Luận văn Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỐI QUAN HỆ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 4

1.1. Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4

1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn 25

1.3. Khuynh hướng vận động và biến đổi 34

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN NÚI THÀNH THỜI GIAN QUA 37

2.1. Thành tựu về hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Núi Thành (2001-2005) 37

2.2. Những kết quả và hạn chế trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp , nông thôn ở huyện Núi Thành 51

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NHẰM PHỤC VỤ TỐT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Ở HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 57

3.1. Các quan điểm chủ yếu 57

3.2 Các giải pháp cơ bản về huy động và cho vay vốn nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn 61

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yêu cầu mới đặt ra. - Cũng từ thực trạng đó, thị trường không chỉ có một NHNo&PTNT, mà ngày càng có nhiều NHNTM khác, kể cả trong và ngoài nước phát triển thêm, cụ thể từ tháng 6 năm 2003 sau khi có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ tại địa bàn huyện Núi Thành đã có thêm các chi nhánh NHĐT, NHCT, NHCS, NH Đông á. Điều đó đặt NHNo&PTNT &PTNT vào yêu cầu phải nâng cao sức cạnh tranh bằng cách củng cố và tăng cường từ nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đảm đương được nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phục vụ càng ngày tốt hơn, chất lượng ngày càng cao hơn mọi yêu cầu về tín dụng, dịch vụ, cũng như các tiện ích khác cho khách hàng. Từ những khuynh hướng vận động và biến đổi đó, người quản lý vốn có những đối sách thích hợp qua việc phân tích sự vận động trên, tìm ra những điều hợp lý và bất hợp lý, hiệu quả và lãng phí, tích cực và tiêu cực v.v... của các đối tượng sử dụng nhằm giúp vai trò NHNo&PTNT tác động có hiệu quả hơn đối với sự nghiệp đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, khuynh hướng vận động và biến đổi còn đặt ra yêu cầu nhiều mặt của nền kinh tế, xã hội ngày càng cao, đòi hỏi bản thân ngân hàng thương mại phải vận động, trang bị mọi mặt nghiệp vụ chuyên môn, nhân lực, tài lực ngày càng phát triển nhằm nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức trong quá trình đổi mới và phát triển đáp ứng đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường. Chương 2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành thời gian qua 2.1. Thành tựu về hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Núi Thành (2001 - 2005) 2.1.1. Tình hình huy động vốn Bản thân các Ngân hàng thương mại nước ta đều xuất phát từ NHNN, với thực hiện chức năng quản lý tập trung trong một thời gian khá dài theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chỉ đề ra kế hoạch dư nợ, hệ quả để lại khi tách ra hoạt động theo chức năng ngân hàng thương mại là vốn huy động rất thấp. Chỉ đến khi chuyển hẳn sang kinh doanh, nhất là thời gian gần đây, việc huy động vốn được NHNo&PTNT Việt Nam xem là một trong những nghiệp vụ quan trọng, quyết định vào thành quả hoạt động của toàn ngành cũng như từng mạng lưới cơ sở. Tại văn bản số 1925/ NHNo&PTNT - KTTH ngày 07/ 06/2006 về việc giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2006 tổng giám đốc có nêu: Về nguồn vốn thực hiện chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn hướng tới khách hàng là dân cư. Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, thanh toán song biên, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn để thu hút vốn, chuyển mạnh thu hút nguồn vốn ngoại tệ... Các chi nhánh cần quan tâm đến việc tạo nguồn vốn ổn định tại các địa phương: Tăng nguồn vốn dân cư và giảm dần nguồn vốn nhận của Tổ chức tín dụng khác, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn đã được giao. Thông báo chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn hằng năm. Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu: Mức tăng trưởng nguồn vốn được giao là mức tối thiểu. NHNo&PTNT tỉnh khuyến khích các chi nhánh vượt chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn, cần tập trung đa dạng các hình thức huy động vốn nhất là vốn huy động từ dân cư. Lĩnh hội được yêu cầu cũng như xu thế vận động, phát triển trên, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Núi Thành cũng đã đề ra kế hoạch để từng bước đưa nguồn vốn huy động tăng lên ngày càng cao. Nguồn vốn huy động từ 1984 chỉ 27triệu, đến 1996 vẫn ở mức hơn 9 tỷ đồng thì đến 2000 là 33, 8 tỷ, trong tình hình chung tại địa phương nguồn tiền nhàn rỗi thấp. Tuy vậy, tiềm năng huy động nguồn vốn trong dân cư vẫn chhưa được khai thác, do đó từ năm 2001 NHNo&PTNT huyện Núi Thành đặt ra những yêu cầu đột phá. Chúng ta cùng xem tình hình huy động vốn (2001 - 2005) qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Bảng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Núi Thành ( 2001 - 2005) TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng nguồn vốn huy động - % tăng, giảm (+, -) so với năm trước 44.980 + 32,96 47.537 + 05,6 55.084 + 15,87 58.147 + 5,56 93.671 + 61,09 2 Cơ cấu nguồn vốn huy động - Nguồn vốn huy động từ dân cư. - Từ tổ chức kinh tế khác - Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư /Tổng nguồn 44.980 20.214 24.766 44,93% 47.537 21.603 25.934 45,44% 55.084 25.684 29.400 46,62% 58.147 35.636 22.511 61,28% 93.671 68.254 25.417 72,86% 3 Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 44.980 25.782 19.198 47.537 26.534 21.003 55.084 30.720 25.084 58.147 23.025 35.122 93.617 32.733 60.938 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2001 - 2005 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Núi Thành. Tại địa bàn huyện Núi Thành việc huy động vốn từ năm 2001 đến nay có thể phân tích thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn từ năm 2001 - 2002: Qua biểu thống kê ta thấy, tổng nguồn vốn huy động năm 2001 tăng 32,96% so với năm 2000, tỉ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 44,93% trong tổng số. Có thể nói năm 2001 là mốc đánh dấu khởi đầu kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam và của ngành đặt ra có mức độ tăng trưởng khá cao, có bước đột phá so với cả năm 2000 và những năm về trước. Năm 2002 tỉ lệ tăng trưởng ở mức thấp chỉ +5,6%, tuy vậy nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lên 45,44%, tăng tuyệt đối gần 1,2 tỉ so với 2001. Sở dĩ tốc độ huy động vốn giai đoạn này thấp là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Hoạt động trong khai thác hải sản mất mùa, đặc biệt dịch tôm xảy ra mạnh từ cuối năm 2001 đến 2002 ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi từ nguồn dân cư này. Vì vậy huy động vốn ở bộ phận dân cư nông nghiệp, kinh doanh và dịch vụ tăng nhưng bộ phận dân cư trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản giảm. - Giai đoạn này chủ yếu huy động bằng hình thức quảng cáo, vận động lãi suất, hình thức gửi tiền... qua đài phát thanh địa phương, chưa đa dạng cách tiếp cận thị trường, nên hiệu quả còn thấp. - Giai đoạn 2003 - 2004: Đặc điểm của giai đoạn này là sau khi có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai tháng 6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu một bộ phận dân cư và một vài địa phương xã có phát sinh quy hoạch đền bù, giải toả nên lượng tiền nhàn rỗi có tăng lên. Lúc này, để tăng cường huy động vốn, biện pháp tổ chức huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Núi Thành cũng triển khai đa dạng hoá: Ngoài hình thức tuyên truyền, quảng bá trên đài phát thanh, Ngân hàng cơ sở còn thành lập tổ huy động vốn đi xuống cơ sở tổ chức và vận động, giới thiệu các hình thức