Luận văn Tổ chức lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤCTrang

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương I

LÝ LUẬN VỀ HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

1.1. Những vấn đề chung . 1

1.1.1. Khái niệm hợp nhất doanh nghiệp . 1

1.1.2. Phân loại hợp nhấtdoanh nghiệp . 1

1.1.2.1. Phân loại theo bản chất của sự hợp nhất . 1

1.1.2.2. Phân loại theo cấu trúc của sự hợpnhất . 2

1.1.2.3. Phân loại theo phương pháp sử dụng để đạt tớisự hợp nhất . 2

1.1.3. Các hình thức hợp nhất doanh nghiệp . 3

1.1.3.1. Mua tài sản 3

1.1.3.2. Mua cổ phiếu . 3

1.1.3.3. Hình thức khác . 4

1.2. Các phương pháp kế toán hợp nhất doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế . 4

1.2.1. Kế toán hợp nhất doanh nghiệp theo phươngpháp Cộng vốn. 4

1.2.1.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về phương thức Cộng vốn. 4

1.2.1.2. Kế toán theo phương thức Cộng vốn. 5

1.2.1.3. Ví dụ minh hoạ về phương pháp cộng vốn . 6

1.2.2. Kế toán hợp nhất doanh nghiệp theo phươngpháp Mua . 7

1.2.2.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về phương pháp Mua . 7

1.2.2.2. Kế toán mua doanh nghiệp . 8

1.2.2.3. Lợi thế thương mại (Goodwill) . 13

1.2.2.4. Lợi thế thương mại âm (Negative Goodwill). 15

1.2.2.5. Ví dụ minh hoạ về phương pháp mua doanh nghiệp . 17

1.3. Một số nhận xét về Phương phápMua và Phương pháp cộng vốn. 17

1.4. Những điểm đổi mới của chuẩn mực kế toán quốc tế về vấn đề

hợp nhất doanh nghiệp. . 18

1.5. Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất . 19

1.5.1. Trình bài báo cáo tài chính theochuẩn mực kế toán Việt Nam . 19

1.5.1.1. Mục đích của báo cáo tài chính . 19

1.5.1.2. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính. 20

1.5.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. 20

1.5.1.4. Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính. 20

1.5.2. Trình bài báo cáo tài chính theochuẩn mực kế toán quốc tế . 24

Chương II

THỰC TRẠNG HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP VÀ LẬP BÁO CÁO

TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ỞVIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng hoạt động hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay . 26

2.1.1. Khái quát tình hình hợp nhất doanh nghiệp . 26

2.1.2. Điều kiện hợp nhất doanh nghiệp . 29

2.1.3. Mục đích hợp nhấtdoanh nghiệp . 30

2.1.4. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp. 33

2.1.5. Nguyên tắc xử lý tài chính khi hợp nhất doanh nghiệp . 34

2.1.6. Kế toán hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam . 34

2.1.6.1. Phương pháp Cộng vốn .35

2.1.6.2. Xác định giá trị hợp lý . 35

2.1.6.3. Lợi thế thương mại (Goodwill) . 36

2.1.6.4. Lợi thế thương mại âm (Negative Goodwill). 38

2.2. Lập báo cáo tài chính hợp nhất . 41

2.3. Nhận xét- Đánh giá . 45

Chương III

MÔ HÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT KHI HỢP NHẤT

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp 47

3.2. Một số quan điểm làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất

khi hợp nhất doanh nghiệp. 48

3.2.1. Phương pháp Mua doanh nghiệp . 48

3.2.1.1. Hạch toán mua doanh nghiệp . 48

3.2.1.2. Ngày mua . 48

3.2.1.3. Chi phí mua . 49

3.2.1.4. Ghi nhận tài sản và nợ phải trả có thể xác định được do mua doanh nghiệp. 50

3.2.1.5. Phân bổ chi phí mua. 52

3.2.1.6. Xác định giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được đã mua . 53

3.2.1.7. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp . 54

3.2.1.8. Lợi thế thương mại âm phát sinh từ việc mua doanh nghiệp . 57

3.2.2. Phương pháp Cộng vốn . 61

3.2.2.1. Hạch toán cộng vốn . 61

3.2.2.2. Các chi phí phát sinh trong quá trình hợp nhất . 62

3.3. Ví dụ minh họa lập báo cáo tài chính hợp nhất doanh nghiệp. 62

3.3.1. Hợp nhất doanh nghiệp trong trường hợp “Mua tài sản”. 63

3.3.1.1. Phương pháp Mua.63

3.3.1.2. Phương pháp cộng vốn .64

3.3.2. Hợp nhất doanh nghiệp trong trường hợp “Muacổ phiếu”. . 64

3.3.2.1. Phương pháp Mua.64

3.3.2.2. Phương pháp cộng vốn .64

3.4. Mô hình lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam . 64

3.4.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp . 64

3.4.2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất. 65

3.4.3. Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất . 65

3.4.3.1. Các bước tiến hành . 65

3.4.3.2. Bảng cân đối kế toán hợp nhất . 68

3.4.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất . 71

3.4.3.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợpnhất . 73

3.4.3.5. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. 73

3.5. Vận dụng mô hình lập báo cáo hợpnhất vào thực tiễn ở Việt Nam . 75

PHẦN KẾT LUẬN

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn tệ). Bảng phân bổ, điều chỉnh giá trị các tài sản phi tiền tệ ĐVT: Tr.đ Tài sản phi tiền tệ Giá trị hợp lý Tỷ lệ (%) Giá trị phân bổ Giá trị còn lại (đã điều chỉnh) (A) (1) (2) (3) (4)=(1)-(3) - Hàng tồn kho - TSCĐ (thuần) - Tài sản khác 16.100 47.000 12.000 21,44 62,58 15,98 16.100 47.000 12.000 0 0 0 Cộng 75.100 100,00 75.100 0 Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất công ty M lập các bút toán điều chỉnh như sau: - Ghi Nợ: ƒ Tiền: 36.400 ƒ Nợ phải thu: 8.100 - Ghi Có: ƒ Tiền mặt: 20.000 ƒ Nợ phải trả: 5.600 ƒ Lợi thế thương mại (TK33587): 18.900 (được phân bổ vào trong vòng 5 năm) Tuy nhiên, cách xử lý lợi thế thương mại như trên liệu có hợp lý với tình hình Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh thế giới hay không?. Vì cho đến nay, chuẩn mực kế toán quốc tế đã hai lần sửa đổi về cách xừ lý vấn đề này thể hiện ở IAS 22 (1998) và IFRS 3 (2004). Theo quan điểm của tác giả thì việc xử lý lợi thế thương mại âm ở Việt Nam theo IAS 22 thì hợp lý hơn. Phần này sẽ được trình bày cụ thểõ hơn ở Chương III. - 49 - 2.2. Lập báo cáo tài chính hợp nhất doanh nghiệp Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp còn khá mới ở Việt Nam. Hơn nữa, việc hợp nhất giữa các doanh nghiệp diễn ra còn khá đơn giản, hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Chúng hợp nhất xuất phát từ việc sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương chung của Chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, khi hợp nhất tất cả các tài sản, vốn, các khoản phải trả đều được ghi nhận theo phương pháp Cộng vốn bằng giá trị ghi sổ, hoàn toàn không xuất hiện lợi thế thương mại. Công việc hợp nhất doanh nghiệp phụ thuộc vào các thủ tục pháp lý, công tác bố trí nhân sự,…Vì vậy, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp hiện nay thực chất là việc tổng hợp tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu ở trạng thái tĩnh trên cáo cáo tài chính của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất thành một báo cáo tài chính mới với một cơ cấu tài chính mới làm cơ sở ban đầu cho một doanh nghiệp mới tiếp tục hoạt động. Các doanh nghiệp đã bị hợp nhất hầu hết là không còn tồn tại nữa. Việc hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam còn mang tính bị động, vì hầu như các doanh nghiệp hợp nhất xuất phát từ chủ trương của Chính Phủ chứ chưa thật sự là do đòi hỏi vốn có của bản thân các doanh nghiệp tự tìm đến với nhau. Dẫu sao đi nữa đây cũng là những dấu hiệu của bước khởi đầu trong hoạt động hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên góc độ người làm công tác kế toán, chúng ta phải chuẩn bị một số nguyên tắc, phương pháp kế toán, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất khi các doanh nghiệp hợp nhất với nhau sao cho các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phản ánh đầy đủ, trung thực, hợp lý hoạt động hợp nhất của doanh nghiệp. Sau đây là một ví dụ điển hình của hoạt động hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đó là sự kiện hợp nhất công ty Saigonmilk vào công ty Vinamilk. - 50 - Trích bảng cân đối kế toán của công ty Saigonmilk như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác B. Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn I. Tài sản cố định - Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ HH - Nguyên giá TSCĐ vô hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ VH II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn V. Chi phí trả trước dài hạn VI. Các chi phí khác. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 66.370 4.554 13.938 24.758 22.697 423 81.176 69.758 75.589 -16.920 13.861 -2.772 7.638 2.797 897 86 147.546 69.966 5.894 15.721 23.708 24.231 412 82.028 61.678 75.612 -23.864 13.861 -3.931 8.529 9.157 2.586 78 151.994 NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn, quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Cổ phiếu quỹ 3. Thặng dư vốn 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5. Các quỹ 6. Lợi nhuận chưa phân phối II. Nguồn vốn kinh phí TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 41.141 14.383 25.000 1.758 106.405 106.405 90.000 4.564 11.841 147.546 40.701 18.648 20.000 2.053 111.293 111.293 90.000 5.769 15.524 151.994 - 51 - Trích bảng cân đối kế toán công ty Vinamilk như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác B. Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn I. Tài sản cố định - Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ HH - Nguyên giá TSCĐ vô hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ VH II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn V. Chi phí trả trước dài hạn VI. Các chi phí khác. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 713.881 40.589 98.358 265.798 273.294 35.842 1.251.557 817.811 985.788 -283.289 152.984 -37.672 382.875 35.759 30.937 2.759 1.984.022 750.035 42.591 107.809 270.547 294.273 34.815 1.293.305 704.823 986.579 -381.868 152.984 -52.872 495.709 48.297 37.489 6.987 2.043.340 NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn, quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Cổ phiếu quỹ 3. Thặng dư vốn 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5. Các quỹ 6. Lợi nhuận chưa phân phối II. Nguồn vốn kinh phí TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 286.675 158.127 