Luận văn Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC .ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

VÀ NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .10

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng

nhập khẩu .10

1.1.1. Khái niệm .10

1.1.2. Đặc điểm.11

1.1.3. Nội dung và các điều khoản chủ yếu .11

1.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu.17

1.2.1. Luật quốc gia .17

1.2.2. Điều ước quốc tế .19

1.2.3. Tập quán thương mại quốc tế .19

1.2.4. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại .21

1.3. Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng .21

1.4. Chế độ trách nhiệm phát sinh trong hợp đồng .23

1.4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm .23

1.4.2. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu .24

1.5. Vấn đề hủy hợp đồng nhập khẩu .27

1.5.1. Khái niệm và cơ sở pháp lý của vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu .

.27

1.5.2. Hậu quả pháp lý phát sinh từ chế tài hủy bỏ hợp đồng .30

1.6. Những rủi ro đối với các nhà nhập khẩu phát sinh từ việc hủy bỏ hợp

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm 31 cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, Công ước Viên còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản 1). Trong Luật thương mại 2005 không có quy định tương ứng. Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Công ước Viên 1980 và Luật thương mại 2005 cho phép thụ trái vi phạm lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật thương mại 2005 không có quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, Công ước Viên lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa Về bồi thường thiệt hại, luật Việt Nam và Công ước Viên đều quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng để đền bù sự thiệt hại do vi phạm. Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, Công ước Viên nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn pháp luật Việt Nam lại nhấn mạnh tính “trực tiếp” và “thực tế” (điều 302 Luật thương mại 2005). Nguyên tắc hạn chế tổn thất đều được ghi nhận tại Công ước Viên và Luật thương mại 2005. Về các trường hợp miễn trách, Công ước Viên và pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận tương tự khi quy định trường hợp bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên bị vi phạm. Ngoải ra, Công ước Viên còn quy định cụ thể về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79) trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, Công ước Viên còn có khá nhiều quy định chi tiết về biện pháp giảm giá hàng (điều 50), về cách áp dụng chế tài khi hợp đồng giao hàng từng phần (điều 71), về việc hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (điều 72), về cách tính tiền bồi thường thiệt hại một cách cụ thể khi hợp đồng bị hủy (điều 75 và 76), về bảo quản hàng hóa đang tranh chấp (từ điều 85-điều 88). 32 Trong khi đó, pháp luật Việt Nam có quy định thêm hình thức phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong tương lai. Còn Công ước Viên lại không có quy định về hình thức này, do vậy mà bên vi phạm hợp đồng không phải chịu chế tài này theo quy định của Công ước Viên. Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà Công ước Viên và pháp luật Việt Nam cùng quy định, Công ước Viên có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng Công ước Viên lại không quy định (như chế tài phạt) và ngược lại. Một số điểm khác biệt khác cũng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa không phù hợp. Tuy vậy, cần khẳng định là những sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa Công ước Viên 1980 và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa (bởi hai hệ thống này bổ sung cho nhau, mỗi hệ thống được áp dụng cho một loại hợp đồng riêng). 1.5.2.2. Hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 Tiếp tục thực hiện hợp đồng Khi một bên bi phạm một nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng nhưng nếu bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó thì bên vi phạm phải tiếp thục thực hiện. đó là trường hợp: Một là khi người bán chậm giao hàng: người mua có thể ra một thời hạn nhất định để người bán hoàn thành nghĩa vụ và người bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng trong thời hạn này. Nếu ko chấp nhận thì người mua có thể hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại 33 Hai là khi người bán hàng giao hàng thiếu số lương: người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng bổ sung cho đủ số lượng. Ba là khi người mua chậm thanh toán: bên vi phạm sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với bên bị vi phạm; và bên mua còn phải trả thêm lãi suất cho số tiền chậm thanh toán. Bốn là người bán giao hàng không phù hợp hoặc không đúng theo quy định của hợp đồng: người bán phải giao hàng tốt thay thế hoặc người bán phải sửa chữa khuyết tật trừ khi việc sửa chữa là không hợp lý căn cứ vào tình tiết của sự việc. Trừ trường hợp người mua không nhận hàng, người bán yêu cầu người mua phải nhận hàng, nếu trong thời hạn do người bán ấn định mà người mua vẫn không nhận hàng, người bán buộc phải hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh. Bồi thường thiệt hại Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm. thiệt hại bao gồm:  Tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu  Các thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia  Theo điều 74 thì tiền thiệt hại ko thể cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ là những khoản bên bị vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng  Trường hợp người bán không giao hàng hoặc người mua không nhận hàng đều dẫn đến hủy hợp đồng. Thiệt hại do hủy hợp đồng đối với bên bị vi phạm được bên vi phạm bồi thường, một bên chỉ được bồi thường những thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.  Hủy hợp đồng là hình thức trách nhiệm pháp lý cao nhất được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng nếu hành 34 vi vi phạm hợp đồng của bên kia tạo thành một vi phạm nghiêm trọng ( khoản 1a điều 49, Khoản 1a điều 64)  Vi phạm nghiêm trọng điều 25 Ngoài ra có thể hủy hợp đồng trong một số trường hợp ở trên đã nói. Bên bị vi phạm mất quyền hủy hợp đồng nếu họ không làm theo quy định của công ước viên (điều 49). Người bán cũng mất quyền hủy hợp đồng khi người mua đã trả tiền mà chậm thực hiện các nghĩa vụ khác( điều 63 khoản 2). 1.6. Những rủi ro đối với các nhà nhập khẩu phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng. Việc hủy bỏ chấm dứt hợp đồng nhập khẩu, dù là có sự đồng thuận hay đơn phương thì đều gây ra những thiệt hại nhất định cho các bên. Vì hợp đồng nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, nên hủy bỏ chấm dứt hợp đồng sẽ có nhiều sự phức tạp, đem lại nhiều rủi ro hơn hợp đồng thương mại trong nước, cả vô hình lẫn hữu hình đối với các bên trong hợp đồng. Trong thực tế để xem xét những rủi ro, tổn thất cũng như trách nhiệm của các bên trong vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, thì có thể chia làm bốn trường hợp : Trường hợp thứ nhất : Hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu khi chưa xuất hàng, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên : tức là các bên tham gia kí kết hợp đồng đã thống nhất ý kiến, đồng thuận hủy bỏ hợp đồng. Hàng hóa cũng chưa được xuất đi từ nước xuất khẩu. Lúc này vấn đề xem xét nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi hủy bỏ hợp đồng là tương đối nhẹ nhàng và dễ giải quyết. Trường hợp thứ hai : Hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu khi đã xuất hàng, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên : tức là các bên tham gia kí kết hợp đồng đã thống nhất ý kiến, đồng thuận hủy bỏ hợp đồng. Hàng hóa đã được xuất đi từ nước xuất khẩu đang trên đường hoặc đã đến nước nhập khẩu. Lúc này đã phát sinh những thiệt hại khá rõ rệt và các bên phải cùng nhau thống nhất phương thức giải quyết chung. 35 Trường hợp thứ ba : Hàng chưa xuất, nhà nhập khẩu hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu đơn phương : tức là hủy bỏ hợp đồng không dựa trên sự đồng thuận, mà do quyết định đơn phương của một bên. Hàng hóa chưa được xuất đi từ nước xuất khẩu Trường hợp thứ tư : Hàng đã xuất, nhà nhập khẩu hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu đơn phương : tức là hủy bỏ hợp đồng không dựa trên sự đồng thuận, mà do quyết định đơn phương của một bên. Hàng hóa đã được xuất đi từ nước xuất khẩu, đang trên đường vận chuyển hoặc đã đến nước nhập khẩu. Hành động hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu có thể gây ra nhiều rủi ro đối với các nhà nhập khẩu. Từ kinh nghiệm thực tế công việc của tác giả, kết hợp với các ý kiến đóng góp của chuyên gia (phần Phụ lục 3 ở cuối Luận văn), có thể liệt kê ra những khía cạnh như sau : 1.6.1. Rủi ro pháp lý Hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, dù hàng đã xuất hay chưa xuất thì cũng sẽ phát sinh những thiệt hại nhất định, chỉ là ít hay nhiều. Khác với hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu dựa trên sự đồng thuận của các bên, hủy bỏ đơn phương thường đem lại nhiều rủi ro pháp lý hơn, đặc biệt là khi hàng đã được xuất đi từ nước xuất khẩu : Bên xuất khẩu (người bán) phản ứng mạnh mẽ : Việc hủy ngang hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng đơn phương, tất nhiên sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi sự không tôn trọng thỏa thuận với nhau giữa các bên. Bên xuất khẩu thường sẽ yêu cầu bên nhập khẩu giải trình lý do, cũng như ép buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nhập khẩu như đã kí kết. Bên xuất khẩu (người bán) khiếu kiện lên các tổ chức có liên quan tại nước họ và cả bên phía nhập khẩu: Cũng như ở Việt Nam, các đối tác xuất khẩu ở nước ngoài, họ thường tham gia những hiệp hội, tổ chức ngành hàng của nước họ và quốc tế. Khi các mâu thuẫn trong vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu là không thể giải quyết được, trước khi tiến hành kiện cáo, họ sẽ đưa vụ việc qua các hiệp hội tổ chức đó, để kiến nghị tư vấn cũng như tác động tới bên nhập khẩu. Trong rất nhiều 36 trường hợp, hiệp hội và tổ chức ngành hàng sẽ làm trung gian hòa giải giữa hai bên, đồng thời cũng là bên tư vấn, giúp các bên hiểu rõ vấn đề và tìm hướng giải quyết. Bên xuất khẩu đòi doanh nghiệp nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại : Khác với hợp đồng nhập khẩu bị hủy bỏ khi hàng chưa được xuất đi, trường hợp hợp đồng nhập khẩu bị hủy bỏ, hàng đã xuất đang trên đường, hoặc đã tới nước nhập khẩu, thì dù là hủy bỏ hợp đồng có sự đồng thuận hay đơn phương, cũng đều phát sinh những thiệt hại khá lớn cho bên xuất. Bên bán thường sẽ phải tìm cách chuyển bán hàng hóa cho khách hàng khác, đồng thời phải làm lại các hóa đơn chứng từ xuất hàng, chưa kể phải trả các phí lưu container lưu bãi ở cảng bên nước nhập khẩu nếu họ không giải quyết, chuyển hàng cho bên khác kịp trong thời hạn Free time của hãng tàu cho phép (thường container chỉ được để ở cảng đến của nước nhập, không tính phí, trong thời hạn từ 5-7 ngày). 1.6.2. Rủi ro về uy tín kinh doanh Rõ ràng khi tiến hành hủy bỏ hợp đồng, tùy theo lỗi của bên nào, thì bên đó sẽ bị mất uy tín trong kinh doanh. Trong nhiều trường hợp hủy bỏ hợp đồng, lỗi có thể thuộc về bên xuất khẩu (không sản xuất kịp tiến độ, hoặc không có hàng để xuất theo như hợp đồng, quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng phát hiện chất lượng hàng quá kém, không thể xuất), hoặc bên nhập khẩu (do giá cả, nhu cầu thị trường biến động lớn, do khó khăn về tài chính.), cũng có nhiều khi do các trường hợp bất khả kháng như thiên tai (động đất, hỏa hoạn, lũ lụt). Các lỗi bất khả kháng thì trong hợp đồng thường có ghi, nên khi xảy ra vấn đề hủy bỏ hợp đồng thường chỉ bắt những lỗi do chủ quan của hai bên. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, nhất là với những nước phát triển trên thế giới, chữ tín trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu. Những đối tác có tên tuổi, uy tín tốt thường rất dễ dàng trong tiếp cận khách hàng, cũng như gặp nhiều thuận lợi trong ký kết hợp đồng và nhận được nhiều ưu đãi đối với các phương thức thanh toán, giá cả, chất lượng, vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. 37 Ngược lại với nhưng doanh nghiệp đã bị đánh giá là kém uy tín hoặc không có uy tín, họ sẽ rất khó khăn khi tiếp cận thị trường, và nếu như có đối tác muốn hợp tác với họ, cũng sẽ đòi hỏi phải có những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng, phương thức thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. 1.6.3. Rủi ro về bảo hiểm hàng hóa và những biện pháp trả đũa từ ngƣời bán Nhiều trường hợp bên nhập khẩu khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, hàng đã xuất đi, đang trên đường hoặc đã đến nước nhập khẩu, thì sẽ phát sinh vấn đề phải chuyển đổi bảo hiểm cho bên khác, thay vì bên nhập khẩu trong chứng từ hàng xuất. Và nếu vấn đề này xảy ra từ vài đến nhiều lần, có một số doanh nghiệp đã bị hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm hàng hóa họ nhập. Thị trường kinh doanh quốc tế hiện tại, hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá CIF (Cost – Insurance – Freight) là khá phổ biến. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu bị từ chối bảo hiểm, họ sẽ khó khăn khi mua bán giá CIF, cũng như bảo hiểm rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển giữa hai bên. Hiện do chuyện kiện cáo trong thương mại quốc tế vẫn chưa phải là biện pháp thường xuyên mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện ở Việt Nam, nên mỗi khi xảy ra việc hủy bỏ hợp đồng, có một số phương pháp khác vẫn được lựa chọn, đó là các biện pháp trả đũa, có thể là :  Kiến nghị các hiệp hội, tổ chức của ngành hàng đưa vào danh sách đen (black list), khiến cho bên hủy hợp đồng mất uy tín và khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác khác.  Thực hiện các phương thức về thanh toán và hợp đồng chặt chẽ hơn nếu hai bên còn tiếp tục hợp tác kinh doanh (không cho trả sau bằng T/T, trả thông qua chứng từ gửi vào ngân hàng nhờ thu D/P, hoặc LC trả chậm, mà bắt buộc phải thanh toán bằng LC at sight, hoặc đặt cọc (deposit) thông thường từ 10 % đến 30% giá trị hợp đồng thì mới xuất hàng.  Bên xuất khẩu xếp doanh nghiệp nhập khẩu vào danh sách khách hàng kém ưu tiên. Nhất là khi hàng hóa trên thị trường khan hiếm, nhu cầu tăng cao, thì xuất hàng cho các doanh nghiệp đã từng hủy bỏ hợp đồng 38 nhập khẩu, sẽ bị xếp sau các khách hàng uy tín của họ. Giá cả cũng sẽ phải chấp nhập không có nhiều ưu đãi bằng những khách hàng uy tín đó. Như vậy nhìn tổng thể, trừ trường hợp lỗi thuộc về phía xuất khẩu hoặc những nguyên nhân bất khả kháng, thì việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu sẽ đem lại khá nhiều rủi ro cho các nhà nhập khẩu. Họ có thể đứng trước các rủi ro pháp lý, bị kiện cáo, bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.. Đồng thời uy tín kinh doanh trên thương trường cũng bị ảnh hưởng, và đôi khi phải chịu những biện pháp mang tính trả đũa của bên xuất khẩu nếu còn tiếp tục hợp tác kinh doanh sau này. Chính vì vậy, trong ký kết hợp đồng nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có những tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu, cũng như các dự đoán về thị trường, giá cả, về tài chính của doanh nghiệp, để thực hiện hợp đồng một các thuận lợi, tránh những khó khăn có thể khiến hợp đồng bị trở ngại, hoặc hủy bỏ ngoài ý muốn của các bên. Như vậy, chương 1 của Luận văn đã đưa ra hệ thống lý thuyết tổng thể về những vấn đề trọng tâm của đề tài, đó là lý thuyết về hợp đồng nhập khẩu, vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, cùng với những chế tài pháp luật và rủi ro có liên quan cho các bên tham gia hợp đồng. Đây chính là những nền tảng quan trọng, làm tiền đề để tác giả bước vào phân tích một cách cụ thể thực trạng hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh trong chương 2, dựa theo những cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu trong chương 1 này. 39 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT SINH TỪ VIỆC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 2.1. Sơ lƣợc về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua 2.1.1. Kim ngạch và khối lƣợng nhập khẩu Gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thường chia làm 2 loại chính : Gỗ cây (thân gỗ dạng tròn hoặc thân gỗ đã đẽo vuông thô) và gỗ xẻ (đã được xẻ tấm thành những quy cách cụ thể). Bảng 2.1 : Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở Việt Nam (giai đoạn 2013-2018) Năm Gỗ tròn, đẽo vuông thô Gỗ xẻ Triệu m3 Triệu USD Triệu m3 Triệu USD 2013 1.14 426.6 1.62 802.4 2014 1.42 505.7 2.01 1,212.9 2015 1.69 511.9 2.22 1,147.5 2016 1.88 537.3 1.85 749 2017 2.24 668.4 2.18 879 2018 2.28 698.12 2.41 928.97 Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các phân tích của VIFORES, HAWA và Hải quan Việt Nam Do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều lợi thế về mặt bằng nhà xưởng cũng như nhân công để tiến hành cưa xẻ gỗ, nên lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của Việt Nam chủ yếu nhập về các công xưởng ở miền Trung, miền Bắc và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai... Lượng gỗ tròn nhập về những năm gần đây thường chỉ chiếm một tỉ lệ thấp (trung bình 5-7% số lượng và 7-8% kim ngạch của cả nước), khi nhập về cũng sẽ phân phối bán lại cho các xưởng cưa xẻ gỗ ở các tỉnh khác. Trong khi đó các 40 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn chủ yếu tập trung vào nhập khẩu gỗ đã xẻ sẵn thành nhiều quy cách, để bán cho các công ty sản xuất đồ gỗ trong thành phố và các vùng xung quanh. Lượng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu của thành phố Hồ Chí Minh lại chiếm tỉ lệ khá lớn hàng năm trung bình khoảng 10-12% số lượng và 13-15% kim ngạch nhập gỗ xẻ nguyên liệu của cả nước. Lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu, của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng , đều có xu hướng tăng qua hàng năm. Nhưng do giá gỗ có những biến động khá thất thường vài năm gần đây, nên giá trị kim ngạch nhập khẩu có năm lại có xu hướng giảm xuống. Bảng 2.2 : Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2013-2018) Gỗ tròn, đẽo vuông thô Gỗ xẻ Năm Ngàn m3 Triệu USD Ngàn m3 Triệu USD 2013 70 29.9 194.4 120.36 2014 85.2 35.4 241.2 181.94 2015 101.4 35.8 266.4 172.13 2016 112.8 32.2 222 112.35 2017 134.4 40.1 337.2 131.85 2018 149.4 42.9 342.6 139.34 Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các phân tích của VIFORES, HAWA, Hải quan Việt Nam và tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018 Giá cả gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng giảm thất thường do cung cầu gỗ trên thị trường thế giới không ổn định, nguyên nhân bởi những yếu tố như sau :  Gỗ tự nhiên ngày càng ít đi, do khai thác nhiều, trồng rừng chậm  Gỗ rừng trồng phát triển cũng rất chậm, khai thác theo mùa vụ 41  Đơn hàng đồ gỗ từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu gần đây khá thất thường, không thực sự ổn định.  Các chính sách về chứng chỉ quản lý rừng hợp pháp (FSC, PEFC) cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến nhập khẩu gỗ nguyên liệu  Chính sách xuất nhập khẩu gỗ tròn – gỗ xẻ, kiểm dịch thực vật ở từng nước đôi khi khá khác biệt nhau. Nhiều nước còn cấm xuất khẩu gỗ tròn và một số chủng loại gỗ (tròn, xẻ) đặc thù.  Nền kinh tế, tài chính, sự ổn định chính trị của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây cũng không có nhiều sự tương đồng. Nhiều thị trường lâm vào cảnh khó khăn. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Khi nhu cầu thị trường tăng cao, giá gỗ tăng mạnh, và khi nhu cầu thị trường xuống thấp, các nhà máy xẻ gỗ ở nước ngoài họ phải điều chỉnh giảm giá mạnh để đẩy hàng tồn trong kho. Bởi số đông các khách hàng mua gỗ xẻ nguyên liệu để làm đồ gỗ xuất khẩu nên họ không chấp nhận mua gỗ quá cũ (cắt xẻ để trong kho quá 1 năm). Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí minh cũng chia thành 3 loại : Một là nhập khẩu để sản xuất, gia công đồ gỗ bán trong nước và xuất khẩu Hai là nhập khẩu để thương mại, bán gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác Ba là kết hợp cả hai trường hợp trên, nhập khẩu gỗ nguyên liệu về, vừa để sản xuất gia công đồ gỗ, vừa bán gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu để gia công đồ gỗ bán trong nước hoặc xuất khẩu thường chiếm 50-55% lượng nhập hàng năm. Còn lại nhập khẩu để thương mại, lại chia ra làm 2 nhánh : Một nhánh là các doanh nghiệp có kho bãi : nhập gỗ về có thể bán nguyên container hoặc bán lẻ từng kiện nhỏ lưu trữ trong kho. 42 Một nhánh là các doanh nghiệp không có kho bãi : thường họ sẽ đi chào bán gỗ ngay từ khi nhận được chứng từ vận chuyển của nhà cung ứng (gỗ vẫn đang trên đường vận chuyển về Việt Nam). Gỗ về đến cảng thành phố Hồ Chí Minh là họ nhận container và giao thẳng cho khách luôn. Chính do đặc thù này, khi giá cả , nhu cầu của thị trường bị sụt giảm, các doanh nghiệp thương mại không có kho bãi sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu hàng về cảng mà không thể chào bán và giao thẳng cho khách, thậm chí không bán được, phải đi tìm thuê kho lưu trữ gỗ. Và nếu quá trình làm thủ tục hải quan chậm trễ, họ có thể phải trả phí lưu container với một con số không nhỏ. 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 2.1.2.1. Gỗ tròn / đẽo vuông thô Biểu đồ 2.3 : Các loại gỗ tròn đẽo vuông thô nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2015-2017 Nguồn: Phân tích của VIFORES, HAWA, FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam 43 Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn / đẽo vuông thô nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, có một số khác biệt so với cơ cấu của cả nước, cụ thể chủ yếu là các chủng loại chính như sau :  Gỗ lim : Chiếm khoảng 9-11% tổng lượng nhập gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nhập khẩu trên cả nước trong vài năm trở lại đây, từ khoảng 323,000 m3 năm 2015 lên tới gần 412,000 m3 năm 2016 và giảm nhẹ, còn khoảng 406,600 m3 năm 2017. Đến năm 2018 thì lại tăng lên 419,000 m3  Gỗ sồi trắng : nhìn vào cơ cấu của cả nước thì có thể thấy gỗ sồi tròn / đẽo vuông thô chiếm một tỉ lệ thấp. Nhưng đây lại là chủng loại gỗ rất được ưa thích, có tỉ lệ chiếm đến 17-19% tổng lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.  Gỗ tần bì : trong tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của cả nước thì gỗ tần bì còn thấp hơn gỗ lim . Nhưng đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô được các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập khá nhiều, chiếm đến 16-18% , cao hơn hẳn gỗ lim  Gỗ gõ đỏ : cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô khá được ưa chuộng, thường chiếm 7-9% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh  Gỗ xoan đào : gỗ xoan đào tròn / đẽo vuông thô những năm gần đây thường chiếm 6-8% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh  Cẩm lai : chiếm tỉ lệ khoảng 4-5% tổng nhập  Gỗ dầu : đây là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm rất mạnh. Giai đoạn từ 2013-2015, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhập gỗ dầu chiếm tỉ lệ tới 20-25% tổng nhập thì nay chỉ còn 8-10%.  Gỗ bạch đàn : đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm mạnh. Hiện các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ nhập khẩu ở mức 4-6% so với tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của thành phố. 44  Gỗ hương : lượng nhập khẩu tăng mạnh năm 2016, chiếm đến 17% tổng lượng nhập trên địa bàn, nhưng đến nay cũng chỉ còn duy trì ở mức 3-4%  Gỗ tạp thuộc nhóm gỗ từ 5 đến 8 : chiếm 4-5% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh.  Các chủng loại gỗ khác : chiếm khoảng 5% tổng nhập. Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn đẽo vuông thô , do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập về giai đoạn 2017-2018 Nguồn : Tác giả tổng hợp theo phân tích của khách hàng, HAWA , tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018 11% 19% 18% 9% 8% 5% 10% 4% 6% 5% 5% Gỗ lim Gỗ sồi Gỗ tần bì Gỗ gõ đỏ Gỗ xoan đào Gỗ cẩm lai Gỗ dầu Gỗ hương Gỗ bạch đàn Gỗ tạp Gỗ khác 45 2.1.2.2. Gỗ xẻ Cơ cấu chủng loại gỗ xẻ nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi khá nhiều trong vòng hơn 5 năm trở lại đây. Theo những số liệu nhập khẩu gỗ xẻ trong cả nước từ năm 2013 đến 2015, có thể thấy các loại gỗ xẻ quý hiếm như gỗ lim, hương, cẩm chiếm một tỉ trọng rất cao. Tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2016, và thay đổi rõ rệt từ năm 2017. Khi nguồn cung các loại gỗ xẻ quý hiếm ngày càng hạn chế, thậm chí cạn kiệt, đồng thời cơ cấu sản phẩm đồ gỗ cũng chuyển dịch sang những sản xuất những loại sản phẩm giá thành cạnh tranh hơn do thị trường khó khăn, thì gỗ xẻ công nghiệp, gỗ xẻ có giá trị thấp hơn lại có lượng nhập tăng cao. Biểu đồ 2.5 : Những loại gỗ xẻ nhập khẩu chủ yếu vào thị trƣờng Việt Nam trong năm 2017 (đơn vị m3) Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA,FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam 46 Bảng nhập khẩu về Việt Nam các chủng loại gỗ xẻ về số lượng và kim ngạch năm 2017 đã chỉ ra sự thay đổi rõ rệt, khi gỗ xẻ công nghiệp (gỗ thông, dương, sồi trắng, sồi đỏ ) tăng mạnh, các loại gỗ quý hiếm thì sụt giảm nhiều. Xu hướng đó vẫn đang duy trì đến hiện nay. Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở một số doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_van_de_huy_hop_dong_tu_phia_nha_nhap_khau_va_nhung.pdf
Tài liệu liên quan