gửi tiền, với các loại lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng có khuyến khích trích tiền thưởng cho tổ huy động vốn, cá nhân CBCNV khi tổ chức huy động được số dư trong dân cư tăng lên. Nhờ vậy số dư tiền gửi vốn huy động năm 2003 tăng trưởng nhanh so với năm 2001, 2002 tăng từ + 15,87% đến + 22,46%. Năm 2004 số dư cũng tăng hơn 3 tỷ đồng so với năm 2003, đưa số dư so với các năm trước đó tăng hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt số huy động từ nguồn vốn dân cư từ tỉ trọng 46,62% trong tổng số vốn vào năm 2003, đến năm 2004 lên đến 61,28%. Năm 2004 cũng là năm đầu tiên so với từ hàng chục năm trong quá trình huy động vốn của mình, NHNo&PTNT huyện Núi Thành có số dư vốn huy động có kỳ hạn vượt hàng chục tỷ so với huy động vốn không kỳ hạn. Từ thực tế trên NHNo&PTNT chi nhánh mở ra thời kỳ ổn định hơn về số dư nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động của mình. - Giai đoạn 2005 đến nay: Số dư tăng trưởng với tốc độ khá cao, tổng nguồn vốn huy động tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2001, tăng +61,09% so với năm 2004. Với tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư lên mức chưa từng có so với hàng chục năm hoạt động trước đây chiếm 72,86% trong tổng số nguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động có kỳ hạn 60 tỷ 938 triệu tăng hơn 28 tỷ so với tiền gửi không kỳ hạn. Đặc biệt năm này nguồn vốn huy động không kỳ hạn cũng ở mức cao nhất trong thống kê 5 năm (2001 - 2005) đạt mức 32 tỷ 733. Sở dĩ có bước tăng trưởng đột phá trên là do: - Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn ổn định thu nhập của người dân trong nông, ngư nghiệp có tăng lên khá. - Nguồn tiền nhàn rỗi phát sinh mạnh nhất là từ đền bù, giải phóng mặt bằng... do người dân chưa phải làm nhà ngay hoặc mức tiền nhận từ đền bù sau khi làm nhà vào khu tái định cư còn dôi ra. Từ đó đem gửi vào ngân hàng vừa tiết kiệm, để dành an toàn, vừa hưởng lãi. - Ngân hàng NHNo&PTNT, ngoài những biện pháp tổ chức huy động vốn đã nêu trên, còn có các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bằng vàng 4 số 9 theo yêu cầu cuả ngành. Ngoài ra cơ sở còn tổ chức quảng cáo, khuyến mãi tặng quà lưu niệm, thưởng bằng tiền, bằng hiện vật v.v... tuỳ theo số tiền gửi, thời hạn gửi. Trong đó đặc biệt khuyến khích khách hàng có số dư tiền gửi cao, thời hạn kéo dài trên 12 tháng. Tính đến 30/6/2006 số lượng khách hàng gửi tiền tại chi nhánh là 2.886 người, tổng số vốn huy động đã lên đến 106,4 tỷ đồng, bình quân số vốn huy động / biên chế là 7,6 tỷ đồng. Mặt khác, huy động vốn ngoại tệ cũng được đưa vào thực hiện từ năm 2005 vừa theo yêu cầu của tình hình thực tế vừa theo sự đa dạng hoá các hình thức dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của ngành. Tuy tại địa bàn huyện từ trước đến nay thuần nông, chưa có điều kiện thị trường để triển khai hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ, nhưng bước đầu cũng đạt kết quả đáng khuyến khích với số dư vốn huy động ngoại tệ khách hàng gửi vào đến cuối năm 2005 là 44.000 USD, đến 6 tháng đầu năm 2006 là 83.000 USD với doanh số hoạt động lên đến hàng trăm ngàn USD/năm. Bước đầu làm tăng thu nhập cho NHNo&PTNT cơ sở bằng dịch vụ ngoại tệ. Điều đáng nói là từ khi nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh và ổn định vào các năm 2004 đến nay kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Núi Thành hằng năm đạt khá và ổn định, hoàn thành tốt chỉ tiêu khoán tài chính của NHNo&PTNT cấp trên giao. CBCNV có thu nhập đảm bảo nên yên tâm và phấn khởi trên các mặt công tác, mặc dù đơn giá tiền lương ngân hàng cấp trên giao thấp hơn mức chung, có điều hoà cho những nơi kém thuận lợi hơn và các chi nhánh NHNo&PTNT miền núi. Từ năm 2005 chủ trương kinh doanh nguồn vốn trong toàn hệ thống của NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã được đặt ra, thay đổi nếp nghĩ đơn thuần chỉ thiên về tư tưởng kinh doanh tín dụng như từ trước đến nay. Bảng 2.2: Tỷ lệ nguồn vốn huy động so với tổng dư nợ của chi nhánh NHN0&PTNT huyện Núi Thành ĐV: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng dư nợ 45.545 48.350 56.630 57.225 65.760 2 Nguồn vốn huy động 44.980 47.537 55.084 58.147 93.671 3 Tỉ lệ nguồn vốn huy động so với dư nợ 98,75% 98,31% 99% 101,6% 142,44% Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2001 - 2005 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Núi Thành. Huy động vốn tại Ngân hàng cơ sở tăng từng bước ổn định kể từ 2001 - 2005, mức tăng tuyệt đối so sánh giữa 2 năm này là + 48 tỷ 691 triệu, với tỷ lệ tăng 208,25%. Nguồn vốn tự lực để cho vay, do đó đã dần dần bù đắp và thay thế cho mức thiếu hụt mà ngân hàng cơ sở phải vay và trả lãi cho NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2001, tỉ lệ nguồn vốn huy động so với dư nợ là 98,75%, năm 2003 là 99%, năm 2004 vượt lên 101,6%; và năm 2005, huy động lên trên mức cho vay 42,44% (bảng 2.2). Vốn huy động vượt mức vốn cho vay tại đơn vị gần 38 tỷ đồng. Kể từ đó đến nay NHNo&PTNT huyện Núi Thành đã không những tư huy động vốn để trang trải cho vay mà còn chuyển sang kinh doanh nguồn vốn, với thực tế hàng tháng nhận lãi từ nguồn huy động hộ NHNo&PTNT Việt Nam hàng trăm triệu đồng. Đó cũng là biểu hiện tích cực, nhanh nhạy trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh nguồn vốn được chỉ đạo từ NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh tỉnh Quảng Nam. Để có được kết quả huy động nguồn vốn tích cực qua các năm như trên, NHNo&PTNT cơ sở một mặt quảng bá hình ảnh, thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng về nhiều hình thức huy động như: Hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu... dưới nhiều loại thời hạn: có kỳ hạn, không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng đến trên 12 tháng v.v... đồng thời, NHNo&PTNT huyện còn thực hiện tốt các đợt giao chỉ tiêu huy động kỳ phiếu có thưởng bằng tiền, vàng của ngành. NHNo&PTNT cơ sở còn khuyến khích bằng các tặng phẩm như: áo, mũ, đồ mưa, giấy vở học sinh có in lô gô của ngành nhằm thu hút kháchh hàng trong quá trình huy động nguồn vốn thường xuyên của cơ sở mình. Mặt khác, nghiệp vụ thu chi chính xác, kịp thời trong quan hệ giao dịch với khách hàng của đội ngũ cán bộ làm công tác ngân quỹ, kế toán và thái độ phục vụ hoà nhã, tận tình, chu đáo đã được thiết lập, giữ gìn ổn định trong thời gian dài cũng tác động to lớn đến thành quả huy động vốn nói trên. Tóm lại, qua lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Núi Thành từ năm 1984 đến nay, tăng trưởng nguồn vốn đã trải qua một thời gian khá dài. Nhưng cột mốc tạo nên sự khác biệt có thể từ ba giai đoạn đã phân tích kể trên: Giai đoạn 2001 - 2002 ; giai đoạn 2003 - 2004 và giai đoạn 2005 đến nay. Đặc biệt từ cuối năm 2005 đến những tháng đầu năm 2006, tổng nguồn vốn đã có bước đột phá, tạo nên một bước ngoặc kinh doanh tốt nhất đối với ngân hàng cơ sở. 2.1.2. Tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn Từ khi ra đời đến nay NHNo&PTNT huyện Núi Thành luôn luôn xác định gắn việc cho vay với mục tiêu phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong đó, đánh bắt hải sản, nuôi tôm nước lợ được chú trọng. Cơ cấu kinh tế huyện được định hình và đưa vào kế hoạch thời gian đầu là nông - lâm - ngư - công nghiệp. Đến năm 2003 khi có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu kinh tế được xác định chuyển mạnh sang bước phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên tổng kết đánh giá của huyện nhà hằng năm bao giờ cũng xem trong cơ cấu nông nghiệp thì đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản vẫn là mũi nhọn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Vì vậy, việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được