Luận văn Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5

1.1. Quan niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 5

1.2. Sự cần thiết khách quan phải xóa đói giảm nghèo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta 23

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 36

2.1. Thực trạng và nguyên nhân gây đói nghèo ở Phú Thọ 36

2.2. Nhìn lại sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra 56

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY 64

3.1. Mục tiêu phương hướng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 64

3.2. Các giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 73

3.2.1. Nâng cao vai trò của Nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo 73

3.2.2. Hỗ trợ vốn cho người nghèo sản xuất tăng thu nhập 75

3.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến công nghệ kỹ thuật mới cho người nghèo, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông 78

3.2.4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 82

3.2.5. Tích cực giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo 85

3.2.6. Thực hiện những sự ưu tiên xã hội cần thiết cho việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng khó khăn đặc biệt và các đối tượng đặc biệt 90

3.2.7. Một số những giải pháp về xã hội 92

3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo 95

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa cả nước, nơi có đền thờ các vua Hùng, là kinh đô của nước Văn Lang xưa. Người dân Phú Thọ không chỉ tự hào với truyền thống dựng nước, giữ nước đã lưu truyền từ thời Hùng Vương, mà còn phát huy bồi đắp cho truyền thống đó ngày càng phong phú hơn trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, người dân Phú Thọ có cuộc sống chan hòa và thân ái, trong nhân dân luôn lưu giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Vốn có đời sống tinh thần phong phú, yêu chuộng học hành và có truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài, người Phú Thọ tích cực tiếp thu cái mới, tiếp thu nếp sống văn minh cao, văn hóa nhân loại. Từ bao đời nay đời sống tinh thần của làng quê đã hình thành nên văn hóa làng xã với nếp sống truyền thống luôn tôn vinh những giá trị đạo đức, đạo lý làm người, xây dựng và thực hiện kỷ cương gia đình và mối liên hệ với xã hội, dân cư sống cùng làng xã thương cảm đùm bọc lấy nhau như "lá lành đùm lá rách". Cơ sở, đạo lý nhân văn này đã tạo nên động lực và sợi dây liên kết ý chí, sức mạnh của cả một cộng đồng giúp nhau vượt qua nghèo, đói. Do đó, bản thân truyền thống của dân tộc đã là cơ sở để có thể thực hiện thành công sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo. Truyền thống này đã xuất hiện ngay trong truyền thuyết từ thời Hùng Vương và được phát triển qua nhiều thời kỳ trong tiến trình phát triển của đất nước. Đó là những truyền thống cực kỳ quý báu, là những chân giá trị có thể phát huy trong việc động viên sức lực của toàn xã hội và sự tự nỗ lực vươn lên của những người nghèo, hộ nghèo để xóa đói, giảm nghèo. 2.1.2. Thực trạng đói nghèo ở Phú Thọ hiện nay Đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo hiện đang là một vấn đề kinh tế bức xúc hiện nay. Đó là một lực cản to lớn trên con đường xây dựng một đất nước theo định hướng XHCN. Nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của vấn đề này, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã nỗ lực trên mọi lĩnh vực để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một tỉnh Phú Thọ giàu đẹp xứng đáng là miền đất Tổ thiêng liêng của Tổ quốc. So với cả nước, hiện nay Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần nông, độc canh cây lúa (điều này thể hiện rất rõ trong cơ cấu GDP của tỉnh) công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Căn cứ vào tiêu chí phân loại đói nghèo quốc gia, ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh đã mở cuộc điều tra toàn diện về thực trạng đói nghèo trên phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra tại thời điểm tháng 6 năm 1999 như sau: - Tổng số hộ đói nghèo toàn tỉnh: 52.716 hộ, chiếm tỷ lệ 18,16% Trong đó: + Hộ đói: 16.756 hộ, chiếm tỷ lệ 5,78% + Hộ nghèo: 35.960 hộ, chiếm tỷ lệ 12,38% - Trong tổng số 270 xã phường có: ã 113 xã phường có tỷ lệ đói nghèo dưới 15% (dưới 10%: 52 xã) ã 46 xã phường có tỷ lệ đói nghèo từ 15% đến dưới 20% ã 66 xã có tỷ lệ đói nghèo từ 20 đến 40% ã 45 xã có tỷ lệ đói nghèo từ 40% trở lên (Theo tiêu chuẩn quốc gia 45 xã này thuộc diện xã nghèo) - Toàn tỉnh còn 147 xã thiếu hoặc yếu về hạ tầng cơ sở Trong đó: ã 2 xã chưa có đường giao thông ô tô tới trung tâm xã ã 86 xã chưa có điện lưới quốc gia ã 42 xã có tỷ lệ hộ dùng nước sạch sinh hoạt đạt dưới 50% ã 92 xã chưa có chợ - Tình trạng của các hộ đói nghèo 100% số hộ đói nghèo thường xuyên thiếu tiền chữa bệnh 63,3% số hộ đói nghèo nhà ở bằng tranh tre nứa lá Gần 10% số trẻ em trong độ tuổi đi học bỏ học là con em của các hộ đói nghèo. - Sự phân bố các hộ đói nghèo trên phạm vi toàn tỉnh tính đến tháng 6 năm 2000 như sau: Qua số liệu đã nêu trên và nhìn vào bảng số 6 ta thấy: Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh cũng như sự phân bố trên các huyện thị thành có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, đói nghèo ở Phú Thọ tập trung cao ở các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa. Do tác động của các yếu tố khí hậu, đất đai, thời tiết cùng các yếu tố có tính chất lịch sử xã hội, đói nghèo ở Phú Thọ tập trung chủ yếu vào các huyện miền núi như Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Thanh. Huyện có tỷ lệ đói nghèo rất cao như Thanh Sơn 20,79%, Yên Lập 31% (số liệu đến tháng 6 - 2000). Các xã đói cũng tập trung ở các vùng núi cao Thanh Sơn: 19 xã, Yên lập 12 xã, ở các xã này thường đi lại khó khăn (chủ yếu là đường đất như Yên Lập) thiếu điện, thiếu nước sạch sinh hoạt, nhiều xã chưa có chợ, vài xã chung nhau 1 chợ và họp theo phiên hàng tháng vài lần. Kinh tế chủ yếu còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc, các công trình thủy lợi yếu kém hoặc chưa có, chế độ canh tác còn lạc hậu, có trường hợp còn đốt phá rừng bừa bãi hoặc có nơi còn di cư tự do. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế đều gặp khó khăn, sốt rét, bướu cổ là các bệnh thường gặp. Thứ hai, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị khá cách xa nhau: Sau gần 15 năm đổi mới, tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. ở thành phố, thị xã, thị trấn được đầu tư mở mang và nâng cấp cơ sở hạ tầng lên rất nhanh. Quá trình đô thị hóa đã góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó cũng làm cho khoảng cách đời sống giữa đô thị và nông thôn ngày càng xa. Khu vực đô thị có thu nhập cao hơn, được hưởng thụ rất nhiều điều kiện ưu đãi về cơ sở hạ tầng như điện, nước sạch, giao thông, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v... Trái lại, người dân nông thôn và nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao thì thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống văn hóa nghèo nàn. Điều đó đang tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn về tiếp cận với cơ hội phát triển và thụ hưởng thành quả của sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay Theo tính toán bước đầu, GDP bình quân đầu người của khu vực nông thôn so với khu vực thành thị ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Phú Thọ như sau: 1991 = 25% 1995 = 17% 1993 = 21% 1996 = 16% 1994 = 19% Như vậy, thu nhập của khu vực nông thôn chẳng những thấp rất xa so với khu vực thành thị, mà còn có xu hướng giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ, khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Có