Luận văn Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TƯ TƯỞNG "HIẾU" TRONG NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 7

1.1. Quan niệm của Nho giáo về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong gia đình 8

1.2. Tư tưởng "Hiếu" và sự biến đổi của nó trong lịch sử Nho giáo Trung Quốc 11

1.3. Nội dung tư tưởng "Hiếu" của Nho giáo Việt Nam 28

Chương 2: ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG "HIẾU" CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở CÀ MAU - NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾ THỪA NHÂN TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ BIỂU HIỆN TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG HIẾU TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở CÀ MAU HIỆN NAY 50

2.1. Ảnh hưởng của tư tưởng "Hiếu" trong đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau 50

2.2. Thực trạng đạo đức gia đình và những giải pháp cơ bản nhằm kế thừa nhân tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tư tưởng hiếu 66

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 99

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung với nước, hiếu với dân” - trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phạm trù hiếu không còn bó hẹp trong phạm vi trọn đạo làm con với cha mẹ mình, mà ở đây là hiếu thảo với nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Không chỉ thương yêu cha mẹ mình mà còn phải thương yêu cha mẹ người. Người khẳng định: Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình chí hiếu nhất, vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những cha mẹ mình mà hàng triệu cha mẹ người khác cũng bị đế quốc, phong kiến dày vò. Mình không những cứu cha mẹ mình mà còn cứu cha mẹ người khác, cha mẹ của cả nước nữa [50, tr.60]. ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân là làm đày tớ của dân, là lấy dân làm gốc. Xưa Mạnh Tử nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh“ (Dân là quý hơn hết, kế đó là xã tắc, vua là nhẹ). Phát huy mặt tích cực của tư tưởng “Đạo hiếu” lấy dân làm gốc trong Nho giáo xưa, Hồ Chí Minh không đặt mình ở vị trí cao hơn dân, ở ngoài dân. Không chỉ xem dân là quý, là gốc, là sức mạnh, mà Người luôn đặt mình trong dân, là đày tớ của dân, coi lợi ích của dân là tất cả sự nghiệp của mình, là mục tiêu của cách mạng. “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [51, tr.276]. Bằng cách diễn đạt khác, Người đã đặt nhân dân từ vị trí phụ thuộc vua chúa, quan lại phong kiến lên địa vị người chủ. ở Hồ Chí Minh, tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Vì vậy, phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng, còn trách nhiệm thì phải làm tròn. Có được cái đức ấy thì người cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng. Với ý nghĩa rộng lớn ấy, hiếu thảo vẫn gắn liền với hiếu trung. Chính bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương của quan niệm đó. Tùy theo từng đối tượng mà Hồ Chí Minh xác định nội dung trung, hiếu cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh đã kế thừa rất tài tình, sáng tạo phạm trù “Hiếu” trong truyền thống và trong Nho giáo. ở Người, phạm trù “Hiếu” đã được chuyển đổi mang tính cách mạng - hiếu với dân, trong dân có cha mẹ. Tóm lại, Nho giáo đã giữ một vị trí đặc biệt và có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử. Khi chữ “Hiếu” của Nho giáo vào Việt Nam, dân tộc ta đã “Việt hóa” phần nào những giáo lý đó cho thích hợp với xã hội ta, Nho giáo đã bị “khúc xạ” bởi môi trường Việt Nam. Tầng lớp trí thức phong kiến Việt Nam tiếp thu chữ “Hiếu”, đã đặt lợi ích của tổ quốc lên trên chữ “Hiếu” của gia đình. Từ tầng lớp phong kiến, chữ “Hiếu” của Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhân dân lao động, người dân Việt Nam ta đã tiếp thu những mặt tích cực của chữ “Hiếu”, đó là tình cảm cao quý nhân bản, biết ơn công sinh thành dạy dỗ, tự giác có trách nhiệm, nghĩa vụ săn sóc chăm nom, nuôi nấng, phụng dưỡng cho đến khi qua đời, thuốc men khi ốm đau, mai táng chu đáo khi về già, tang trở nhớ tới công ơn khi đã khuất. Hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao qúy. Đạo hiếu là của trời đất, lâu