Luận văn Tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do lựa chọn đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.9

7. Kết cấu của Luận văn.10

CHưƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN .11

1.1. Một số khái niệm. 11

1.1.1. Biên chế. 11

1.1.2. Tinh giản biên chế. 12

1.1.3. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện . 15

1.1.4. Tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên muôn thuộc Ủy ban nhân dân

huyện . 17

1.2. Những vấn đề chung về tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân huyện. 17

1.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc tinh giản biên chế các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. 17

1.2.2. Nội dung thực hiện tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân huyện. 21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tinh giản biên chế các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. 26

1.3.1. Các yếu tố khách quan . 26

1.3.2. Các yếu tố chủ quan . 29

1.4. Kinh nghiệm tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân huyện của một số địa phương và bài học cho huyện Ba Vì . 30

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghìn ngƣời (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mƣờng, Dao). Ba Vì là địa phƣơng giàu truyền thống lịch sử, văn hóa xã hội. Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng, đƣợc phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. 37 Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cƣờng, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hƣơng, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nƣớc. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chƣơng lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới. Về phát triển kinh tế, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trƣởng kinh tế đạt 16%. - Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trƣng Ba Vì đó là Chè sản lƣợng đạt 12.800 tấn/năm và sản lƣợng sữa tƣơi đạt 9.750 tấn/năm. - Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thƣợng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả. - Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lƣợt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. - Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân đƣợc quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục đƣợc quan tâm đã có 18 trƣờng trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển [28]; - Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; 38 - Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng, của Thành ủy, HĐND, UBND và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra (2015- 2020), xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập và phát triển. 2.2. Tình hình biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì 2.2.1. Khái quát về UBND huyện Ba Vì và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì 2.2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Về vị trí, chức năng - UBND huyện Ba Vì do HĐND huyện Ba Vì bầu là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND huyện và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. - UBND huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND huyện nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện Ba Vì. - UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở. Về nhiệm vụ, quyền hạn UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng năm 2015. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện 39 gồm: Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 13 Uỷ viên phụ trách các lĩnh vực: Quân sự, Công an, Văn phòng HĐND - UBND, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trƣờng, Tƣ pháp,... 2.2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đƣợc tổ chức thống nhất và chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố. UBND huyện Ba Vì gồm có 13 cơ quan chuyên môn, mỗi phòng ban phụ trách một hoặc một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật và có mối quan hệ với nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng ban đó. Cụ thể nhƣ sau: 40 Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì. Nguồn: Tác giả vẽ lại từ [28] UBND HUYỆN BA VÌ KHỐI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Phòng Nội vụ Trung tâm thể dục thể thao Trung tâm Văn hóa – Thông tin Ban quản lý dự án Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng quản lý đô thị Phòng kinh tế Thanh tra huyện Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình Đài truyền thanh Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng Văn phòng HĐND – UBND huyện Phòng Giáo dục –Đào tạo Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Phòng Văn hóa – Thông tin Phòng Y tế Phòng Tƣ pháp Phòng Tài nguyên- Môi trƣờng Phòng Dân tộc 41 - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mƣu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động của HĐND, UBND; tham mƣu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức. - Phòng Nội vụ: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nƣớc; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thƣởng. - Phòng Tư pháp: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thƣờng nhà nƣớc và các công tác tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Đất đai; tài nguyên nƣớc; tài nguyên khoáng sản; môi trƣờng. 