thể thấy rõ qua con số tổng hợp ở bảng 7 dưới đây. Bảng 7: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của 1% số hộ thu nhập cao nhất so với 1% số hộ có thu nhập thấp nhất [30, 153] Nhóm hộ 1994 1995 1996 1. Nhóm thu nhập cao nhất (1000đ) 2. Nhóm thu nhập thấp nhất 3. Chênh lệch giữa cao nhất và thấp nhất 869,8 35,44 24,54 1015,17 43,59 23,29 1160,94 41,68 27,85 Về tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn và thành thị cũng khác xa nhau. Nếu ở Việt Trì số hộ đói là 0,55% hộ nghèo là 4,25% ở Phú Thọ số hộ đói là 3,1% hộ nghèo là 6,3% Thì ở Sông Thao số hộ đói là 5,9% hộ nghèo là 12,68% ở Thanh Thủy số hộ đói là 6,1% hộ nghèo là 13,1% Nếu so sánh một cách đơn giản thì có thể thấy: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở huyện Sông Thao cao gấp 2 lần thị xã Phú Thọ (18,58/ 9,4) và gấp 3,87 lần so với thành phố Việt Trì (18,58/ 4,8). Về trình độ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của các dân tộc trong tỉnh cũng khác rất xa nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, trong khi các dân tộc đông người sống ở vùng thấp, có trình độ dân trí cao hơn, khả năng tiếp thu công nghệ tốt hơn, có điều kiện tiếp cận thị trường hơn thì kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện. Ngược lại, các dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa do trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đời sống mọi mặt rất khó khăn. Đó cũng là một thách thức và mâu thuẫn lớn trong tiến trình XĐGN của tỉnh. Thứ ba, đói nghèo ở nông thôn Phú Thọ tập trung ở nhóm hộ thuần nông. Một đặc trưng của đói nghèo ở Phú Thọ tập trung ở khu vực nông thôn miền núi, trong đó thường xuyên rơi vào nhóm hộ thuần nông, không có nghề phụ, thiếu việc làm hoặc việc làm đạt hiệu quả thấp, không có thu nhập, không có tích lũy. Ngay cả tái sản xuất giản đơn các hộ này cũng khó thực hiện được, vì vậy đời sống của các hộ này gặp rất nhiều khó khăn, do đó đã nảy sinh dòng dân di cư tự phát ra thành phố kiếm việc làm. Việc di chuyển này là nguyên nhân gây mất an ninh và gây ra các tệ nạn xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đói nghèo làm gia tăng các tệ nạn xã hội và ngược lại, chính các tệ nạn xã hội lại đẩy đói nghèo đến mức độ gay gắt hơn. Hậu quả dẫn tới là phân hóa về thu nhập, mức sống, phân tầng xã hội mạnh mẽ. Do đó các chính sách XĐGN đòi hỏi phải có sự phối hợp và lồng ghép các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội. Mặc dù số hộ đói nghèo của Phú Thọ hiện còn lớn, song về cơ bản các hộ này vẫn còn tư liệu sản xuất (trước hết là đất đai canh tác). Điều đó cho thấy người nghèo đói ở đây không phải là người dân bị bần cùng hóa, bị mất hết tư liệu sản xuất. Đây là điều kiện rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách XĐGN. Bởi vì còn tư liệu sản xuất chủ yếu, nếu được nhà nước và cộng đồng hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn thì chính những người nghèo, hộ nghèo có thể vươn lên tự cởi trói cho mình để hòa nhập vào sự phát triển chung của xã hội. ở Phú Thọ, một nghịch lý đang tồn tại: Trong lúc 30% lao động ở nông thôn không có việc làm hoặc việc làm thu nhập quá thấp và ở thành thị 4,58% lao động bị thất nghiệp, thì toàn tỉnh còn 150 ngàn ha đất chưa sử dụng, trong đó có 120.000 ha là đất trống, đồi núi trọc, vì thiếu vốn và chưa có phương thức canh tác phù hợp. Người thiếu việc làm, nghèo đói, đất đai hoang hóa là tồn tại nghiêm trọng hiện nay ở Phú Thọ. 2.1.3. Những nguyên nhân trực tiếp gây ra đói nghèo của Phú Thọ Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó có nguyên nhân từ kinh tế nhưng cũng có cả nguyên nhân xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, bên cạnh những nguyên nhân chung của một vùng còn có những nguyên nhân đặc thù của từng tỉnh. Nguyên nhân đói nghèo của Phú Thọ thể hiện ở các nhóm đặc thù sau: Nhóm 1: Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên không thuận lợi. Do điều kiện khí hậu, Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Đông Bắc, có địa hình đồi núi khá phức tạp và bị chia cắt, độ cao khoảng dưới 1000 m (so với mức nước biển) nên diễn biến thời tiết khắc nghiệt và bất thường. Tỉnh thường xuyên chịu thiên tai lớn và các mùa mưa lũ do ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đà, sông Lô gây ra. Tổng lượng mưa hàng năm là 1.600 đến 2.000mm, thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và hệ thống đường sá giao thông trong tỉnh. Nhiều nghiên cứu đã lượng hóa sự nghèo đói do thiên nhiên khắc nghiệt như hạn hán, bão lốc, lũ lụt chiếm 10%. Thiên nhiên bất thường còn có thể biến một bộ phận các hộ vừa thoát nghèo trở lại cảnh nghèo. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên còn thể hiện ở điều kiện về đất đai, mặc dù Phú Thọ là tỉnh có qui mô diện tích đất và dân cư vào loại trung bình so với cả nước (370,6 người/km2), song hiệu quả sử dụng đất của Phú Thọ còn thấp. Thể hiện trong cơ cấu sử dụng đất như sau: Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất Phú Thọ 1997 TT Hiện trạng sử dụng Ha Tỉ trọng % 1 2 3 4 5 6 Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất chưa sử dụng 347.000 89.612 91.160 20.141 6.377 152.390 100 25,6 23,2 5,76 1,82 43,6 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 1997) Như vậy diện tích đất được sử dụng trong nông nghiệp là rất ít, hơn nữa đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là đất bạc màu, đất lầy thụt, độ chua trong đất cao làm cho năng suất lúa của Phú Thọ đạt thấp, chỉ khoảng 2/3 năng suất lúa trung bình của cả nước. Có thể dẫn ra một vài con số như sau: 1995 1996 1997 Năng suất lúa của Phú Thọ: 27,56 tạ/ha 28,05 tạ/ha 29,62 tạ/ha Năng suất lúa TB của cả nước: 36,9 tạ/ha 37,7 tạ/ha 39,0 tạ/ha Do đó, để giải quyết đói nghèo của Phú Thọ nên tập trung vào khai thác thế mạnh về lâm nghiệp và có phương hướng cho việc sử dụng phần lớn số đất đai chưa được sử dụng (có thể trồng cây nguyên liệu giấy, làm nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng). Cũng do địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, nhiều vùng bị sông ngăn cách nên những vùng xa xôi hẻo lánh còn rất thiếu thốn về cơ sở hạ tầng đã làm cho người dân khó tiếp cận được với thị trường, nên kinh tế hàng hóa chậm phát triển. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ở các vùng sâu, vùng xa cao hơn trong tỉnh và Phú Thọ cao hơn cả nước. Kết quả điều tra cơ sở hạ tầng cho thấy: 147 xã thiếu hoặc kém cơ sở hạ tầng 86 xã chưa có điện lưới quốc gia 92 xã chưa có chợ Đặc biệt là ở 31 xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn hai huyện Thanh Sơn - Yên Lập đã phản ánh rõ nét hơn tình hình này. Trên địa bàn 31 xã đó có 766,5 km đường, trong đó có 549 km đường giao thông nông thôn là vùng thường xuyên có mưa lớn và bão lớn nên thường xuyên đường bị sạt lở, cầu cống bị hư hỏng, chất lượng đường giao thông xuống cấp nhanh gây khó khăn cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa của đồng bào các dân tộc. Hiện nay còn 2 xã chưa có đường ô tô vào trung tâm xã là Trung Sơn (Yên Lập) và Xuân Sơn (Thanh Sơn). Ngoài ra, vào mùa mưa lũ xe cơ giới không vào được trung tâm nhiều xã [14, 3]. Nhóm 2: Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân người nghèo. Hầu hết người nghèo là do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hoặc không có vốn; đông con, neo đơn, rủi ro, ốm đau, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong gia đình, mắc vào các tệ nạn xã hội. - Đói nghèo do thiếu hoặc không có vốn Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, qua điều tra thực trạng ở Phú Thọ cho thấy: 38% số hộ nghèo đói là do thiếu vốn. Vì thiếu hoặc không có vốn sẽ là trở ngại rất lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường. Ta biết rằng, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh. Ông cha ta đã từng nói "buôn tài không bằng dài vốn", điều đó càng khẳng định một lần nữa vai trò của vốn trong phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng. Nên dùng vốn của mình hoặc đi vay dưới hình thức nào, của cá nhân hay tổ chức nhà nước là vấn đề lựa chọn, cần có kinh nghiệm và tri thức, song do ít học nên người nghèo, đói khó lựa chọn tối ưu. Chính vì vậy, vốn dưới dạng tiền mặt, bất động sản, nguyên vật liệu, giống... có ý nghĩa rất lớn đối với người nghèo. Song ở đây có một nghịch lý là những người nghèo thường là những người không có vốn để làm ăn, song chính họ lại là những người không biết cách bảo quản đồng vốn và làm cho nó sinh sôi nảy nở, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu thông tin, thiếu thị trường. Do đó nhiều khi họ cũng không dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì lo không trả được nợ. Mặt khác, cũng không loại trừ một số người nghèo vay vốn, tìm kiếm tín dụng còn là vì để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như ăn, sửa nhà, ốm đau bệnh tật... Vì vậy, những người nghèo cũng là những người dễ mắc nợ, khó trả được nợ, cho nên họ rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ và tư vấn của cộng đồng. - Nghèo đói do không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân này là phổ biến. ở Phú Thọ, 25,7% số hộ nghèo đói là do thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm làm ăn, không am hiểu thị trường, không biết hạch toán lỗ, lãi. Nguyên nhân này khá quan trọng, nó quyết định khả năng có thể vượt qua cửa ải nghèo đói của cá nhân, do đó cộng đồng và xã hội cần phải giúp đỡ và hỗ trợ họ. Nếu không biết cách làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, không có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn. Do đó, người nghèo luôn ở vào thế bấp bênh, dễ rơi vào cảnh nghèo đói khi có những biến cố xảy ra như thiên tai, rủi ro, đau ốm... - 14,5% số hộ nghèo đói ở Phú Thọ là do thiếu lao động, đông người ăn theo. Thiếu lao động do hoàn cảnh gia đình neo đơn thường rơi vào những gia đình thuộc diện chính sách như gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ góa bụa... Thiếu lao động cũng còn do đông con, và con còn nhỏ tuổi lại cách nhau rất gần nên thiếu lao động. Đây là nguyên nhân thường rơi vào những hộ gia đình đông con và ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thì nhiều". Do thiếu lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của số đông người trong gia đình nên họ bị rơi vào cảnh nghèo đói. - 10% số hộ nghèo đói là do thiếu tư liệu sản xuất ở nông thôn, đây là các hộ thiếu đất canh tác, hoặc thu nhập từ đất không mang lại hiệu quả do thiếu sự đầu tư như phân bón, giống, kỹ thuật... ở thành thị thường là rơi vào các hộ thiếu việc làm, hoặc việc làm có thu nhập thấp, việc làm không thường xuyên. - 9% số hộ nghèo đói do bệnh tật, rủi ro. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường hợp bị phá sản do làm ăn thua lỗ, bị lừa đảo, do không may bị bệnh nặng... Đây là nguyên nhân thường gặp trong xã hội nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình hay một nhóm nhỏ trong xã hội bị rơi vào nghèo đói. - Ngoài ra, còn 3,15% số hộ nghèo đói là do các nguyên nhân khác. Nhóm 3: Nhóm nguyên nhân thuộc trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Do điểm xuất phát thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nhiều năm ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế bao cấp kéo dài, nên hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ còn ở mức thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở yếu kém, trình độ dân trí chưa cao, cơ chế chính sách, nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội còn nhiều bất cập. Đây là nhóm nguyên nhân liên quan đến một số giải pháp bền vững, giải quyết tận gốc vấn đề XĐGN. Cụ thể: Thứ nhất, do tác động lâu dài của chiến tranh, một số gia đình chính sách thiếu sức lao động, ốm đau, có người tàn tật. Điều đó đã gây nên những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thứ hai, cơ cấu lao động của tỉnh chưa phù hợp cả về phân bố theo ngành và theo lãnh thổ. Chúng ta có thể theo dõi điều đó qua bảng sau: Bảng 9: Dân số - nguồn lao động của tỉnh Phú Thọ [12] Đơn vị tính: 1000 người TT Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1 Dân số trung bình 1.249,1 1.271,6 1.288,7 2 Tổng nguồn lao động 633,1 645,7 658,1 3 Số người trong độ tuổi có khả năng lao động 586,4 589,1 610,0 4 Số lao động trong: nông - lâm - thủy sản 464,0 471,4 478,7 5 Số lao động trong công nghiệp - xây dựng 58,4 60,9 62,0 6 Số lao động dịch vụ 48,7 50,2 51,7 7 Số người nội trợ + chưa có việc làm 33,5 34,0 36,2 Lao động còn tập trung quá nhiều trong nông- lâm - ngư nghiệp, gần bằng 80% lao động, ở những lĩnh vực này do chưa gắn được với thị trường cho nên năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động không cao, do đó chưa tạo nên được sự bứt phá để giải quyết vấn đề đói nghèo. Hơn nữa, chất lượng lao động thấp: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là 16% (cả nước là 16,7%). Lực lượng lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật đang thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Cơ cấu lao động hiện tại: 1 đại học - 1,8 trung học - 3 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó cơ cấu hợp lý hiện nay là: 1 đại học - 4 trung học - 10 công nhân kỹ thuật. Thứ ba, đói nghèo còn do thiếu thị trường: Chúng ta biết rằng đối với người nghèo thì tất cả các biện pháp cứu trợ chỉ các tác dụng nhất thời, về lâu dài phải giúp họ tự vươn lên đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập bình ổn cuộc sống. Muốn vậy, phải tạo ra thị trường để cung cấp cho họ các yếu tố "đầu vào" của sản xuất, đồng thời giúp họ trong tiêu thụ sản phẩm. Vì khi có thị trường, họ sẽ tiếp cận được với những thông tin, những yêu cầu về sản phẩm, làm cho sản xuất gắn với tiêu dùng, nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. Chính do thiếu thị trường đã dẫn đến tình trạng người nghèo không xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, không dám mạnh dạn sản xuất hàng hóa, tạo nên tâm lý e ngại, mất khả năng linh hoạt, sáng tạo. Từ đó dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp của nhà nước. Thứ tư, đói nghèo còn gắn liền với đời sống dân trí thấp. Không phải ngẫu nhiên ngay từ những năm 1945 - 1946, khi nước nhà vừa mới giành được độc lập, lại phải đối chọi với thù trong giặc ngoài. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và Người đã xem giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là ba kẻ thù trước mắt của dân tộc [26, 7-8]. Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin. Theo kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên và gần 90% số người nghèo là những người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Những người thậm chí còn chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học có tỷ lệ nghèo cao nhất (57%). Ngược lại, rất hiếm có trường hợp đã tốt nghiệp đại học lại thuộc diện nghèo đói (chỉ chiếm 4%). Bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để thoát nghèo đói. Tuy nhiên chi phí cho giáo dục cũng là một vấn đề lớn đối với người nghèo, đó thực sự là một trở ngại trong quá trình vươn lên để thoát nghèo của họ. Với tỉnh Phú Thọ hiện nay, tuy là một trong 6 tỉnh đầu tiên đã thực hiện được việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học nhưng trong năm học 1998 - 1999, Phú Thọ vẫn còn 17,7% số học sinh thuộc diện nghèo đói, vẫn còn 5.420 em phải bỏ học. Số học sinh thuộc các gia đình nghèo gặp khó khăn rất lớn trong quá trình học tập và phải bỏ qua những cơ hội học tập cao hơn. Tỉnh hiện còn đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn nhiều bất cập trong quá trình đổi mới. Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trình độ của các cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế... Đây thực sự là một vấn đề đang đặt ra trong tiến trình XĐGN của tỉnh. Từ sự phân tích các nhóm nguyên nhân đã nêu trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây: - Đói nghèo có nhiều nguyên nhân trong đó trực tiếp và trước hết là nguyên nhân kinh tế vì thế các giải pháp để XĐGN phải bắt đầu từ vấn đề phát triển kinh tế, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. - Các nguyên nhân gây nên đói nghèo ở Phú Thọ không tách rời nhau, mà đói nghèo có khi là kết quả của cả 3 nhóm nguyên nhân 1, 2 và 3. - Các nguyên nhân gây nên đói nghèo, có một số nguyên nhân khá ổn định và có ý nghĩa phổ biến, thay đổi không lớn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn là những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ nhất, phổ biến nhất. - Các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, có sự thay đổi theo địa phương ở những vùng khắc nghiệt thì tỷ lệ đói nghèo cao, có khi biết làm ăn mà vẫn nghèo đói. Trong trường hợp này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn của Nhà nước để cải tạo và làm chuyển biến căn bản cơ cấu kinh tế. - Nguyên nhân về thiếu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc,... có tính đặc thù rõ nét của từng vùng miền núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt. ở đây có khi nó lại mang ý nghĩa chủ yếu chi phối các nguyên nhân còn lại. Vì thế càng cần sự hỗ trợ và đầu tư lớn của nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế. 2.2. nhìn lại sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra 2.2.1. Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và những thành tựu bước đầu XĐGN là vấn đề kinh tế, xã hội, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây còn là một vấn đề chiến lược, một chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; xây dựng một xã hội có đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ, dân tộc được tự do phồn thịnh, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành và tiến bộ như Bác Hồ từng mong ước. Tại Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã nhấn mạnh: "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân" [17, 73]. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, chủ trương này lại được tiếp tục làm rõ hơn một bước "tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" [18, 47]. Và tại Đại hội VIII của Đảng (1996) trong số các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm thời kỳ 1996 - 2000, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã dành riêng một chương trình về XĐGN. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, Ban thường vụ Tỉnh ủy (Vĩnh Phú cũ) đã có Nghị quyết số 10 NQ/TU ngày 19-4-1993 về XĐGN, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 17 đã thông qua nghị quyết về XĐGN. Triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức thực hiện XĐGN, quyết định thành lập quỹ XĐGN, thành lập Ban chỉ đạo XĐGN các cấp. Hướng trọng tâm trong công tác XĐGN của tỉnh trong những năm qua là vận động nhân dân các hộ đói nghèo tích cực sản xuất, phát triển kinh tế để mỗi hộ gia đình tự giải quyết, tự cứu mình là chính cộng với sự hỗ trợ của nhà nước và của xã hội. Trong những năm qua tỉnh xác định phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp cơ bản lâu dài để xóa bỏ tận gốc đói nghèo, tập trung xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực, chú tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
  • docVIETTA~1.DOC
Tài liệu liên quan