chú trọng. Việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT qua hơn 22 năm đã phản ánh được sự tích cực, ổn định về công tác tín dụng đối với các hộ sản xuất nông, ngư nghiệp. Mức tăng trưởng qua các năm không nhiều nhưng phản ánh chất lượng, hiệu quả ở cả hai phía: đơn vị cho vay và người vay vốn. Đóng góp của công tác tín dụng NHNo&PTNT đã giải quyết được những nhu cầu về vốn cho mọi đối tượng, từ cá nhân, hộ sản xuất đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đã thúc đẩy các ngành nghề chẳng những ổn định mà còn phát triển khá đa dạng, phong phú. Tăng trưởng tín dụng gắn liền với tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Hầu như các mảng tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... từ mức độ duy trì ổn định, đến phát triển mở rộng đều có dấu ấn tham gia đầu tư vốn của NHNo&PTNT và PTNT cơ sở. Bảng 2.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm ĐV tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng doanh số cho vay Trong đó. Ngành nông nghiệp 38.120 32.010 39.320 33.450 40.870 34.771 42.960 35.887 45.997 36.663 2 Số khách hàng vay (hộ) Trong đó: khách hàng nông nghiệp, nông thôn 2.015 1.903 2.108 1.927 2.297 1.963 2.309 2.085 2.542 2.167 3 Tổng dư nợ: Trong đó - Nợ trung, dài hạn - Nông nghiệp, nông thôn 45.545 10.985 34.312 48.350 11.367 36.010 55.630 12.010 38.116 57.225 12.650 42.055 65.760 15.378 45.633 4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ Trong đó. Tăng trưởng dư nợ, nông nghiệp, nông thôn 5,64% 3,43% 6,15% 4,94% 15,05% 5,84% 10,33% 5,08 14,91% 8,5% Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2001 - 2005 của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Núi Thành. Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy rằng, doanh số cho vay tăng đều đặn qua từng năm, chứng tỏ được khả năng nắm bắt, theo dõi và đáp ứng nhu cầu về vốn của thị trường. Từ năm 2001 - 2005 tỉ lệ tăng của doanh số cho vay là 20,66% với mức tăng + 7 tỷ 877 triệu đồng. Đặc biệt doanh số cho vay ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số, với mức tăng + 4 tỷ 653 triệu, chiếm hơn 59% tổng mức tăng và tỉ lệ tăng là + 14,53% kể từ năm 2001 - 2005. Số hộ vay vốn đến cuối năm 2005 là 2.542 hộ, tăng + 527 hộ so với năm 2001, trong đó hộ vay thuộc nông nghiệp, nông thôn chiếm 85,24%. Con số khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhiều năm qua nhìn chung ổn định, không như những hộ kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác. Nhu cầu vốn cũng không có những phát sinh đột phá, mà mang tính ổn định, phản ảnh trung thực về qui mô và tốc độ phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Qua đó khách hàng nông nghiệp, nông thôn đóng góp vào sự tăng trưởng về tài chính, cũng như tác động tích cực vào việc làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn, hiện ở mức thấp theo chỉ tiêu phấn đấu của ngành (dưới 3%) và chuẩn mực quốc tế (dưới 5%) trên tổng dư nợ. Tổng dư nợ vay từ 45 tỷ 545 triệu năm 2001 lên 65 tỷ 760 ở năm 2005, tốc độ tăng trưởng + 44,38%. Trong đó dư nợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cuối năm 2005 là 45 tỷ 633triệu đồng, tăng + 8,5% với mức tăng + 11tỷ 321 triệu so với 2004. Đối tượng tín dụng đầu tư nhiều nhất là đóng mới tàu thuyền đánh bắt cá ở Tam Giang, Tam Quang, Tam Hoà, Tam Hải và cho vay chuyển đổi cây trồng, vật nuôi v.v...ở các xã trọng điểm như Tam Xuân, Tam Hiệp, Tam Nghĩa, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Sơn; cho vay phát triển chăn nuôi trâu, bò đàn, kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại ở các xã miền núi. Nhiều cá nhân, hộ sản xuất đầu tư vào lâm nghiệp, trồng rừng có kết quả khả quan. Nợ trung và dài hạn năm 2001 là 10 tỷ 985 triệu, đến cuối năm 2005 là 15 tỷ 378 triệu, chiếm 23,38% trong tổng số. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn không cao là do từ năm 2000 về trước NHNo&PTNT đã đầu tư nhiều vào việc mua sắm tàu thuyền, lưới cụ và xây dựng ao, hồ nuôi tôm nước lợ nhiều, nên từ năm 2001 trở lại đây chủ yếu cho vay ngắn hạn bổ sung để sửa chữa, mua sắm vật dụng nhỏ nên phát sinh nhu cầu vốn trung và dài hạn ít hơn. Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế ĐV: Triệu đồng Chỉ têu 2001 2002 2003 2004 2005 Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % -Nông nghiệp Trong đó: +Đánh bắt thuỷ sản +Nuôi thuỷ sản +Chăn nuôi gia súc, gia cầm +Sản xuất lương thực, thực phẩm 34.312 18.060 8.540 3.212 4.500 75,33 52,63 24,88 9,36 13,11 36.010 18.560 8.780 3.140 5.260 74,47 51,54 24,38 9,47 14,6 38,116 19.215 9.230 3.680 5.991 68,51 50,41 24,21 9,65 15,71 42.055 21.150 10.060 4.850 5.995 73,49 50,29 23,92 11,53 14,53 45.633 22,430 10.870 5.215 7.118 69,39 49,15 23,82 11,42 15,59 - Sản xuất công nghiệp và xây dựng 7.250 15,91 7.690 15,9 9.954 17,89 7.980 13,87 8.377 12,73 - Thương mại và dịch vụ 3.983 8,74 4.650 9,61 7.560 13,58 7.230 12,63 11.750 17,86 Tổng cộng 45.545 100 48.350 100 55.630 100 57.225 100 65.760 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2001 - 2005 của NHo&PTNT huyện Núi Thành. Bảng 2.4 phân dư nợ làm 3 ngành kinh tế cơ bản gồm: Nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và xây dựng, thương mại và các dịch vụ khác. Trong đó ngành nông nghiệp được đi vào chi tiết của các nghề chính như: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất lương thực, thực phẩm. Qua đó phản ánh được cơ cấu nội tại về cho vay vốn của NHNo&PTNT với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Từ đó thấy được qui mô, tỷ trọng và suất đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn qua các năm. Cụ thể qua bảng phân tích trên ta thấy rằng: tỷ trọng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn qua các năm đều chiếm từ 69,39% đến 75,33% trong tổng số, vốn cho vay với mức dư nợ 45 tỷ 633 triệu đồng đến cuối năm 2005. Trong đó: Dư nợ tín dụng đối với nghề khai thác hải sản, chủ yếu là do cho vay đầu tư vào mua sắm máy móc, tàu thuyền, ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ, trọng tâm là các nghề: Câu mực khơi, lưới vây, giã, mành v.v... Tại NHNo&PTNT huyện Núi Thành doanh số cho vay đóng mới tàu thuyền hằng năm hàng chục tỷ đồng. Dư nợ vốn vay này năm 2001 là 18 tỷ 060 trệu đồng, với tỷ trọng chiếm 52,63% trong tổng dư nợ ngành nông nghiệp. Đến năm 2005 mức dư nợ tăng lên 22 tỷ 430 triệu chiếm tỷ trọng 49,15% trong tổng số. Đây cũng là lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành nông nghiệp có mức dư nợ và tỷ trọng hằng năm cao nhất trong tổng dư nợ vay nói chung và dư nợ tín dụng cho ngành nông nghiệp nói riêng. Cũng theo bảng thống kê trên ta thấy tỉ trọng qua các năm về dư nợ nghề đánh bắt hải sản đều ở mức từ 49,15% đến 52,63%. - Về lĩnh vực nuôi thuỷ sản, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ cũng được tín dụng NHNo&PTNT chú trọng đáng kể, với việc cho vay mỗi năm hằng trăm hộ đầu tư vào ngàn ha mặt nước thả nuôi. - Dư nợ nghề nuôi thuỷ, hải sản năm 2001 là 8 tỷ 540 triệu, chiếm tỷ trọng 24,88% đến cuối năm 2005 tăng lên 10 tỷ 870 triệu chiếm 23,82%. Nhu cầu tín dụng về nuôi thuỷ sản rất cao, nhưng việc nuôi tôm nước lợ từ năm 2001 đến năm 2003 do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do dịch bệnh xảy ra ở địa phương trên diện rộng và chậm khắc phục được nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tích cực đầu tư của NHNo&PTNT vào nghề này. Từ đó vốn đầu tư có chững lại. Ngân hàng chỉ tập trung xem xét cho vay những hộ có kinh nghiệm, khắc phục được dịch bệnh, nuôi có hiệu quả qua từng vụ. Tuy nhiên những hộ chậm khắc phục, gặp khó khăn khách quan vẫn được NHNo&PTNT có chính sách gia hạn, ân hạn, thậm chí có trường hợp đặc biệt phải khoanh nợ đưa vào rủi ro. Trước tình