42 - Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tài chính; kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lƣơng; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội. - Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bƣu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Chƣơng trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo. - Phòng Y tế: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dƣợc cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dƣợc; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. - Thanh tra huyện: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. - Phòng Quản lý Đô thị: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: Kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở và công sở giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng đô thị, công viên, cây xanh, đèn chiếu 43 sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị). Trực tiếp quản lý, điều hành đội kiểm tra trật tự đô thị. - Phòng Kinh tế: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thƣơng mại; phát triển nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. - Phòng dân tộc: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì, tham mƣu giúp việc Uỷ ban nhân dân huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác Dân tộc và tổ chức triển khai, thực hiện một số chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 2.2.2. Biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì 2.2.2.1. Số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì Số lƣợng, cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 2. 1: Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2019 Số lƣợng công chức trong cơ quan, đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 77 100 74(81) 100 86 100 95 100 Giới tính Nữ 22 28,6 22 29,7 25 29,1 34 35,7 Nam 55 71,4 52 70,3 61 70,9 63 64,3 Độ tuổi Dƣới 30 5 6,5 4 5,4 2 2,3 6 6,3 Từ 31-40 28 36,4 26 35,1 35 40,7 35 36,8 Từ 41-50 21 27,2 23 31,1 30 34,9 33 34,7 Trên 50 23 29,9 21 28,4 19 22,1 21 22,2 Ngƣời dân tộc thiểu số 3 3,9 3 4,1 2 2,3 3 3,1 Theo tôn giáo 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ba Vì và tổng hợp của tác giả [24]) 44 Số lƣợng công chức phân theo các phòng chuyên môn nhƣ sau: Bảng 2. 2: Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì theo từng đơn vị năm 2019. TT TÊN ĐƠN VỊ SỐ LƢỢNG 1 Văn phòng HĐND – UBND 23 2 Phòng Nội vụ 9 3 Phòng Tài chính - Kế hoạch 8 4 Phòng Quản lý Đô thị 5 5 Phòng Tài nguyên và môi trƣờng 6 6 Phòng Tƣ pháp 3 7 Phòng Kinh tế 7 8 Phòng Lao động - TB và XH 6 9 Thanh tra 6 10 Phòng Y tế 4 11 Phòng Dân tộc 3 12 Phòng Văn hóa - Thông tin 6 13 Phòng Giáo dục và Đào tạo 9 Tổng cộng 95 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ba Vì, 2019. Theo thống kê Báo cáo số lƣợng, chất lƣợng công chức hàng năm trong các cơ quan hành chính của UBND huyện Ba Vì thì số lƣợng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chiếm khoảng 48,1% tổng số biên chế công chức của huyện. Trong đó, số lƣợng công chức tập trung đông nhất ở một số phòng nhƣ: năm 2019: văn phòng HĐND&UBND có 23 công chức - chiếm 24,2%; Phòng GD-ĐT có 9 công chức – chiếm 9,47%; Phòng Nội vụ có 9 công chức - chiếm 9,47% tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì . Qua số liệu thống kê 4 năm 2016 - 2019 có thể thấy, nhìn chung tổng số công chức trong các cơ quan chuyên môn tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2016 45 – 2017 giảm đi 3 ngƣời do luân chuyển công tác và có công chức đến tuổi nghỉ hƣu. Tiếp đến giai đoạn 2018 – 2019 thì số lƣợng công chức tăng lên 9 biên chế. Về giới tính: Số lƣợng công chức nữ tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng số biên chế, từ 28,6% (năm 2016) tăng lên 35,7% năm 2019. Tuy nhiên so sánh tỷ lệ giới tính thì số lƣợng công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn vẫn còn chiếm số lƣợng nhỏ hơn rất nhiều với công chức nam. Đồng thời trong đội ngũ công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì tỷ lệ công chức nữ vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Về độ tuổi: tỷ lệ công chức trẻ (dƣới 30 tuổi) vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí còn có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ công chức dƣới 30 tuổi năm 2016 từ 6,5% đến năm 2017 còn 5,4% và đến năm 2018 chỉ còn chiếm 2.3% trong tổng số công chức, năm 2019 tăng lên 6,3%. Trong khi đó, ngƣợc lại, tỷ lệ công chức từ 41 tuổi trở lên lại có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ công chức trong độ tuổi từ 41 – 50 là 27,2% nhƣng tỷ lệ này lại tăng khá mạnh lên đến 34,9% vào năm 2018, năm 2019 tăng lên 34,7% [24]. Điều này chứng tỏ đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn còn chƣa xây dựng đƣợc tỷ trọng hợp lý giữa các độ tuổi, thậm chí đang có xu hƣớng già hóa qua các năm. Về số lượng công chức là người dân tộc thiểu số: tỷ lệ công chức là ngƣời dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn. Năm 2016 có 3 ngƣời chiếm 3,9% đến năm 2018 chỉ còn 2 ngƣời chiếm 2,3% trong tổng số công chức. Về số lượng công chức theo tôn giáo: trong 3 năm từ 2016 – 2018 không có một công chức nào theo tôn giáo làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nhìn chung số lƣợng công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì tăng cả về số lƣợng và có sự thay đổi trong cơ cấu. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu QLNN và giải quyết các công việc ngày càng tăng của địa phƣơng. 2.2.3. Chất lượng đội ngũ công chức Chất lƣợng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2018 đƣợc thể hiện trong bảng sau: 46 Bảng 2. 3: Chất lƣợng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2019 Chất lƣợng công chức trong cơ quan, đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng (Ngƣời ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣ ời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣ ời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣ ời) Tỷ lệ (%) Tổng số 77 100 74 100 86 100 95 100 Chuyên môn Tiến sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 Thạc sỹ 6 7,8 5 6,8 2 2,3 7 7,4 Đại học 68 88,3 66 89,1 83 96,5 85 89,5 Cao đẳng 0 0 1 1,4 0 0 2 2,1 Trung cấp 3 3,9 2 2,7 1 1,2 1 1 Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 Chính trị Cử nhân 3 3,9 3 4,1 5 5,8 5 5,2 Cao cấp 20 26,0 18 24,3 17 19,8 21 22,1 Trung cấp 21 27,3 28 37,8 55 63,9 65,3 Sơ cấp 3 3,9 4 5,4 5 5,8 7 7,4 Quản lý nhà nƣớc CVCC& TĐ 0 0 0 0 0 0 0 0 CVC&T Đ 10 13,0 8 10,8 4 4,7 11 11,6 CV&TĐ 66 85,7 65 87,8 80 93,0 82 86,3 Cs&TĐ 1 1,3 1 1,4 2 2,3 2 2,1 Nhân viên 0 0 0 0 0 0 0 0 Tin học Trung cấp trở lên 1 1,3 1 1,4 3 3,5 4 4,2 Chứng chỉ 76 98,7 73 98,6 83 96,5 91 95,8 Ngoại ngữ Đại học trở lên 0 0 0 0 1 1,2 2 2,1 Chứng chỉ 77 100 74 100 85 98,8 93 97,9 Chứng chỉ tiếng dân tộc 2 2,6 5 6,8 10 11,6 13 13,7 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ba Vì và tổng hợp của tác giả [24]) 47 Đội ngũ công chức thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Ba Vì không chỉ có sự gia tăng về số lƣợng mà còn tăng cả về chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau, trong giai đoạn 2016 – 2019: Về trình độ chuyên môn: tỷ lệ công chức có trình độ đại học vẫn chiếm phần lớn và có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2016 có 68 công chức có trình độ đại học chiếm 88,3%, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng thành 89,1% và đến năm 2018 tăng lên 83 ngƣời chiếm đến 96,5% tổng số công chức. Có thế thấy đa số công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn có trình độ đại học, số lƣợng này tăng lên qua các năm khẳng định chất lƣợng của công chức trong các cơ quan chuyên môn ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp ngày càng giảm (năm 2016 có 3 công chức có trình độ trung cấp, đến năm 2017 giảm còn 2 ngƣời, đến 2018 chỉ còn 1 ngƣời) và không có công chức nào có trình độ sơ cấp, điều này chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng và ý thức tự nâng cao năng lực, trình độ của các công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên không có một công chức có trình độ tiến sĩ làm việc tại các cơ quan chuyên môn trong giai đoạn từ 2016 – 2019, số lƣợng công chức có trình độ thạc sĩ còn chiếm tỷ lệ thấp, biến động thất thƣờng qua các năm. Năm 2019 chỉ có 7 thạc sĩ (chiếm 7,4%), chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số biên chế hiện nay của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì. 48 Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì chia theo trình độ chuyên môn. Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ba Vì và tổng hợp của tác giả [24] Về trình độ lý luận chính trị: tính đến ngày 31/12/2018, số công chức có trình độ cử nhân chính trị chiếm tỷ lệ 5,8% (5 ngƣời); cao cấp lý luận chính trị chiếm 19,8% (17 ngƣời); trung cấp lý luận chính trị 63,9% (55 ngƣời) và sơ cấp lý luận chính trị chiếm 5,8% (5 ngƣời). Có thể thấy, số công chức đƣợc đào tạo về lý luận chính trị đạt tỷ lệ 95,3%, một tỷ lệ khá cao chứng tỏ sự đào tạo bào bản về trình độ lý luận chính trị cho các công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì. Về trình độ quản lý nhà nước: theo các báo cáo của phòng Nội vụ huyện Ba Vì thì tỷ lệ công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn đƣợc đào tạo kiến thức quản lý nhà nƣớc theo chƣơng trình chuyên viên chính giảm dần qua các năm, năm 2016 có 13% nhƣng đến năm 2018 giảm xuống còn 4,7% số ngƣời đƣợc đào tạo theo chƣơng trình này. Số lƣợng công chức đƣợc đào tạo kiến thức theo chƣơng trình chuyên viên vẫn chiếm phần lớn và có tỷ lệ ngày càng tăng, năm 2016 có 66 công chức giữ ngạch chuyên viên (chiếm 85,7%), đến 2018 tăng lên 80 ngƣời (chiếm 93%). Về trình độ tin học: 100% công chức đạt yêu cầu về trình độ tin học. Nhƣng đa số công chức có chứng chỉ về tin học, chỉ rất ít ngƣời đƣợc đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Năm 2018 có 83 trên tổng số 86 công chức có chứng chỉ tin 0 7 85 2 1 0 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 49 học và chỉ có 3 ngƣời có trình độ tin học từ trung cấp trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng so với 2 năm trƣớc ( năm 2017 – 1,4%; 2016 – 1,3%), điều này chứng tỏ trình độ tin học của công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Về trình độ ngoại ngữ: số công chức có trình độ ngoại ngữ là 100%, trong đó đa số là tiếng anh (chủ yếu là kiến thức ngoại ngữ cơ sở theo văn bằng chứng chỉ A, B, C, còn số công chức đƣợc đào tạo tập trung từ trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ - chỉ khoảng 1,2% trong tổng số công chức có trình độ ngoại ngữ). Ngoài ra, tỷ lệ công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc cũng ngày càng tăng (năm 2018 chiếm 11,6%) do Ba Vì là một địa phƣơng có khoảng 8,5% ngƣời dân trên địa bàn là dân tộc thiểu số sinh sống. Biểu đồ 2. 2: Kết quả đánh giá, phân loại công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì giai đoạn 2016 - 2018 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ba Vì và tổng hợp của tác giả [24]) Nhìn vào bảng kết quả đánh giá, phân loại công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn giai đoạn 2016 – 2019 có thể thấy hầu hết các công chức đều hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ có rất ít công chức hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực (năm 2017 chỉ có 1 công chức – chiếm 1,4%; năm 2016, 2018, 2019 không có công chức nào không hoàn thành 30 40 47 51 47 33 39 44 0 1 0 0 0 20 40 60 80 100 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Không hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 50 hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực). Số lƣợng công chức hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng dần qua các năm. Năm 2016 có 39% công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao; năm 2017 có 54,1% và đến năm 2018 tỷ lệ này chiếm 54,7%, năm 2019 là 53,7%. Thậm chí số lƣợng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn cao hơn số lƣợng công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2018 có 47 ngƣời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cao hơn 8 ngƣời so với số ngƣời hoàn thành tốt nhiệm vụ (39 ngƣời). Nhƣ vậy, qua bảng số liệu thống kê có thể thấy, qua các năm, công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn ngày càng hoàn thành tốt các công việc đƣợc giao; chất lƣợng, hiệu quả công việc ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu của hoạt động tại địa phƣơng. Từ những số liệu dẫn ra trên đây có thể thấy chất lƣợng công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì nhìn chung đã đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu, đòi hỏi của một nền công vụ trong tình hình mới. Các số liệu đa số đều chứng tỏ sự gia tăng về chất lƣợng của đội ngũ công chức hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả này mới chỉ dừng lại ở mức độ biểu hiện, những đánh giá qua hình thức bên ngoài, qua bằng cấp, chứng chỉ, qua các chƣơng trình đạo tạo mang tính hình thức mà chƣa đi vào đánh giá sâu về thực chất kết quả công việc. Số lƣợng công chức có chất lƣợng cao còn có tỉ lệ thấp, tỷ lệ không ổn định qua các năm. Điều này đặt ra không ít những yêu cầu, đòi hỏi trong công tác tinh giản biên chế để vừa đảm bảo đúng chỉ tiêu đƣợc giao, mục đích của tinh giản biên chế, vừa đảm bảo sự ổn định trong quản lý nhân sự, hợp lý, hợp tình. 2.3. Phân tích thực trạng thực hiện tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 2.3.1. Căn cứ pháp lý của hoạt động tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề tinh giản biên chế, Chính phủ cùng các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh, hƣớng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện chính sách 51 tinh giản biên chế trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đảm bảo xây dựng bộ máy nhà nƣớc tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Để thực hiện đƣợc những điều đó phải xây dựng đƣợc bộ máy hành chính nhà nƣớc khoa học, hợp lý cùng với đội ngũ biên chế vừa đủ về số lƣợng, vừa đảm bảo về chất lƣợng, những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc ra đời nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng và thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn về việc thực hiện tinh giản biên chế. Cụ thể: - Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Đến năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Nghị định nêu lên các vấn đề về chính sách áp dụng cho các đối tƣợng thuộc diện tinh giản biên chế; trình tự, thời hạn giải quyết tinh giản biên chế; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện tinh giản biên chế. - Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định về chính sách tinh giản biên chế (Hợp nhất nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ). - Quyết định 2218/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. - Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng tinh giản biên chế. - Thông tƣ liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hƣớng dẫn một s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tinh_gian_bien_che_o_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_u.pdf
Tài liệu liên quan