dài như trời đất, là bậc thang giá trị trọng yếu nhất trong cuộc đời. Kẻ bất hiếu được xem là xấu xa nhất, có tội danh trong luật pháp, đạo hiếu của giáo huấn được triều đại nào cũng đề cao, cũng có. Hiếu tồn tại và được duy trì như tín điều tôn giáo, không thể chuyển đổi. Đạo hiếu là quan hệ đứng dọc trong gia đình và trong dòng họ. Gia đình người Việt Nam từ xưa tới nay với vài ba thế hệ đã tạo nên một cộng đồng riêng biệt. Trong cộng đồng gia đình, phổ biến là gia đình nhỏ, quan hệ mặt bằng ngang là anh chị - em, còn quan hệ theo chiều đứng dọc là cha mẹ - con cái, người già - lớp trẻ, trưởng - thứ. Quan hệ mặt bằng ngang được ứng xử theo nguyên tắc thứ đễ, lễ nghĩa; quan hệ dọc phải ứng xử theo nguyên tắc hiếu kính, cả hai đều gắn chặt với nhau, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, tạo nên một nền luân lý hoàn chỉnh. ‎Như vậy, Nho giáo đã “phát triển trong mối quan hệ xoắn xuýt với Phật giáo và Lão giáo…Nó thâm nhập vào đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của dân tộc.Nó để lại những tàn dư dai dẳng ngay trong xã hội ta ngày nay" [78, tr.10]. Chương 2 ảNH HƯởNG tư tưởng "hiếu" CủA nho giáo đối với đời sống đạo đức gia đình ở cà mau - Những giảI pháp cơ bản nhằm kế thừa nhân tố tích cực và hạn chế biểu hiện tiêu cực của tư tưởng hiếu trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở cà mau hiện nay Gia đình là thiết chế xã hội mang tính lịch sử một cách đặc thù các mặt của đời sống cộng đồng dân tộc, thời đại. Bởi vậy, để tìm hiểu đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, trước hết phải phân tích ảnh hưởng của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức gia đình và những tác động của một số điều kiện kinh tế - xã hội chủ yếu lên đời sống gia đình ở Cà Mau. Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức gia đình cũng như của nhân cách con người ở Cà Mau hiện nay. Để có thêm tư liệu thực tế, tôi đã tiến hành điều tra xã hội học với 200 mẫu đối tượng được lựa chọn từ nhiều nhóm ngành nghề, nhiều trình độ ở hai địa phương có mức độ đô thị hoá khác nhau. Đó là các thành viên gia đình thuộc thành phố Cà Mau và xã Lương Thế Trân (Huyện Cái Nước - cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9km). Vì vậy, kết quả khảo sát mang tính đại diện khá cao. Tuy nhiên, luận văn cũng sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhằm đảm bảo căn cứ lý luận và thực tiễn cho những kết luận được rút ra trong luận văn. 2.1. ảnh hưởng của tư tưởng “Hiếu” trong đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau Vốn là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến và trải qua hàng nghìn năm duy trì chế độ ấy, Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị đạo đức, luôn đề cao tính thiện của con người. Dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, hệ tư tưởng quan niệm về tính thiện của con người mà Nho giáo đề cập vẫn luôn là giá trị nhân văn quan trọng. Trong đó các giá trị đạo đức thâm nhập vào đời sống gia đình tạo ra những nếp sống phong tục đa dạng, nhằm cố kết con người lại với nhau và cũng nhằm duy trì sự ổn định xã hội. Với tính cách là tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của xã hội. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hoà thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con, anh em tôn trọng nhau cùng bàn bạc và quyết những vấn đề lớn của gia đình; vợ chồng phải có lòng thủy chung; làm cha mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự yêu thương nhường nhịn… Những hạt nhân tinh tuý của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống đạo đức gia đình ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, dù gia đình Cà Mau hiện nay đã phát triển theo một diện mạo mới, bình đẳng, dân chủ hơn nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn. 2.1.1. ảnh hưởng tích cực của tư tưởng “Hiếu” Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường tuy mạnh mẽ nhưng trong xã hội hiện nay “những hạt nhân tinh tuý” của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo vẫn được tỏa sáng. Thứ nhất,việc đề cao chữ hiếu của Nho giáo trong giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng dưỡng đối với cha mẹ hiện nay vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo đức quan trọng trong gia đình. Bảng 2.1: Trách nhiệm phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Con cái chăm ngoan và hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. 