hình trên thực tế công tác thu nợ đối với các hộ nuôi tôm tại địa bàn đã có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của NHNo&PTNT huyện Núi Thành. - Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tín dụng chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi trâu, bò, dê, heo cho các hộ nông nghiệp có điều kiện lập chuồng trại tại gia đình hoặc trang trại ở các xã: Tam Nghĩa, Tam Mỹ, Tam Thạnh, Tam Sơn. Riêng về gia cầm, từ khi xuất hiện và báo động toàn quốc về dịch cúm, đàn gà, vịt thực tế giảm đáng kể. Năm 2005 trở lại đây dịch bệnh có giảm nhưng vẫn còn được khuyến cáo về nguy cơ dịch quay trở lại, NHNo&PTNT cũng không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này. Mức dư nợ vay chăn nuôi gia súc gia cầm ở năm 2001 là 3 tỷ 212 triệu đến năm 2005 là 5 tỷ 215 triệu đồng. Tỉ trọng tín dụng ngành nghề này cũng ở mức thấp nhất so với các ngành nghề khác trong cho vay nông nghiệp, nó chỉ chiếm hơn 11,42%. - Về sản xuất lương thực, thực phẩm: ngoài cho vay theo thực tế bình thường tại địa phương vào sản xuất lúa, mì, đậu v.v... Từ khi các doanh nghiệp, nhà máy đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai và khu công nghiệp Dung Quất, các hộ đã chuyển dịch cây trồng trong nông nghiệp để phục vụ nhu cầu thị trường như: cây ăn trái, rau màu, hoa tươi ... Vì vậy NHNo&PTNT đã chú trọng cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp với mức tăng cao nhất từ 4 tỷ 500 triệu vào năm 2001 lên 7 tỷ 118 triệu năm 2005, với tỷ lệ + 58,17%. Giá trị sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp nhờ vậy cũng tăng lên đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu "Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng chuyên canh, thâm canh và phát triển tổng hợp, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, phấn đấu đạt từ 30 - 50 triệu đồng/ha". Theo nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra. Dư nợ tín dụng ngành công nghiệp và xây dựng cũng ở mức ổn định. Đầu tư mới phát sinh chủ yếu là nhằm vào phát triển vào tiểu thủ công nghiệp chế biến nhỏ phục vụ tại địa phương và mua sắm phương tiện vận tải phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản của các đơn vị trong khu kinh tế, khu công nghiệp. Ngành thương mại và các dịch vụ khác trong điều kiện khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung làm cho lượng khách vãng lai, công nhân các công ty, xí nghiệp tăng lên tại địa phương, đã đặt ra yêu cầu về nhiều mặt. Do đó, thúc đẩy kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ có chiều hướng phát triển. Từ năm 2003, các hộ kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ có nhu cầu vốn tăng đáng kể. Dư nợ tín dụng của ngành này cuối năm 2005 là 11 tỷ 750 triệu tăng gấp 2,95 lần so dư nợ năm 2001. Dư nợ tín dụng chủ yếu tăng ở các ngành cung ứng hàng hoá và dịch vụ nhà nghỉ, du lịch. Tóm lại, tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được NHNo&PTNT chú trọng ngay từ đầu, với phương châm của ngành từ thời khai trương. NHNo&PTNT xác định: Nông dân là người bạn đồng hành, thị trường nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống. Hàng chục năm qua tín dụng NHNo&PTNT đã cho thấy thực hiện cho vay từng bước tăng trưởng ổn định, giữ vững về qui mô, tỉ trọng đầu tư và chú trọng những ngành nghề được xác định là mũi nhọn tại địa phương, kết hợp với thực trạng phát triển của kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế và chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. 2.1.3 . Tình hình thu nợ và thực trạng rủi ro tín dụng Bảng 2.5: Bảng tổng hợp hoạt động cho vay, tình hình nợ quá hạn và kết quả thu nhập Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng doanh số cho vay 38.120 39.320 40.870 42.960 45.997 2 Tổng doanh số thu nợ 35.624 36.515 33.590 41.365 35.462 3 Tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan