Luận văn Văn hóa công vụ của cán bộ, công chức ủy ban nhân dân phường, quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục các biểu đồ, hình vẽ minh chứng số liệu

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU . 01

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG . 09

1.1. Khái quát về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân

dân phường . 09

1.1.1. Khái niệm văn hóa công vụ . 09

1.1.2. Khái niệm văn hóa công vụ của Cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân

phường . 18

1.2. Cấu trúc văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân

phường . 27

1.2.1. Hệ thống các giá trị văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban

nhân dân phường . 27

pdf120 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa công vụ của cán bộ, công chức ủy ban nhân dân phường, quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên trách ở cấp xã quy định số lượng đối với cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người, Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người, cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người. Như vậy 12 phường thuộc quận Thủ Đức được có thêm 22 cán bộ hoạt động không chuyên trách, do Ủy ban nhân dân phường sử dụng và thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý. Bên cạnh đó, căn cứ địa bàn, dân cư của từng phường gắn với yêu cầu công việc, Ủy ban nhân dân phường có thể sử dụng thêm lao động hợp đồng với mức lương và chế độ do phường chủ động cân đối. Như vậy, tổng thể một Ủy ban nhân dân phường có từ 50 – 60 lao động, trong đó có 23 – 25 cán bộ, công chức; 20 – 22 cán bộ không chuyên trách; 04 – 10 lao động hợp đồng của phường. 2.1.1.2. Chất lượng Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức được hình thành từ nhiều nguồn và có trình độ khác nhau: Nhóm thứ nhất: Những người trưởng thành từ thời kỳ thực hiện theo cơ chế bao cấp, phần lớn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo hệ tại chức, chủ yếu sử dụng trình độ về lý luận, chính trị, thiếu kiến thức quản lý nhà nước, làm việc bằng kinh nghiệm; những người này tuổi đời đã cao nên 44 việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất khó khăn. Nhóm thứ hai: Những người trưởng thành sau thời kỳ thực hiện cơ chế bao cấp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chính quy, có kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Nhưng do chưa được bố trí, sử dụng hợp lý nên chưa phát huy hết khả năng, sở trường của nhóm đối tượng này. Nhóm thứ ba: Những sinh viên vừa tốt nghiệp, có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là nhóm đối tượng được đào tạo một cách bài bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này còn hạn chế về lý luận chính trị và kinh nghiệm công tác. Về trình độ học vấn: Bảng 2.1: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 0 0 Đại học 93 33,7 Cao đẳng 78 28,26 Trung cấp 85 30,79 Trung học phổ thông 20 7,25 Tổng cộng 276 100 45 Bảng 2.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Qua hai bảng số liệu thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức 12 phường có thể thấy trong 5 năm đã có nhiều thay đổi, cán bộ, công chức ngày càng được chuẩn hóa về trình độ. Trong đó trình độ Đại học chiếm đa số (79,11% năm 2016, tăng 45,41% so với năm 2012); trình độ Trung học phổ thông năm 2016 chỉ còn 6 người, chiếm tỷ lệ 2,05%, là những trường hợp Trưởng các đoàn thể chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, lớn tuổi và không thể học tập nâng cao trình độ. Một số khá lớn năm 2012 là trình độ Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, qua 5 năm đã nâng cao trình độ thành Đại học, số ít còn lại đang học liên thông hoặc đang học hệ đại học tại chức. Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 09 3,08 Đại học 231 79,11 Cao đẳng 35 11,99 Trung cấp 11 3,77 Trung học phổ thông 06 2,05 Tổng cộng 292 100 46 Về trình độ lý luận chính trị Bảng 2.3: Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 Trình độ lý luận chính trị Số người Tỷ lệ % Cao cấp/cử nhân 06 2,17 Trung cấp 126 45,65 Sơ cấp 42 15,22 Chưa có 102 36,96 Tổng cộng 276 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Bảng 2.4: Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 Trình độ lý luận chính trị Số người Tỷ lệ % Cao cấp/cử nhân 36 12,33 Trung cấp 244 83,56 Sơ cấp 12 4,11 Chưa có 00 00 Tổng cộng 292 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Qua hai bảng số liệu, có thể thấy trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức 12 phường có sự nâng lên rõ rệt. Đa phần đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong Ban Thường vụ Đảng ủy phường (Bí thư, Phó Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường) đều có trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị năm 2016, tăng 10,16% so với năm 2012. Đặc biệt trình độ trung cấp chính trị 47 đạt trên 80% năm 2016, tăng 39,91% (tương đương 118 người) so với năm 2012. Thống kê năm 2016, 100% cán bộ, công chức 12 phường đều có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Điều này cho thấy trình độ lý luận chính trị là một yêu cầu quan trọng và được sự quan tâm, tập trung rất lớn của cấp ủy Đảng để đội ngũ cán bộ, công chức phường đều được học tập lý luận chính trị. Về trình độ Tin học Bảng 2.5: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Bảng 2.6: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 Trình độ Tin học Số người Tỷ lệ % Đại học 09 3,08 Chứng chỉ nâng cao (tương đương B) 78 26,71 Chứng chỉ căn bản (tương đương A) 145 49,66 Không có chứng chỉ, bằng cấp 60 20,55 Tổng cộng 292 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Trình độ Tin học Số người Tỷ lệ % Đại học 04 1,43 Chứng chỉ nâng cao (tương đương B) 28 10,04 Chứng chỉ căn bản (tương đương A) 72 25,81 Không có chứng chỉ, bằng cấp 175 62,72 Tổng cộng 279 100 48 Qua 5 năm, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức phường được nâng lên 2,23 lần (năm 2012 là 104 người, năm 2016 là 232 người); số cán bộ, công chức không có bằng cấp, chứng chỉ đã học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, tuy nhiên đến năm 2016 vẫn còn 60 cán bộ, công chức chưa có bằng cấp, chứng chỉ, đa phần là đội ngũ cán bộ, công chức lớn tuổi, tuy nhiên quá trình công tác họ vẫn có khả năng sử dụng tin học văn phòng để soạn thảo văn bản, phục vụ cơ bản yêu cầu công việc được giao. Về trình độ Ngoại ngữ (Tiếng Anh) Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Trình độ ngoại ngữ Số người Tỷ lệ % Đại học 06 2,15 Chứng chỉ B 38 13,62 Chứng chỉ A 82 29,39 Không có chứng chỉ, bằng cấp 153 54,84 Tổng cộng 279 100 Trình độ ngoại ngữ Số người Tỷ lệ % Đại học 11 3,77 Chứng chỉ B 62 21,23 Chứng chỉ A 152 52,05 Không có chứng chỉ, bằng cấp 67 22,95 Tổng cộng 292 100 49 Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) là một yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức. Qua 5 năm, trình độ của cán bộ, công chức ngày càng nâng lên. Năm 2016, số cán bộ, công chức có văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh là 225 người, tăng 1,78 lần so với năm 2012 là 126 người. Số cán bộ, công chức không có văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh phần lớn là những người lớn tuổi, không nằm trong quy hoạch ở vị trí cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng ngoại ngữ trong Ủy ban nhân dân phường để phục vụ công tác rất ít, không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, do vậy tiêu chuẩn này chưa thật sự quan trọng đối với cán bộ, công chức phường. Về cơ cấu độ tuổi Bảng 2.9 : Cơ cấu độ tuổi của của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2012 (Nguồn: Phòng Nội Vụ quận Thủ Đức) Bảng 2.10 : Cơ cấu độ tuổi của của đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức năm 2016 (Nguồn: Phòng Nội Vụ quận Thủ Đức) Độ tuổi Số người Tỷ lệ % Dưới 30 25 8,96 Từ 30 đến 50 194 69,53 Từ 50 trở lên 60 21,51 Tổng cộng 279 100 Độ tuổi Số người Tỷ lệ % Dưới 30 38 13,01 Từ 30 đến 50 219 75 Từ 50 trở lên 35 11,99 Tổng cộng 292 100 50 Cơ cấu độ tuổi là một trong những yêu cầu quan trọng và trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên thực tế hoạt động quản lý hành chính nhà nước cấp cơ sở chưa thu hút được nguồn nhân lực trẻ tuổi, số lượng cán bộ, công chức dưới 30 tuổi khá ít so với tổng thể (từ 8 – 13%); chủ yếu cán bộ, công chức trong độ tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi (từ 69 – 75%); số còn lại từ 50 tuổi trở lên nhưng không nhiều (11 – 22%). Điều này đặt ra cho cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có những ứng xử phù hợp, giải quyết hài hòa mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị, thiết lập những tiêu chuẩn, quy định phù hợp với từng nhóm cán bộ, công chức nhằm phát huy tối đa năng lực của họ trong hoạt động công vụ. 2.1.2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức 12 phường 2.1.2.1. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Theo thống kê của Phòng Nội vụ quận Thủ Đức từ năm 2012 đến năm 2016, nhìn chung cán bộ, công chức phường đều hoàn thành nhiệm vụ, không có cán bộ, công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức khác nhau. Biểu 2.2: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường năm 2012 (276 CBCC) 51 Biểu 2.3: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường năm 2016 (292 CBCC) Theo kết quả đánh giá thể hiện ở biểu 2.1 và 2.2, cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ khá cao, trên 75% (năm 2012 là 78%; năm 2016 là 76%), còn lại cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhìn vào đánh giá này có thể thấy rằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức 12 phường thuộc quận Thủ Đức rất tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức phường vẫn theo phương pháp truyền thống, cuối năm thực hiện việc đánh giá và ghi nhận kết quả dựa trên phiếu đánh giá cán bộ, công chức và tham khảo ý kiến của cán bộ, công chức trong phường. Điều này chưa phản ánh đúng thực tế mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Có trường hợp chỉ tập trung công việc trước các kỳ kiểm tra 6 tháng, năm; có trường hợp làm việc cầm chừng, không để sai phạm nghiêm trọng thì vẫn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và không ảnh hưởng gì đến chế độ lương, thưởng,Các phường vẫn chưa chú trọng và chưa có giải pháp tốt để xem xét tính hiệu quả trong công việc, chỉ đánh giá trên kết quả hoàn thành hay không, trong khi với thời gian nhất định và công việc nhất định, có người hoàn thành trước, ít tốn kém 52 nguồn lực do có sự đầu tư sáng tạo trong cách làm để tiết kiệm, có người hoàn thành đúng thời gian được giao, tốn kém kinh phí hơn nhưng được đánh giá như nhau. Đồng thời, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ có lúc chưa xem xét qua quá trình ghi nhận hiệu quả trong nhiều việc (công việc được giao phụ trách chính, công việc được giao trong những trường hợp gấp, khả năng xử lý công việc, tính linh hoạt, tính chuẩn xác trong công việc,), chỉ nhìn vào kết quả của một việc hoặc kết quả xếp hạng thi đua của ngành dọc cấp trên. Đặc biệt, các phường hầu như chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng còn sơ sài, hình thức việc mô tả công việc cụ thể, nên đánh giá chưa khoa học và chưa có cơ sở rõ ràng, còn mang tính chủ quan, thậm chí phiến diện. Do vậy, tuy có nhiều cố gắng, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, có nhiều chuyển biến tích cực qua từng năm. Năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức 12 phường tuy có nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn công việc, nhu cầu và nguyện vọng của người dân nhưng vẫn chưa thật sự đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của nền công vụ, một bộ phận cán bộ, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ và chưa có sự đánh giá đúng mức, một bộ phận cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có ý thức phấn đấu vươn lên mức cao hơn. Chính những điều này làm cho hiệu quả hoạt động công vụ ở 12 phường chưa cao, chỉ mang tính chạy việc để hoàn thành, chưa có nhiều sáng kiến, mô hình, giải pháp mới để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. 2.1.2.2. Mức độ hài lòng của người dân Mức độ hài lòng của người dân được xem là thước đo cho hoạt động công vụ, vì mục tiêu của nền công vụ chính là làm hài lòng người dân, là phục vụ nhân dân, là đáp ứng nhu cầu, mong mỏi chính đáng của người dân, chăm lo và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp cho người dân. Thực tế hoạt động công vụ ở 12 phường phần nào đã mang đến sự hài lòng cho người dân, nhất 53 là những cải cách, thay đổi khá lớn trong thái độ tiếp công dân, ứng xử của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc cho người dân ở bộ phận Văn phòng Ủy ban nhân dân phường, Tư pháp – Hộ tịch phường, kể cả những bộ phận thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng cũng đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy không thể phủ nhận những hạn chế tồn tại trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cấp cơ sở, đó là: một vài bộ phận, vài cán bộ, công chức ít cười, ít trả lời khi giải quyết công việc cho người dân; một vài cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, vòi vĩnh đối với người dân; vài cán bộ, công chức chưa có sự tận tâm, chưa linh hoạt để giải quyết công việc trong những trường hợp đặc biệt như hồ sơ thủ tục cho phụ nữ mang thai, người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người bệnh,nên chưa mang lại sự hài lòng cho người dân. Bên cạnh đó, có không ít những phản ánh của người dân về chính những công trình mang tính an sinh xã hội, mang tính cộng đồng do phường thực hiện như chăm lo cho người nghèo chưa đúng đối tượng; làm đường nhưng kéo dài quá lâu, giải quyết không thỏa đáng việc đền bù, ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn; xây dựng nhà văn hóa nhưng bỏ trống; tạo dựng chốt dân phòng nhưng không có người thường xuyên canh gác; nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương nhưng không có biện pháp bảo vệ, ngăn chặn việc xả rác xuống kênh mương sau đó,.tất cả đều chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân về hoạt động chính quyền địa phương. Đây cũng là yêu cầu đối với từng cán bộ, công chức phải luôn nổ lực, vì xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của người dân luôn thay đổi và cao hơn, đòi hỏi cán bộ, công chức phường phải có nhận thức bao quát hơn, toàn diện hơn và quan trọng là sát thực tế đời sống của người dân, nghe phản ánh của người dân một cách nghiêm túc để điều chỉnh trong hoạt động của mình. 54 2.2. Thực trạng văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân 12 phường, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Thực tiễn văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước thuộc Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Quận Thủ Đức là một địa bàn rộng, 12 phường thuộc quận mỗi phường đều có những đặc trưng riêng nên hoạt động quản lý nhà nước ở mỗi phường cũng khác nhau và vì vậy thực tiễn văn hóa công vụ của cán bộ, công chức cũng có những khác biệt ở từng phường. Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi lựa chọn phường Trường Thọ, phường Bình Thọ và phường Hiệp Bình Phước, là 3 phường đại diện cho từng cụm phường có điểm tương đồng để khảo sát. 2.2.1.1. Nhận thức về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước Bảng 2.11 – Số lượng cán bộ, công chức; cán bộ không chuyên trách và nhân viên hợp đồng trong Ủy ban nhân dân phường biết đến thuật ngữ “văn hóa công vụ” Đơn vị Số người được khảo sát Kết quả Tỷ lệ % UBND phường Bình Thọ 47 9 19,15 UBND phường phường Trường Thọ 49 12 24,49 UBND phường phường Hiệp Bình Phước 52 13 25 Tổng cộng 148 34 22,97 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016) Kết quả khảo sát trên cho thấy cán bộ công chức phường biết đến thuật ngữ văn hóa công vụ còn rất ít, chưa đạt ¼ trên tổng số cán bộ, công chức và 55 nhân viên làm việc tại phường. Tuy nhiên thực tế họ đều tiếp cận được một số yếu tố của văn hóa công vụ như: chuẩn mực cán bộ, công chức, thái độ tiếp công dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức, hiệu quả công việc, mức độ hài lòng của người dân,nhưng lại không được hệ thống những yếu tố đó vào một khái niệm chung là văn hóa công vụ, không được trang bị tri thức về văn hóa công vụ và định hướng cho sự phát triển của văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị. Thực hiện khảo sát riêng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của 03 phường (20 người), 12/20 người cho rằng văn hóa công vụ đồng nghĩa với văn hóa công sở, 09/20 người đồng thuận việc tạo không khí vui tươi trong cơ quan hành chính nhà nước là cần thiết, 08/20 người mong muốn có các hoạt động nhằm tạo tình cảm gắn bó trong cơ quan. Và trên thực tế khi so sánh giữa ba phường, điều kiện phát triển tương đồng, phường Hiệp Bình Phước là phường tạo được