32% 26% 62% 52% Ông bà, cha mẹ già được chăm sóc tốt. 22% 12% 20% 10% Đưa cha mẹ đến ở với mình khi cha mẹ quá già. 80% 62% 84% 60% Hiếu thảo với ông bà cha mẹ 50% 62% 40% 66% 54,5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy nhu cầu cần phải truyền dạy cho con cái lòng hiếu thảo ở các gia đình thành thị cao hơn gia đình ở nông thôn;56% ở các gia đình thành thị,54,5% ở các gia đình nông thôn; trong đó 50% ở các gia đình cán bộ công chức thành thị, 40% ở các gia đình cán bộ công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 66% ở các gia đình người dân nông thôn.69% số người được hỏi cho rằng phải đưa cha mẹ đến ở với mình khi cha mẹ quá già. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy về ý thức con cái cần phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:71% ở các gia đình thành thị, 67% ở các gia đình nông thôn; trong đó 80% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 74% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 60% ở các gia đình người dân nông thôn. 16% số người được hỏi, cho rằng điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc là ông bà, cha mẹ già được chăm sóc tốt. So sánh tương quan giữa các địa phương, thì nhu cầu được chăm sóc ông bà, cha mẹ tốt ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:17% ở các gia đình thành thị, 15% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 21% ở các gia đình cán bộ, công chức, 11% ở các gia đình người dân; trong đó 22% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 20% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 12% ở các gia đình người dân thành thị, 10% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó, cho thấy kinh tế thị trường phát triển, đời sống cũng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo ngày càng trở nên cần thiết. Bởi lẽ, mỗi người đều phải nhận thức rằng “vô phụ mẫu tự kỷ sinh” tức là không có cha mẹ tự mình sinh ra sao được. Cũng như dân ta vẫn lưu truyền câu: “Một già, một trẻ giống (hoặc bằng) nhau”. Có nghĩa là trẻ thơ dại yếu đuối, cần được theo dõi chăm sóc, thì người già yếu đuối cũng phải được chăm sóc. Hoặc dân ta vẫn nói câu “trẻ cậy cha, già cậy con”, mình còn thơ dại phải cậy vào sự chăm sóc của con cái là lẽ đương nhiên. Và phải nhận thức hết nghĩa của câu “bất hiếu tất tử bất hiếu” (mình không có hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình). Đây không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hoá truyền thống. Mình đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hoá tốt đẹp, giáo dục con cái sau này đối xử với mình. Kế thừa, phát triển theo tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Thứ hai, vốn sống truyền thống của người dân Cà Mau là sống có tình nghĩa với mọi người, với ông bà, cha mẹ, người thân, vui mừng trước sự ra đời và trưởng thành của thế hệ trẻ, cảm thương trước người đã chết. Bảng 2.2: Về vốn sống truyền thống của người dân Cà Mau Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và nuôi dạy con tốt. 70% 62% 54% 52% Con cái được học hành đến nơi đến chốn. 64% 56% 50% 32% Thành kính nhớ tới cha mẹ nhưng không làm gì nhiều. 86% 54% 56% 52% 59,5% số người được hỏi cho rằng mẫu người được kính trọng hiện nay là hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và nuôi dạy con tốt. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy vốn sống có tình nghĩa với mọi người, với ông bà, cha mẹ, người thân ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:66% các gia đình thành thị, 53% ở các gia đình nông thôn; trong đó 70% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 56% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 52% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, rõ ràng tình cảm sống giữa các thành viên trong gia đình hiện nay vẫn còn có giữ vị trí đặc biệt trong mỗi con người ở Cà Mau, nhận thức về vấn đề này ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân, sự hiểu biết càng cao thì càng phải xem trọng tình cảm gia đình, theo khảo sát thì 44% ở các gia đình cán bộ, công chức, 40% ở các gia đình người dân cho rằng những gia đình “tam, tứ đại đồng đường” là những gia đình giàu tình cảm. 50,5% số người được hỏi rằng điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc là con cái được học hành đến nơi đến chốn. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhu cầu nâng cao trình độ và tạo cho con có một nghề nghiệp ổn định ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 60% ở các gia đình thành thị, 41% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 57% ở các gia đình cán bộ, công chức, 44% ở các gia đình người dân,trong đó 64% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 50% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 56% ở các gia đình người dân thành thị, 32% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế càng cao thì nhu cầu cho con cái học tập đến nơi đến chốn càng nhiều, đa số các gia đình hiện nay đều mong mỏi cho con cái trưởng thành, đó là điều hạnh phúc nhất của họ. 62% số người được hỏi cho rằng để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ mất cần thành kính nhớ tới cha mẹ nhưng không làm gì nhiều. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhận thức về cái “tâm”, tấm lòng của con cái đối với cha mẹ khi mất ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 70% ở các gia đình thành thị, 62% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 72% ở các gia đình cán bộ, công chức, 53% ở các gia đình người dân; trong đó 86% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 56% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 54% ở các gia đình người dân thành thị, 52% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, việc hiếu với cha mẹ khi đã chết, ngày nay vẫn là điều cần thiết, nó mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nó thể hiện nghi thức tang lễ và thờ cúng tổ tiên đã thành một tín ngưỡng. Thứ ba, những quan niệm về chữ “Hiếu” một cách mù quáng như xưa đã không còn, cũng không còn phép tắc “người quân tử không hay gần con” trái ngược với yêu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Bảng 2.3: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Có thứ bậc, trật tự nhưng dân chủ, bình đẳng hơn. 82% 72% 40% 28% Trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình là của những người lớn trong gia đình. 68% 42% 58% 40% Chọn nghề là do con tự chọn lựa nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ. 80% 36% 58% 28% Khi về già sẽ sống với con để vừa được chăm sóc, nuôi dưỡng, vừa giúp được con cái. 54% 50% 18% 26% Cha mẹ tìm hiểu con để có biện pháp chăm sóc giáo dục tốt. 60% 26% 52% 12% 50,5% số người được hỏi cho rằng việc chọn nghề cho con là do con tự chọn lựa nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy sự bình đẳng dân chủ giữa các thành viên trong gia đình ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 58% ở các gia đình thành thị, 43% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 69% ở các gia đình cán, bộ công chức, 32% ở các gia đình người dân;trong đó 80% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 58% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 36% ở các gia đình người dân thành thị, 28% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy khi trình độ hiểu biết và mức sống càng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần được đáp ứng càng nhiều thì sự bình đẳng, dân chủ, hoà đồng giữa các thành viên trong gia đình càng được mở rộng. Nếu trước đây, theo tư tưởng Nho giáo con cái “ngồi theo sự sắp đặt” nhưng ngày nay điều khẳng định của việc khảo sát về vai trò của cha mẹ đối với cái việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái là do có sự chia sẻ, nhường lại quyền quyết định cho con, cha mẹ trở thành cố vấn, hỗ trợ con cái mình trong lựa chọn nghề nghiệp. Trong quan hệ giữa các thành viên là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng dân chủ hơn (số liệu khảo sát ở trên). Việc giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của những người lớn trong gia đình (số liệu khảo sát ở trên). 37,5% số người được hỏi cho rằng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là không phải xa rời con mà cần gần gũi tìm hiểu con về tâm tư, nhu cầu và sở thích, cá tính của từng thành viên để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đúng. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 43% ở các gia đình thành thị, 32% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 56% ở các gia đình cán bộ, công chức, 19% ở các gia đình nông thôn; trong đó 60% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 26% ở các gia đình người dân thành thị, 12% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, khi sống trong điều kiện kinh tế phát triển, điều kiện vật chất phục vụ cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình ngày càng hiện đại thì sự hiểu biết, đồng cảm giữa cha mẹ với con cái càng nhiều, trình độ nhận thức càng cao thì sự quan tâm chăm sóc, giáo dục càng chặt chẽ hơn. Điều đó cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy giữa các thành viên trong gia đình là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội ta hiện nay nhằm tạo ra bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên có điều kiện sống lạc quan, tích cực. Thứ tư, con cái không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ mà còn phải biết kính trọng, không làm nhục đến cha mẹ, đồng thời cũng phải biết hoà vui cùng cha mẹ. Bảng 2.4: Thái độ của con cái đối với cha mẹ Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Vui vẻ nghe lời cha mẹ đúng và buồn khi cha mẹ sai. 52% 14% 22% 12% Phấn đấu sống tốt theo khả năng và lo lắng cho cha mẹ khi cần. 86% 42% 68% 38% 58,5% số người được hỏi cho rằng, để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ còn sống cần phấn đấu sống tốt theo khả năng và lo lắng cho cha mẹ khi cần. So sánh tương quan giữa các địa phương về thái độ và hành vi cư xử của con cái đối với cha mẹ ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 64% ở các gia đình thành thị, 53% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 77% ở các gia đình cán bộ, công chức, 40% ở các gia đình người dân; trong đó 86% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 68% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 42% ở các gia đình người dân thành thị, 38% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua khảo sát chúng ta thấy, để thể hiện chữ hiếu đối với cha mẹ, không giống như Nho giáo là phải luôn ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc nuôi dưỡng mà là phải đáp lại sự mong mỏi của cha mẹ là “mong sao con khôn lớn thành người”. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi người đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết và phẩm chất đạo đức tốt để không làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cha mẹ, đáp ứng yêu cầu của thời đại hiện nay. Điều đó cho thấy, chữ Hiếu hiện nay đã có sự thay đổi, con cái thể hiện chữ hiếu của mình không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc mà còn phải học tập thành tài để làm vinh hiển cho cha mẹ là điều cần thiết hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đang hàng ngày hàng giờ làm băng hoại đến đạo đức con người, cho nên mỗi người phải làm sao cố gắng giữ gìn đạo đức phẩm chất, không bị cám dỗ trước những hiện tượng tiêu cực, sai trái, góp phần phấn đấu trở thành con người xã hội chủ nghĩa và làm cho cha mẹ không buồn lòng, tổn hại đến tình cảm của cha mẹ là việc làm cần thiết. 25% số người được hỏi cho rằng, thái độ của con cái đối với cha mẹ phải vui vẻ nghe lời khi cha mẹ đúng và buồn khi cha mẹ sai. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhận thức thái độ của con cái đối với cha mẹ ở các gia đình thành thị khác so với gia đình nông thôn: 33% ở các gia đình thành thị, 17% ở các gia đình nông thôn; ở các gia dình cán bộ, công chức khác so với các gia đình người dân: 37% ở các gia đình cán bộ, công chức, 13% ở các gia đình người dân; trong đó 52% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 22% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 14% ở các gia đình người dân thành thị, 12% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua số liệu trên chúng ta thấy, đa số ở các gia đình đều cho rằng con cái phải có thái độ vui vẻ trước mặt cha mẹ, nhưng ở những gia đình có trình độ nhận thức cao thì chữ hiếu không còn mù quáng như trong học thuyết Nho giáo đòi hỏi là con cái lúc nào cũng phải giữ cho nét mặt luôn vui vẻ dù cha mẹ đúng hay sai, thậm chí khi cha mẹ sai, con cái phải bao che lỗi lầm cho cha mẹ mới đúng. Nội dung chữ hiếu hiện nay đã có sự thay đổi sâu sắc hơn, con cái phải vui mừng,ủng hộ trước những việc làm đúng của cha mẹ và phải kịp thời kuyên can, ngăn cản những việc làm sai trái của cha mẹ đó mới là hiếu. Thứ năm, quan tâm nuôi dạy con cái, chăm lo đến sự nghiệp và tương lai hạnh phúc cho con là tình cảm, trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ phải nghiêm khắc và tự mình là tấm gương tốt về mọi mặt của cuộc sống để con cái học tập. Trong mỗi gia đình, cha mẹ gương mẫu và nhắc nhở, giáo dục con cái chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống có văn hoá, biết kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, đi thưa về chào… được diễn ra mọi lúc, mọi nơi sẽ tạo ra nét đẹp trong cách sống, gia đình và xã hội ngày một lịch sự văn minh. Bảng 2.5: Môi trường giáo dục con cái Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Vợ chồng hoà thuận, con cái chăm ngoan. 22% 16% 20% 18% Tấm gương đạo đức, lối sống của cha mẹ trước con cái. 20% 14% 15% 11% Trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ là của cả gia đình, nhà trường và xã hội nhưng gia đình là tiền đề. 44% 42% 40% 25% 37,8% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ là của cả gia đình, nhà trường và xã hội nhưng gia đình là tiên đề. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta nhận thấy nhận thức về giáo dục trẻ hiện nay cần có sự kết hợp giữa ba môi trường nhưng trong đó gia đình là quyết định ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 43% ở các gia đình thành thị, 32,5% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 42% ở các gia đình cán bộ, công chức, 38,5% ở các gia đình người dân: trong đó 44% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 40% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 42% ở các gia đình người dân thành thị, 25% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy, ở những gia đình có trình độ hiểu biết càng cao thì họ càng xác định trách nhiệm của mình trong việc quan tâm nuôi dạy con cái, chăm lo đến sự nghiệp và tương lai hạnh phúc cho con bởi lẽ gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. ở đó hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ - chồng, cha - con, anh - em, những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời, đó là môi trường đầu tiên, có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của mỗi người. Có rất nhiều vấn đề, ngoài môi trường gia đình, không ở đâu có thể đáp ứng và giải quyết có hiệu quả chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo. Nhưng phải kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục (gia đình - nhà trường - xã hội) để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một yêu cầu quan trọng. 15% số người được hỏi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để giáo dục con cái là tấm gương đạo đức, lối sống của cha mẹ trước con cái. So sánh tương quan giữa các địa phương thì sự nhận thức về sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo dục con cái ở các gia đình thành thị cao hơn các gia đình nông thôn: 17% ở các gia đình thành thị, 13% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 17,5% ở các gia đình cán bộ, công chức, 12,5% ở các gia đình người dân; trong đó 20% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 15% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 14% ở các gia đình người dân thành thị, 11% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua khảo sát, chúng ta thấy, các gia đình có trình độ hiểu biết cao và điều kiện kinh tế phát triển thì việc xác định phương pháp nêu gương trong giáo dục con cái là yếu tố quan trọng. Chính vì thế, trong gia đình cha mẹ cần phải nghiêm khắc và tự mình là tấm gương tốt về mọi mặt để con cái học tập, để hướng tới xây dựng gia đình văn hoá, xã hội v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan