Luận văn Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà nội)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài

. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

. 2

2.1.Một số nghiên cứu liên quan đến tự kỷ trên thế giới

. 2

2.2. Một số nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ ở Việt Nam

. 3

2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến Công tác xã hội với trẻ tự kỷ ở Việt Nam

.5

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

. 7

4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

. 8

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

. 8

6. Câu hỏi nghiên cứu

. 8

7. Giả thuyết nghiên cứu

. 9

8.Phương pháp nghiên cứu

. 9

9.Cấu trúc luận văn

.10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM

SÓC TRẺ TỰ KỶ.11

1.1 Một số khái niệm công cụ .11

pdf30 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non Ánh Sao Mai – Hà Nội, của Tô Thị Hương (2014) đã áp dụng phương pháp này rất hiệu quả. Tác giả đã vận dụng công tác xã hội nhóm để nâng cao hiệu quả giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non. Công tác xã hội nhóm giúp trẻ tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân. Tiếp đến là công trình: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ (nghiên cứu được thực hành tại huyện Văn Giang – Hưng Yên (2014) của Đào Thị Lương [27] được tác giả tiến hành với mục đích tìm hiểu khó khăn của gia đình có con bị tự kỷ từ đó đưa ra các nguồn lực hỗ trợ giúp họ cải thiện cuộc sống và giúp cho trẻ tự kỷ có điều kiện để phát triển. Nghiên cứu còn cho thấy hiện nay đa số các gia đình có con bị tự kỷ đều gặp khó khăn, nhất là ở những vùng nông thôn. Con bị tự kỷ, khiến họ mất một khoản không nhỏ khi cho con đi khám hay đi học ở những trường chuyên biệt, do vậy các gia đình có con bị tự kỷ rất cần có nguồn lực hỗ trợ để giúp họ giải quyết phần nào khó khăn. Cùng với chủ đề này Hà Thị Hoa và Phùng Thị Thu Huyền, khoa Công tác xã hội-Đại học sư phạm Hà Nội cũng có công trình: Vai trò nhân viên Công tác xã hội với trẻ tự kỷ tại trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt – Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), nghiên cứu này đã làm sáng tỏ vai trò nhân viên công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ, đó là vai trò “kết nối” giữa gia đình - trẻ - giáo viên - xã hội để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng. Công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ còn được đề cập trên một số báo, nổi bật trong số đó là các bài: Công tác xã hội và đời sống gia đình, trẻ em (2015), Nguyên Hồ [54] trên Tạp chí Gia đình và Trẻ em, trong bài viết này tác giả đề cập đến vị trí, vai trò công tác xã hội, những nơi mà nhân viên công tác xã hội làm việc và đối tượng làm việc của công tác xã hội trong đó 7 có trẻ tự kỷ. Tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc giúp đỡ và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Bài báo này giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về nghề công tác xã hội; Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ tự kỷ (2013) của tác giả Bùi Văn Tuấn (Cục Bảo trợ xã hội)[51], qua bài viết này tác giả nêu lên: Thực trạng công tác chăm sóc, trợ giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiện nay tại Việt Nam và định hướng chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ trong thời gian tới trong đó công tác xã hội có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Hay Trung tâm công tác xã hội Thái Nguyên triển khai hiệu quả công tác trị liệu cho trẻ tự kỷ (2014), Nguyệt Ánh [54], bài viết nêu những kết quả mà trung tâm công tác xã hội Thái Nguyên đã làm được để giúp đỡ trẻ tự kỷ trong đó có phát hiện kịp thời trẻ mắc tự kỷ và có chương trình can thiệp phù hợp giúp trẻ tự kỷ tiến bộ và phát triển. Và thực trạng thiếu cán bộ công tác xã hội hiện nay ở trung tâm. Chăm sóc trẻ tự kỷ và vai trò của nhân viên công tác xã hội(2014) [57], đăng trên báo infonet (Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo bài viết thì để chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiệu quả thì ngoài điều trị y tế, các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc cũng rất quan trọng. Bài viết còn nêu lên thực trạng gia tăng của trẻ tự kỷ hiện nay, tầm quan trọng của can thiệp sớm, một số vấn đề bất cập của tự kỷ và cần nâng cao nhận thức về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy nghiên cứu về tự kỷ hiện nay cũng khá đa dạng, tuy nhiên những nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ tự kỷ chưa nhiều. Do vậy đề tài của chúng tôi Công tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội) sẽ là một đóng góp mới góp phần bổ sung thiếu sót về thực trạng vai trò công tác xã hội với trẻ tự kỷ hiện nay. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận Những nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ tự kỷ hiện nay ở nước ta còn tương đối ít, nhất là việc vận dụng lý thuyết vai trò, lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ, do vậy luận văn này góp phần bổ sung thiếu sót đó. Về công tác xã hội, đây là một ngành mới bước đầu triển khai thực hành nghề một cách chuyên nghiệp, do đó nghiên cứu công tác xã hội với trẻ tự kỷ còn tương đối ít ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng một số khái niệm như tự kỷ, chăm sóc sức khỏe, vai trò công tác xã hội cùng với một số lý thuyết sử dụng trong thực hành công tác xã hội để xác định các vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ. Các vấn đề của tự kỷ được nhìn nhận theo góc độ khoa học và phân tích để đề xuất vai trò của nhân viêncông tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ. Luận văn cũng đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về ứng dụng và phát triển vai trò công tác xã hội với trẻ tự kỷ cho những nhà công tác xã hội tương lai. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ và vai trò công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó cũng giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về các vấn đề của trẻ tự kỷ và tầm quan trọng của công tác xã hội. Ngoài ra, luận văn còn đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trongchăm sóc trẻ tự kỷ. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong thực hành công tác xã hội. 8 Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Từ những nghiên cứu lý luận về trẻ tự kỷ và công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ, luận văn nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹ chăm sóc con bị tự kỷ thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về trẻ tự kỷ và vai trò củacông tác xã hội, một số lý thuyết sử dụng trong đề tài. Phân tích, đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹ chăm sóc con tự kỷ thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội. Đề xuất một số khuyến nghị để cải thiện, nâng cao vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ từ những kết quả thu thập được qua quá trình nghiên cứu. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹchăm sóc conbị tự kỷ. Khách thể nghiên cứu Thành viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội (các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ); trẻ tự kỷ là con của các thành viên câu lạc bộ. Cán bộ, nhân viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội(Phòng 705 tòa nhà B, chung cư số 6, phố Đội Nhân, Quận Ba Đình, Hà Nội). Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực hiện trong 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016. Phạm vi nội dung:Công tác xã hội có rất nhiều vai trò khác nhau trong chăm sóc trẻ tự kỷ tuy nhiên ở luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại qua khâu trung gian, cụ thể là vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹchăm sóc con bị tự kỷ thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, một số vai trò nổi trội là: Vai trò người xử lý dữ liệu; Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ và Vai trò kết nối nguồn lực. Trên cơ sở đó đề xuấtcải thiện, nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trongchăm sóc trẻ tự kỷ. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện nay các bậc cha mẹ có con tự kỷ thường gặp khó khăn gì trong chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ? - Để giúp đỡ các bậc phụ huynh giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ, công tác xã hội có những vai trò gì? 9 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Các bậc cha mẹ có con tự kỷ hiện nay có nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ trong đó nổi bật là các khó khăn về giao tiếp; nhận thức; chăm sóc sức khỏe; kỹ năng tự phục vụ và tìm trường học/trung tâm cho trẻ tự kỷ Giả thuyết 2: Để giúp đỡ các bậc cha mẹ giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ, công tác xã hội có ba vai trò chính là vai trò người xử lý dữ liệu; Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷvà Vai trò kết nối nguồn lực. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích, khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài giúp tác giả có thêm nhiều cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp này, tác giả có thể biết được những nghiên cứu trước đã làm được những gì, nghiên cứu giúp tác giả củng cố và bổ sung thêm thông tin gì...Bên cạnh đó, nghiên cứu tài liệu còn giúp tác giả có được những thông tin thứ cấp phục vụ cho việc chứng minh luận điểm nghiên cứu. Trong đề tài này, việc phân loại tài liệu để phân tích có hai loại sau: - Phân tích tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp được phân thành các dạng chính, bao gồm: sách chuyên khảo, báo, tạp chí, luận văn và các công trình nghiên cứu khác. Mỗi dạng sẽ được xem xét cụ thể về nội dung, kết luận chính rút ra từ tài liệu từ đó giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan về vấn đề tìm hiểu và tìm ra hướng nghiên cứu cho đề tài. Ngoài ra, trong quá trình viết bài, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bằng việc trích dẫn các kết quả nghiên cứu, nhận định của các nghiên cứu khác để so sánh, đối chiếu với đề tài của mình. - Phân tích tài liệu sơ cấp: tài liệu sơ cấp được tác giả sử dụng chính là các kết quả thu được từ phỏng vấn sâu, đây là nguồn tài liệu chính phục vụ cho việc viết luận văn và chứng minh giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Phương pháp phỏng vấn sâu Để tìm hiểu thông tin một cách chi tiết và xác thực chúng tôi đã chọn phương pháp phỏng vấn sâu.Với phương pháp này chúng tôi chọn phỏng vấn 35 người, trong đó có 18 người là thành viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, 15 trẻ tự kỷ là con của các thành viên câu lạc bộ và 2 người là cán bộ, nhân viên của câu lạc bộ. Địa điểm: Tại Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội Thời gian: Phỏng vấn sâu tại buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội. Nội dung - Đối với quá trình phát triển của trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ có vai trò rất quan trọng, họ là những người thân thiết nhất của trẻ, ngoài ra hệ thần kinh của trẻ tự kỷ có sự khác biệt so với trẻ thường nên chúng cần nhiều thời gian hơn để ghi nhớ các quá trình, vì vậy ngoài thời gian đi học, ở nhà trẻ cũng cần được dạy và củng cố các kiến thức ở trường. Tuy nhiên, do thông tin về tự kỷ có hạn do vậy cha mẹ trẻ tự kỷ chưa biết cách dạy trẻ như thế nào. Thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các thành viên nhằm tìm hiểu những khó khăn, mong muốn của các bậc phụ huynh hiện nay 10 trong việc chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ và phản hồi của họ về các hoạt động của câu lạc bộ hiện nay. - Đối với cán bộ, nhân viên của câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, chúng tôi phỏng vấn sâu họ để tìm hiểu thông tin về các hoạt động của câu lạc bộ hiện nay, họ đã và đang làm được những gì đề giúp đỡ các bậc phụ huynh có con tự kỷ? và họ có gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc không?. - Đối với trẻ tự kỷ (trẻ có khả năng ngôn ngữ), nhân viên công tác xã hội quan sát, tìm cách giao tiếp với trẻ. Trước khi nói chuyện với trẻ, nhân viên công tác xã hội cần xin phép cha mẹ trẻ và nói chuyện với họ về khả năng của trẻ, từ đó nhân viên công tác xã hội có những cách giao tiếp phù hợp. Nội dung giao tiếp đơn giản, tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Sau khigiao tiếp với trẻ chúng ta có thể biết được trẻ đã làm được những gì và cần bổ sung những gì. Phương pháp quan sát tham dự Là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các hoạt động của những người được quan sát, ở đây nhân viên công tác xã hội quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện, sự tương tác giữa cha mẹ trẻ tự kỷ và trẻ, bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội cũng tham gia vào quá trình tương tác đó, tùy từng tình huống và hoàn cảnh nhân viên công tác xã hội có sự tham gia phù hợp. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị luận văn kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ Chương 2: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹ chăm sóc con bị tự kỷ thông qua Câu lạc bộ “gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội” 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ 1.1 Một số khái niệm công cụ 1.1.1 Trẻ tự kỷ Khái niệm hội chứng tự kỷ được đề cập lần đầu tiên vào năm 1943 bởi Léo Kanner (1894-1981), nhà tâm thần học người Áo-Hung. Theo Kanner , tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng thiết lập mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống. [30] Năm 1964 Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng: “Tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ không có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân, không giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể”. [30] Năm 1996 Từ điển bách khoa Columbia cho rằng: “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ. Tự kỷ được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến 30 tháng tuổi”. [30] Theo Tổ chức Y tế thế giới, “Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, được đặc trưng bởi sự phát triển bất thường hoặc suy giảm biểu hiện trước 3 tuổi với một rối loạn điển hình về hoạt động trong các lĩnh vực sau: tương tác qua lại về mặt xã hội; giao tiếp; hành vi có tính chất thu hẹp và lặp đi lặp lại” Theo chuyên trang Tự kỷ của Liên hợp quốc (2008): Trẻ tự kỷ là môṭ loại khuyết tâṭ phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Trẻ tự kỷ là do rối loạn của hê ̣thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt đôṇg của não bô.̣ Trẻ tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biêṭ giới tính, chủng tôc̣, giàu nghèo và địa vị xã hôị. Trẻ tự kỷ được biểu hiêṇ ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hôị, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt đôṇg mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại [9]. Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có các quan điểm khác nhau về trẻ tự kỷ. Trong đề tài này chúng tôi chọn khái niệm của Liên hợp quốc (2008) làm công cụ nghiên cứu và chọn đối tượng nghiên cứu. 1.1.2 Chăm sóc trẻ tự kỷ Chăm sóc là hoạt động nhằm duy trì, điều chỉnh và phục hồi các khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho đối tượng được chăm sóc [15] 12 Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Do đó, chăm sóc trẻ tự kỷ khó hơn nhiều so với chăm sóc trẻ thường, chăm sóc trẻ tự kỷ ngoài việc đúng phương pháp còn cần nhiều thời gian, công sức và sự kiên nhẫn mới có thể cải thiện được. Cần chăm sóc cho trẻ từ môi trường sống, hoạt động, ngôn ngữ giao tiếp cho đến chế độ ăn uống của trẻ. Như vậy theo chúng tôi chăm sóc trẻ tự kỷ là hoạt động cần thiết để phục hồi các khả năng bình thường của trẻ tự kỷ được tác động và hướng dẫn những kĩ năng để giúp chúng gia tăng năng lực nhằm tham gia đời sống xã hội hoà nhập cộng đồng. 1.1.3 Tư vấn, hỗ trợ Tổ chức tư vấn thế giới định nghĩa như sau “Tư vấn là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó một người dành thời gian, sự quan tâm và sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai các giải pháp khả thi trong thời gian cho phép”.[32] Với tác giả Trần Thị Giồng thì “Tư vấn là sự tương tác giữa nhà tư vấn và thân chủ, trong quá trình này, nhà tư vấn sử dụng các kỹ năng chuyên môn giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ tự giải quyết vấn đề đang gặp phải”.[32] Nhìn chung, theo định nghĩa của các tác giả về tư vấn thì tư vấn chính là quá trình thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề thân chủ đang vướng mắc, sau đó bằng những kỹ năng và kiến thức chuyên môn giúp thân chủ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Tóm lại, tư vấn là quá trình trợ giúp của nhà tư vấn đối với thân chủ bằng cách sử dụng tối đa những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mà nhà tư vấn có để giúp thân chủ giải quyết những vấn đề khó khăn đang vướng mắc. Tư vấn vừa phải có tính chuyên nghiệp, vừa phải có tính hệ thống.[32] Theo từ điển tiếng việt hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào Các bậc phụ huynh hiện nay đang thiếu kiến thức về tự kỷ do vậy họ rất cần có người giúp đỡ để bổ sung các thông tin đó. Qua quá trình nghiên cứu tại câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, công tác xã hội có vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các bậc cha mẹ có con tự kỷ, cụ thể nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ, cung cấp các phương pháp, kỹ năng về chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ cho các bậc phụ huynh, từ đó giúp đỡ họ trong quá trình chăm sóc con tự kỷ. 1.1.4 Công tác xã hội Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp và đóng một phần quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Do đó Công tác xã hội được rất nhiều người quan tâm, có rất nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội, trong đó nổi bật là: Theo từ điển Bách khoa ngành Công tác xã hội (1995): “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho cho người dân trong xã hội”.[18] Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm để giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.[18] Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội Mỹ (NASW): Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc 13 thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó [9,tr30] Hiệp hội cán sự Công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7/2010 tại Montreal – Canada (IFSW): Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho đời sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.[9,tr30] Từ những quan điểm trên chúng ta thấy được với mỗi góc độ hiểu biết và nghiên cứu khác nhau sẽ có một định nghĩa khác. Do đó trong những khái niệm trên chúng tôi chọn khái niệm của Hiệp hội cán sự công tác xã hội quốc tế thông qua tháng 7/2010 tại Montreal-Canada làm khái niệm công cụ của mình. 1.1.5 Vai trò công tác xã hộivới trẻ tự kỷ Vai trò công tác xã hội là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội. Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng gặp vấn đề khó khăn trong xã hội, đặc biệt trong nhóm đó có trẻ tự kỷ. Vậy công tác xã hội có vai trò gì đối với trẻ tự kỷ? để giải đáp cho câu hỏi này, trước hết phải bắt đầu từ công tác xã hội có những vai trò gì? Công tác xã hội có nhiều vai trò khác nhau chủ yếu thể hiện trong các vấn đề sau:  Củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho cá nhân và cộng đồng.  Trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như môi trường xã hội rộng hơn giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộc sống.  Kết nối con người với các nguồn lực và hệ thống dịch vụ xã hội, cũng như việc thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính chất nhân văn.  Thúc đẩy thực hiện và vận động chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế đẩy mạnh an sinh và công bằng xã hội.  Tổ chức nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm cải thiện khung pháp lý và tăng cường dịch vụ đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng.  Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức và năng lực về giải quyết các vấn đề xã hội Như vậy, công tác xã hội có rất nhiều vai trò khác nhau. Vận dụng những vai trò đó vào đối tượng cụ thể là trẻ tự kỷ và áp dụng vào luận văn này, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹchăm sóc con bị tự kỷ (thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội) có những vai trò cụ thể sau: 14 - Vai trò người xử lý dữ liệu: công tác xã hội tìm hiểu thông tin, dữ liệu về nhu cầu của các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ tại câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội xem hiện nay họ đang gặp khó khăn hay có nhu cầu gì từ đó lên kế hoạch trợ giúp để giúp họ giải quyết vấn đề. - Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ: công tác xã hội cung cấp các kỹ năng tập phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; giúp các thành viên giải đáp những khúc mắc, vấn đề mà họ đang gặp phải ví dụ như những vấn đề xung quanh trẻ tự kỷ, áp lực khi con bị tự kỷ,...nhân viên công tác xã hội hỗ trợ, giúp đỡ các bậc phụ huynh đánh giá, phân tích vấn đề mà họ đang vướng mắc, giúp họ hiểu vấn đề sau đó lên kế hoạch giúp họ có khả năng tự giải quyết khó khăn. - Vai trò kết nối nguồn lực: công tác xã hội là trung gian tìm kiếm, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ tự kỷ và gia đình. Các nguồn lực này bao gồm cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Từ đó, có thể giúp cho trẻ và gia đình có cuộc sống tốt hơn. 1.2 Các lý thuyết áp dụng 1.2.1 Lý thuyết vai trò Mặc dù cụm từ “vai trò” đã xuất hiện trong ngôn ngữ châu Âu trong nhiều thế kỷ nhưng nó chỉ được biết đến với tư cách là một thuật ngữ xã hội chỉ từ khoảng những năm 1920 và 1930. Cụm từ này trở nên nổi bật hơn trong các diễn ngôn xã hội học thông qua các công trình lý thuyết của George Herbert Mead (Mỹ), Jacob L.Moreno và Linton. Hai trong số các khái niệm của Mead - tâm và tự - là tiền thân của lý thuyết trò. Thuyết vai trò chỉ ra xu hướng phát triển và sự đa dạng của con người nhằm phân tích, kiểm chứng mối quan hệ giữa văn hóa xã hội, tổ chức và trình diễn mà con người thể hiện khi tham gia vào tương tác (Martin – Wilson, 2005). Nội dung chính của thuyết vai trò cho rằng vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Có hai loại vai trò khác nhau là vai trò ẩn và vai trò hiện. Vai trò hiện là vai trò hiện ra bên ngoài mọi người đều nhìn thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không thể hiện ra bên ngoài và có lúc chính người đóng vai trò đó cũng không biết. Thuyết này cho rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong bối cảnh hoặc tình huống có sẵn. Thuyết khẳng định hành vi của con người chịu sự chỉ đọa của những mong muốn cá nhân họ hoặc những mong muốn của người khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thuyết cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò. Công tác xã hội đã vận dụng luận điểm đó cùng với các phương pháp tiếp cận khác để thực hiện can thiệp cho đối tượng của mình. 15 Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiểu quả đối với việc hiểu biết của con người, xã hội. Lý thuyết vai trò cho phép tìm hiểu bản chất và những biểu hiện của các mối quan hệ của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, cho phép nghiên cứu các quan hệ xã hội ở các cấp độ khác nhau. Áp dụng lý thuyết v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004667_0741_2003223.pdf
Tài liệu liên quan