môi trường làm việc tốt nhất, có sự gắn bó giữa cán bộ, công chức trong cơ quan tốt nhất. Cụ thể: cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân phường trong tuần làm việc đều được trang bị đồng phục thống nhất, trong đó thứ hai hàng tuần đều duy trì mặc áo dài, các ngày còn lại đều có đồng phục một màu khác nhau (mỗi năm được trang bị 02 bộ và mặc trong hai năm); thứ hai hàng tuần toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên chào cờ đầu tuần sau đó cùng ăn sáng tại khu vực nhà ăn dành cho cán bộ, công chức phường, đồng thời các ngày trong tuần có thể đăng ký ăn trưa với nhau tại cơ quan (do Ủy ban nhân dân phường thuê người phụ trách nấu ăn); các hoạt động phong trào, văn nghệ của phường tổ chức và các hội thi cấp quận, thành phố đều huy động sự tham gia của cán bộ, công chức, nhân viên phường tập luyện và tham gia tạo nên sự gắn kết, nếp sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi trong cơ quan; các công việc có sự phân công cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cán bộ, công chức đồng thời phối hợp 56 chặt chẽ trong các họat động chung,.. là những nét rất riêng mà Ủy ban nhân dân phường Hiệp Bình Phước đã thực hiện và duy trì tốt trong nhiều năm qua. Nguyên nhân phần lớn do nhận thức của lãnh đạo và sự nối tiếp những giá trị tốt đẹp từ giai đoạn trước đã xây dựng. Trong khi đó lãnh đạo phường Bình Thọ chú trọng đến quy mô các hoạt động văn hóa văn nghệ, hình ảnh truyền thông cho hoạt động của cơ quan. Với vị trí thuận lợi ở khu trung tâm của quận Thủ Đức, nhiều trường học, nhiều khu vui chơi và là phường đạt chuẩn văn minh đô thị nhiều năm nên phường có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt, các hoạt động văn nghệ thường được tổ chức ngoài trời tại Sân thể thao, mức độ tuyên truyền đến người dân cao. Các hội thi, hội diễn văn nghệ được phường đầu tư và đạt giải cao, góp phần mang lại hình ảnh nổi bật của phường trong phong trào chung của toàn quận. Bên cạnh đó, là phường tập trung các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống nhiều nhất toàn quận nên đòi hỏi cán bộ, công chức làm việc tại phường phải có những kiến thức cơ bản trong quản lý đối với các lĩnh vực này và trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều áp lực và sự khác biệt về giờ giấc làm việc so với những cán bộ, công chức khác, ở những phường khác. Đồng thời, cũng chính do đặc trưng là phường đô thị nên phần lớn cán bộ, công chức phường đều quen với nếp sống và làm việc ở đô thị: năng động, sôi nổi nhưng chưa thật sự gắn kết trong mối quan hệ công tác ở cơ quan. Tâm lý ỷ lại vào gia đình trong một số cán bộ, công chức phường dẫn đến thái độ làm việc chưa nghiêm túc và thật sự trách nhiệm, tâm lý chỉ làm công việc mình thích và khó chịu hoặc phản ứng với sự phân công nhiệm vụ không phù hợp với mong muốn, sở thích của mình còn tồn tại và vì thế nên mức độ phục vụ nhân dân ở một vài cán bộ, công chức, vài bộ phận chuyên môn chưa tốt. 57 Đối với phường Trường Thọ, một phường cũng nằm ở khu vực trung tâm của quận, đang trong quá trình đô thị hóa, địa bàn rộng, dân đông và nhiều thành phần, là một trong những phường có sự thay đổi lãnh đạo chủ chốt nhiếu nhất quận. Tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2015, đa phần lãnh đạo phường đều có điểm chung là chú trọng hiệu quả công việc, quan tâm phát triển diện mạo chung của toàn phường thông qua việc triển khai các công trình công cộng (bê tông, nhựa hóa tuyến đường, tuyến hẻm,), ít quan tâm đến hoạt động văn hóa văn nghệ, trang trí trụ sở làm việc,Từ cuối năm 2015 đến nay lãnh đạo phường mới ngoài việc tiếp tục kế thừa những mặt tích cực trên còn chủ trương xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hơn, kiểm soát chặt chẽ giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức và chú trọng nhiều hoạt động nội bộ để tạo sự gắn bó thân thiết giữa cán bộ, công chức trong cơ quan thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan hàng tháng, hàng quý, các hoạt động khác như chúc mừng sinh nhật, sinh hoạt tập thể vào những giờ nghỉ,đã tạo ra sự khác biệt và hiệu ứng tốt trong cán bộ, công chức, từ đó tạo được động lực làm việc tốt cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên việc thay đổi một số thói quen vốn đã tồn tại lâu cần phải thực hiện từng bước, đồng thời dựa trên đặc điểm thực tế của đối tượng cần thay đổi cho phù hợp để tránh gây ra phản ứng từ cán bộ, công chức vì cho rằng điều đó can thiệp quá sâu vào tự do và quyền riêng tư của cá nhân và nhất là khi cán bộ, công chức chưa được trang bị nền tảng tri thức về văn hóa công vụ. 2.2.1.2. Động lực làm việc của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước Động lực làm việc là một yếu tố vô cùng quan trọng cho hiệu quả công việc, nó giúp cho cán bộ, công chức vượt qua những khó khăn, áp lực để thực hiện nhiệm vụ. Chính từ nhận thức của cán bộ, công chức về hoạt động trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và Ủy ban nhân dân phường nói 58 riêng đã góp phần tạo ra những yếu tố làm động lực cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Bảng 2.12: Các yếu tố tạo nên động lực cho cán bộ, công chức và nhân viên phường Động lực của cán bộ, công chức và nhân viên Kết quả lựa chọn theo tiêu chí/ Tổng số 148 người được khảo sát Tỷ lệ % trên số người được khảo sát Môi trường làm việc tốt 40/148 27,03 Công việc ổn định, ít cạnh tranh 136/148 91,89 Mức lương, thưởng hấp dẫn 32/148 21,62 Cơ hội thăng tiến, địa vị, quyền lợi 141/148 95,27 Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 131/148 88,51 Có thời gian cho gia đình 129/148 87,16 Được phục vụ nhân dân, làm những việc có ích cho mọi người 37/148 25 Được góp sức vào sự phát triển nền hành chính nói riêng và đất nước nói chung 42/148 28,38 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cuối năm 2016) Qua khảo sát về động lực làm việc ở 03 phường thì cả cán bộ, công chức và nhân viên làm việc ở 03 phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước đều có điểm tương đồng, đó chính là cơ hội thăng tiến, địa vị, quyền lợi, công việc ổn định, ít cạnh tranh, có cơ hội học tập và có thời gian cho gia đình. 59 Thực tế trên cho thấy nhận thức của cán bộ, công chức phường về công vụ và văn hóa công vụ còn rất hạn chế, những giá trị cốt lõi mà nền công vụ hướng đến hầu như có rất ít cán bộ, công chức chú ý, trong khi những yếu tố cá nhân lại được chú trọng hơn. Tuy cán bộ, công chức đều là những người bỏ sức lao động của mình để có thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình nhưng bản chất công việc này lại đặc biệt hơn những công việc khác và vì thế cán bộ, công chức cũng cần nhận thức khác, đúng hơn về công việc của mình. Nếu cán bộ, công chức chỉ dừng lại ở những yếu tố cá nhân thì khi công việc họ được giao không có cơ hội thăng tiến, quyền lợi hay phải cạnh tranh, không có thời gian học tập và dành cho gia đình thì tất yếu họ sẽ làm việc cầm chừng cho hết giờ, không có sự đầu tư để đổi mới phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, ít tốn kèm nguồn lực hơn cho nhà nước; thậm chí nghỉ việc khi gặp phải khó khăn hoặc áp lực. Và điều này đã và đang diễn ra tại 12 phường thuộc quận Thủ Đức. 75% cán bộ, công chức phường khi đánh giá cán bộ, công chức cuối năm đều không có một sáng kiến mới nào mang lại hiệu quả thiết thực trong công việc mà chỉ hoàn thành tất cả mọi chỉ tiêu được giao. Chỉ có 25% trên số 148 cán bộ, công chức 3 phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước lựa chọn việc phục vụ nhân dân, làm những việc có ích cho mọi người và 28% cán bộ, công chức lựa chọn được góp sức vào sự phát triển nền hành chính nói riêng và đất nước nói chung là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho họ ở Ủy ban nhân dân phường. Chính vì vậy, tuy công việc hành chính giải quyết hàng ngày cho người dân vẫn được thực hiện nhưng mức độ hoàn thành, chất lượng phục vụ chỉ ở mức trung bình thay vì hoàn toàn có thể ở mức khá hoặc cao hơn nếu mỗi cán bộ, công chức ý thức được vai trò của mình cũng như ý nghĩa lớn lao của chính công việc họ đang làm. 60 2.2.1.3. Mức độ hài lòng của người dân về hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước Mức độ hài lòng của người dân được đánh giá trên hiệu quả hoạt động công vụ mà cán bộ, công chức phường thực hiện, giải quyết được c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_van_hoa_cong_vu_cua_can_bo_cong_chuc_uy_ban_nhan_da.pdf
Tài liệu liên quan