệu quả trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Song việc giữ được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sẽ còn khó hơn rất nhiều so với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu đơn thuần. Bài học về thị trường Nhật Bản trong những năm vừa qua rất đáng để xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam suy ngẫm. Những đợt suy thoái kinh tế trầm trọng nối tiếp nhau đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản, từ đó nhập khẩu cũng bị thu hẹp đáng kể. Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ, dễ dàng nhận ra chiều hướng đi lên của kim ngạch nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm sút. Điều đó có thể khiến chúng ta không quá quan ngại về triển vọng thị trường Mỹ vì kim ngạch vẫn tăng đều đặn. Song, thị trường thuỷ sản Mỹ là rất rộng lớn, hàng năm phải nhập khẩu đến hơn 55% thuỷ sản nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nói cách khác, thị trường Mỹ chưa phải là đã bão hoà mà đang trong giai đoạn tăng trưởng. Tuy vậy, như trên đã nói, sự tăng trưởng của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phức tạp, đôi khi khó dự đoán chứ không chỉ vào năng lực cung cấp của nước xuất khẩu. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ trong thời gian sắp tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế vốn từ mấy năm nay rơi vào suy thoái triền miên, những biến cố trên chính trường, cũng như lối thoát cho vấn đề hậu chiến tranh Iraq. Trong khi đó, chính phủ Mỹ ngày càng viện dẫn đến những rào cản bảo hộ tinh vi như rào cản phi thuế quan TBT, SPSM và những vụ khiếu kiện thương mại để ngăn chặn hàng thủy sản nhập khẩu. Trước tình hình đó, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cần phải có những sự chuẩn bị hết sức kỹ càng các phương án đối phó và tiếp cận để duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. 2.3 Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh Bảng II.11 : Cơ cấu thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ theo mặt hàng Mổt hàng 2000 2001 2002 2003 Giá trị (triệu $) Tỷ trọng Giá trị (triệu $) Tỷ trọng Giá trị (triệu $) Tỷ trọng Giá trị (triệu $) Tỷ trọng Tôm 236 79,1 382 78,1 481,1 73,4 208,5 58,4 Cá 58,8 19,7 98,2 20,1 145 22,1 121,7 34 Mực & Bạch tuộc 1,76 0,6 3,33 0,7 3,34 0,5 0,2 0,56 Hàng khô 0,126 0,04 0,690 1,14 0,305 0,05 0,19 0,05 Tổng 298,2 100 489,03 100 655,6 100 357,5 100 (Nguồn : Tổng hợp từ các số báo Thương mại Thuỷ Sản-Bộ Thuỷ Sản và thông tin từ Uỷ Ban Thương mại Quốc tế Mỹ – ITC) Bảng II.11 cho thấy tôm và cá là 2 mặt hàng chủ đạo của thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, chiếm trên 90% tổng kim ngạch và hoàn toàn áp đảo các loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể, hàng mực, cá khô... Chúng ta có thể thấy, cơ cấu mặt hàng vào thị trường Mỹ ngày càng đa dạng và đã xây dựng được những sản phẩm chiến lược đó là tôm và cá. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu như vậy là khá phù hợp với đặc điểm thị hiếu và nhu cầu của thị trường thuỷ sản Mỹ. Trong những năm gần đây, nhu cầu thuỷ sản Mỹ vẫn hướng mạnh vào mặt hàng tôm truyền thống nhưng bắt đầu có thêm các loại tôm hùm giá trị cao, các loại cá da trơn nước ngọt, cua bể, và nếu những sản phẩm này được tồn tại dưới dạng tinh chế hoặc sản phẩm giá trị gia tăng thì càng được ưa chuộng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng tiêu thụ nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi khác như cá nheo và cá rô phi. Giá trị nhập khẩu tôm, cá rô phi và cá hồi nuôi đạt tới 2,7 tỷ USD năm 2000. Điểm nổi bật của hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ trong thời gian vừa qua cũng phải kể đến mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu thuỷ sản tươi sống và ướp đá. Nếu như năm 1997, Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu được thuỷ sản tươi sống sang thị trường này, năm 1998 mới bắt đầu có thuỷ sản tươi sống xuất khẩu với trị giá chỉ đạt 1,7 triệu USD thì năm 1999 đã đạt được bước nhảy vọt không ngờ với doanh số lên tới 7,6 triệu USD, chỉ kém thị trường dẫn đầu Nhật Bản 1,5 triệu USD. Nhưng đến năm 2000 Mỹ đã vượt xa Nhật Bản về mức nhập khẩu thuỷ sản tươi sống của Việt Nam, chiếm tới 42%(42) tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu tươi sống của cả nước, trong đó cá ngừ tươi ướp đá chiếm tỷ trọng đáng kể và tiếp đến là cua, lươn, cá bống tượng, tôm tít, tôm mũ ni. Thị phần chiếm lĩnh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1997, tổng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% so với lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ. Đến năm 2001, tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của chúng ta đã chiếm khoảng 5,7% giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ. Tình hình cụ thể của các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ như sau : 2.3.1 Mặt hàng tôm Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất từ các nước châu á, hàng năm Mỹ phải nhập khẩu xấp xỉ gần 30.000 tấn tôm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó các trang trại nuôi tôm của Mỹ chỉ có thể đáp ứng được chưa đầy 15% lượng tôm tiêu thụ nước này. Chính vì thế, Mỹ là một điểm thu hút tôm xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Từ một xuất phát điểm rất thấp, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên và hiện nay đã trở thành một đối tác quan trọng của tôm nhập khẩu Mỹ. Năm 1999, Việt Nam đứng thứ 9 trong số 50 nước xuất khẩu tôm vào Mỹ, đạt khối lượng xuất khẩu 8081 ngàn tấn, ngang bằng với Bangladesh và Trung Quốc. Tại thời điểm đó, con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với 115.503 tấn của Thái Lan, nước từ lâu là nhà cung cấp chính tôm nhập khẩu cho Mỹ. Thế nhưng, càng về sau, tôm Việt Nam đã có những bước tiến đáng nể trên thị trường Mỹ. Trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 mặt hàng tôm cho thị trường Mỹ. Bảng II.12 : Các nước xuất khẩu tôm nhiều nhất vào thị trường Mỹ Quốc gia 2000 2001 2002 2003 Thái Lan 1.494,9 1.265,2 975 264,2 Việt Nam 235,5 381,4 481,1 150,6 Trung Quốc 129,5 183,9 290,2 39,6 ấnđộ 235,0 257,2 355,4 125,9 Ecuađo 190,4 224,3 199,1 72,9 Mêhicô 401,9 380 263,4 66,2 Tổng nhập 3.737,6 3.605,3 3.400 983,9 Nguồn : US International Trade Commission, Những nhà xuất khẩu tôm truyền thống của Mỹ, ngoài Thái Lan còn có thể kể ra đây là Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Mêhicô, Êcuađo..Trong đó tôm Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng đối với thị trường tôm Mỹ. Bảng II.13 dưới đây (được tổng hợp từ các trang web của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ US ITC đặt trụ sở tại Mỹ) minh hoạ rõ điều này. Bảng II.13 Tỷ trọng các nước xuất khẩu tôm chính trên thị trường Mỹ (Nguồn : US International Trade Commission, ) Trong khi các nước vốn trước đây thống trị thị trường xuất khẩu tôm Mỹ đều có xu hướng giảm sút thị phần thì tôm Việt Nam đang có những dấu hiệu rất khả quan. Với kim ngạch 235,6 triệu USD năm 2000 Việt Nam chỉ chiếm vị trí thứ 3 trong tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ, với 6,4% thị phẩn. Nhưng đến năm 2002, với kim ngạch 481 triệu USD Việt Nam đã chiếm 14,2% thị phần chỉ sau ‘ông lớn’ Thái Lan. Trong những năm gần đây, Thái Lan cũng đang cho thấy dấu hiệu giảm sút giá trị xuất khẩu tôm vào Mỹ. Năm 2000, kim ngạch của tôm Thái Lan đạt gần 1,5 tỷ Mỹ kim, chiếm 40% thị phần, gần như độc chiếm tuyệt đối thị trường tôm nhập khẩu Mỹ. Nhưng đến năm 2002, con số này chỉ còn 975 triệu USD. Những đối tác quan trọng khác của Mỹ như Ecuado, Mexico, Trung Quốc cũng cho thấy những dấu hiệu đi xuống. Chỉ có ấn độ, đang vươn lên thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Hiện tại thị phần của tôm ấn ở Mỹ đã lên con số 12,8% 6 tháng đầu năm 2003, xếp sau Việt Nam 15,4%, và Thái Lan 26,8%. Những con số trên dưới 10% thị phần có thể là nhỏ so với dung lượng tôm tiêu thụ ở Mỹ. Tuy vậy, trong một môi trường cạnh tranh gắt gao bởi hơn 50 nhà xuất khẩu tôm đang ngày càng lớn mạnh vào Mỹ thì chừng đó cũng đủ chứng tỏ tôm là một mặt hàng có tính cạnh tranh cao của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường này. Bảng II.14 : Cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, 97-02 Nguồn : Vụ Điều tra & Thống kê, Bộ Thương Mại Mỹ- US Bureau of the Census Cơ cấu tôm xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ cũng khá đa dạng. Tôm Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là các loài tôm sú, tôm he Nhật, he Trung Quốc và tôm he chân trắng. Sắp tới Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản phẩm tôm thẻ chân trắng cỡ vừa dưới 15 đang được rất nhiều thị trường lớn trên thế giới trong đó có Mỹ ưa chuộng. Sản phẩm tôm chủ yếu của Việt Nam ngoài tôm đông lạnh như đã trình bày ở trên còn có tôm tươi nguyên con, và tôm chín. Riêng mặt hàng tôm nhúng, hấp, luộc (gọi chung là tôm chín) năm 2001 chúng ta xuất khẩu được 2.876 tấn và trở thành nhà cung cấp thứ 3 sau Thái Lan (39.110 tấn), Canađa (5.600 tấn). Cơ cấu mặt hàng tôm vào Mỹ được thể hiện ở bảng trên (Xem bảng II.14): Mặc dù tôm là một mặt hàng được ưa chuộng tại Mỹ song cũng là một mặt hàng dễ có nhiều biến động về giá. Trong những năm vừa qua giá tôm trên thế giới liên tục biến động và ở thị trường Mỹ cũng không tránh khỏi tác động này. Năm 2001 sự rớt giá tôm nhập khẩu được thể hiện gay gắt nhất trên thị trường Mỹ từ trước đến nay. Giá tôm đông lạnh trung bình đã giảm chỉ còn 4,11USD/pound[43] đã làm chao đảo hoạt động xuất nhập khẩu tôm trên thị trường này. Việt Nam tuy cũng lường trước được biến động giá nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của chúng ta cũng bị ảnh hưởng đáng kể trong năm 2001. Tuy vậy, mối lo ngại nhất đối với tôm Việt Nam là vấn nạn dư lượng kháng sinh trên thị trường Mỹ. Kể từ giữa tháng 6 năm 2001, việc EU phát hiện thấy những lô hàng tôm của Trung Quốc và Việt Nam nhiễm dư lượng kháng sinh chloramphenicol và Sulmenela lan sang Mỹ đã làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Hàng rào phi thuế quan kiểu như thế này ngày càng có xu hướng được sủ dụng nhiều ở Mỹ trong thời gian tới. Không những thế, Mỹ đang rục rịch kiện 16 nước (chủ yếu là các nhà xuất khẩu tôm đến từ châu á) bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, và Việt Nam là một trong những nước thuộc danh sách đó. Chính vì thế việc dự báo xu thế của tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ không phải là điều dễ dàng. Doanh số xuất khẩu tôm vào Mỹ của Việt Nam sẽ giảm đáng kể nếu như một phán quyết về bán phá giá mới lại được chính phủ Mỹ đưa ra trong thời gian tới. Mặt khác, sản phẩm tôm của chúng ta sẽ gặp không ít thách thức từ các đối thủ tiềm năng trên thị trường Mỹ như Trung Quốc, ấn độ, Ecuađo, Brazil...Các quốc gia này trong thời gian tới sẽ tăng mạnh sản lượng nuôi. Đáng kể nhất là Trung Quốc, dự định sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc trong năm 2003 sẽ đạt 300.000 tấn với 20% dành cho xuất khẩu, trong đó phần lớn là tôm he chân trắng, đánh trúng vào thị hiếu của khách hàng Mỹ[44]. Dẫu vậy, thị trường tôm Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Dự báo trong những thời gian sắp tới, sức tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ sẽ không thay đổi trong khi đó nhu cầu cho mặt hàng tôm lại liên tục tăng vì thế tôm nhập khẩu đối với thị trường Mỹ là không thể thay thế. Một tín hiệu khả quan nữa là, kinh tế Mỹ có thể sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến trong khi đó đối trọng lớn nhất của Mỹ trên thị trường thuỷ sản thế giới là Nhật Bản lại tiếp tục suy thoái trầm trọng. Do đó Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. 2.3.2 Mặt hàng cá Cùng với tôm, cá là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Mỹ. Nếu so sánh với tôm thì mặt hàng cá xuất khẩu, trong những năm vừa qua không thể sánh được với tôm về giá trị kim ngạch, và thực ra cá xuất khẩu cũng chỉ bằng 25% so với tôm, nhưng nếu xét về tốc độ tăng thì cá lại là mặt hàng có những đột biến đầy bất ngờ. Trong năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đã tăng hơn 10 lần so với năm so với năm 1997, từ 5.2 triệu USD lên 56,1 triệu USD. Những năm trở lại đây, cùng với sự quan tâm của ngành thuỷ sản, sự biến động có lợi của thị trường tiêu thụ cá thế giới cũng như phong trào nuôi cá xuất khẩu ở Việt Nam lên rất cao đã làm sáng lên tình hình xuất khẩu cá Việt Nam trên thế giới, mà thành công nhất là tại Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu cá của Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng, từ 58,8 triệu USD năm 2000 lên 98,2 triệu 2001 và đạt con số kỷ lục 145 triệu Mỹ kim năm 2002. Từ chỗ, cá chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn chưa đầy 10% những năm 1998 trở về trước, đến năm 2000 xuất khẩu cá đã chiếm 19%, 2002 chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Đặc biệt, tỷ trọng này không ngừng có xu hướng tăng cao. Đáng ghi nhận nhất là 6 tháng năm 2003, kim ngạch xuất khẩu cá sang Mỹ đã đạt 122 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng tổng kim ngạch cả năm 2002. Năm 2003 cũng là lần đầu tiên cá chiếm tới 34% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Mức tăng trưởng bình quân của Cá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2003 lên đến 63%, cao hơn mức 43% tăng trưởng hàng năm của mặt hàng này trên thị trường thế giới[45]. Năm 2001, 2002 là 2 năm có nhiều biến động lớn về thị trường và nhiều biến cố chính trị, xã hội ở thị trường Mỹ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá của Việt Nam, nhưng mặt hàng cá vẫn có những hướng đi đầy chắc chắn và còn hứa hẹn nhiều tiềm năng trong giai đoạn sắp tới. Ba nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng cá trên thị trường Mỹ đó là : sản phẩm cá thường có mức giá vừa phải (thậm chí có mặt hàng như cá tra cá basa chúng ta chỉ bằng phân nửa so với giá của những nhà cung cấp nội địa), phù hợp với mức chi tiêu của đại đa số người tiêu dùng ; sản phẩm dễ chế biến, đa dạng và rất hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ ; sản lượng khai thác cá biển trên thế giới không tăng trong khi đó nhu cầu cá ở thị trường thế giới và đặc biệt ở Mỹ vẫn có nhu cầu cao. Các sản phẩm cá xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua là cá basa, cac ngừ, cá bò, cá bẹt, cá cơm, cá thu, cá nục, cá bơn lưỡi trâu, cá mú..trong đó bước nhảy vọt được ghi nhận ở 2 mặt hàng là cá tra/basa và cá ngừ, 2 mặt hàng chủ đạo, có giá trị kim ngạch cao nhất. Hầu hết những sản phẩm cá này đều tồn tại dưới dạng đông lạnh. Cơ cấu chủng loại cũng khá là đa dạng trong đó chủ yếu nhất phải kể đến các sản phẩm cá philê (những sản phẩm cá róc bỏ xương, cắt thành khúc lớn và sau đó ướp lạnh, hoặc để nguyên miếng xuất khẩu) chiếm tỷ trọng lớn nhất, sản phẩm phi lê xuất sang Mỹ năm 2001 đạt giá trị 41,7 triệu USD và năm 2002 đạt 69,77 triệu USD, chiếm gần 50% tỷ trọng xuất khẩu mặt hảng này sang Mỹ. Ngoài ra, các chủng loại khác ngoài philê cũng đạt kim ngạch đáng kể 16,7 triệu USD năm 2001 ; 24,7 triệu USD năm 2002 (xem bảng dưới đây) Bảng II.15: Cá Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào Mỹ 2001-2003 (Triệu $) Năm 2001 2002 Jan.-Aug.2003 1. Cá filê tươi &đông lạnh $ 41,720 69,77 39,82 2. Cá khác ngoài filê $ 16,647 24,676 19,942 3 Cá đông lạnh loại trừ 1. và 2. $ 10,222 9,237.7 7,107 4. Cá khô, ướp muối, xông khói hoặc ngâm nước muối $ 0,596.3 0,722.3 0,511.1 5. Cá sống $ 0,215.8 0,201.3 0,131.2 (Nguồn : Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ US ITC) Chúng ta cũng xuất khẩu cá dưới dạng cá khô, cá ướp muối xông khói hoặc ngâm nước muối, bước đầu đa dạng hoá được chủng loại mặt hàng cá sang Mỹ. Nhưng tỷ trọng của những chủng loại này còn rất khiêm tốn, chưa bằng 1/50 so với mặt hàng cá philê...Điểm nổi bật nữa là, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu những loại thuỷ sản cao cấp không mang mục đích thực phẩm như cá cảnh, cá sống, kim ngạch của 2 loại hàng này sang Mỹ năm 2001 và 2002 xấp xỉ 0,22 triệu USD. Khối lượng sản phẩm cá xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ là cá tra/basa và cá ngừ. Cá ngừ cũng có thể coi là một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của thuỷ sản Việt Nam với kim ngạch năm 2002 vào thị trường Mỹ lên đến 46 triệu USD (chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch cá sang thị trường này). Tuy nhiên, cá ngừ Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu cá ngừ tiềm năng vào Mỹ trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Phillipine. Hàng năm nhu cầu cho sản phẩm cá nheo (một loại cá tương tự như basa của Việt Nam) khoảng 272 triệu USD, trị giá trên 500 triệu USD. Những năm trước đây, gần như toàn bộ sản lượng này đều do các chủ trang trại miền Nam nước Mỹ: Alabama, Lousiana, Mississipi và Arkansas cung cấp. Nhưng kể từ sau năm 2000, cá tra cá basa bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ bằng những cuộc chinh phục ấn tượng. Sản lượng cá basa ViệtNam tăng từ 1 triệu tấn năm 1999 lên 7,8 triệu tấn năm 2001, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này san thị trường Mỹ từ con số rất khiêm tốn 1,2 triệu USD năm 1998 lên hơn 50 triệu USD năm 2001 và 63 triệu USD năm 2002 (xem bảng dưới đây). Bảng II.16 : Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ, 98-02 (Nguồn : Bộ Thương Mại Mỹ) Có thể nói, cá tra cá basa xuất xứ từ Việt Nam là một mặt hàng quan trọng của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một điều cần phải nhớ rằng, từ 200-2003 mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam chỉ chiếm khoảng từ 2-5% tổng sản lượng tiêu thụ cá nheo ở Mỹ nhưng Mỹ không nhập khẩu mặt hàng này nhiều từ nơi nào hơn Việt Nam. Tính đến thời điểm này, chúng ta chiếm đến hơn 99% thị phần nhập khẩu cá da trơn của Mỹ, theo nguồn thông tin từ chính công ty tư vấn Mỹ Wilkie Farr & Gallagher cung cấp. Như vậy, Việt Nam hầu như là nước duy nhất cung cấp loại cá này cho thị trường Mỹ[46]. Thành công của cá basa Việt Nam nằm ở chất lượng và giá cả phải chăng của sản phẩm làm hài lòng đại bộ phận dân chúng Mỹ. Theo chính đánh giá của người tiêu dùng và các chủ nhà hàng Mỹ có sản phẩm này trên thục đơn, cá basa nguồn gốc từ đồng bằng sông Cửu Long có chất lượng vượt trội cá nheo Mỹ. Thịt cá trắng chắc và không có mùi, cũng như hàm lượng mỡ ít hơn cá nheo Mỹ. Giá basa liên tục giảm từ 2,61 USD/pound năm 2000 xuống còn 1,38USD năm 2001 và bây giờ chỉ còn 1,15-1,5 USD/pound, chỉ bằng phân nửa so với giá cá nheo Mỹ[47]. Cá basa chiếm lĩnh khá tốt thị trường Mỹ ngay trong bối cảnh nghề cá nheo Mỹ đã bị thu hẹp bởi sự bất hợp lý trong việc mở rộng quy mô trong khi nhu cầu không đổi. Mặt khác, cá nheo Mỹ đã thất bại trong việc gây dựng một hệ thống phân phối hiệu quả dọc trên thị trường nước Mỹ. Tuy thế, việc sản phẩm cá tra cá basa của Việt Nam thành công trên đất Mỹ đã làm động chạm đến những nguồn lợi của nhà cung cấp nội địa. CFA kiện lên Bộ Thương Mại Mỹ từ việc cấm cá basa của Việt Nam mang tên catfish trên thương hiệu đến Việt Nam bán phá giá mặt hàng này, rồi đến cả việc Việt Nam không có nền kinh tế thị trường. Chính phủ Mỹ đã biến một hoạt động xuất khẩu của một mặt hàng thành một nỗ lực đơn phương vi phạm tinh thần hiệp định song phương Việt Mỹ, thành một động thái mang màu sắc chính trị để bảo hộ ngành công nghiệp thuỷ sản nội địa. Xuất khẩu cá tra cá basa của Việt Nam trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng khá trầm trọng bởi chúng ta đã bị xử thua trong vụ kiện hao tốn tiền nhiều giấy mực này. Xuất khẩu cá tra cá basa Việt Nam trong thời gian tới dự báo sẽ sụt giảm khoảng 30-50% thị phần trên toàn nước Mỹ bởi mức thuế chống bán phá giá mà Chính phủ Mỹ đã áp đặt cao hơn rất nhiếu mức thuế dành cho cá basa Việt Nam từ bấy lâu nay trên thị trường này. Chắc chắn đó sẽ là một thiệt hại lớn không chỉ đối với ngành thuỷ sản mà đối với cả xuất khẩu cá Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2003 đã xác định cá là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 sau Tôm. Mặc dù năm 2003 là một năm khó khăn đối với xuất khẩu thuỷ sản và đặc biệt là mặt hàng cá, nhưng 6 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu cá vẫn tăng rất mạnh, tăng 73% so với năm cùng kỳ năm 2002 và chiếm đến 34% tỷ trọng trong xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Thị phần cá chiếm lĩnh trên thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên khá nhiều so với những năm trước đây. Điều đó chứng tỏ, thị trường Mỹ vẫn tiêu thụ rất mạnh cá Việt Nam. Tuy vậy, trước mắt cần phải lường trước và khắc phục được những biến động khó lường của vụ kiện cá basa (vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ khi Việt Nam quyết định khởi kiện DOC), những rào cản phi thuế quan như dư lượng kháng sinh Chloramphenicol và Nitrofuran mà Mỹ đang rục rịch áp đặt lên mặt hàng cá của Việt Nam. 2.3.3 Nhóm các mặt hàng khác Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngoài tôm và cá là 2 mặt hàng chủ lực, chúng ta còn có cua, mực, nhuyễn thể, điệp và hàng khô. Nhưng nhìn chung những mặt hàng này có giá trị kim ngạch rất nhỏ bé Bảng II.17: Xuất khẩu thuỷ sản VN vào Mỹ ngoài Tôm & Cá (Triệu $) TT Tên hàng 1999 2000 2001 2002 2003 1 Nhuyễn thể 0,71 - 6,2 5,8 5,4 2 Thịt điệp 4,53 5,1 5,95 - - 3 Cua biển 2,25 2,85 3,75 - - 4 Cua các loại 3,12 - 12 9,5 2,5 5 Mực & Bạch tuộc 2,54 1,76 3,33 3,34 0,2 (Nguồn:- Tổng hợp từ Thương mại Thuỷ sản & US I T C- -Số liệu của 2003 là số liệu 6 tháng đầu năm) Đáng kể nhất phải kể đến cua và ghẹ các loại. Năm 1999 chúng ta xuất sang thị trường này 3,12 triệu USD mặt hàng cua, năm 2001 tăng lên 12 triệu USD, năm 2002 đạt 9,5 triệu USD, trung bình chiếm từ 1%-3% tỷ trọng trong cơ cấu thuỷ sản sang Mỹ. Ngoài ra,điệp và nhuyễn thể của Việt Nam cũng bắt đầu có mặt ở thị trường Mỹ dù kim ngạch còn ít ỏi, nhưng dẫu sao nhu cầu của thị trường Mỹ cho mặt hàng nhuyễn thể cũng hạn chế. Mỹ là một nước nhập khẩu khá nhiều mực, nhất là mực ống Loligo được tiêu thụ dưới dạng T&T. Mực ống của Việt Nam được thị trường Mỹ đánh giá khá tốt, và trong những năm gần đây tỷ trọng mực trong cơ cấu mặt hàng sang Mỹ của chúng ta dao động từ 0,5-0,7%[48]. Đánh giá về cơ cấu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ Xét một cách tổng quát cơ cấu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ khá phù hợp với đặc điểm và xu thế của thị hiếu tiêu dùng thị trường thuỷ sản Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất là tôm và cá thuỷ sản Việt Nam đã đáp ứng khá tròn vai và hiện đang là đối tác quan trọng của Mỹ ở mặt hàng tôm sú và cá basa. Tuy vậy cơ cấu mặt hàng thuỷ sản sang Mỹ như vậy cũng còn nhiều điều đáng bàn : Thứ nhất, việc phụ thuộc nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChapter 1.doc
Tài liệu liên quan