115.000 13.548 1.697.347 1.697.347 1.500.000 22.890 174.457 1.984.022 290.480 177.951 100.000 12.529 1.752.860 1.752.860 1.500.000 37.336 215.524 2.043.340 - 52 - Việc hợp nhất công ty Saigonmilk vào Vinamilk theo phương thức Cộng vốn. Cả hai công ty thực hiện cùng chính sách kế toán, vì thế khi tiến hành hợp nhất cũng tương đối đơn giản. Tại ngày 31/12/2003 cả hai công ty đều hoàn thành báo cáo tài chính của riêng mình. Theo phương thức Cộng vốn, tiến trình nghiệp vụ và cách hạch toán chỉ dựa trên giá trị ghi sổ và hoàn toàn không xuất hiện lợi thế thương mại. Tài sản, công nợ, nguồn vốn của hai công ty chỉ cần cộng vào theo giá trị ghi sổ và tỷ lệ trao đổi cổ phiếu (1:1) để có được cơ cấu tài chính của công ty mới sau khi hợp nhất. Ta có bảng cân đối kế toán sau khi hợp nhất như sau: Trích bảng cân đối kế toán công ty Vinamilk sau khi hợp nhất với Saigonmilk BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Hợp nhất) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN Vinamilk Saigonmilk Hợp nhất A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác B. TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn I. Tài sản cố định - Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ HH - Nguyên giá TSCĐ vô hình - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ VH II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn V. Chi phí trả trước dài hạn VI. Các chi phí khác. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 750.035 42.591 107.809 270.547 294.273 34.815 1.293.305 704.823 986.579 -381.868 152.984 -52.872 495.709 48.297 37.489 6.987 2.043.340 69.966 5.894 15.721 23.708 24.231 412 82.028 61.678 75.612 -23.864 13.861 -3.931 8.529 9.157 2.586 78 151.994 820.001 48.485 123.530 294.255 318.504 35.227 1.375.333 766.501 1.062.191 -405.732 166.845 -56.803 504.238 57.454 40.075 7.065 2.195.334 - 53 - NGUỒN VỐN Vinamilk Saigonmilk Hợp nhất A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn, quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Cổ phiếu quỹ 3. Thặng dư vốn 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5. Các quỹ 6. Lợi nhuận chưa phân phối II. Nguồn vốn kinh phí TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 290.480 177.951 100.000 12.529 1.752.860 1.752.860 1.500.000 37.336 215.524 2.043.340 40.701 18.648 20.000 2.053 111.293 111.293 90.000 5.769 15.524 151.994 331.181 196.599 120.000 14.582 1.864.153 1.864.153 1.590.000 43.105 231.048 2.195.334 Vì đây là việc hợp nhất cả hai doanh nghiệp thành một, khi đó doanh nghiệp kia sẽ không còn tồn tại nữa. Do đó, việc hợp nhất này diễn ra ở một trạng thái tĩnh, hơn nữa tỷ lệ cổ phiếu của hai doanh nghiệp khi hợp nhất là 1:1 nên ta chỉ quan tâm đến việc hợp nhất Bảng cân đối kế toán để hình thành một cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp mới. Vì sau khi hợp nhất công ty Saigonmilk không còn tồn tại, mà chỉ có công ty Vinamilk (mới) tiếp tục hoạt động với cơ cấu tài chính mới. 2.3. Nhận xét – đánh giá Vấn đề hợp nhất doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nó xuất phát từ nhiều tiền đề khác nhau, nhưng hầu hết là do sắp xếp, tổ chức lại các daonh nghiệp có vốn Nhà nước nhằm tinh giảm số lượng doanh nghiệp này nhằm chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì lẽ đó, việc hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn thông qua hình thức sáp nhập doanh nghiệp, việc mua bán doanh nghiệp chưa được phổ biến. Vì vậy, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất doanh nghiệp hầu như chỉ thực hiện theo phương pháp Cộng - 54 - vốn, tất cả các tài sản, nợ phải trả của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đều được tính theo giá trị ghi sổ, hoàn toàn không xuất hiện lợi thế thương mại (dương hoặc âm). Trong khi thực tế cho thấy có những doanh nghiệp, giá trị lợi thế này rất lớn. Do đó, báo cáo tài chính hợp nhất không phản ánh đúng giá trị hợp lý của tài sản của doanh nghiệp hợp nhất. Đây là vấn đề cần được cải thiện trong thời gian sắp tới. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, thị trường chứng khoán còn yếu kém nên việc hợp nhất doanh nghiệp thông qua hình thức mua bán tài sản, cổ phiếu chưa phổ biến. Điều này làm hạn chế số lượng nghiệp vụ các doanh nghiệp hợp nhất với nhau. Trong khi đó, hợp nhất doanh nghiệp là một hình thức giúp các doanh nghiệp hợp tác để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Do vậy, Việt Nam cần phải xây dựng những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho quá trìnnh này. Hơn nữa, Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể xác định được giá trị hợp lý của các tài sản phi tiền tệ trong doanh nghiệp mình. Có lẽ vì Việt Nam chưa xây dựng được tiêu chuẩn định giá tài sản doanh nghiệp và chưa có một tổ chức đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp uy tín, đáng tin cậy. Mặt khác, nền kinh tế thị trường Việt Nam chưa đủ mạnh để cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho việc định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, Hợp nhất doanh nghiệp theo phương pháp mua chưa được phổ biến. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ có hướng giải quyết vấn đề này, để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. - 55 - Chương III MÔ HÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT KHI HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp Qua cơ sở lý luận về hợp nhất doanh nghiệp và thực trạng hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam, cho thấy rằng việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp là vấn đề cấp bách phục vụ cho công tác quản lý tài chính, kế toán trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vì thế, tác giả đã chọn lọc và đưa ra một số quan điểm, phương pháp kế toán nhằm thuận lợi trong quá trình tiếp cận đến lĩnh vực hợp nhất doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhằm đạt tới các mục tiêu sau: - Thiết lập một số khái niệm có tính nguyên tắc, phương pháp phục vụ cho công tác kế toán và việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế và một số chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành. - Các bước tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phương pháp, nội dung lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam. - Xây dựng mô hình lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất ở Việt Nam trong điều kiện chưa có chuẩn mực về hợp nhất doanh nghiệp. - 56 - 3.2. Một số quan điểm làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp. Trong điều kiện ở Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán cụ thể về hợp nhất doanh nghiệp, dựa trên một số lý luận về hợp nhất doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế, tác giả đã chọn lọc và đưa ra một số quan điểm, khái niệm và phương pháp làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay. Một số vấn đề cần được thống nhất như sau: 3.2.1. Phương pháp Mua doanh nghiệp (The purchase method). 3.2.1.1. Hạch toán mua doanh nghiệp (Purchase accounting). Phương pháp kế toán mua doanh nghiệp được ghi nhận tương tự mua các tài sản khác vì mua doanh nghiệp bao gồm việc chuyển giao tài sản, gánh chịu nợ phải trả, phát hành vốn để đổi lấy quyền kiểm soát tài sản thuần và hoạt động của doanh nghiệp khác. Phương pháp kế toán mua sử dụng giá gốc làm cơ sở ghi nhận nghiệp vụ mua và giá gốc được xác định dựa trên giao dịch trao đổi mua doanh nghiệp. 3.2.1.2. Ngày mua Ngày mua là ngày quyền kiểm soát tài sản thuần và hoạt động của doanh nghiệp bị mua chuyển giao cho doanh nghiệp mua và là ngày bắt đầu áp dụng phương pháp kế toán mua. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua phải được phản ánh trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua từ ngày mua. Về bản chất, ngày mua là ngày từ đó doanh nghiệp mua có được quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp để thu được các lợi ích từ hoạt động của doanh nghiệp đó. Quyền kiểm soát không được xem là đã chuyển giao cho doanh nghiệp mua cho đến khi thoả mãn tất cả các điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp nhất. Tuy nhiên, điều - 57 - này không bắt buộc giao dịch phải hoàn thành về mặt pháp lý trước khi quyền kiểm soát chuyển giao cho doanh nghiệp mua. 3.2.1.3. Chi phí mua Việc mua doanh nghiệp được hạch toán theo giá gốc. Đó là khoản tiền, tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý tại ngày trao đổi của các khoản thanh toán khác mà doanh nghiệp mua chấp nhận chi ra để đổi lấy quyền kiểm soát tài sản thuần của doanh nghiệp khác, cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua doanh nghiệp. Khi việc mua doanh nghiệp bao gồm nhiều hơn một nghiệp vụ trao đổi, chí phí mua là tổng chi phí của từng nghiệp vụ riêng biệt. Nếu việc mua doanh nghiệp trải qua nhiều giai đoạn thì cần phân biệt ngày diễn ra nghiệp vụ trao đổi và ngày mua. Việc phân biệt này rất quan trọng vì kế toán mua được áp dụng bắt đầu từ ngày mua nhưng các thông tin về giá gốc và giá trị hợp lý lại được xác định vào ngày giao dịch trao đổi. Tài sản có tính chất tiền tệ và nợ phải trả phải gánh chịu được xác định theo giá trị hợp lý của chúng tại ngày giao dịch trao đổi. Khi khoản phải trả cho việc mua doanh nghiệp được thanh toán trong tương lai, chi phí mua là giá trị hiện tại của khoản phải trả này, có tính đến khoản tăng hoặc giảm có thể có tại thời điểm thanh toán, mà không tính theo giá trị danh nghĩa của khoản phải trả. Để xác định chi phí mua, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp mua được xác định theo giá trị hơp lý của chúng, tức là giá thị trường của chúng tại ngày giao dịch trao đổi, với quy định là sự giao động quá mức hay sự thu hẹp thị trường không làm cho giá thị trường trở thành chỉ số không đáng tin cậy. Nếu giá thị trường tại ngày giao dịch trao đổi không được cho là đáng tin cậy thì những mức giá trước và sau khi thông báo các điều khoản của việc mua doanh nghiệp nên được xem xét. Nếu thị trường không đáng tin cậy - 58 - hay không có báo giá thì giá trị hợp lý của các chứng khoán phát hành bởi doanh nghiệp mua được ước lượng dựa vào tỷ lệ phần trăm của các chứng khoán này trong giá trị hợp lý của doanh nghiệp bị mua, hoặc dựa vào tỷ lệ phần trăm trong giá trị hợp lý của doanh nghiệp mua, tuỳ theo cách nào có bằng chứng rõ ràng hơn. Khoản tiền thanh toán cho các cổ đông của doanh nghiệp bị mua thay cho chứng khoán cũng có thể cung cấp bằng chứng về tổng giá trị hợp lý của các chứng khoán đó. Tất cả các mặt của việc mua doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thương lượng giữa các bên tham gia hợp nhất cần phải được xem xét, và sự đánh giá độc lập của các bên cũng có thể sử dụng để xác định giá trị hợp lý của các chứng khoán đã phát hành. Chi phí mua cũng bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua doanh nghiệp như: chi phí đăng ký và phát hành cổ phiếu, phí trả cho chuyên gia kế toán, chuyên gia tư vấn pháp lý, chuyên gia định giá, … để thực hiện việc mua doanh nghiệp. Chi phí mua không bao gồm các chi phí hành chính chung (như: các chi phí cho bộ phận mua doanh nghiệp) và các chi phí khác liên quan gián tiếp đến việc mua doanh nghiệp nhưng các chi phí này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3.2.1.4. Ghi nhận tài sản và nợ phải trả có thể xác định được do mua doanh nghiệp Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được sau khi mua doanh nghiệp được ghi nhận phải thuộc doanh nghiệp bị mua tại ngày mua. Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được được ghi nhận riêng rẽ tại ngày mua nếu thoả mãn cả 2 điều kiện: ƒ Chắc chắn doanh nghiệp mua sẽ thu được hoặc mất đi các lợi ích kinh tế đi kèm; và ƒ Doanh nghiệp mua có thể xác định một cách đáng tin cậy giá gốc hay giá trị hợp lý của chúng. - 59 - Các tài sản và nợ phải trả không thoả mãn quy định nêu trên sẽ ảnh hưởng đến giá trị của lợi thế thương mại (dương hoặc âm) phát sinh từ mua doanh nghiệp vì lợi thế thương mại được xác định bằng chi phí mua còn lại sau khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả có thể xác định được. Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được mà doanh nghiệp mua có quyền kiểm soát có thể bao gồm tài sản và nợ phải trả chưa được ghi nhận trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bị mua. Điều này xảy ra có thể vì chúng không đủ tiêu chuẩn ghi nhận trước khi mua. Ví dụ, khoản lợi về thuế phát sinh từ khoản lỗ không bị đánh thuế của doanh nghiệp bị mua được chuyển sang trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp mua, khoản lợi này sẽ được ghi nhận là tài sản có thể xác định được. Tại ngày mua, doanh nghiệp mua cần ghi nhận khoản dự phòng nợ phải trả (khoản dự phòng này không phải là nợ phải trả của doanh nghiệp bị mua tại ngày mua) khi và chỉ khi doanh nghiệp mua có: ƒ Tại ngày mua hoặc trước ngày mua, doanh nghiệp mua xây dựng kế hoạch chấm dứt hay giảm bớt hoạt động của doanh nghiệp bị mua liên quan đến: - Bồi thường cho người lao động của doanh nghiệp bị mua về việc kết thúc hợp đồng lao động của họ; - Đóng cửa nhà máy của doanh nghiệp bị mua; - Loại bỏ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp bị mua; hoặc - Chấm dứt trước thời hạn các hợp đồng của doanh nghiệp bị mua. ƒ Tại ngày mua hoặc trước ngày mua, doanh nghiệp mua phải thông báo nội dung chính của kế hoạch và những dự tính về khả năng ảnh hưởng của kế hoạch. ƒ Trong vòng 3 tháng sau ngày mua (nếu ngày mua xảy ra trước ngày Báo cáo tài chính được phê duyệt) hoặc trong vòng 3 tháng sau ngày Báo cáo tài chính được phê duyệt (nếu ngày Báo cáo tài chính được phê duyệt xảy ra trước - 60 - ngày mua), các nội dung chính của kế hoạch phải được chi tiết hoá để xây dựng kế hoạch chính thức, kế hoạch này phải bao gồm ít nhất các nội dung sau: - Hoạt động kinh doanh hoặc một phần hoạt động kinh doanh có liên quan; - Những khu vực chính bị ảnh hưởng; - Số lượng người lao động được nhận bồi thường do kết thúc hợp đồng lao động; - Các chi phí sẽ phải gánh chịu; và - Thời gian thực hiện kế hoạch. Các khoản nợ phải trả không được ghi nhận tại ngày mua nếu chúng bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mua. Các khoản lỗ dự đoán hoặc các khoản chi phí khác ước tính sẽ phát sinh trong tương lai do việc mua doanh nghiệp cũng không được ghi nhận là nợ phải trả cho dù chúng có liên quan đến doanh nghiệp mua hay doanh nghiệp bị mua hay không. 3.2.1.5. Phân bổ chi phí mua Chi phí mua phân bổ cho tài sản và nợ phải trả có thể xác định được ghi nhận bằng cách xem xét giá trị hợp lý của chúng tại ngày trao đổi. Tuy nhiên, giá mua chỉ liên quan đến phần tài sản và nợ phải trả có thể xác định được đã mua bởi doanh nghiệp mua. Tài sản và nợ phải trả có thể xác định được được tính bằng giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được của doanh nghiệp bị mua tại ngày mua. Lợi thế thương mại được ghi nhận chỉ phản ánh phần chênh lệch giữa chi phí mua và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được được mua. - 61 - 3.2.1.6. Xác định giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được đã mua. Những nguyên tắc chung để xác định giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được được mua: ƒ Chứng khoán có thể bán được: Được xác định theo giá thị trường hiện tại; ƒ Chứng khoán không bán được: Được xác định theo giá trị hợp lý ước tính, có xem xét đến các đặc điểm như tỷ lệ tăng giá chứng khoán, lợi nhuận được chia và tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của các chứng khoán cùng loại của các doanh nghiệp có đặc điểm tương tự; ƒ Các khoản phải thu = Giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ nhận được dựa trên tỷ lệ lãi suất hiện h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43789.pdf
Tài liệu liên quan